Hợp tác xã Việt Nam – một số nét khái quát
LTS. Sáng ngày 28/4/2020, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê đã tổ chức họp báo công bố Sách Trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 và Sách Trắng Hợp tác xã Việt Nam năm 2020. Sách Trắng Hợp tác xã Việt Nam đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về mức độ phát triển hợp tác xã của cả nước và các địa phương giai đoạn 2016-2018.
Hợp tác xã Việt Nam – một số nét khái quát
Về hợp tác xã thành lập mới
Số Hợp tác xã (HTX) thành lập mới năm 2018 trên phạm vi cả nước là 2.569 HTX, tăng 9,5% so với năm 2017. Theo địa phương, có 28/63 địa phương có tốc độ tăng số HTX thành lập mới năm 2018 so với năm 2017 cao hơn bình quân chung của cả nước (9,5%), trong đó có 9 địa phương có tốc độ tăng trên 70%
gồm: Nghệ An tăng 232,1%; Phú Yên tăng 180,0%; Hưng Yên tăng 160,0%; Nam Định tăng 115,4%; Ninh Bình tăng 100,0%; Bến Tre tăng 92,3%; Quảng Bình tăng 87,5%; Đà Nẵng tăng 86,7%; Thừa Thiên Huế tăng 75,0%.
Bạn đang đọc: Hợp tác xã Việt Nam – một số nét khái quát
Có 10/63 địa phương có tốc độ tăng số HTX thành lập mới năm 2018 so với năm 2017 thấp hơn bình quân chung của cả nước. Có 25/63 địa phương có số HTX thành lập mới năm 2018 giảm so với 2017.
Về hợp tác xã hiện có
Tổng số HTX hiện có thời điểm 31/12/2018 trên phạm vi cả nước là 22.861 HTX, tăng 8,8% so với thời điểm 31/12/2017. Theo địa phương: Có 29/63 địa phương có tốc độ tăng số HTX hiện có tại thời điểm 31/12/2018 so với thời điểm 31/12/2017 cao hơn mức bình quân chung của cả nước (8,8%), trong đó có 10 địa phương có tốc độ tăng trên 25% gồm: Bến Tre tăng 58,1%; Gia Lai tăng 45,0%; Quảng Nam tăng 40,0%; Đà Nẵng tăng 30,8%; Sơn La tăng 29,7%; Lạng Sơn tăng 27,2%; Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 26,6%; Bình Dương tăng 26,4%; Bắc Kạn tăng 26,0%; Lâm Đồng tăng 25,5%. Có 33/63 địa phương có tốc độ tăng số HTX hiện có thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (8,8%), trong đó có 5 địa phương có tốc độ giảm gồm: Thái Bình giảm 9,6%; Cao Bằng giảm 3,0%; Hải Phòng giảm 2,6%; Điện Biên giảm 2,0%; Quảng Ninh giảm 1,9%.
Về thành viên hợp tác xã
Tại thời điểm 31/12/2018 tổng số thành viên trong các HTX hiện có là 5.998.378 thành viên, giảm 1,8% so với cùng thời điểm năm 2017. Các địa phương có tốc độ tăng số thành viên trong các HTX hiện có thời điểm 31/12/2018 so với cùng thời điểm năm 2017 trên 15% gồm: Bắc Kạn tăng 119,3%; Quảng Nam tăng 30,0%; Hậu Giang tăng 28,3%; Cà Mau tăng 25,0%; Đồng Tháp tăng 16,4%; Tiền Giang tăng 15,9%.
Về hợp tác xã đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh
– Tổng số HTX đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh do ngành Thống kê điều tra, cập nhật tại thời điểm 31/12/2018 trên phạm vi cả nước là 13.958 HTX, tăng 5,5% so với thời điểm 31/12/2017. Trong đó:
+ Tổng số lao động đang làm việc trong các HTX đang hoạt động có kết quả SXKD tại thời điểm 31/12/2018 là 185.714 người, giảm 1,5% so với cùng thời điểm năm 2017.
+ Tổng nguồn vốn sử dụng cho SXKD đạt 226.554 tỷ đồng, tăng 1,8 % .
+ Năm 2018, tổng doanh thu thuần của toàn bộ khu vực HTX đang hoạt động có kết quả SXKD đạt 88.586 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2017, tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng nguồn vốn của HTX (1,8%).
+ Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 2.575 tỷ đồng, giảm 27,8% so với năm 2017.
– Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hợp tác xã đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh như sau:
+ Hiệu suất sử dụng lao động bình quân toàn bộ khu vực HTX năm 2018 đạt 10,4 lần (trong khi hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp là 15,3 lần).
– Thu nhập bình quân tháng một lao động của các HTX đang hoạt động có kết quả SXKD năm 2018 đạt 3,84 triệu đồng (thấp hơn nhiều so với mức thu nhập 8,82 triệu đồng của khu vực doanh nghiệp), tăng 3,2% so với năm 2017.
Sách Trắng Hợp tác xã Việt Nam năm 2020 do Tổng cục Thống kê biên soạn
Một số giải pháp phát triển hợp tác xã trong thời gian tới
Giải pháp đề xuất hướng tới 3 nhóm chủ thể chính, đó là nhóm giải pháp về cơ chế chính sách; nhóm giải pháp về vốn, lao động, thị trường và nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế hoạt động.
Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
– Tiếp tục nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, kinh tế HTX. Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về chính sách, pháp luật về HTX, nâng cao nhận thức cho toàn bộ hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và người dân về bản chất, vị trí, vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế – xã hội; chú trọng nâng cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng tham gia HTX; thường xuyên cập nhật, phổ biến các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng KTTT, kinh tế HTX để nhân ra diện rộng.
Rà soát, nghiên cứu, xây dựng, củng cố hệ thống lý luận phù hợp với thực tiễn về phát triển KTTT, kinh tế HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; xây dựng và đưa nội dung giảng dạy về KTTT vào trong hệ thống các trường chính trị, các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.
– Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, hội, hiệp hội trong việc chỉ đạo thực hiện Nghị quyết và phát triển KTTT, kinh tế HTX. Đưa các chỉ tiêu về phát triển KTTT, kinh tế HTX vào các chỉ tiêu chủ yếu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, Nghị quyết đại hội Đảng các cấp. Đưa phát triển KTTT, kinh tế HTX là một trong những nội dung trọng tâm của công tác chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của các Bộ, ngành, địa phương.
– Tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật và chính sách hỗ trợ phát triển KTTT, kinh tế HTX.
Rà soát, nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định còn bất cập tại Luật HTX năm 2012; đơn giản hóa các thủ tục hành chính (thành lập, đăng ký và giải thể hợp tác xã); khuyến khích mở rộng quy mô (số lượng thành viên, tỷ lệ vốn góp của thành viên, tài sản chung không chia…); thành lập doanh nghiệp trong HTX; tỷ lệ cung ứng dịch vụ bên ngoài thành viên; chế tài xử lý vi phạm Luật… trên cơ sở tổng kết 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012.
Rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (đất đai, thuế, tín dụng…), tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các thành phần kinh tế dễ dàng thành lập, tham gia, phát triển, rút khỏi hợp tác xã cho phù hợp với xu thế phát triển HTX quốc tế và tình hình thực tế của Việt Nam trong mỗi giai đoạn phát triển. Nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn đối với kiểm toán hợp tác xã phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
Trên cơ sở khung cơ chế, chính sách của Trung ương và điều kiện thực tế, các địa phương cần chủ động nghiên cứu, vận dụng ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù để tập trung nguồn lực phát triển KTTT, kinh tế HTX.
– Tập trung hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về KTTT, kinh tế HTX. Kiện toàn tổ chức, thống nhất, đồng bộ và xuyên suốt trong công tác chỉ đạo, phối hợp, điều hành giữa Ban Chỉ đạo Đổi mới, phát triển KTTT, kinh tế HTX ở Trung ương và địa phương. Củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về KTTT thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo hướng ngành Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước chung về KTTT; các Bộ, ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KTTT theo lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công. Các Bộ, ngành, địa phương bố trí đơn vị, cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ được giao quản lý nhà nước về KTTT, kinh tế HTX.
Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với KTTT theo hướng tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện pháp luật về KTTT, kinh tế HTX, bảo đảm thực hiện hiệu quả nội dung quản lý nhà nước về KTTT, kinh tế HTX, trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức. Xây dựng đề án về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về KTTT, kinh tế HTX.
Nhóm giải pháp về vốn, thị trường, lao động
-Đẩy mạnh thay đổi, nâng cao hiệu suất cao hoạt động giải trí của các tổ chức triển khai KTTT, kinh tế tài chính HTX gắn với phát huy vai trò làm chủ, tăng cường quyền lợi của thành viên ; lôi cuốn thêm thành viên mới ; tháo gỡ rào cản, pháp luật còn chưa ổn nhằm mục đích nâng cao năng lực kêu gọi và tiếp cận nguồn lực, tập trung chuyên sâu ưu tiên sắp xếp và sử dụng hiệu suất cao ngân sách nhà nước trong việc tương hỗ các tổ chức triển khai KTTT, kinh tế tài chính HTX, cải tổ tiềm lực kinh tế tài chính và quy mô cho HTX, nâng cao hiệu suất cao hoạt động giải trí của Quỹ Hỗ trợ tăng trưởng hợp tác xã. Xây dựng, tổng kết và nhân rộng quy mô HTX hoạt động giải trí hiệu suất cao sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với Chương trình mỗi xã một mẫu sản phẩm ( OCOP ). Tiếp tục thực thi tốt chủ trương giảng dạy và lôi cuốn nguồn nhân lực chất lượng cao về thao tác tại các hợp tác xã ; thực thi thương mại ; ứng dụng và chuyển giao tân tiến khoa học công nghệ tiên tiến … Nâng cao năng lượng tổ chức triển khai, hoạt động giải trí của HTX trải qua các chủ trương khuyến mại, tương hỗ của nhà nước .
– Bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với KTTT, kinh tế HTX về đào tạo, cơ sở hạ tầng, xúc tiến thương mại; xây dựng chiến lược phát triển KTTT, kinh tế HTX đến năm 2030 để xác định tầm nhìn, hướng đi lâu dài; xây dựng Đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại các địa phương trong cả nước giai đoạn 2021-2025”. Bố trí kinh phí thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển KTTT, kinh tế HTX giai đoạn 2021-2025. Nâng cao chất lượng nội dung, tiêu chí về phát triển KTTT trong các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Bổ sung cơ chế để giao các HTX có đủ năng lực, điều kiện được triển khai thực hiện một số nội dung của các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến vào xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về HTX trên toàn quốc.
Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế hoạt động
– Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, các quy định pháp luật, thúc đẩy phát triển KTTT, kinh tế HTX.
– Tăng cường vai trò, hiệu quả hoạt động của Liên minh HTX Việt Nam. Hình thành mạng lưới tổ chức tư vấn, hỗ trợ các HTX khai thác tiềm năng, lợi thế, thay đổi sâu sắc về phương thức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ trong vai trò đại diện hỗ trợ tổ chức sản xuất kinh doanh của HTX. Nghiên cứu cơ chế để tạo điều kiện cho Liên minh HTX Việt Nam tham gia thực hiện các dịch vụ công Nhà nước giao, ủy thác (kiểm toán, đào tạo, tín dụng, xúc tiến thương mại, công nghệ…).
– Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển KTTT, kinh tế HTX; đẩy mạnh các hình thức hợp tác quốc tế phát triển KTTT, kinh tế HTX; tiếp thu kinh nghiệm tốt, kỹ thuật phát triển, thành lập và nâng cao năng lực trợ giúp tổ chức KTTT, kinh tế HTX./.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Source: https://laodongdongnai.vn
Category: Doanh Nghiệp