Giáo trình Phương pháp Nghiên cứu Khoa học – ĐH Y Huế.pdf (nghiên cứu khoa học) | Tải miễn phí

Giáo trình Phương pháp Nghiên cứu Khoa học – ĐH Y Huế

pdf

Số trang Giáo trình Phương pháp Nghiên cứu Khoa học - ĐH Y Huế
89
Cỡ tệp Giáo trình Phương pháp Nghiên cứu Khoa học - ĐH Y Huế
1 MB
Lượt tải Giáo trình Phương pháp Nghiên cứu Khoa học - ĐH Y Huế
6
Lượt đọc Giáo trình Phương pháp Nghiên cứu Khoa học - ĐH Y Huế
60
Đánh giá Giáo trình Phương pháp Nghiên cứu Khoa học - ĐH Y Huế

5 (
22 lượt)

891 MB

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 89 trang, để tải xuống xem khá đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Chủ đề tương quan

Tài liệu tương tự

Nội dung

BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC – KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HUẾ
YXYXY

ZWZWZ

GIÁO TRÌNH

PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(DÙNG CHO BS. ĐA KHOA HỆ 6 NĂM)

HUẾ – 2006

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CÁC LOẠI THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu học tập
1. Phân loại được các loại thiết kế nghiên cứu;
2. Diễn giải được các loại thiết kế nghiên cứu;
3. Trình bày được giá trị của mỗi loại nghiên cứu.
Để nghiên cứu đầy đủ một vấn đề sức khỏe (một bệnh chẳng hạn) thường phải qua các
giai đoạn sau đây:
– Giai đoạn mô tả:
Š Nhận thấy vấn đề (một sự khởi đầu rất quan trọng);
Š Xác nhận sự đồng nhất của các sự kiện (các cas giống nhau);
Š Thu thập tất cả các sự kiện (nhận ra tất cả các cas hiện có);
Š Xác định các đặc điểm của các sự kiện (mô tả các cas);
Š Tìm cách mô tả quá trình xuất hiện và chiều hướng phát triển của hiện tượng.
– Giai đoạn phân tích:
Hình thành giả thuyết về mối quan hệ nhân quả (căn nguyên ?) và tìm cách phân tích
các dữ kiện tùy theo các gỉa thuyết đã đề ra.
– Giai đoạn thực nghiệm (nếu có thể):
Kiểm tra giả thuyết: (bằng quan sát, hoặc bằng thực nghiệm).
– Trình bày kết quả:
Soạn thảo báo cáo, trình bày kết quả.
Trong thực tế, cùng một lúc không thể thực hiện được tất cả các giai đọan nói trên; mà
thường, trong mỗi nghiên cứu chỉ thực hiện được một giai đọan mà thôi.
I. PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU
Có các cách phân loại như sau:
• Theo thời gian:
– Nghiên cứu ngang
– Nghiên cứu dọc
– Nghiên cứu nửa dọc
• Theo sự biến động của đối tượng trong các nhóm:
– Nghiên cứu thuần nhất
– Nghiên cứu hỗn hợp
• Theo mục tiêu nghiên cứu:
Š Tùy thái độ
– Nghiên cứu mô tả
người nghiên cứu
– Nghiên cứu phân tích
Š Theo bước logic
Š Theo cách so sánh

– Quan sát
– Thực nghiệm
– Quy nạp
– Suy luận
– Hồi cứu
– Tương lai

Cũng có thể chỉ dựa vào thái độ của người nghiên cứu, chia các nghiên cứu thành hai
loại như sau:
1

Loại nghiên cứu
• Nghiên cứu quan sát:
– Nghiên cứu mô tả:
ŠNghiên cứu trường hợp
Š Nghiên cứu sinh thái
Š Nghiên cứu ngang
– Nghiên cứu phân tích:
Š Nghiên cứu bệnh chứng
Š Nghiên cứu thuần tập
• Nghiên cứu thực nghiệm:
– Thử nghiệm ngẫu nhiên
– Thử nghiệm trên thực địa
– Thử nghiệm trên cộng đồng

Đồng nghĩa

Nghiên cứu tương quan
Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc
Nghiên cứu hồi cứu
Nghiên cứu theo dõi
Nghiên cứu can thiệp
Thử nghiệm lâm sàng
Nghiên cứu can thiệp trên cộng đồng

Đối tượng
nghiên cứu

Quần thể
Cá thể
Cá thể
Cá thể
Bệnh nhân
Người khỏe
Cộng đồng

1. Khái niệm về Cohorte
Cohorte là một nhóm đối tượng được xác định bằng các đặc trưng cá nhân (tuổi,
giới…); ở nhóm đó, người ta quan sát sự xuất hiện một bệnh nào đó bằng các khảo sát lập lại.
Các đối tượng này, tại một thời điểm, vào đồng thời dưới sự quan sát của người nghiên cứu
trong một thời kỳ dài.
Các nghiên cứu về các cohorte chỉ có thể giải thích được khi ta xác định rõ ràng ngay
từ đầu: Đặc trưng cá thể nào quy định nên cohorte; ở thời điểm nào của nghiên cứu cohorte
được xác định (ngày tháng năm sinh của đối tượng, lúc bắt đầu phơi nhiễm với yếu tố nghiên
cứu, lúc bắt đầu quan sát…); tình trạng nào của đối tượng trong cấu trúc nghiên cứu (mọi đối
tượng hay chỉ những người phơi nhiễm). Các nghiên cứu về những diễn biến lâu dài thường
dựa trên các nghiên cứu cohorte. Bằng các nghiên cứu cohorte, ta có thể theo dõi sự diễn biến
về tỷ lệ chết ở các nhóm cá thể từ 55-64 tuổi vào các năm 1900, 1940, 1980. Nghiên cứu này
có 3 cohorte; Diễn biến lâu dài về chiều cao của trẻ em ở độ tuổi nhất định vào các năm 1920,
1940, 1960, 1980 sẽ được theo dõi trên 4 cohorte.
2. Nghiên cứu ngang, nghiên cứu dọc, nghiên cứu nửa dọc
Theo thời gian, theo số cohorte, và theo số lần khảo sát kế tiếp nhau, các nghiên cứu
được phân chia như sau:
2.1. Nghiên cứu ngang
Người ta đo lường trên một hoặc nhiều cohorte tại cùng một thời điểm – Chính là đánh
giá tức thời một hiện tượng sức khỏe. Ví dụ, để đánh giá sự tăng trưởng của trẻ em từ 0 -18
tuổi, 19 nhóm trẻ ở các độ tuổi khác nhau (có khoảng cách 1 tuổi) được điều tra tại một thời
điểm. Kiểu điều tra này cũng được áp dụng trong nghiên cứu hồi cứu.
2.2. Nghiên cứu dọc:
Dựa trên sự khảo sát định kỳ, lập lại trên cùng một cohorte. Ví dụ, để đánh giá sự tăng
trưởng của trẻ em từ 0 -18 tuổi, trên nhóm trẻ mới sinh, kiểm tra hằng năm cho đến khi nhóm
đó đến 18 tuổi.
Các nghiên cứu tương lai dựa vào nghiên cứu dọc hoặc nghiên cứu nửa dọc.
2.3. Nghiên cứu nửa dọc

2

Khảo sát định kỳ nhiều cohorte trong một khỏang thời gian nhất định. Ví dụ: Muốn có
đươc hình ảnh tăng trưởng của trẻ em từ 0 -18 tuổi, phải điều tra trên các cohorte: mới sinh, 5
tuổi, 10 tuổi, 15 tuổi. Mỗi cohorte được khảo sát mỗi năm một lần trong 5 năm liên tục. Từ 4
cohorte đó ta sẽ có được sự tăng trưởng từ 0 – 19 tuổi trong 5 năm nghiên cứu.
2.4. Nghiên cứu dọc hoặc nửa dọc hỗn hợp
Là khi, trong quá trình nghiên cứu, một số cá thể rời khỏi cohorte, một số gia nhập
thêm vào cohorte. Nghiên cứu này theo dõi các cá thể tham gia từ đầu đến cuối cuộc nghiên
cứu, và theo dõi cả những người chỉ tham gia một phần cuộc nghiên cứu.
Nếu như các đối tượng trong cohorte vào và ra đồng thời của cuộc nghiên cứu thì gọi
là nghiên cứu đồng nhất. Các nghiên cứu nửa dọc và hổn hợp là một sự dung hòa.
Một nghiên cứu ngang, thường tổ chức dễ, cho kết quả nhanh, rẻ nhưng giá trị không
nhiều lắm. Một nghiên cứu dọc, thường đắt hơn, nhưng kết quả chính xác hơn; nó đòi hỏi sự
tổ chức phức tạp, và một sự hợp tác lâu dài của đối tượng.
Sự lựa chọn lọai nghiên cứu phụ thuộc vào quần thể, đối tượng nghiên cứu, phụ thuộc
vào chất lượng mong muốn của nguồn thông tin, tính khẩn cấp nhiều hay ít của kết quả
nghiên cứu và phụ thuộc vào phương tiện có sẵn cho cuộc điều tra.
Loại nghiên cứu
Ngang
Dọc
Nửa dọc

Số cohorte ban đầu
Nhiều hoặc một
Một
Nhiều

Số lần khảo sát trên mỗi cohorte
trong quá trình nghiên cứu
Một lần
Nhiều lần
Nhiều lần

II. CÁC LOẠI THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC
Có hai loại thiết kế nghiên cứu dịch tễ học cơ bản: nghiên cứu quan sát (observational
study) và nghiên cứu can thiệp (interventional study)
– Nghiên cứu quan sát: là loại nghiên cứu mà nhà nghiên cứu không hề tác động gì
vào hiện tượng mình quan tâm mà chỉ đơn thuần quan sát hiện tượng đó mà không can thiệp
gì.
Nghiên cứu quan sát được chia làm hai loại dựa trên tính chất của sự quan sát: quan
sát mô tả (descriptive study) và quan sát phân tích (analytic study).
Các thiết kế mô tả thường chỉ quan tâm đến việc mô tả bệnh cùng với một (hay một
số) yếu tố được cho là nguy cơ để tìm ra các mối liên quan có thể là kết hợp nhân quả tại một
thời điểm nên chỉ có giá trị để hình thành giả thuyết.
Các thiết kế phân tích quan tâm đến cả quá trình diễn biến của mối liên hệ giữa nhân
và quả, và thường tập trung đi sâu vào quan sát và phân tích một kết hợp nhân – quả. Vì thế
các nghiên cứu phân tích thường được tiến hành sau các nghiên cứu mô tả để kiểm định giả
thuyết nhân quả mà nghiên cứu mô tả đã hình thành. Và trong các loại thiết kế quan sát dịch
tễ học thì chỉ có nghiên cứu phân tích mới được phép kết luận về giả thuyết nhân quả.
– Nghiên cứu can thiệp: Nghiên cứu can thiệp hay nghiên cứu thực nghiệm là loại
nghiên cứu mà để kiểm định giả thuyết nhân quả, nhà nghiên cứu can thiệp vào hoặc tạo ra
yếu tố được coi là nguyên nhân rồi theo dõi, ghi nhận kết quả của can thiệp đó và phân tích
mối quan hệ giữa nhân và quả đó.
Š Bảng 2 × 2: là một bảng gồm có 2 hàng và 2 cột; hàng trình bày tình trạng phơi nhiễm và
cột trình bày tình trạng mắc bệnh (hình 1). Số liệu thu được qua các nghiên cứu thường được
trình bày bằng bảng 2 x 2, từ đó dễ dàng tính được các số đo cần thiết tùy vào mỗi thiết kế.

3

Tình trạng bị bệnh

Tình trạng
phơi nhiễm

Không

Tổng

A

B

A+B

Không

C

D

C+D

A+C

B+D

N

Hình 1: Bảng 2 × 2
1. Nghiên cứu quan sát
1.1. Các loại thiết kế quan sát mô tả:
Mục đích của một nghiên cứu mô tả là mô tả cả bệnh và các yếu tố liên quan; các yếu
tố này có thể là các yếu tố nguy cơ của bệnh; từ việc mô tả đó xây dựng nên một giả thuyết
nhân quả; nghiên cứu mô tả chưa đủ sức chứng minh mối quan hệ nhân quả đó.
Có các loại thiết kế quan sát mô tả như sau:
(1) Nghiên cứu trường hợp (Case study):
Là các nghiên cứu quan sát mô tả, thu thập các dữ kiện của từng cá thể nhằm:
z Mô tả một hiện tượng lạ, hiếm gặp (mô tả một trường hợp):
– Đây là thiết kế nghiên cứu cơ bản của phương pháp mô tả dịch tễ học dựa trên dữ
kiện thu thập từ từng cá thể.
– Là bệnh án chi tiết, tỉ mỉ, đầy đủ, do một hoặc nhiều thầy thuốc lâm sàng thực hiện
trên một bệnh nhân;
– Đòi hỏi phải khai thác đầy đủ, tỉ mỉ, đặc biệt là về căn nguyên nghi ngờ của bệnh và
kết quả là phải có một hay nhiều giả thuyết nhân quả được hình thành.
z Mô tả một chùm bệnh:
Cũng tương tự như mô tả một trường hợp nhưng áp dụng mô tả cho một vài trường
hợp cùng mắc một bệnh hay cùng có một hiện tượng sức khoẻ lạ, hiếm gặp. Mô tả một chùm
bệnh có giá trị hình thành giả thuyết cao hơn so với mô tả một trường hợp đơn độc.
z Mô tả các bệnh hoặc hiện tượng sức khỏe nhiều người mắc (mô tả một loạt các
trường hợp):
Áp dụng để mô tả một loạt các trường hợp cùng mắc một bệnh hoặc có cùng một hiện
tượng sức khoẻ, thường trong một giới hạn thời gian và không gian nhất định. Đây là loại
nghiên cứu thường được sử dụng trong lâm sàng, trong các mô tả tại bệnh viện, đặc biệt là
trong những trường hợp không thể tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên.
Mục tiêu của nghiên cứu một loạt các trường hợp thường là để mô tả về bệnh đang
quan tâm. Sản phẩm thường là tỷ lệ mắc từng triệu chứng, độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị tiên
đoán của các triệu chứng hoặc các bộ triệu chứng.
Hạn chế của loại nghiên cứu này là phần suy lý thống kê bị hạn chế, kết quả nghiên
cứu khó có thể ngoại suy ra cho quần thể, chỉ trừ trường hợp tiêu chuẩn chọn bệnh nhân hết
sức chặt chẽ để bệnh nhân trong nghiên cứu có thể đại diện cho một quần thể nhất định.
(2) Nghiên cứu tương quan (nghiên cứu sinh thái):
Là nghiên cứu mô tả dựa trên dữ kiện chung của quần thể (hình 2).
Người nghiên cứu dựa trên những số liệu chung của quần thể để tìm ra mối liên quan
giữa yếu tố nghi ngờ và bệnh. Số liệu trong loại nghiên cứu này thường được thu thập từ các
nguồn có sẵn khác nhau.
4

Chẳng hạn như người ta tính tổng lượng thịt tiêu thu hàng năm của một số nước, chia
cho số dân để có lượng thịt tiêu thụ bình quân đầu người. Bên cạnh đó, lấy tổng số ung thư
đại tràng để tính tỷ lệ ung thư đại tràng trên 100.000 dân. Và người ta nhận thấy, nước nào có
mức tiêu thu thịt bình quân càng cao thì tỷ lệ ung thư đại tràng càng cao.
Thiết kế tương quan đơn giản, dễ tiến hành và người ta khuyên nên sử dụng nhiều
thiết kế tương quan để có thể gợi ý hình thành giả thuyết vì tương quan mạnh là bước đầu
nhận xét về một kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh nhưng cần phải lưu ý đến một vài hạn chế
cố hữu bên trong của thiết kế này.
Tình trạng bị bệnh

Tình trạng
phơi nhiễm

Không

Tổng

A

B

A+B

Không

C

D

C+D

A+C

B+D

Hình 2: Chọn mẫu trong nghiên cứu tương quan
Số đo quan trọng trong nghiên cứu này là tìm hệ số tương quan r (sẽ nêu cụ thể cách
tính r và giá trị của nó trong bài “Lựa chọn test thống kê thích hợp trong phân tích số liệu”).
(3) Nghiên cứu ngang (nghiên cứu tỷ lệ hiên mắc):
Thu thập dữ kiện trên từng cá thể về cả bệnh, về cả phơi nhiễm.
Áp dụng để mô tả hiện tượng sức khoẻ và các yếu tố được cho là có liên quan đến hiện
tượng sức khoẻ đó của quần thể tại một thời điểm nhất định. Khác với nghiên cứu một loạt
các trường hợp, đối tượng nghiên cứu không phải chỉ là những người mắc bệnh hoặc phơi
nhiễm với yếu tố nguy cơ đang được quan tâm mà là những người nằm trong quần thể được
quan tâm; người đó có thể bị bệnh, có thể không; có thể phơi nhiễm, có thể không phơi nhiễm
với yếu tố nghi ngờ (Hình 3). Thường nghiên cứu này cũng chỉ thực hiện trên mẫu.
Khi trình bày kết quả, nghiên cứu này sẽ mô tả sự phân bố tỷ lệ hiện mắc bệnh theo
các mức độ khác nhau của yếu tố nghi ngờ là yếu tố nguy cơ; qua đó thấy được mối liên quan
giữa các biến số (bệnh và yếu tố) và nêu lên các giả thuyết nhân quả.

Tình trạng
phơi nhiễm

Tình trạng bị bệnh

Không

Tổng

A

B

A+B

Không

C

D

C+D

N
Hình 3: Lựa chọn đối tượng trong nghiên cứu ngang

5

1.2. Các thiết kế quan sát phân tích
(4) Nghiên cứu bệnh chứng (case-control study):
Là nghiên cứu dọc hồi cứu;
Căn cứ trên một giả thuyết nhân quả, nghiên cứu bệnh chứng được thiết kế nhằm so
sánh và tìm sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh và không bệnh (nhóm chứng) trong mối quan hệ
với yếu tố được coi là “nhân”.
Điểm xuất phát của nghiên cứu bệnh chứng là bệnh. Đây cũng là đặc trưng nổi bật của
loại nghiên cứu này. Xuất phát từ hiện tượng có hay không có bệnh đang được quan tâm,
người ta hồi cứu về việc phơi nhiễm với yếu tố bị nghi ngờ là nguyên nhân của bệnh đó (hình
4).
Loại nghiên cứu này được sử dụng nhiều để kiểm định giả thuyết vì tương đối dễ thực
hiện, không đòi hỏi thời gian theo dõi dài nhưng khi thiết kế phải thận trọng để tránh sai lầm
do việc không xác định được nhóm bệnh hoăc nhóm chứng, đặc biệt là nhóm chứng và chú ý
hạn chế sai số nhớ lại.
Tình trạng bị bệnh

Tình trạng
phơi nhiễm

Không

A

B

Không

C

D

A+C

B+D

Hình 4: Lựa chọn đối tượng trong nghiên cứu bệnh chứng
Số đo quan trọng nhất trong nghiên cứu này là OR (odds ratio: tỷ suất chênh); Khi số
liệu nghiên cứu được trình bày bằng bảng 2 × 2 thì OR được tính:

OR =

AD
;
BC

Giá trị của số đo này tương tự như Nguy cơ tương đối (RR) trong nghiên cứu thuần
tập.
(5) Thiết kế nghiên cứu thuần tập (cohort study):
Là nghiên cứu dọc mang tính theo dõi.
Thiết kế nghiên cứu thuần tập là một trong những nghiên cứu chủ yếu để kiểm định
giả thuyết. Nghiên cứu thuần tập xuất phát từ hiện tượng có hoặc không phơi nhiễm với yếu
tố bị nghi ngờ là nguy cơ của bệnh, theo dõi để ghi nhận sự xuất hiện của bệnh. Và căn cứ vào
mức độ xuất hiện bệnh trong 2 nhóm có và không phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu để kết
luận về mối kết hợp giữa yếu tố và bệnh.
Có thể chọn một mẫu ngẫu nhiên trong một quần thể nhất định các đối tượng cần thiết;
trong mẫu đó sẽ có nhóm phơi nhiễm và nhóm không phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu (hình
5); nhưng cách này thường có mức độ phơi nhiễm không đồng nhất ngay trong nhóm phơi
nhiễm.
Cũng có thể chọn riêng hai mẫu khác nhau, mẫu phơi nhiễm và mẫu không phơi
nhiễm (Hình 6); với cách này, khi chọn mẫu đã đưa ra các tiêu chuẩn nhất định về phơi nhiễm
nên sẽ có sự đồng nhất về mức độ phơi nhiễm trong các nhóm.
6

Tình trạng bị bệnh

Tình trạng
phơi nhiễm

Không

Tổng

A

B

A+B

Không

C

D

C+D
N

Hình 5: Nghiên cứu thuần tập (một mẫu)
Tình trạng bị bệnh

Không

A

B

A+B

Không

C

D

C+D

Tình trạng
phơi nhiễm

Tổng

Hình 6: Nghiên cứu thuần tập (2 mẫu)
Số đo quan trọng nhất trong nghiên cứu thuần tập là RR (relative risk: nguy cơ tương
đối). Khi số liệu của nghiên cứu được trình bày theo bảng 2 × 2 thì RR được tính:

RR =

A /( A + B )
C /( C + D )

Đặc trưng nổi bật của loại nghiên cứu thuần tập là xuất phát từ việc có hay không phơi
nhiễm rồi theo dõi trong tương lai để ghi nhận sự xuất hiện của bệnh. Hiện nay, tôn trọng đặc
trưng này và vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế, người ta đã đưa ra nhiều biến thể
của nghiên cứu thuần tập. Các loại hình nghiên cứu thuần tập đã được đưa vào nghiên cứu
hiện nay gồm có (hình 7):
– Nghiên cứu thuần tập tương lai (prospective cohort study), có thể là:
Š Nghiên cứu thuần tập tương lai hoàn toàn (concurrent prospective cohort study)
Š Nghiên cứu thuần tập tương lai không hòan toàn (non – concurrent prospective cohort
study)
– Nghiên cứu thuần tập hồi cứu (retrospective cohort study)
Thiết kế
Tương lai
Hồi cứu
Phối hợp
(tương lai và hồi cứu)

Quá khứ

Hiện tại

Tương lai
B

P
P

P
B
P

B

Ghi chú: P : phơi nhiễm; B : Bệnh
Hình 7: Các loại thiết kế nghiên cứu thuần tập
7

1.3. Ưu nhược điểm của các nghiên cứu quan sát: được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Ưu nhược điểm của các nghiên cứu quan sát

Sai số chọn
Sai số nhớ lại
Mất theo dõi
Yếu tố nhiễu
Thời gian cần thiết
Giá thành

Nghiên cứu
tương quan



Cao
thấp
thấp

Nghiên cứu
ngang
Trung bình
Cao

Trung bình
Trung bình
Trung bình

Nghiên cứu
Nghiên cứu
bệnh chứng
thuần tập
Cao
Thấp
Cao
Thấp
Thấp
Cao
Trung bình
Thấp
Trung bình
Cao
Trung bình
Cao
(Ghi chú: KĐ: không có đối tượng)

1.4. Khả năng áp dụng các loại nghiên cứu quan sát: được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Khả năng áp dụng các loại nghiên cứu quan sát
Nc.
tương quan

Nc.
ngang

Nc.
bệnh chứng

Nc.
thuần tập

++++
++

+++++

+++++

+
++

++

+b
+c
+++

+++++
+++++
+++++

Š Nghiên cứu bệnh hiếm
Š Nghiên cứu nguyên nhân hiếm
Š Nghiên cứu nhiều hậu quả của cùng một
nguyên nhân
Š Xác lập mối liên quan về thời gian
Š Đo trực tiếp số mới mắc
Š Khảo sát bệnh có thời kì tiềm ẩn dài

Chú giải:

+,…+++++:
– :
b
:
c
:

Mức thích hợp
không thích hợp
nếu nghiên cứu tương lai
nếu nghiên cứu toàn bộ quần thể

2. Nghiên cứu can thiệp
Nghiên cứu can thiệp là loại nghiên cứu có giá trị nhất trong số các nghiên cứu y học
nhưng là loại nghiên cứu đòi hỏi thiết kế đúng đắn, tiến hành nghiên cứu kiên trì và nghiêm
túc theo đề cương, thời gian thường dài và tốn kém.
Tùy theo đối tượng nghiên cứu và nơi thử nghiệm, có các loại nghiên cứu thực nghiệm
như sau:
– Nghiên cứu can thiệp trên cộng đồng:
Là loại nghiên cứu thực nghiệm tiến hành trên cộng đồng. Đối tượng nghiên cứu là tất
cả cư dân sinh sống trong cộng đồng được quan tâm không kể là có bệnh hay không. Có nhiều
cách tiến hành thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng, có giá trị và phổ biến nhất là can
thiệp cộng đồng có đối chứng nhưng đơn giản và dễ thực hiện nhất là can thiệp (so sánh)
trước – sau.
– Thử nghiệm trên thực địa:
Là nghiên cứu thực nghiệm tiến hành trên cộng đồng nhưng đối tượng nghiên cứu là
những người không có bệnh nhằm phòng bệnh cho họ.
– Thử nghiệm lâm sàng:

8

Là nghiên cứu tiến hành trong bệnh viện (có thể một hay nhiều bệnh viện) nhằm so
sánh hiệu quả điều trị của 2 hay nhiều phương án điều trị. Đây cũng là nghiên cứu về mối
quan hệ nhân quả mà nhân ở đây là phương án điều trị và quả là hiện tượng khỏi hoặc không
khỏi bệnh. Có nhiều cách thiết kế thử nghiệm lâm sàng: ngẫu nhiên hoặc không ngẫu nhiên,
có đối chứng hoặc không đối chứng…
Loại thử nghiệm lâm sàng có giá trị hơn cả là thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên (essai
contrôlé radomisé); qui trình tóm tắt như ở hình 8.
Quần thể
nghiên cứu

Chọn theo tiêu chuẩn
chặt chẽ
Đủ tiêu chuẩn
nghiên cứu

Không đủ tiêu
chuẩn nghiên cứu

Mời tham gia
nghiên cứu
Từ chối không
tham gia
Đồng ý tham gia

Chọn ngẫu nhiên
Nhóm chứng
Nhóm can thiệp

Hình 8: Qui trình thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên
3. Giá trị của các loại thiết kế nghiên cứu
Các nghiên cứu y học nói chung đều nhằm mục tiêu chủ yếu là tìm mối quan hệ nhân
quả. Mỗi loại thiết kế nghiên cứu có giá trị suy luận căn nguyên nhất định. Có thể thấy thứ
bậc giá trị của chúng như sau: sơ đồ1.

9