Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) – Luật Long Phan

Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU)
hay Memorandum of Understanding, là văn bản ghi nhận những vấn đề mang tính
nguyên tắc, tạo tiền đề để tiến tới giao kết hợp đồng chính thức. Hiện nay pháp luật chưa có quy định chi tiết
dành riêng cho loại giấy tờ này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả biểu mẫu và cách soạn thảo.

huong dan soan bien ban hop tacBiểu mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU)

Xem thêm: Hợp đồng kinh tế

Nội dung biên bản ghi nhớ hợp tác

  • Địa
    điểm, ngày, tháng, năm lập biên bản;
  • Tên,
    địa chỉ trụ sở, mã số thuế, số tài khoản ngân hàng, số điện thoại, thư điện tử,
    người đại diện và chức vụ của người đại diện theo pháp luật;
  • Nội
    dung vấn đề mà các bên muốn thương lượng, đàm phán;
  • Các
    điều khoản được đàm phán, thương lượng như: giá cả, công nợ, tiến độ thực hiện
    công việc, ký kết hợp đồng chính thức, trách nhiệm thông báo trước, trách nhiệm
    cung cấp thông tin…;
  • Thời
    điểm và thời hạn phát sinh hiệu lực của biên bản;
  • Trường
    hợp biên bản ghi nhớ chấm dứt hiệu lực;
  • Giá
    trị pháp lý của  biên bản ghi nhớ so với
    hợp đồng chính thức.

Noi dung can co trong bien ban ghi nhoHướng dẫn soạn thảo biên bản ghi nhớ (MOU)

Cách soạn thảo biên bản ghi nhớ hợp tác

  • Nhìn
    chung, một biên bản ghi nhớ không có yêu cầu quá khắt khe về hình thức và nội
    dung, nhưng tối thiểu phải đảm bảo:
  • Thông
    tin của các bên tham gia đàm phán phải tuyệt đối chính xác;
  • Nội
    dung vấn đề mà các bên muốn đàm phán phải được thể hiện rõ, chẳng hạn: ghi nhớ
    về việc góp vốn thì góp vốn vào
    doanh nghiệp nào, với tư cách gì; nếu là hợp tác đào tạo thì phải thể hiện là
    đào tạo ngành nghề gì, cho đối tượng nào…;
  • Nội
    dung ghi nhớ có thể là chi tiết, hoặc chỉ mang tính mang tính khái quát chung
    nhưng phải câu từ phải ngắn gọn, rõ ràng, chi đươc hiểu theo một nghĩa duy nhất;
  • Tùy
    theo nhu cầu, các bên có thể ghi nhận thêm các điều khoản về bảo mật, trách nhiệm
    pháp lý với bên thứ ba…
  • Những
    trường hợp biên bản ghi nhớ chấm dứt hiệu lực, chẳng hạn: hết thời hạn được quy
    định trong biên bản; một trong các bên phá sản, gói thầu bị hủy, bên khác trúng
    thầu, hợp đồng chính thức sẽ thay thế biên bản khi được ký kết…;
  • Cuối
    biên bản phải có chữ ký của người đại diện và đóng dấu của cá nhân, tổ chức
    đúng theo quy định pháp luật.

Lưu ý, thông thường, các bên chỉ ghi nhớ những vấn đề mang
tính nguyên tắc và kèm theo điều khoản các nội dung chi tiết sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng chính thức.

luu y quan trong trong qua trinh soan thao, ky ket bien ban ghi nhoNhững lưu ý khi ký kết biên bản ghi nhớ

Giá trị pháp lý của biên bản ghi nhớ hợp tác

Các bên thường dùng biên bản ghi nhớ (MOU) để ghi nhận
những ý kiến thống nhất bước đầu giữa
hai bên
trong quá trình đàm phán, lấy đó làm cơ sở để tiến tới giao kết hợp đồng chính thức.

Tài liệu này thường xuất hiện khi thương lượng về các
giao dịch có giá trị lớn, tính chất phức tạp hoặc các bên chưa muốn ràng buộc ngay lập tức bằng hợp đồng,
ví dụ: các bên ghi nhớ sẽ ký kết hợp đồng phân phối ngay khi hàng hóa của một
bên được cấp phép lưu hành trên thị trường…

Tóm lại, biên bản hợp tác (MOU) không phải là hợp đồng, tuy nhiên vẫn có giá trị thi hành nhất định với các bên, tùy theo nội dung ghi nhớ. Do đó, trước khi đặt bút ký xác nhận cần phải rà soát chi tiết để tránh rủi ro pháp lý không đáng có.

Tham khảo:

Tên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về biên bản ghi nhớ của chúng tôi. Nếu quý khách hàng gặp phải vướng khi giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự, hợp đồng hợp tác kinh doanh vui lòng liên hệ ngay  thông qua hotline để được Luật sư chuyên môn tư vấn. Xin cảm ơn.   

☆ ☆ ☆ ☆ ☆

Scores: 4.63 (14 votes)

{{#error}}
{ { error } }
{{/error}}
{{^error}}
Thank for your voting !
{{/error}}

Error ! Please check your network and try again !