Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học lớp 4 và 5 áp dụng từ năm 2020 – Tài liệu text
Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học lớp 4 và 5 áp dụng từ năm 2020
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.86 KB, 25 trang )
Bạn đang đọc: Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học lớp 4 và 5 áp dụng từ năm 2020 – Tài liệu text
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
MÔN KHOA HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Hà Nội, 2018
MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC …………………………………………………………………………………………………………………………………………3
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ………………………………………………………………………………………………………3
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH …………………………………………………………………………………………………………………………….4
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT …………………………………………………………………………………………………………………………………………4
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC ……………………………………………………………………………………………………………………………………….6
LỚP 4 ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………7
LỚP 5 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….14
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC …………………………………………………………………………………………………………………………….19
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC…………………………………………………………………………………………………………………..22
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH……………………………………………………………………..23
2
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Trên cơ sở kế thừa và phát triển môn Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1, 2, 3), môn Khoa học (ở các lớp 4, 5) được xây
dựng dựa trên nền tảng cơ bản, ban đầu của khoa học tự nhiên và các lĩnh vực nghiên cứu về giáo dục sức khoẻ, giáo dục
môi trường. Môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở
và các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông.
Môn học chú trọng khơi dậy trí tò mò khoa học, bước đầu tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên; vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách giữ gìn sức khoẻ và ứng xử phù hợp với môi trường sống xung quanh.
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình môn Khoa học quán triệt các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, kế hoạch
giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục được nêu trong
Chương trình tổng thể. Đồng thời, xuất phát từ đặc thù của môn học, những quan điểm sau được nhấn mạnh trong xây dựng
chương trình:
1. Dạy học tích hợp
Chương trình môn Khoa học được xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp nhằm bước đầu hình thành cho học
sinh phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu thế giới tự nhiên; nhận thức cơ bản, ban đầu về môi trường tự nhiên, về con người,
sức khoẻ và an toàn; khả năng vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn. Môn học cũng chú trọng đến việc tích hợp giáo
dục giá trị và kĩ năng sống ở mức độ đơn giản, phù hợp.
2. Dạy học theo chủ đề
Chương trình môn Khoa học tổ chức nội dung giáo dục theo các chủ đề: chất; năng lượng; thực vật và động vật; nấm,
vi khuẩn; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường. Những chủ đề này được phát triển từ lớp 4 đến lớp 5. Tuỳ theo
từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị và kĩ năng sống; giáo dục sức khoẻ, công nghệ, giáo dục môi trường, ứng phó với biến
đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai,… được thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp.
3
3. Tích cực hoá hoạt động của học sinh
Chương trình môn Khoa học tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập. Học sinh học khoa
học qua tìm hiểu, khám phá, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, làm việc theo nhóm. Từ đó hình thành và phát triển ở học
sinh năng lực khoa học tự nhiên.
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
Môn Khoa học góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; trí tưởng tượng khoa học,
hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhiên; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống.
Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự
nhiên, giúp các em có những hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên, bước đầu có kĩ năng tìm hiểu môi trường tự nhiên xung
quanh và khả năng vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên, giải quyết các vấn đề
đơn giản trong cuộc sống, ứng xử phù hợp bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và môi trường xung quanh.
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Khoa học góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với
môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Môn Khoa học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức
khoa học tự nhiên; tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Những biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên trong môn Khoa học được trình bày trong bảng sau:
4
Thành phần năng lực
Biểu hiện
Nhận thức khoa học tự nhiên
− Kể tên, nêu, nhận biết được một số sự vật và hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và
đời sống, bao gồm một số vấn đề về chất, năng lượng, thực vật, động vật, nấm và vi khuẩn,
con người và sức khoẻ, sinh vật và môi trường.
− Trình bày được một số thuộc tính của một số sự vật và hiện tượng đơn giản trong
tự nhiên và đời sống.
− Mô tả được sự vật và hiện tượng bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết,
sơ đồ, biểu đồ.
− So sánh, lựa chọn, phân loại được các sự vật và hiện tượng dựa trên một số tiêu chí
xác định.
− Giải thích được về mối quan hệ (ở mức độ đơn giản) giữa các sự vật và hiện tượng (nhân
quả, cấu tạo – chức năng,…).
Tìm hiểu môi trường tự nhiên
xung quanh
− Quan sát và đặt được câu hỏi về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên, về thế
giới sinh vật bao gồm con người và vấn đề sức khoẻ.
− Đưa ra dự đoán về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng (nhân
quả, cấu tạo – chức năng,…).
− Đề xuất được phương án kiểm tra dự đoán.
− Thu thập được các thông tin về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và sức
khoẻ bằng nhiều cách khác nhau (quan sát các sự vật và hiện tượng xung quanh, đọc tài
liệu, hỏi người lớn, tìm trên Internet,…).
− Sử dụng được các thiết bị đơn giản để quan sát, thực hành, làm thí nghiệm tìm hiểu
những sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và ghi lại các dữ liệu đơn giản từ
5
Thành phần năng lực
Biểu hiện
quan sát, thí nghiệm, thực hành,…
− Từ kết quả quan sát, thí nghiệm, thực hành,… rút ra được nhận xét, kết luận về đặc điểm
và mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng
đã học
− Giải thích được một số sự vật, hiện tượng và mối quan hệ trong tự nhiên, về thế giới sinh
vật, bao gồm con người và các biện pháp giữ gìn sức khoẻ.
− Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản trong đó vận dụng kiến thức khoa học
và kiến thức kĩ năng từ các môn học khác có liên quan.
− Phân tích tình huống, từ đó đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống có
liên quan đến sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường tự nhiên xung
quanh; trao đổi, chia sẻ, vận động những người xung quanh cùng thực hiện.
− Nhận xét, đánh giá được phương án giải quyết và cách ứng xử trong các tình huống gắn
với đời sống.
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Nội dung khái quát
Mạch nội dung
Chất
Lớp 4
Lớp 5
− Nước
− Đất
− Không khí
− Hỗn hợp và dung dịch
− Sự biến đổi của chất
Năng lượng
− Ánh sáng
− Vai trò của năng lượng
− Âm thanh
− Năng lượng điện
6
Mạch nội dung
Lớp 4
Lớp 5
− Nhiệt
− Năng lượng chất đốt
− Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy
Thực vật và động
vật
− Nhu cầu sống của thực vật và động vật
− Sự sinh sản ở thực vật và động vật
Nấm, vi khuẩn
− Nấm
− Vi khuẩn
Con người và sức
khoẻ
− Dinh dưỡng ở người
− Sự sinh sản và phát triển ở người
− Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng
− Chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì
− Ứng dụng thực tiễn về nhu cầu sống của thực − Sự lớn lên và phát triển của thực vật và động vật
vật, động vật trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi
− An toàn trong cuộc sống: Phòng tránh đuối nước − An toàn trong cuộc sống: Phòng tránh bị xâm hại
Sinh vật và môi
trường
− Chuỗi thức ăn
− Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn
− Vai trò của môi trường đối với sinh vật nói
chung và con người nói riêng
− Tác động của con người đến môi trường
2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp
LỚP 4
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
CHẤT
Nước
− Tính chất, vai trò của nước; vòng tuần − Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất và
hoàn của nước trong tự nhiên
sự chuyển thể của nước.
7
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
− Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không
có hình dạng nhất định; chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía; thấm
qua một số vật và hoà tan một số chất).
− Vận dụng được tính chất của nước trong một số trường hợp đơn giản.
− Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng
chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.
− Vẽ được sơ đồ và ghi chú được “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”.
− Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về: ứng dụng một số tính
chất của nước; vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.
− Ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước
− Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về: nguyên nhân gây ra ô nhiễm
nguồn nước; sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước và phải sử dụng tiết kiệm nước.
− Làm sạch nước; nguồn nước sinh hoạt
− Trình bày được một số cách làm sạch nước; liên hệ thực tế về cách làm sạch
nước ở gia đình và địa phương.
− Thực hiện được và vận động những người xung quanh cùng bảo vệ nguồn
nước và sử dụng nước tiết kiệm.
Không khí
− Tính chất; thành phần; vai trò; sự − Kể được tên thành phần chính của không khí: nitơ (nitrogen), oxi (oxygen),
chuyển động của không khí
khí cacbonic (carbon dioxide).
− Quan sát và (hoặc) làm thí nghiệm để:
+ Nhận biết được sự có mặt của không khí.
+ Xác định được một số tính chất của không khí.
8
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
+ Nhận biết được trong không khí có hơi nước, bụi,…
+ Giải thích được vai trò của không khí đối với sự cháy.
+ Nhận biết được không khí chuyển động gây ra gió và nguyên nhân làm không khí
chuyển động (khối không khí nóng bốc lên cao, khối không khí lạnh tới thay thế).
− Nhận xét, so sánh được mức độ mạnh của gió qua quan sát thực tế hoặc tranh
ảnh, video clip; nêu và thực hiện được một số việc cần làm để phòng tránh bão.
− Trình bày được vai trò và ứng dụng tính chất của không khí đối với sự sống.
− Ô nhiễm và bảo vệ môi trường không − Giải thích được nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí; sự cần thiết phải bảo
khí
vệ bầu không khí trong lành.
− Thực hiện được việc làm phù hợp để bảo vệ bầu không khí trong lành và vận
động những người xung quanh cùng thực hiện.
NĂNG LƯỢNG
Ánh sáng
− Nguồn sáng; sự truyền ánh sáng
− Nêu được ví dụ về các vật phát sáng và các vật được chiếu sáng.
− Nêu được cách làm và thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu về sự truyền thẳng
− Vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản của ánh sáng; về vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng.
ánh sáng
− Vận dụng được kiến thức về tính chất cho ánh sáng truyền qua hay không cho
ánh sáng truyền qua của các vật để giải thích được một số hiện tượng tự nhiên và
ứng dụng thực tế.
− Thực hiện được thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân có bóng của vật và sự
thay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi.
9
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
− Vận dụng được trong thực tế, ở mức độ đơn giản kiến thức về bóng của vật.
− Vai trò, ứng dụng của ánh sáng trong − Nêu được vai trò của ánh sáng đối với sự sống; liên hệ được với thực tế.
đời sống
− Biết tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt; không đọc, viết dưới ánh sáng
quá yếu; thực hiện được tư thế ngồi học, khoảng cách đọc, viết phù hợp để bảo
− Ánh sáng và bảo vệ mắt
vệ mắt, tránh bị cận thị.
Âm thanh
− Âm thanh; nguồn âm; sự lan truyền âm − Lấy được ví dụ thực tế hoặc làm thí nghiệm để minh hoạ các vật phát ra âm thanh
thanh
đều rung động.
− Nêu được dẫn chứng về âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
− So sánh được độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm.
− Vai trò, ứng dụng của âm thanh trong − Trình bày được ích lợi của âm thanh trong cuộc sống.
đời sống
− Thu thập, so sánh và trình bày được ở mức độ đơn giản thông tin về một số
nhạc cụ thường gặp (một số bộ phận chính, cách làm phát ra âm thanh).
− Chống ô nhiễm tiếng ồn
− Trình bày được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
− Thực hiện các quy định giữ trật tự nơi công cộng; biết cách phòng chống ô
nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống.
Nhiệt
− Nhiệt độ; sự truyền nhiệt
− Trình bày được vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt
độ thấp hơn.
− Vận dụng được kiến thức nhiệt truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn để
giải thích, đưa ra cách làm vật nóng lên hay lạnh đi trong tình huống đơn giản.
10
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
− Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
− Các vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém; − Đề xuất được cách làm thí nghiệm để tìm hiểu tính dẫn nhiệt của vật (dẫn
ứng dụng trong đời sống
nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém).
− Vận dụng được kiến thức về vật dẫn nhiệt tốt hoặc kém để giải thích một số
hiện tượng tự nhiên; để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong cuộc sống.
THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Nhu cầu sống của thực vật và động vật
− Nhu cầu ánh sáng, không khí, nước, − Nhận biết được các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật (ánh
nhiệt độ, chất khoáng đối với thực vật
sáng, không khí, nước, chất khoáng và nhiệt độ) thông qua thí nghiệm hoặc quan
sát tranh ảnh, video clip.
− Trình bày được thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng cần cho sự sống.
− Vẽ được sơ đồ đơn giản (hoặc điền vào sơ đồ cho trước) về sự trao đổi khí,
nước, chất khoáng của thực vật với môi trường.
− Nhu cầu ánh sáng, không khí, nước, − Đưa ra được dẫn chứng cho thấy động vật cần ánh sáng, không khí, nước,
nhiệt độ, thức ăn đối với động vật
nhiệt độ và thức ăn để sống và phát triển.
− Trình bày được động vật không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng, phải sử
dụng các chất dinh dưỡng của thực vật và động vật khác để sống và phát triển.
− Vẽ được sơ đồ đơn giản (hoặc điền vào sơ đồ cho trước) về sự trao đổi khí,
nước, thức ăn của động vật với môi trường.
Ứng dụng thực tiễn về nhu cầu sống của − Vận dụng được kiến thức về nhu cầu sống của thực vật và động vật để đề xuất
thực vật, động vật trong chăm sóc cây việc làm cụ thể trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi, giải thích được tại sao cần
11
Nội dung
trồng và vật nuôi
Yêu cầu cần đạt
phải làm công việc đó.
− Thực hiện được việc làm phù hợp để chăm sóc cây trồng (ví dụ: tưới nước,
bón phân,…) và (hoặc) vật nuôi ở nhà.
NẤM, VI KHUẨN
Nấm
Nhận ra được nấm có hình dạng, kích thước, màu sắc và nơi sống rất khác nhau
qua quan sát tranh ảnh và (hoặc) video.
Nấm có lợi
− Nấm ăn
− Nêu được tên và một số đặc điểm (hình dạng, màu sắc) của nấm được dùng
làm thức ăn qua quan sát tranh ảnh và (hoặc) video.
− Có ý thức không ăn nấm lạ để phòng tránh ngộ độc.
− Vẽ được sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho) và ghi chú được tên các bộ phận
của nấm.
− Nấm sử dụng trong chế biến thực phẩm − Khám phá được ích lợi của một số nấm men trong chế biến thực phẩm (ví dụ:
làm bánh mì,…) thông qua thí nghiệm thực hành hoặc quan sát tranh ảnh, video.
Nấm có hại
− Nhận biết được tác hại của một số nấm mốc gây hỏng thực phẩm thông qua thí
nghiệm hoặc quan sát tranh ảnh, video.
− Vận dụng được kiến thức về nguyên nhân gây hỏng thực phẩm, nêu được một
số cách bảo quản thực phẩm (làm lạnh, sấy khô, ướp muối,…).
Xem thêm: Giáo trình Phương pháp Nghiên cứu Khoa học – ĐH Y Huế.pdf (nghiên cứu khoa học) | Tải miễn phí
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
Dinh dưỡng ở người
12
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
− Các nhóm chất dinh dưỡng có trong − Kể được tên các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn và nêu được vai trò
thức ăn và vai trò của chúng đối với cơ của chúng đối với cơ thể.
thể
− Nêu được ví dụ về các thức ăn khác nhau cung cấp cho cơ thể các chất dinh
− Chế độ ăn uống cân bằng
dưỡng và năng lượng ở mức độ khác nhau.
− Trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn nhiều rau,
hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày.
− Nêu được ở mức độ đơn giản về chế độ ăn uống cân bằng.
− Nhận xét được bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa vào sơ đồ tháp dinh
dưỡng của trẻ em và đối chiếu với thực tế bữa ăn trong ngày ở nhà hoặc ở trường.
− An toàn thực phẩm
− Nêu được tóm tắt thế nào là thực phẩm an toàn và lí do cần phải sử dụng thực
phẩm an toàn.
− Nhận biết được một số dấu hiệu nhận biết thực phẩm an toàn thông qua vật
thật hoặc tranh ảnh, video clip.
Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng
− Nêu được tên, dấu hiệu chính và nguyên nhân của một số bệnh do thiếu hoặc
thừa chất dinh dưỡng.
− Thực hiện được một số việc làm để phòng, tránh một số bệnh liên quan đến
dinh dưỡng và vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện.
An toàn trong cuộc sống: Phòng tránh − Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước.
đuối nước
− Thực hành luyện tập kĩ năng phân tích và phán đoán tình huống có nguy cơ
dẫn đến đuối nước và thuyết phục, vận động các bạn tránh xa những nguy cơ đó.
− Cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi.
13
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
− Trình bày được mối liên hệ giữa các sinh vật trong tự nhiên thông qua chuỗi
thức ăn.
Chuỗi thức ăn
− Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn.
− Sử dụng được sơ đồ đơn giản để mô tả sinh vật này là thức ăn của sinh vật khác
trong tự nhiên.
Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn − Trình bày được vai trò quan trọng của thực vật đối với việc cung cấp thức ăn
cho con người và động vật.
− Thực hiện được một số việc làm giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên và
vận động gia đình cùng thực hiện.
LỚP 5
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
CHẤT
Đất
− Thành phần của đất
− Nêu được một số thành phần của đất.
− Vai trò của đất
− Trình bày được vai trò của đất đối với cây trồng.
− Vấn đề ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ − Nêu được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống
môi trường đất
ô nhiễm, xói mòn đất.
14
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
− Đề xuất, thực hiện được việc làm giúp bảo vệ môi trường đất và vận động
những người xung quanh cùng thực hiện.
Hỗn hợp và dung dịch
− Phân biệt được hỗn hợp và dung dịch từ các ví dụ đã cho.
− Thực hành tách muối hoặc đường ra khỏi dung dịch muối hoặc đường.
Sự biến đổi của chất
− Sự biến đổi trạng thái
− Nêu được ở mức độ đơn giản một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí.
− Trình bày được ví dụ về biến đổi trạng thái của chất.
− Sự biến đổi hoá học
– Trình bày được một số ví dụ đơn giản gần gũi với cuộc sống về biến đổi hoá
học (ví dụ: đinh bị gỉ, giấy cháy, than cháy,…).
NĂNG LƯỢNG
Vai trò của năng lượng
Trình bày được một số nguồn năng lượng thông dụng và việc sử dụng chúng
trong cuộc sống hằng ngày.
Năng lượng điện
− Mạch điện đơn giản
− Vật dẫn điện và vật cách điện
− Mô tả được cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng gồm: nguồn điện, công
tắc và bóng đèn.
− Giải thích được lí do sử dụng vật dẫn điện, vật cách điện trong một số đồ vật,
tình huống thường gặp.
− Đề xuất được cách làm thí nghiệm để xác định vật dẫn điện, vật cách điện.
− Sử dụng năng lượng điện
− Nêu được một số quy tắc cơ bản về an toàn điện và tuân thủ các quy tắc an
toàn điện trong tình huống thường gặp.
15
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
− Nêu và thực hiện được việc làm thiết thực để tiết kiệm năng lượng điện ở
trường và ở nhà.
− Đề xuất và trình bày được những việc cần làm để sử dụng an toàn, tiết kiệm
năng lượng điện một cách đơn giản, dễ nhớ (như dùng hình ảnh, sơ đồ,…) để vận
động gia đình và cộng đồng cùng thực hiện.
Năng lượng chất đốt
− Một số nguồn năng lượng chất đốt
− Nêu được một số nguồn năng lượng chất đốt và vai trò của chúng trong đời
sống và sản xuất.
− Sử dụng an toàn, tiết kiệm năng lượng − Trình bày được biện pháp phòng chống cháy, nổ, ô nhiễm khi sử dụng năng
chất đốt
lượng chất đốt.
− Nêu và thực hiện được việc làm thiết thực để tiết kiệm năng lượng chất đốt.
Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy
− Sử dụng năng lượng mặt trời
− Sử dụng năng lượng gió
− Sử dụng năng lượng nước chảy
− Kể được tên một số phương tiện, máy móc và hoạt động của con người sử
dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy.
− Thu thập, xử lí thông tin và trình bày được (bằng những hình thức khác nhau)
về việc khai thác, sử dụng các dạng năng lượng nêu trên.
THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Sự sinh sản ở thực vật và động vật
− Sự sinh sản của thực vật có hoa
− Đặt được câu hỏi về sự sinh sản của thực vật có hoa.
− Xác định được cơ quan sinh sản của thực vật có hoa; phân biệt được hoa đơn
16
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
tính và hoa lưỡng tính.
− Vẽ sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho), ghi chú được tên các bộ phận của hoa
và các bộ phận của hạt.
− Dựa trên sơ đồ nêu được vai trò của nhị và nhuỵ trong quá trình thụ phấn, thụ
tinh, tạo hạt và quả.
− Nêu được ví dụ về cây con mọc ra từ thân, rễ, lá của một số thực vật có hoa.
− Thực hành: Trồng cây bằng hạt và trồng cây bằng thân (hoặc lá, rễ).
− Sự sinh sản của động vật
− Đặt được câu hỏi về sự sinh sản của động vật.
− Nêu được tên một số động vật đẻ trứng, đẻ con và các hình thức sinh sản của
chúng qua quan sát tranh ảnh và (hoặc) video.
Sự lớn lên và phát triển của thực vật và − Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được tên một số giai đoạn phát triển chính của
cây con mọc lên từ hạt và cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ; trình
động vật
bày được sự lớn lên của cây con.
− Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được vòng đời của một số động vật đẻ trứng và
đẻ con; trình bày được sự lớn lên của con non nở ra từ trứng và con non được
sinh ra từ thú mẹ.
NẤM, VI KHUẨN
Vi khuẩn
Nhận ra được vi khuẩn có kích thước nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt
thường; chúng sống ở khắp nơi trong đất, nước, sinh vật khác,… qua quan sát
tranh ảnh, video.
Vi khuẩn có lợi
Trình bày được một đến hai ví dụ về việc sử dụng vi khuẩn có ích trong chế biến
17
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
thực phẩm.
Vi khuẩn có hại
Kể được tên một đến hai bệnh ở người do vi khuẩn gây ra; nêu được nguyên
nhân gây bệnh và cách phòng tránh.
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
Sự sinh sản và phát triển ở người
− Sự sinh sản ở người
− Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản ở người.
− Phân biệt được đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội của nam và nữ; thể hiện
được thái độ và thực hiện tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới.
− Sử dụng được sơ đồ và một số thuật ngữ (trứng, tinh trùng, sự thụ tinh,…) để
trình bày quá trình hình thành cơ thể người.
− Các giai đoạn phát triển của cơ thể − Phân biệt được một số giai đoạn phát triển chính của con người (tuổi ấu thơ,
người
tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành,…).
Chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì
− Nêu và thực hiện được những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ về
thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
− Giải thích được sự cần thiết phải giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là ở tuổi dậy thì.
− Có ý thức và kĩ năng thực hiện vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vệ sinh cơ quan sinh
dục ngoài.
An toàn trong cuộc sống: Phòng tránh − Nói được về cảm giác an toàn và quyền được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn của
cá nhân và phản đối mọi sự xâm hại.
bị xâm hại
− Trình bày được những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục và cách phòng
18
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
tránh, ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
− Lập được danh sách những người đáng tin cậy để được giúp đỡ khi cần.
− Đưa ra được yêu cầu giúp đỡ khi bản thân hoặc bạn bè có nguy cơ bị xâm hại.
SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Vai trò của môi trường đối với sinh vật − Trình bày được các chức năng cơ bản của môi trường đối với sinh vật nói
chung và con người nói riêng:
nói chung và con người nói riêng
+ Cung cấp chỗ ở, thức ăn và những nhu cầu sống thiết yếu khác.
+ Nơi chứa đựng các chất thải do con người và sinh vật tạo ra trong quá trình
sống.
+ Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
Tác động của con người đến môi trường − Thu thập được một số thông tin, bằng chứng cho thấy con người có những tác
động tiêu cực và những tác động tích cực đến môi trường và tài nguyên thiên
nhiên.
− Thực hiện được một số việc làm thiết thực, phù hợp để góp phần bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường.
− Xây dựng được nội dung và sử dụng cách trình bày phù hợp như dùng hình ảnh, sơ
đồ,… để vận động mọi người cùng sống hoà hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và
đa dạng sinh học ở địa phương.
19
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
1. Định hướng chung
Phương pháp giáo dục môn Khoa học được thực hiện theo các định hướng chung nêu tại Chương trình tổng thể, bảo
đảm các yêu cầu sau:
a) Tổ chức các hoạt động học tập phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chú trọng tạo cơ hội cho học
sinh học qua trải nghiệm; học qua điều tra, khám phá thế giới tự nhiên, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, xử lí tình huống
thực tiễn, qua hợp tác, trao đổi với bạn; học ở trong và ngoài lớp học, ngoài khuôn viên nhà trường.
b) Dạy học gắn liền với thực tiễn; quan tâm rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải
quyết các vấn đề trong đời sống thực của học sinh.
c) Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối
tượng học sinh và điều kiện cụ thể; quan tâm đến hứng thú và chú ý tới sự khác biệt về khả năng của học sinh để áp dụng
phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả nhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực ở mỗi học sinh.
2. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
a) Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu
Thông qua các hoạt động quan sát, thí nghiệm, thực hành trải nghiệm, điều tra, khám phá thế giới tự nhiên, học sinh được
bồi dưỡng tình cảm yêu quý, trân trọng con người; tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và
đa dạng sinh học; ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường và phòng tránh dịch bệnh; ý thức tự giác rèn
luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ, giữ an toàn cho bản thân và người khác; ý thức sử dụng tiết kiệm các đồ dùng, vật dụng và
năng lượng trong cuộc sống; ham tìm hiểu, tích cực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống hằng ngày.
b) Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung
– Để góp phần hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học ở học sinh, giáo viên đưa ra các nhiệm vụ học tập như
quan sát mẫu vật hoặc tranh ảnh, đọc thông tin trong sách, khai thác các nguồn tư liệu bổ trợ, … và những câu hỏi định
20
hướng để học sinh tìm và ghi lại thông tin; tạo điều kiện cho học sinh tự xác định vấn đề cần tìm hiểu, lập kế hoạch và thực
hiện việc tìm hiểu; yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá về việc học; giúp học sinh tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức,
biết cách học độc lập.
– Để góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác ở học sinh, giáo viên tổ chức các hoạt động học
tập theo nhóm hoặc cả lớp; yêu cầu học sinh trao đổi, chia sẻ thông tin đã thu thập được hoặc nội dung bài học (bằng lời nói,
viết, vẽ,…) và cùng nhau hợp tác để hoàn thành sản phẩm học tập chung; tạo điều kiện để học sinh nhận xét, góp ý cho các
sản phẩm học tập của học sinh khác, nhóm khác.
– Để góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở học sinh, giáo viên thiết kế các tình
huống có vấn đề, tạo điều kiện cho học sinh tham gia tích cực vào giải quyết vấn đề; sử dụng các câu hỏi, bài tập, tình huống
có nội dung thực tiễn, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống; các câu hỏi mở,
bài tập có nhiều cách giải hoặc các nhiệm vụ học tập (bài tập, trò chơi,…) đòi hỏi sự sáng tạo; các câu hỏi, nhiệm vụ học tập
phân hoá cho các nhóm đối tượng học sinh.
3. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực khoa học tự nhiên
a) Để hình thành và phát triển thành phần năng lực nhận thức khoa học tự nhiên, giáo viên tạo cơ hội cho học sinh huy
động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới; tổ chức các hoạt động trong đó học sinh được
trình bày hiểu biết, nhận xét, so sánh, phân loại các sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh; giải thích một số mối quan hệ đơn
giản, thường gặp trong tự nhiên và đời sống; hệ thống hoá kiến thức, kết nối kiến thức mới với hệ thống kiến thức đã có.
b) Để hình thành và phát triển thành phần năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, giáo viên tạo cơ hội để
học sinh được đề xuất câu hỏi, đưa ra dự đoán về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
và đời sống và phương án kiểm tra dự đoán; thu thập các thông tin về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và đời
sống bằng nhiều cách khác nhau; sử dụng các thiết bị đơn giản để quan sát, thực hành, làm thí nghiệm tìm hiểu những sự
vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và ghi lại các dữ liệu đơn giản rút ra nhận xét, kết luận về đặc điểm và mối quan
hệ giữa các sự vật, hiện tượng cần tìm hiểu.
21
c) Để hình thành và phát triển thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn, giáo viên sử dụng những
câu hỏi, bài tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng,… đã học để giải quyết các nhiệm vụ học tập trong bối
cảnh, tình huống mới, gắn với thực tế cuộc sống, vừa sức với học sinh; tạo cơ hội cho học sinh liên hệ, vận dụng phối hợp
kiến thức, kĩ năng từ các lĩnh vực khác nhau trong môn học và các môn học khác như Toán, Tin học và Công nghệ, … vào
giải quyết những vấn đề thực tế trong cuộc sống ở mức độ phù hợp với khả năng của học sinh.
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
Đánh giá kết quả giáo dục môn Khoa học được thực hiện theo định hướng chung nêu tại Chương trình tổng thể, bảo
đảm các yêu cầu sau:
1. Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương
trình môn Khoa học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học và điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động quản lí;
khuyến khích học sinh phát huy điểm mạnh, chăm chỉ học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề có liên quan đến môn Khoa học.
2. Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình tổng thể và
chương trình môn học. Bên cạnh đánh giá kiến thức, kĩ năng, tăng cường và áp dụng biện pháp thích hợp để đánh giá thái độ
của học sinh trong học tập; chú trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào những tình huống khác nhau trong
học tập môn học.
3. Kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; giữa đánh giá định tính và định lượng; giữa đánh giá của giáo
viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng.
Đánh giá quá trình diễn ra trong suốt quá trình học tập của học sinh. Trong đánh giá quá trình, giáo viên sử dụng nhiều
công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu mẫu quan sát, bài thực hành, dự án học tập, sản phẩm,… Tham gia đánh giá quá
trình có giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
Đánh giá tổng kết được thực hiện nhằm xác định mức độ học sinh đạt được các yêu cầu của chương trình môn Khoa
học sau một giai đoạn học tập. Kết quả đánh giá tổng kết được ghi bằng điểm số kết hợp với nhận xét của giáo viên.
4. Sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá khác nhau như đánh giá thông qua trả lời miệng, bài viết (bài tự luận,
22
bài trắc nghiệm khách quan, bài thu hoạch tham quan, báo cáo kết quả sưu tầm,…); đánh giá thông qua quan sát (quan sát
học sinh thực hiện các nhiệm vụ thực hành, thảo luận nhóm, học ngoài thực địa, tham quan,… bằng cách sử dụng bảng quan
sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập,…); đánh giá qua các sản phẩm thực hành của học sinh;…
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Từ ngữ thể hiện mức độ các yêu cầu cần đạt
Chương trình môn Khoa học sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ yêu cầu cần đạt của học sinh. Một số
động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và
yêu cầu cụ thể. Trong bảng dưới đây, đối tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi hành động được chỉ dẫn bằng các từ ngữ khác nhau
đặt trong ngoặc đơn.
Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những
động từ nêu trong bảng dưới đây hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm
và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh.
Mức độ
Biết
Động từ mô tả mức độ
nêu được (một số tính chất của nước;…); kể được (tên một đến hai bệnh ở người do vi khuẩn gây ra;…).
xác định được (cơ quan sinh sản của thực vật có hoa;…).
Hiểu
mô tả được (cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng đơn giản;…); vẽ được (sơ đồ và ghi chú “Vòng
tuần hoàn của nước trong tự nhiên”;…).
trình bày được (một số cách làm sạch nước; về khả năng của thực vật tự tổng hợp chất dinh dưỡng cần cho
sự sống;…); nêu được ví dụ (về chuỗi thức ăn;…).
so sánh được (một số đặc điểm của chất khi tồn tại ở các trạng thái rắn, lỏng, khí;…); phân biệt được (hoa
đơn tính và hoa lưỡng tính; đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội của nam và nữ;…).
Vận dụng
nhận xét được (bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa vào sơ đồ tháp dinh dưỡng của trẻ em và đối chiếu
với thực tế bữa ăn trong ngày ở nhà hoặc ở trường;…); đặt được câu hỏi (về việc sử dụng vật dẫn điện, vật
23
Mức độ
Động từ mô tả mức độ
cách điện trong một số đồ vật, tình huống thường gặp; về sự sinh sản của thực vật có hoa và của động vật;…).
giải thích được (nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí; sự cần thiết phải giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là ở tuổi
dậy thì;…); vận dụng được (kiến thức về tính chất cho ánh sáng truyền qua của các vật để giải thích một số hiện
tượng tự nhiên và ứng dụng thực tế; kiến thức về nhu cầu sống của thực vật và động vật để đề xuất việc làm cụ
thể trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi, giải thích được tại sao cần phải làm công việc đó;…); thực hiện được
(và vận động những người xung quanh cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm;…).
đưa ra được (giải pháp cho một số tình huống cần làm vật nóng lên hay lạnh đi; yêu cầu giúp đỡ khi bản thân
hoặc bạn bè có nguy cơ bị xâm hại;…); đề xuất được (phương án thí nghiệm để xác định vật dẫn điện, vật cách
điện;…); xây dựng được (nội dung và sử dụng cách trình bày phù hợp như dùng hình ảnh, sơ đồ,… để vận động
mọi người cùng sống hoà hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở địa phương;…).
2. Thời lượng thực hiện chương trình
Thời lượng thực hiện chương trình mỗi lớp là 70 tiết/năm học, dạy trong 35 tuần. Ước lượng tỷ lệ % số tiết dành cho
các chủ đề ở từng lớp như sau:
Chủ đề
Lớp 4
Lớp 5
Chất
18%
17%
Năng lượng
18%
17%
Thực vật và động vật
13%
15%
Nấm, vi khuẩn
10%
10%
Con người và sức khoẻ
21%
21%
Sinh vật và môi trường
10%
10%
Đánh giá định kì
10%
10%
24
3. Thiết bị dạy học
Trong dạy học môn Khoa học, thiết bị dạy học không chỉ là phương tiện để minh hoạ kiến thức, gây hứng thú học tập
cho học sinh mà còn là phương tiện để học sinh tìm hiểu, khám phá các sự vật, hiện tượng tự nhiên và cuộc sống xung
quanh; rèn luyện, phát triển năng lực tư duy; rèn luyện năng lực thực hành
Các thiết bị dạy học của môn Khoa học bao gồm:
a) Các thiết bị dùng chung cả lớp:
Tranh, video, mô hình về: các lớp đất; nguyên nhân, tác hại và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất, sử dụng năng
lượng mặt trời, năng lượng gió, nước chảy; sơ đồ hệ thống làm sạch nước; nấm, vi khuẩn; dinh dưỡng, sinh sản và phát triển
ở thực vật, động vật và người; sinh vật và môi trường.
b) Các thiết bị dùng để học sinh thực hành theo nhóm, cá nhân:
– Các dụng cụ đo: nhiệt kế; kính lúp và (hoặc) kính hiển vi.
– Các dụng cụ thí nghiệm về: đối lưu không khí; không khí cần cho sự cháy; vai trò của ánh sáng đối với sự nhìn thấy
vật; sự phát ra âm thanh; sự giãn nở vì nhiệt; sự biến đổi hoá học; lắp mạch điện đơn giản.
– Sơ đồ câm, mũi tên và ghi chú rời về: “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”; dinh dưỡng, sinh sản và phát triển ở
thực vật, động vật và người.
– Bộ tranh rời về: những việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn về điện; các chất dinh dưỡng có trong thức ăn;
chuỗi thức ăn trong tự nhiên; chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì; phòng tránh bị xâm hại; tác động của con người đến môi trường.
Ngoài ra, cần chú ý khai thác môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học, đồng thời khuyến khích giáo
viên tự làm thiết bị dạy học bằng những vật liệu sẵn có ở địa phương và sử dụng công nghệ thông tin cũng như những
phương tiện dạy học hiện đại khác.
4. Tích hợp giáo dục các vấn đề có liên quan vào môn học
Thực hiện tích hợp vào môn Khoa học một số nội dung như: giáo dục môi trường (bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa
dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu), giáo dục giới tính, phòng tránh bị xâm hại,…trên cơ sở bảo đảm các nội dung
được tích hợp có chọn lọc, không gượng ép, không làm thay đổi đặc trưng của môn học và không gây quá tải cho học sinh.
25
và những môn Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông. Môn học chú trọng khơi dậy trí tò mò khoa học, trong bước đầu tạo cho học viên thời cơ tìm hiểu và khám phá, tò mò quốc tế tự nhiên ; vậndụng kiến thức và kỹ năng, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách giữ gìn sức khoẻ và ứng xử tương thích với thiên nhiên và môi trường sống xung quanh. II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNHChương trình môn Khoa học không cho những quan điểm, tiềm năng, nhu yếu cần đạt về phẩm chất và năng lượng, kế hoạchgiáo dục và những khuynh hướng về nội dung giáo dục, giải pháp giáo dục và nhìn nhận hiệu quả giáo dục được nêu trongChương trình toàn diện và tổng thể. Đồng thời, xuất phát từ đặc trưng của môn học, những quan điểm sau được nhấn mạnh vấn đề trong xây dựngchương trình : 1. Dạy học tích hợpChương trình môn Khoa học được kiến thiết xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp nhằm mục đích trong bước đầu hình thành cho họcsinh giải pháp điều tra và nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá quốc tế tự nhiên ; nhận thức cơ bản, bắt đầu về thiên nhiên và môi trường tự nhiên, về con người, sức khoẻ và bảo đảm an toàn ; năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng khoa học vào thực tiễn. Môn học cũng chú trọng đến việc tích hợp giáodục giá trị và kĩ năng sống ở mức độ đơn thuần, tương thích. 2. Dạy học theo chủ đềChương trình môn Khoa học tổ chức triển khai nội dung giáo dục theo những chủ đề : chất ; nguồn năng lượng ; thực vật và động vật hoang dã ; nấm, vi trùng ; con người và sức khoẻ ; sinh vật và thiên nhiên và môi trường. Những chủ đề này được tăng trưởng từ lớp 4 đến lớp 5. Tuỳ theotừng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị và kĩ năng sống ; giáo dục sức khoẻ, công nghệ tiên tiến, giáo dục thiên nhiên và môi trường, ứng phó với biếnđổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ rủi ro đáng tiếc thiên tai, … được biểu lộ ở mức độ đơn thuần và tương thích. 3. Tích cực hoá hoạt động giải trí của học sinhChương trình môn Khoa học tăng cường sự tham gia tích cực của học viên vào quy trình học tập. Học sinh học khoahọc qua tìm hiểu và khám phá, mày mò, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành thực tế, thao tác theo nhóm. Từ đó hình thành và tăng trưởng ở họcsinh năng lượng khoa học tự nhiên. III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNHMôn Khoa học góp thêm phần hình thành, tăng trưởng ở học viên tình yêu con người, vạn vật thiên nhiên ; trí tưởng tượng khoa học, hứng thú tìm hiểu và khám phá quốc tế tự nhiên ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, mái ấm gia đình, hội đồng ; ý thức tiết kiệm ngân sách và chi phí và bảo vệ tàinguyên vạn vật thiên nhiên ; ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm với môi trường tự nhiên sống. Môn học góp thêm phần hình thành và tăng trưởng ở học viên năng lượng tự chủ và tự học, năng lượng tiếp xúc và hợp tác, nănglực xử lý yếu tố và phát minh sáng tạo. Đặc biệt, môn học góp thêm phần hình thành và tăng trưởng ở học viên năng lượng khoa học tựnhiên, giúp những em có những hiểu biết bắt đầu về quốc tế tự nhiên, trong bước đầu có kĩ năng tìm hiểu và khám phá thiên nhiên và môi trường tự nhiên xungquanh và năng lực vận dụng kỹ năng và kiến thức để lý giải những sự vật, hiện tượng kỳ lạ, mối quan hệ trong tự nhiên, xử lý những vấn đềđơn giản trong đời sống, ứng xử tương thích bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên thiênnhiên và thiên nhiên và môi trường xung quanh. IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất hầu hết và năng lượng chungMôn Khoa học góp thêm phần hình thành và tăng trưởng phẩm chất đa phần và năng lượng chung theo những mức độ tương thích vớimôn học, cấp học đã được lao lý tại Chương trình toàn diện và tổng thể. 2. Yêu cầu cần đạt về năng lượng đặc thùMôn Khoa học hình thành và tăng trưởng ở học viên năng lượng khoa học tự nhiên, gồm có những thành phần : nhận thứckhoa học tự nhiên ; tìm hiểu và khám phá môi trường tự nhiên tự nhiên xung quanh ; vận dụng kiến thức và kỹ năng, kĩ năng đã học. Những biểu lộ của năng lượng khoa học tự nhiên trong môn Khoa học được trình diễn trong bảng sau : Thành phần năng lựcBiểu hiệnNhận thức khoa học tự nhiên − Kể tên, nêu, nhận ra được 1 số ít sự vật và hiện tượng kỳ lạ đơn thuần trong tự nhiên vàđời sống, gồm có một số ít yếu tố về chất, nguồn năng lượng, thực vật, động vật hoang dã, nấm và vi trùng, con người và sức khoẻ, sinh vật và thiên nhiên và môi trường. − Trình bày được 1 số ít thuộc tính của một số ít sự vật và hiện tượng kỳ lạ đơn thuần trongtự nhiên và đời sống. − Mô tả được sự vật và hiện tượng kỳ lạ bằng những hình thức diễn đạt như ngôn từ nói, viết, sơ đồ, biểu đồ. − So sánh, lựa chọn, phân loại được những sự vật và hiện tượng kỳ lạ dựa trên 1 số ít tiêu chíxác định. − Giải thích được về mối quan hệ ( ở mức độ đơn thuần ) giữa những sự vật và hiện tượng kỳ lạ ( nhânquả, cấu trúc – công dụng, … ). Tìm hiểu thiên nhiên và môi trường tự nhiênxung quanh − Quan sát và đặt được câu hỏi về sự vật, hiện tượng kỳ lạ, mối quan hệ trong tự nhiên, về thếgiới sinh vật gồm có con người và yếu tố sức khoẻ. − Đưa ra Dự kiến về sự vật, hiện tượng kỳ lạ, mối quan hệ giữa những sự vật, hiện tượng kỳ lạ ( nhânquả, cấu trúc – công dụng, … ). − Đề xuất được giải pháp kiểm tra Dự kiến. − Thu thập được những thông tin về sự vật, hiện tượng kỳ lạ, mối quan hệ trong tự nhiên và sứckhoẻ bằng nhiều cách khác nhau ( quan sát những sự vật và hiện tượng kỳ lạ xung quanh, đọc tàiliệu, hỏi người lớn, tìm trên Internet, … ). − Sử dụng được những thiết bị đơn thuần để quan sát, thực hành thực tế, làm thí nghiệm tìm hiểunhững sự vật, hiện tượng kỳ lạ, mối quan hệ trong tự nhiên và ghi lại những tài liệu đơn thuần từThành phần năng lựcBiểu hiệnquan sát, thí nghiệm, thực hành thực tế, … − Từ hiệu quả quan sát, thí nghiệm, thực hành thực tế, … rút ra được nhận xét, Kết luận về đặc điểmvà mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng kỳ lạ. Vận dụng kỹ năng và kiến thức, kĩ năngđã học − Giải thích được 1 số ít sự vật, hiện tượng kỳ lạ và mối quan hệ trong tự nhiên, về quốc tế sinhvật, gồm có con người và những giải pháp giữ gìn sức khoẻ. − Giải quyết được một số ít yếu tố thực tiễn đơn thuần trong đó vận dụng kiến thức và kỹ năng khoa họcvà kỹ năng và kiến thức kĩ năng từ những môn học khác có tương quan. − Phân tích trường hợp, từ đó đưa ra được cách ứng xử tương thích trong một số ít trường hợp cóliên quan đến sức khoẻ của bản thân, mái ấm gia đình, hội đồng và môi trường tự nhiên tự nhiên xungquanh ; trao đổi, san sẻ, hoạt động những người xung quanh cùng triển khai. − Nhận xét, nhìn nhận được giải pháp xử lý và cách ứng xử trong những trường hợp gắnvới đời sống. V. NỘI DUNG GIÁO DỤC1. Nội dung khái quátMạch nội dungChấtLớp 4L ớp 5 − Nước − Đất − Không khí − Hỗn hợp và dung dịch − Sự biến đổi của chấtNăng lượng − Ánh sáng − Vai trò của nguồn năng lượng − Âm thanh − Năng lượng điệnMạch nội dungLớp 4L ớp 5 − Nhiệt − Năng lượng chất đốt − Năng lượng mặt trời, gió và nước chảyThực vật và độngvật − Nhu cầu sống của thực vật và động vật hoang dã − Sự sinh sản ở thực vật và động vậtNấm, vi trùng − Nấm − Vi khuẩnCon người và sứckhoẻ − Dinh dưỡng ở người − Sự sinh sản và tăng trưởng ở người − Một số bệnh tương quan đến dinh dưỡng − Chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì − Ứng dụng thực tiễn về nhu yếu sống của thực − Sự lớn lên và tăng trưởng của thực vật và động vậtvật, động vật hoang dã trong chăm nom cây cối và vật nuôi − An toàn trong đời sống : Phòng tránh đuối nước − An toàn trong đời sống : Phòng tránh bị xâm hạiSinh vật và môitrường − Chuỗi thức ăn − Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn − Vai trò của môi trường tự nhiên so với sinh vật nóichung và con người nói riêng − Tác động của con người đến môi trường2. Nội dung đơn cử và nhu yếu cần đạt ở những lớpLỚP 4N ội dungYêu cầu cần đạtCHẤTNước − Tính chất, vai trò của nước ; vòng tuần − Quan sát và làm được thí nghiệm đơn thuần để phát hiện ra một số ít đặc thù vàhoàn của nước trong tự nhiênsự chuyển thể của nước. Nội dungYêu cầu cần đạt − Nêu được 1 số ít đặc thù của nước ( không màu, không mùi, không vị, khôngcó hình dạng nhất định ; chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía ; thấmqua 1 số ít vật và hoà tan một số ít chất ). − Vận dụng được đặc thù của nước trong một số ít trường hợp đơn thuần. − Vẽ sơ đồ và sử dụng được những thuật ngữ : bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóngchảy để miêu tả sự chuyển thể của nước. − Vẽ được sơ đồ và ghi chú được “ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ”. − Nêu được và liên hệ thực tiễn ở mái ấm gia đình và địa phương về : ứng dụng một số ít tínhchất của nước ; vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và hoạt động và sinh hoạt. − Ô nhiễm và bảo vệ môi trường tự nhiên nước − Nêu được và liên hệ thực tiễn ở mái ấm gia đình và địa phương về : nguyên do gây ra ô nhiễmnguồn nước ; sự thiết yếu phải bảo vệ nguồn nước và phải sử dụng tiết kiệm ngân sách và chi phí nước. − Làm sạch nước ; nguồn nước hoạt động và sinh hoạt − Trình bày được 1 số ít cách làm sạch nước ; liên hệ thực tiễn về cách làm sạchnước ở mái ấm gia đình và địa phương. − Thực hiện được và hoạt động những người xung quanh cùng bảo vệ nguồnnước và sử dụng nước tiết kiệm ngân sách và chi phí. Không khí − Tính chất ; thành phần ; vai trò ; sự − Kể được tên thành phần chính của không khí : nitơ ( nitrogen ), oxi ( oxygen ), hoạt động của không khíkhí cacbonic ( carbon dioxide ). − Quan sát và ( hoặc ) làm thí nghiệm để : + Nhận biết được sự xuất hiện của không khí. + Xác định được 1 số ít đặc thù của không khí. Nội dungYêu cầu cần đạt + Nhận biết được trong không khí có hơi nước, bụi, … + Giải thích được vai trò của không khí so với sự cháy. + Nhận biết được không khí hoạt động gây ra gió và nguyên do làm không khíchuyển động ( khối không khí nóng bốc lên cao, khối không khí lạnh tới thay thế sửa chữa ). − Nhận xét, so sánh được mức độ mạnh của gió qua quan sát thực tiễn hoặc tranhảnh, video clip ; nêu và thực thi được một số ít việc cần làm để phòng tránh bão. − Trình bày được vai trò và ứng dụng đặc thù của không khí so với sự sống. − Ô nhiễm và bảo vệ môi trường tự nhiên không − Giải thích được nguyên do gây ra ô nhiễm không khí ; sự thiết yếu phải bảokhívệ bầu không khí trong lành. − Thực hiện được việc làm tương thích để bảo vệ bầu không khí trong lành và vậnđộng những người xung quanh cùng triển khai. NĂNG LƯỢNGÁnh sáng − Nguồn sáng ; sự truyền ánh sáng − Nêu được ví dụ về những vật phát sáng và những vật được chiếu sáng. − Nêu được cách làm và triển khai được thí nghiệm khám phá về sự truyền thẳng − Vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản của ánh sáng ; về vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng. ánh sáng − Vận dụng được kiến thức và kỹ năng về đặc thù cho ánh sáng truyền qua hay không choánh sáng truyền qua của những vật để lý giải được một số ít hiện tượng kỳ lạ tự nhiên vàứng dụng trong thực tiễn. − Thực hiện được thí nghiệm để tìm hiểu và khám phá nguyên do có bóng của vật và sựthay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng biến hóa. Nội dungYêu cầu cần đạt − Vận dụng được trong trong thực tiễn, ở mức độ đơn thuần kiến thức và kỹ năng về bóng của vật. − Vai trò, ứng dụng của ánh sáng trong − Nêu được vai trò của ánh sáng so với sự sống ; liên hệ được với trong thực tiễn. đời sống − Biết tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt ; không đọc, viết dưới ánh sángquá yếu ; thực thi được tư thế ngồi học, khoảng cách đọc, viết tương thích để bảo − Ánh sáng và bảo vệ mắtvệ mắt, tránh bị cận thị. Âm thanh − Âm thanh ; nguồn âm ; sự Viral âm − Lấy được ví dụ thực tiễn hoặc làm thí nghiệm để minh hoạ những vật phát ra âm thanhthanhđều rung động. − Nêu được dẫn chứng về âm thanh hoàn toàn có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn. − So sánh được độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm. − Vai trò, ứng dụng của âm thanh trong − Trình bày được ích lợi của âm thanh trong đời sống. đời sống − Thu thập, so sánh và trình diễn được ở mức độ đơn thuần thông tin về một sốnhạc cụ thường gặp ( một số ít bộ phận chính, cách làm phát ra âm thanh ). − Chống ô nhiễm tiếng ồn − Trình bày được tai hại của tiếng ồn và 1 số ít giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. − Thực hiện những lao lý giữ trật tự nơi công cộng ; biết cách phòng chống ônhiễm tiếng ồn trong đời sống. Nhiệt − Nhiệt độ ; sự truyền nhiệt − Trình bày được vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệtđộ thấp hơn. − Vận dụng được kỹ năng và kiến thức nhiệt truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn đểgiải thích, đưa ra cách làm vật nóng lên hay lạnh đi trong trường hợp đơn thuần. 10N ội dungYêu cầu cần đạt − Sử dụng được nhiệt kế để xác lập nhiệt độ khung hình, nhiệt độ không khí. − Các vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém ; − Đề xuất được cách làm thí nghiệm để tìm hiểu và khám phá tính dẫn nhiệt của vật ( dẫnứng dụng trong đời sốngnhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém ). − Vận dụng được kỹ năng và kiến thức về vật dẫn nhiệt tốt hoặc kém để lý giải một sốhiện tượng tự nhiên ; để xử lý 1 số ít yếu tố đơn thuần trong đời sống. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬTNhu cầu sống của thực vật và động vật hoang dã − Nhu cầu ánh sáng, không khí, nước, − Nhận biết được những yếu tố cần cho sự sống và tăng trưởng của thực vật ( ánhnhiệt độ, chất khoáng so với thực vậtsáng, không khí, nước, chất khoáng và nhiệt độ ) trải qua thí nghiệm hoặc quansát tranh vẽ, video clip. − Trình bày được thực vật có năng lực tự tổng hợp chất dinh dưỡng cần cho sự sống. − Vẽ được sơ đồ đơn thuần ( hoặc điền vào sơ đồ cho trước ) về sự trao đổi khí, nước, chất khoáng của thực vật với thiên nhiên và môi trường. − Nhu cầu ánh sáng, không khí, nước, − Đưa ra được dẫn chứng cho thấy động vật hoang dã cần ánh sáng, không khí, nước, nhiệt độ, thức ăn so với động vậtnhiệt độ và thức ăn để sống và tăng trưởng. − Trình bày được động vật hoang dã không tự tổng hợp được những chất dinh dưỡng, phải sửdụng những chất dinh dưỡng của thực vật và động vật hoang dã khác để sống và tăng trưởng. − Vẽ được sơ đồ đơn thuần ( hoặc điền vào sơ đồ cho trước ) về sự trao đổi khí, nước, thức ăn của động vật hoang dã với môi trường tự nhiên. Ứng dụng thực tiễn về nhu yếu sống của − Vận dụng được kiến thức và kỹ năng về nhu yếu sống của thực vật và động vật hoang dã để đề xuấtthực vật, động vật hoang dã trong chăm nom cây việc làm đơn cử trong chăm nom cây cối và vật nuôi, lý giải được tại sao cần11Nội dungtrồng và vật nuôiYêu cầu cần đạtphải làm việc làm đó. − Thực hiện được việc làm tương thích để chăm nom cây xanh ( ví dụ : tưới nước, bón phân, … ) và ( hoặc ) vật nuôi ở nhà. NẤM, VI KHUẨNNấmNhận ra được nấm có hình dạng, kích cỡ, sắc tố và nơi sống rất khác nhauqua quan sát tranh vẽ và ( hoặc ) video. Nấm có lợi − Nấm ăn − Nêu được tên và 1 số ít đặc thù ( hình dạng, sắc tố ) của nấm được dùnglàm thức ăn qua quan sát tranh vẽ và ( hoặc ) video. − Có ý thức không ăn nấm lạ để phòng tránh ngộ độc. − Vẽ được sơ đồ ( hoặc sử dụng sơ đồ đã cho ) và ghi chú được tên những bộ phậncủa nấm. − Nấm sử dụng trong chế biến thực phẩm − Khám phá được ích lợi của 1 số ít nấm men trong chế biến thực phẩm ( ví dụ : làm bánh mì, … ) trải qua thí nghiệm thực hành thực tế hoặc quan sát tranh vẽ, video. Nấm có hại − Nhận biết được tai hại của 1 số ít nấm mốc gây hỏng thực phẩm trải qua thínghiệm hoặc quan sát tranh vẽ, video. − Vận dụng được kỹ năng và kiến thức về nguyên do gây hỏng thực phẩm, nêu được mộtsố cách dữ gìn và bảo vệ thực phẩm ( làm lạnh, sấy khô, ướp muối, … ). CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺDinh dưỡng ở người12Nội dungYêu cầu cần đạt − Các nhóm chất dinh dưỡng có trong − Kể được tên những nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn và nêu được vai tròthức ăn và vai trò của chúng so với cơ của chúng so với khung hình. thể − Nêu được ví dụ về những thức ăn khác nhau cung ứng cho khung hình những chất dinh − Chế độ nhà hàng cân bằngdưỡng và nguồn năng lượng ở mức độ khác nhau. − Trình bày được sự thiết yếu phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn nhiều rau, hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày. − Nêu được ở mức độ đơn thuần về chính sách nhà hàng siêu thị cân đối. − Nhận xét được bữa ăn có cân đối, lành mạnh không dựa vào sơ đồ tháp dinhdưỡng của trẻ nhỏ và so sánh với thực tiễn bữa ăn trong ngày ở nhà hoặc ở trường. − An toàn thực phẩm − Nêu được tóm tắt thế nào là thực phẩm bảo đảm an toàn và lí do cần phải sử dụng thựcphẩm bảo đảm an toàn. − Nhận biết được 1 số ít tín hiệu phân biệt thực phẩm bảo đảm an toàn trải qua vậtthật hoặc tranh vẽ, video clip. Một số bệnh tương quan đến dinh dưỡng − Nêu được tên, dấu hiệu chính và nguyên do của một số ít bệnh do thiếu hoặcthừa chất dinh dưỡng. − Thực hiện được 1 số ít việc làm để phòng, tránh một số ít bệnh tương quan đếndinh dưỡng và hoạt động mọi người trong mái ấm gia đình cùng triển khai. An toàn trong đời sống : Phòng tránh − Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước. đuối nước − Thực hành rèn luyện kĩ năng nghiên cứu và phân tích và phán đoán trường hợp có nguy cơdẫn đến đuối nước và thuyết phục, hoạt động những bạn tránh xa những rủi ro tiềm ẩn đó. − Cam kết thực thi những nguyên tắc bảo đảm an toàn khi bơi hoặc tập bơi. 13N ội dungYêu cầu cần đạtSINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG − Trình bày được mối liên hệ giữa những sinh vật trong tự nhiên trải qua chuỗithức ăn. Chuỗi thức ăn − Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn. − Sử dụng được sơ đồ đơn thuần để diễn đạt sinh vật này là thức ăn của sinh vật kháctrong tự nhiên. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn − Trình bày được vai trò quan trọng của thực vật so với việc cung ứng thức ăncho con người và động vật hoang dã. − Thực hiện được 1 số ít việc làm giữ cân đối chuỗi thức ăn trong tự nhiên vàvận động mái ấm gia đình cùng thực thi. LỚP 5N ội dungYêu cầu cần đạtCHẤTĐất − Thành phần của đất − Nêu được 1 số ít thành phần của đất. − Vai trò của đất − Trình bày được vai trò của đất so với cây xanh. − Vấn đề ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ − Nêu được nguyên do, tai hại của ô nhiễm, xói mòn đất và giải pháp chốngmôi trường đấtô nhiễm, xói mòn đất. 14N ội dungYêu cầu cần đạt − Đề xuất, thực thi được việc làm giúp bảo vệ môi trường tự nhiên đất và vận độngnhững người xung quanh cùng triển khai. Hỗn hợp và dung dịch − Phân biệt được hỗn hợp và dung dịch từ những ví dụ đã cho. − Thực hành tách muối hoặc đường ra khỏi dung dịch muối hoặc đường. Sự biến đổi của chất − Sự biến đổi trạng thái − Nêu được ở mức độ đơn thuần 1 số ít đặc thù của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. − Trình bày được ví dụ về đổi khác trạng thái của chất. − Sự biến đổi hoá học – Trình bày được một số ít ví dụ đơn thuần thân thiện với đời sống về biến hóa hoáhọc ( ví dụ : đinh bị gỉ, giấy cháy, than cháy, … ). NĂNG LƯỢNGVai trò của năng lượngTrình bày được 1 số ít nguồn nguồn năng lượng thông dụng và việc sử dụng chúngtrong đời sống hằng ngày. Năng lượng điện − Mạch điện đơn thuần − Vật dẫn điện và vật cách điện − Mô tả được cấu trúc và hoạt động giải trí của mạch điện thắp sáng gồm : nguồn điện, côngtắc và bóng đèn. − Giải thích được lí do sử dụng vật dẫn điện, vật cách điện trong 1 số ít vật phẩm, trường hợp thường gặp. − Đề xuất được cách làm thí nghiệm để xác lập vật dẫn điện, vật cách điện. − Sử dụng nguồn năng lượng điện − Nêu được 1 số ít quy tắc cơ bản về bảo đảm an toàn điện và tuân thủ những quy tắc antoàn điện trong trường hợp thường gặp. 15N ội dungYêu cầu cần đạt − Nêu và thực thi được việc làm thiết thực để tiết kiệm chi phí nguồn năng lượng điện ởtrường và ở nhà. − Đề xuất và trình diễn được những việc cần làm để sử dụng bảo đảm an toàn, tiết kiệmnăng lượng điện một cách đơn thuần, dễ nhớ ( như dùng hình ảnh, sơ đồ, … ) để vậnđộng mái ấm gia đình và hội đồng cùng triển khai. Năng lượng chất đốt − Một số nguồn nguồn năng lượng chất đốt − Nêu được 1 số ít nguồn nguồn năng lượng chất đốt và vai trò của chúng trong đờisống và sản xuất. − Sử dụng bảo đảm an toàn, tiết kiệm ngân sách và chi phí nguồn năng lượng − Trình bày được giải pháp phòng chống cháy, nổ, ô nhiễm khi sử dụng năngchất đốtlượng chất đốt. − Nêu và thực thi được việc làm thiết thực để tiết kiệm ngân sách và chi phí nguồn năng lượng chất đốt. Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy − Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời − Sử dụng nguồn năng lượng gió − Sử dụng nguồn năng lượng nước chảy − Kể được tên 1 số ít phương tiện đi lại, máy móc và hoạt động giải trí của con người sửdụng nguồn năng lượng mặt trời, gió và nước chảy. − Thu thập, xử lí thông tin và trình diễn được ( bằng những hình thức khác nhau ) về việc khai thác, sử dụng những dạng nguồn năng lượng nêu trên. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬTSự sinh sản ở thực vật và động vật hoang dã − Sự sinh sản của thực vật có hoa − Đặt được câu hỏi về sự sinh sản của thực vật có hoa. − Xác định được cơ quan sinh sản của thực vật có hoa ; phân biệt được hoa đơn16Nội dungYêu cầu cần đạttính và hoa lưỡng tính. − Vẽ sơ đồ ( hoặc sử dụng sơ đồ đã cho ), ghi chú được tên những bộ phận của hoavà những bộ phận của hạt. − Dựa trên sơ đồ nêu được vai trò của nhị và nhuỵ trong quy trình thụ phấn, thụtinh, tạo hạt và quả. − Nêu được ví dụ về cây con mọc ra từ thân, rễ, lá của một số ít thực vật có hoa. − Thực hành : Trồng cây bằng hạt và trồng cây bằng thân ( hoặc lá, rễ ). − Sự sinh sản của động vật hoang dã − Đặt được câu hỏi về sự sinh sản của động vật hoang dã. − Nêu được tên một số ít động vật hoang dã đẻ trứng, đẻ con và những hình thức sinh sản củachúng qua quan sát tranh vẽ và ( hoặc ) video. Sự lớn lên và tăng trưởng của thực vật và − Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được tên một số ít quy trình tiến độ tăng trưởng chính củacây con mọc lên từ hạt và cây con mọc lên từ 1 số ít bộ phận của cây mẹ ; trìnhđộng vậtbày được sự lớn lên của cây con. − Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được vòng đời của một số ít động vật hoang dã đẻ trứng vàđẻ con ; trình diễn được sự lớn lên của con non nở ra từ trứng và con non đượcsinh ra từ thú mẹ. NẤM, VI KHUẨNVi khuẩnNhận ra được vi trùng có kích cỡ nhỏ, không hề nhìn thấy bằng mắtthường ; chúng sống ở khắp nơi trong đất, nước, sinh vật khác, … qua quan sáttranh ảnh, video. Vi khuẩn có lợiTrình bày được một đến hai ví dụ về việc sử dụng vi trùng có ích trong chế biến17Nội dungYêu cầu cần đạtthực phẩm. Vi khuẩn có hạiKể được tên một đến hai bệnh ở người do vi trùng gây ra ; nêu được nguyênnhân gây bệnh và cách phòng tránh. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺSự sinh sản và tăng trưởng ở người − Sự sinh sản ở người − Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản ở người. − Phân biệt được đặc thù sinh học và đặc thù xã hội của nam và nữ ; thể hiệnđược thái độ và thực thi tôn trọng những bạn cùng giới và khác giới. − Sử dụng được sơ đồ và 1 số ít thuật ngữ ( trứng, tinh trùng, sự thụ tinh, … ) đểtrình bày quy trình hình thành khung hình người. − Các quy trình tiến độ tăng trưởng của khung hình − Phân biệt được một số ít quá trình tăng trưởng chính của con người ( tuổi ấu thơ, ngườituổi dậy thì, tuổi trưởng thành, … ). Chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì − Nêu và triển khai được những việc cần làm để chăm nom, bảo vệ sức khoẻ vềthể chất và niềm tin ở tuổi dậy thì. − Giải thích được sự thiết yếu phải giữ vệ sinh khung hình, đặc biệt quan trọng là ở tuổi dậy thì. − Có ý thức và kĩ năng thực thi vệ sinh khung hình, đặc biệt quan trọng là vệ sinh cơ quan sinhdục ngoài. An toàn trong đời sống : Phòng tránh − Nói được về cảm xúc bảo đảm an toàn và quyền được bảo đảm an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn củacá nhân và phản đối mọi sự xâm hại. bị xâm hại − Trình bày được những rủi ro tiềm ẩn dẫn đến bị xâm hại tình dục và cách phòng18Nội dungYêu cầu cần đạttránh, ứng phó khi có rủi ro tiềm ẩn bị xâm hại. − Lập được list những người đáng đáng tin cậy để được giúp sức khi cần. − Đưa ra được nhu yếu giúp sức khi bản thân hoặc bè bạn có rủi ro tiềm ẩn bị xâm hại. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNGVai trò của thiên nhiên và môi trường so với sinh vật − Trình bày được những công dụng cơ bản của thiên nhiên và môi trường so với sinh vật nóichung và con người nói riêng : nói chung và con người nói riêng + Cung cấp chỗ ở, thức ăn và những nhu yếu sống thiết yếu khác. + Nơi tiềm ẩn những chất thải do con người và sinh vật tạo ra trong quá trìnhsống. + Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động ảnh hưởng từ bên ngoài. Tác động của con người đến thiên nhiên và môi trường − Thu thập được 1 số ít thông tin, dẫn chứng cho thấy con người có những tácđộng xấu đi và những tác động ảnh hưởng tích cực đến môi trường tự nhiên và tài nguyên thiênnhiên. − Thực hiện được một số ít việc làm thiết thực, tương thích để góp thêm phần bảo vệ tàinguyên vạn vật thiên nhiên và thiên nhiên và môi trường. − Xây dựng được nội dung và sử dụng cách trình diễn tương thích như dùng hình ảnh, sơđồ, … để hoạt động mọi người cùng sống hoà hợp với vạn vật thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên vàđa dạng sinh học ở địa phương. 19VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC1. Định hướng chungPhương pháp giáo dục môn Khoa học được thực thi theo những xu thế chung nêu tại Chương trình toàn diện và tổng thể, bảođảm những nhu yếu sau : a ) Tổ chức những hoạt động giải trí học tập phát huy tính tích cực, dữ thế chủ động, phát minh sáng tạo của học viên. Chú trọng tạo thời cơ cho họcsinh học qua thưởng thức ; học qua tìm hiểu, tò mò quốc tế tự nhiên, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành thực tế, xử lí tình huốngthực tiễn, qua hợp tác, trao đổi với bạn ; học ở trong và ngoài lớp học, ngoài khuôn viên nhà trường. b ) Dạy học gắn liền với thực tiễn ; chăm sóc rèn luyện năng lượng vận dụng kiến thức và kỹ năng, kĩ năng đã học để phát hiện và giảiquyết những yếu tố trong đời sống thực của học viên. c ) Vận dụng những chiêu thức giáo dục một cách linh động, phát minh sáng tạo, tương thích với tiềm năng, nội dung giáo dục, đốitượng học viên và điều kiện kèm theo đơn cử ; chăm sóc đến hứng thú và quan tâm tới sự độc lạ về năng lực của học viên để áp dụngphương pháp dạy học tương thích, hiệu suất cao nhằm mục đích hình thành, tăng trưởng phẩm chất và năng lượng ở mỗi học viên. 2. Định hướng về chiêu thức hình thành, tăng trưởng những phẩm chất hầu hết và năng lượng chunga ) Phương pháp hình thành, tăng trưởng những phẩm chất chủ yếuThông qua những hoạt động giải trí quan sát, thí nghiệm, thực hành thực tế thưởng thức, tìm hiểu, mày mò quốc tế tự nhiên, học viên đượcbồi dưỡng tình cảm yêu quý, trân trọng con người ; tình yêu vạn vật thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường, tài nguyên vạn vật thiên nhiên vàđa dạng sinh học ; ý thức giữ vệ sinh cá thể, vệ sinh ẩm thực ăn uống, vệ sinh thiên nhiên và môi trường và phòng tránh dịch bệnh ; ý thức tự giác rènluyện thân thể, chăm nom sức khoẻ, giữ bảo đảm an toàn cho bản thân và người khác ; ý thức sử dụng tiết kiệm ngân sách và chi phí những vật dụng, đồ vật vànăng lượng trong đời sống ; ham khám phá, tích cực vận dụng kiến thức và kỹ năng, kĩ năng đã học vào đời sống hằng ngày. b ) Phương pháp hình thành, tăng trưởng những năng lượng chung – Để góp thêm phần hình thành, tăng trưởng năng lượng tự chủ và tự học ở học viên, giáo viên đưa ra những trách nhiệm học tập nhưquan sát vật mẫu hoặc tranh vẽ, đọc thông tin trong sách, khai thác những nguồn tư liệu hỗ trợ, … và những câu hỏi định20hướng để học viên tìm và ghi lại thông tin ; tạo điều kiện kèm theo cho học viên tự xác lập yếu tố cần tìm hiểu và khám phá, lập kế hoạch và thựchiện việc khám phá ; nhu yếu học viên tự nhận xét, nhìn nhận về việc học ; giúp học viên tích cực, tự lực sở hữu kỹ năng và kiến thức, biết cách học độc lập. – Để góp thêm phần hình thành và tăng trưởng năng lượng tiếp xúc và hợp tác ở học viên, giáo viên tổ chức triển khai những hoạt động giải trí họctập theo nhóm hoặc cả lớp ; nhu yếu học viên trao đổi, san sẻ thông tin đã tích lũy được hoặc nội dung bài học kinh nghiệm ( bằng lời nói, viết, vẽ, … ) và cùng nhau hợp tác để hoàn thành xong loại sản phẩm học tập chung ; tạo điều kiện kèm theo để học viên nhận xét, góp ý cho cácsản phẩm học tập của học viên khác, nhóm khác. – Để góp thêm phần hình thành và tăng trưởng năng lượng xử lý yếu tố và phát minh sáng tạo ở học viên, giáo viên phong cách thiết kế những tìnhhuống có yếu tố, tạo điều kiện kèm theo cho học viên tham gia tích cực vào xử lý yếu tố ; sử dụng những câu hỏi, bài tập, tình huốngcó nội dung thực tiễn, tạo điều kiện kèm theo cho học viên vận dụng kiến thức và kỹ năng, kĩ năng đã học vào thực tiễn đời sống ; những câu hỏi mở, bài tập có nhiều cách giải hoặc những trách nhiệm học tập ( bài tập, game show, … ) yên cầu sự phát minh sáng tạo ; những thắc mắc, trách nhiệm học tậpphân hoá cho những nhóm đối tượng người dùng học viên. 3. Định hướng về chiêu thức hình thành, tăng trưởng năng lượng khoa học tự nhiêna ) Để hình thành và tăng trưởng thành phần năng lượng nhận thức khoa học tự nhiên, giáo viên tạo thời cơ cho học viên huyđộng những hiểu biết, kinh nghiệm tay nghề sẵn có để tham gia hình thành kỹ năng và kiến thức mới ; tổ chức triển khai những hoạt động giải trí trong đó học viên đượctrình bày hiểu biết, nhận xét, so sánh, phân loại những sự vật, hiện tượng kỳ lạ tự nhiên xung quanh ; lý giải một số ít mối quan hệ đơngiản, thường gặp trong tự nhiên và đời sống ; hệ thống hoá kiến thức và kỹ năng, liên kết kiến thức và kỹ năng mới với mạng lưới hệ thống kỹ năng và kiến thức đã có. b ) Để hình thành và tăng trưởng thành phần năng lượng tìm hiểu và khám phá môi trường tự nhiên tự nhiên xung quanh, giáo viên tạo thời cơ đểhọc sinh được đề xuất kiến nghị câu hỏi, đưa ra Dự kiến về sự vật, hiện tượng kỳ lạ, mối quan hệ giữa những sự vật, hiện tượng kỳ lạ trong tự nhiênvà đời sống và giải pháp kiểm tra Dự kiến ; tích lũy những thông tin về sự vật, hiện tượng kỳ lạ, mối quan hệ trong tự nhiên và đờisống bằng nhiều cách khác nhau ; sử dụng những thiết bị đơn thuần để quan sát, thực hành thực tế, làm thí nghiệm tìm hiểu và khám phá những sựvật, hiện tượng kỳ lạ, mối quan hệ trong tự nhiên và ghi lại những tài liệu đơn thuần rút ra nhận xét, Tóm lại về đặc thù và mối quanhệ giữa những sự vật, hiện tượng kỳ lạ cần tìm hiểu và khám phá. 21 c ) Để hình thành và tăng trưởng thành phần năng lượng vận dụng kiến thức và kỹ năng, kĩ năng vào thực tiễn, giáo viên sử dụng nhữngcâu hỏi, bài tập yên cầu học viên phải vận dụng những kiến thức và kỹ năng, kĩ năng, … đã học để xử lý những trách nhiệm học tập trong bốicảnh, trường hợp mới, gắn với trong thực tiễn đời sống, vừa sức với học viên ; tạo thời cơ cho học viên liên hệ, vận dụng phối hợpkiến thức, kĩ năng từ những nghành nghề dịch vụ khác nhau trong môn học và những môn học khác như Toán, Tin học và Công nghệ, … vàogiải quyết những yếu tố trong thực tiễn trong đời sống ở mức độ tương thích với năng lực của học viên. VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤCĐánh giá tác dụng giáo dục môn Khoa học được thực thi theo xu thế chung nêu tại Chương trình tổng thể và toàn diện, bảođảm những nhu yếu sau : 1. Mục tiêu nhìn nhận là phân phối thông tin đúng mực, kịp thời, có giá trị về mức độ cung ứng nhu yếu cần đạt của chươngtrình môn Khoa học và sự tân tiến của học viên để hướng dẫn hoạt động học và kiểm soát và điều chỉnh hoạt động giải trí dạy, hoạt động giải trí quản lí ; khuyến khích học viên phát huy điểm mạnh, chịu khó học tập, tìm hiểu và khám phá, tò mò những yếu tố có tương quan đến môn Khoa học. 2. Căn cứ nhìn nhận là những nhu yếu cần đạt về phẩm chất và năng lượng được pháp luật trong Chương trình toàn diện và tổng thể vàchương trình môn học. Bên cạnh nhìn nhận kiến thức và kỹ năng, kĩ năng, tăng cường và vận dụng giải pháp thích hợp để nhìn nhận thái độcủa học viên trong học tập ; chú trọng nhìn nhận năng lực vận dụng kỹ năng và kiến thức, kĩ năng vào những trường hợp khác nhau tronghọc tập môn học. 3. Kết hợp giữa nhìn nhận quy trình và nhìn nhận tổng kết ; giữa nhìn nhận định tính và định lượng ; giữa nhìn nhận của giáoviên với tự nhìn nhận và nhìn nhận đồng đẳng của học viên, nhìn nhận của cha mẹ học viên và nhìn nhận của hội đồng. Đánh giá quy trình diễn ra trong suốt quy trình học tập của học viên. Trong nhìn nhận quy trình, giáo viên sử dụng nhiềucông cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu mẫu quan sát, bài thực hành thực tế, dự án Bất Động Sản học tập, loại sản phẩm, … Tham gia nhìn nhận quátrình có giáo viên, học viên, cha mẹ học viên và hội đồng. Đánh giá tổng kết được triển khai nhằm mục đích xác lập mức độ học viên đạt được những nhu yếu của chương trình môn Khoahọc sau một quy trình tiến độ học tập. Kết quả nhìn nhận tổng kết được ghi bằng điểm số tích hợp với nhận xét của giáo viên. 4. Sử dụng những chiêu thức, công cụ nhìn nhận khác nhau như nhìn nhận trải qua vấn đáp miệng, bài viết ( bài tự luận, 22 bài trắc nghiệm khách quan, bài thu hoạch du lịch thăm quan, báo cáo giải trình hiệu quả sưu tầm, … ) ; nhìn nhận trải qua quan sát ( quan sáthọc sinh thực hiện những trách nhiệm thực hành thực tế, đàm đạo nhóm, học ngoài thực địa, thăm quan, … bằng cách sử dụng bảng quansát, bảng kiểm, hồ sơ học tập, … ) ; nhìn nhận qua những mẫu sản phẩm thực hành thực tế của học viên ; … VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH1. Từ ngữ biểu lộ mức độ những nhu yếu cần đạtChương trình môn Khoa học sử dụng 1 số ít động từ để biểu lộ mức độ nhu yếu cần đạt của học viên. Một sốđộng từ được sử dụng ở những mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp biểu lộ một hành vi có đối tượng người dùng vàyêu cầu đơn cử. Trong bảng dưới đây, đối tượng người dùng, nhu yếu đơn cử của mỗi hành vi được hướng dẫn bằng những từ ngữ khác nhauđặt trong ngoặc đơn. Trong quy trình dạy học, đặc biệt quan trọng là khi đặt câu hỏi luận bàn, ra đề kiểm tra nhìn nhận, giáo viên hoàn toàn có thể dùng nhữngđộng từ nêu trong bảng dưới đây hoặc thay thế sửa chữa bằng những động từ có nghĩa tương tự cho tương thích với trường hợp sư phạmvà trách nhiệm đơn cử giao cho học viên. Mức độBiếtĐộng từ miêu tả mức độnêu được ( 1 số ít đặc thù của nước ; … ) ; kể được ( tên một đến hai bệnh ở người do vi trùng gây ra ; … ). xác lập được ( cơ quan sinh sản của thực vật có hoa ; … ). Hiểumô tả được ( cấu trúc và hoạt động giải trí của mạch điện thắp sáng đơn thuần ; … ) ; vẽ được ( sơ đồ và ghi chú “ Vòngtuần hoàn của nước trong tự nhiên ” ; … ). trình diễn được ( 1 số ít cách làm sạch nước ; về năng lực của thực vật tự tổng hợp chất dinh dưỡng cần chosự sống ; … ) ; nêu được ví dụ ( về chuỗi thức ăn ; … ). so sánh được ( một số ít đặc thù của chất khi sống sót ở những trạng thái rắn, lỏng, khí ; … ) ; phân biệt được ( hoađơn tính và hoa lưỡng tính ; đặc thù sinh học và đặc thù xã hội của nam và nữ ; … ). Vận dụngnhận xét được ( bữa ăn có cân đối, lành mạnh không dựa vào sơ đồ tháp dinh dưỡng của trẻ nhỏ và đối chiếuvới trong thực tiễn bữa ăn trong ngày ở nhà hoặc ở trường ; … ) ; đặt được thắc mắc ( về việc sử dụng vật dẫn điện, vật23Mức độĐộng từ miêu tả mức độcách điện trong 1 số ít vật phẩm, trường hợp thường gặp ; về sự sinh sản của thực vật có hoa và của động vật hoang dã ; … ). lý giải được ( nguyên do gây ra ô nhiễm không khí ; sự thiết yếu phải giữ vệ sinh khung hình, đặc biệt quan trọng là ở tuổidậy thì ; … ) ; vận dụng được ( kỹ năng và kiến thức về đặc thù cho ánh sáng truyền qua của những vật để lý giải 1 số ít hiệntượng tự nhiên và ứng dụng trong thực tiễn ; kiến thức và kỹ năng về nhu yếu sống của thực vật và động vật hoang dã để yêu cầu việc làm cụthể trong chăm nom cây xanh và vật nuôi, lý giải được tại sao cần phải làm việc làm đó ; … ) ; triển khai được ( và hoạt động những người xung quanh cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm chi phí ; … ). đưa ra được ( giải pháp cho một số ít trường hợp cần làm vật nóng lên hay lạnh đi ; nhu yếu trợ giúp khi bản thânhoặc bạn hữu có rủi ro tiềm ẩn bị xâm hại ; … ) ; đề xuất kiến nghị được ( giải pháp thí nghiệm để xác lập vật dẫn điện, vật cáchđiện ; … ) ; kiến thiết xây dựng được ( nội dung và sử dụng cách trình diễn tương thích như dùng hình ảnh, sơ đồ, … để vận độngmọi người cùng sống hoà hợp với vạn vật thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học ở địa phương ; … ). 2. Thời lượng thực thi chương trìnhThời lượng triển khai chương trình mỗi lớp là 70 tiết / năm học, dạy trong 35 tuần. Ước lượng tỷ suất % số tiết dành chocác chủ đề ở từng lớp như sau : Chủ đềLớp 4L ớp 5C hất18 % 17 % Năng lượng18 % 17 % Thực vật và động vật13 % 15 % Nấm, vi khuẩn10 % 10 % Con người và sức khoẻ21 % 21 % Sinh vật và môi trường10 % 10 % Đánh giá định kì10 % 10 % 243. Thiết bị dạy họcTrong dạy học môn Khoa học, thiết bị dạy học không chỉ là phương tiện đi lại để minh hoạ kỹ năng và kiến thức, gây hứng thú học tậpcho học viên mà còn là phương tiện đi lại để học viên khám phá, tò mò những sự vật, hiện tượng kỳ lạ tự nhiên và đời sống xungquanh ; rèn luyện, tăng trưởng năng lượng tư duy ; rèn luyện năng lượng thực hànhCác thiết bị dạy học của môn Khoa học gồm có : a ) Các thiết bị dùng chung cả lớp : Tranh, video, quy mô về : những lớp đất ; nguyên do, mối đe dọa và giải pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất, sử dụng nănglượng mặt trời, nguồn năng lượng gió, nước chảy ; sơ đồ mạng lưới hệ thống làm sạch nước ; nấm, vi trùng ; dinh dưỡng, sinh sản và phát triểnở thực vật, động vật hoang dã và người ; sinh vật và thiên nhiên và môi trường. b ) Các thiết bị dùng để học viên thực hành thực tế theo nhóm, cá thể : – Các dụng cụ đo : nhiệt kế ; kính lúp và ( hoặc ) kính hiển vi. – Các dụng cụ thí nghiệm về : đối lưu không khí ; không khí cần cho sự cháy ; vai trò của ánh sáng so với sự nhìn thấyvật ; sự phát ra âm thanh ; sự co và giãn vì nhiệt ; sự đổi khác hoá học ; lắp mạch điện đơn thuần. – Sơ đồ câm, mũi tên và ghi chú rời về : “ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ” ; dinh dưỡng, sinh sản và tăng trưởng ởthực vật, động vật hoang dã và người. – Bộ tranh rời về : những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bảo đảm an toàn về điện ; những chất dinh dưỡng có trong thức ăn ; chuỗi thức ăn trong tự nhiên ; chăm nom sức khoẻ tuổi dậy thì ; phòng tránh bị xâm hại ; tác động ảnh hưởng của con người đến môi trường tự nhiên. Ngoài ra, cần chú ý quan tâm khai thác thiên nhiên và môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học, đồng thời khuyến khích giáoviên tự làm thiết bị dạy học bằng những vật tư sẵn có ở địa phương và sử dụng công nghệ thông tin cũng như nhữngphương tiện dạy học văn minh khác. 4. Tích hợp giáo dục những yếu tố có tương quan vào môn họcThực hiện tích hợp vào môn Khoa học 1 số ít nội dung như : giáo dục thiên nhiên và môi trường ( bảo vệ tài nguyên vạn vật thiên nhiên, bảo vệ đadạng sinh học và thích ứng với biến hóa khí hậu ), giáo dục giới tính, phòng tránh bị xâm hại, … trên cơ sở bảo vệ những nội dungđược tích hợp có tinh lọc, không gượng ép, không làm đổi khác đặc trưng của môn học và không gây quá tải cho học viên. 25
Source: https://laodongdongnai.vn
Category: Khoa Học