TIỂU LUẬN an sinh xã hội, thực trạng và giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách – Tài liệu text

TIỂU LUẬN an sinh xã hội, thực trạng và giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.17 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội không chỉ là bảo vệ
quyền của công dân như đã nêu trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con
người, mà còn là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong quá trình
phát triển. Tuy nhiên, mức độ, quy mô, phạm vi an sinh xã hội và phúc lợi xã
hội của các nước có sự khác nhau, tùy thuộc vào quan niệm, chế độ chính trị –
xã hội, trình độ phát triển và chính sách của mỗi quốc gia.
Đối với nước ta, bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi
xã hội luôn là một chủ trương, nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện
bản chất tốt đẹp của chế độ ta và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định
chính trị – xã hội và phát triển bền vững của đất nước. Với ý nghĩa đó, trong
quá trình nghiên cứu môn quy luật cách mạng xã hội chủ nghĩa, tác giả lựa
chọn vấn đề:” An sinh xã hội, thực trạng và giải pháp thực hiện hiệu quả
chính sách an sinh xã hội ở nước ta.” Để nghiên cứu làm tiểu luận.
NỘI DUNG
1. Khái niệm, bản chất và các bộ phận của an sinh xã hội.
1.1. Khái niệm an sinh xã hội
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, con người muốn tồn tại và phát
triển trước hết phải ăn, mặc, ở… Để thoả mãn nhu cầu tối thiểu này, con
người phải lao động làm ra những sản phẩm cần thiết. Của cải xã hội càng
nhiều, mức độ thoả mãn nhu cầu càng cao, nghĩa là việc thoả mãn nhu cầu
phụ thuộc vào khả năng lao động của con người. Tuy nhiên, trong suốt cuộc
đời, không phải khi nào con người cũng có thể lao động tạo ra được thu nhập.
Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn, bất hạnh, rủi ro xảy ra làm cho con
người bị giảm, mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác, chẳng hạn, bị
1
bất ngờ ốm đau, tai nạn, mất người nuôi dưỡng, tuổi già, tử vong… Hơn nữa,
cuộc sống của con người trên trái đất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự
nhiên và môi trường sống. Để hiểu rõ khái niệm an sinh xã hội (ASXH), cần
nhìn lại điêù kiện tự nhiên và xã hội không thuận lợi đã làm cho một bộ phận
dân cư cần phải có sự giúp đỡ nhất định để bảo đảm nhu cầu tối thiểu cuộc

sống bình thường. Do đó, để tồn tại và phát triển, con người đã có nhiều biện
pháp khác nhau để khắc phục khó khăn.
Từ xa xưa, trước những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống, con người đã
tự khắc phục, như câu phương ngôn “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”;
đồng thời, còn được sự san sẻ, đùm bọc, cưu mang của cộng đồng. Sự
tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác
nhau. Những yếu tố đoàn kết, hướng thiện đó đã tác động tích cực đến ý
thức và công việc xã hội của các Nhà nước dưới các chế độ xã hội khác
nhau. Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng
công nghiệp, hệ thống ASXH đã có những cơ sở để hình thành và phát
triển. Quá trình công nghiệp hoá làm cho đội ngũ người làm công ăn lương
tăng lên, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao động làm
thuê đem lại. song sự hẫng hụt về tiền lương trong các trường hợp bị ốm
đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già…, đã trở thành mối đe
doạ đối với cuộc sống bình thường của những người không có nguồn thu
nhập nào khác ngoài tiền lương. Sự bắt buộc phải đối mặt với những nhu
cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc những người làm công ăn lương tìm cách
khắc phục bằng những hành động tương thân, tương ái (lập các quỹ tương
tế, các hội đoàn…); đồng thời, đòi hỏi giới chủ và Nhà nước phải có trợ
giúp bảo đảm cuộc sống cho họ.
Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều Bang đã thành lập quỹ ốm đau và
yêu cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh
2
tật. Từ đó, xuất hiện hình thức bắt buộc đóng góp. Lúc đầu chỉ có giới thợ
tham gia, dần dần các hình thức bảo hiểm mở rộng ra cho các trường hợp rủi
ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Đến cuối những năm 1880, ASXH (lúc này
là bảo hiểm xã hội) đã mở ra hướng mới. Sự tham gia là bắt buộc và không
chỉ người lao động đóng góp mà giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện
nghĩa vụ của mình (cơ chế ba bên). Tính chất đoàn kết và san sẻ lúc này được
thể hiện rõ nét: mọi người, không phân biệt già – trẻ, nam – nữ, người khoẻ –

người yếu mà tất cả đều phải tham gia đóng góp.
Mô hình này của Đức đã lan dần ra châu Âu, sau đó sang các nước Mỹ
Latin, rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau
chiến tranh thế giới thứ hai, ASXH đã lan rộng sang các nước giành được độc
lập ở châu á, châu Phi và vùng Caribê. Ngoài bảo hiểm xã hội(BHXH), các
hình thức truyền thống về tương tế, cứu trợ xã hội cũng tiếp tục phát triển để
giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như những người già cô đơn,
người tàn tật, trẻ em mồ côi, người goá bụa và những người không may gặp
rủi ro vì thiên tai, hoả hoạn… Các dịch vụ xã hội như dịch vụ y tế, dự phòng
tai nạn, dự phòng y tế tái thích ứng; dịch vụ đặc biệt cho người tàn tật, người
già, bảo vệ trẻ em… được từng bước mở rộng ở các nước theo những điều
kiện tổ chức, chính trị, kinh tế – xã hội, tài chính và quản lý khác nhau. Hệ
thống ASXH được hình thành và phát triển rất đa dạng dưới nhiều hình thức
khác nhau ở từng quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử, trong đó BHXH là
trụ cột chính. Đạo luật đầu tiên về ASXH (Social Security) trên thế giới là
Đạo luật năm 1935 ở Mỹ.
Đạo luật này quy định thực hiện chế độ bảo vệ tuổi già, chế độ tử tuất,
tàn tật và trợ cấp thất nghiệp. Thuật ngữ ASXH được chính thức sử dụng. Đến
năm 1941, trong Hiến chương Đại Tây Dương và sau đó Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO) chính thức dùng thuật ngữ này trong các công ước quốc tế.
3
ASXH đã được tất cả các nước thừa nhận là một trong những quyền con
người. Nội dung của ASXH đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền
do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948. Trong bản Tuyên
ngôn có viết: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền
hưởng ASXH. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã
hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người…”. Ngày
25/6/1952, Hội nghị toàn thể của ILO đã thông qua Công ước số 102, được
gọi là Công ước về ASXH (tiêu chuẩn tối thiểu) trên cơ sở tập hợp các chế độ
về ASXH đã có trên toàn thế giới thành 9 bộ phận.

Tuy nhiên, cho đến nay, do tính chất phức tạp và đa dạng của ASXH nên
vẫn còn nhiều nhận thức khác nhau về vấn đề này. Khái niệm về ASXH cũng
còn khá khác biệt giữa các quốc gia.
Theo tiếng Anh, ASXH thường được gọi là Social Security và khi dịch
ra tiếng Việt, ngoài ASXH thì thuật ngữ này còn được dịch là bảo đảm xã hội,
bảo trợ xã hội, an ninh xã hội, an toàn xã hội… với những ý nghĩa không
hoàn toàn tương đồng nhau. Theo nghĩa chung nhất, Social Security là sự đảm
bảo thực hiện các quyền của con người được sống trong hòa bình, được tự do
làm ăn, cư trú, di chuyển, phát biểu chính kiến trong khuôn khổ luật pháp;
được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật; được học tập, được có việc làm, có
nhà ở; được đảm bảo thu nhập để thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu
khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già…Theo nghĩa này thì tầm “ bao” của Social
Security rất lớn và vì vậy khi dịch sang tiếng Việt có nhiều nghĩa như trên
cũng là điều dễ hiểu. Theo nghĩa hẹp, Social Security được hiểu là sự bảo
đảm thu nhập và một số điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho người lao
động và gia đình họ khi bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả
năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cả, cô đơn, trẻ em mồ
côi, người tàn tật, những người nghèo đói và những người bị thiên tai, dịch
4
hoạ…Theo chúng tôi, ASXH mà chúng ta đang nói tới, nên được hiểu theo
nghĩa hẹp của khái niệm Social Security này. Bên cạnh khái niệm này, từ
những cách tiếp cận khác nhau, một số nhà khoa học đưa ra những khái niệm
rộng- hẹp khác nhau về ASXH, chẳng hạn:
– Theo H. Beveridge, nhà kinh tế học và xã hội học người Anh (1879-
1963), ASXH là sự bảo đảm về việc làm khi người ta còn sức làm việc và bảo
đảm một lợi tức khi người ta không còn sức làm việc nữa.
– Trong Đạo luật về ASXH của Mỹ, ASXH được hiểu khái quát hơn, đó
là sự bảo đảm của xã hội, nhằm bảo tồn nhân cách cùng giá trị của cá nhân,
đồng thời tạo lập cho con người một đời sống sung mãn và hữu ích để phát
triển tài năng đến tột độ.

Để dễ thống nhất, theo các nhà nghiên cứu nên dùng khái niệm của Tổ
chức lao động quốc tế (ILO) đang sử dụng: ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối
với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm
chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu
nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật,
tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia
đình đông con.
Như vậy, về mặt bản chất, ASXH là góp phần đảm bảo thu nhập và đời
sống cho các công dân trong xã hội. Phương thức hoạt động là thông qua các
biện pháp công cộng. Mục đích là tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên
trong xã hội và vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc.
1.2. Bản chất và tính tất yếu khách quan của an sinh xã hội
Bản chất của ASXH là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các
công dân trong xã hội với phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp
công cộng, nhằm tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội. Vì vậy
mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc. Có thể thấy rõ bản chất của ASXH
5
từ những khía cạnh sau:
Thứ nhất, ASXH là biểu hiện rõ rệt của quyền con người đã được Liên
hợp quốc thừa nhận.
Để thấy rõ bản chất của ASXH, cần hiểu rõ mục tiêu của nó. Mục tiêu của
ASXH là tạo ra một lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ cho tất cả
mọi thành viên của cộng đồng trong những trường hợp bị giảm hoặc bị mất thu
nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất trong chi tiêu của gia đình do nhiều nguyên
nhân khác nhau, như ốm đau, thương tật, già cả… gọi chung là những biến cố và
những “rủi ro xã hội”. Để tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp, ASXH
dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiện công bằng xã hội, được thực
hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và các biện pháp khác nhau.
ASXH, như đã nêu, có nội dung rất rộng lớn, nhưng tập trung vào ba vấn
đề chủ yếu:

– Một là, là trụ cột cơ bản, cần thiết cho sự bảo đảm, đó là sự BHXH. Có
thể nói BHXH là xương sống của hệ thống ASXH. Chỉ khi có một hệ thống
BHXH hoạt động có hiệu quả thì mới có thể có một nền ASXH vững mạnh.
BHXH dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia, gồm người lao động,
người sử dụng lao động và Nhà nước trong một số trường hợp. Thông qua các
trợ cấp BHXH, người lao động có được một khoản thu nhập bù đắp hoặc thay
thế cho những khoản thu nhập bị giảm hoặc mất trong những trường hợp họ
bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm.
– Hai là, là sự cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động
và các thành viên gia đình họ, nhằm bảo đảm cho họ tái tạo được sức lao
động, duy trì và phát triển nền sản xuất xã hội, đồng thời phát triển mọi mặt
cuộc sống của con người, kể cả phát triển bản thân con người.
– Ba là, là các loại trợ giúp xã hội (cung cấp tiền, hiện vật…) cho những
người có rất ít hoặc không có tài sản (người nghèo khó), những người cần sự
6
giúp đỡ đặc biệt cho các gánh nặng gia đình… ASXH cũng khuyến khích,
thậm chí bao quát cả những loại trợ giúp như miễn giảm thuế, trợ cấp về ăn,
ở, dịch vụ đi lại…
Hệ thống ASXH hiện đại không chỉ là những cơ chế đơn giản nhằm thay
thế thu nhập mà đã trở thành những véctơ hỗn hợp của cái gọi là “những
chuyển giao xã hội”, tức là những công cụ, những biện pháp phân phối lại tiền
bạc, của cải và các dịch vụ xã hội có lợi cho những nhóm người “yếu thế” hơn
(hiểu một cách tương đối, biện chứng nhất) trong cộng đồng xã hội.
Như vậy, có thể thấy rõ bản chất của ASXH là nhằm che chắn, bảo vệ
cho các thành viên của xã hội trước mọi “biến cố xã hội” bất lợi.
Thứ hai, ASXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp.
Mỗi người trong xã hội từ những địa vị xã hội, chủng tộc, tôn giáo khác
nhau… là những hiểu hiện khác nhau của một hệ thống giá trị xã hội. Nhưng
vượt lên trên tất cả, với tư cách là một công dân, họ phải được bảo đảm mọi
mặt để phát huy đầy đủ những khả năng của mình, không phân biệt địa vị xã

hội, chủng tộc, tôn giáo… ASXH tạo cho những người bất hạnh, những người
kém may mắn hơn những người bình thường khác có thêm những điều kiện,
những lực đẩy cần thiết để khắc phục những “biến cố”, những “rủi ro xã hội”,
có cơ hội để phát triển, hoà nhập vào cộng đồng. ASXH kích thích tính tích cực
xã hội trong mỗi con người, kể cả những người giàu và người nghèo; người
may mắn và người kém may mắn, giúp họ hướng tới những chuẩn mực của
Chân – Thiện – Mỹ. Nhờ đó, một mặt có thể chống thói ỷ lại vào xã hội; mặt
khác, có thể chống lại được tư tưởng mạnh ai nấy lo, “đèn nhà ai nhà ấy
rạng”… ASXH là yếu tố tạo nên sự hòa đồng mọi người không phân biệt chính
kiến, tôn giáo, chủng tộc, vị trí xã hội… Đồng thời, giúp mọi người hướng tới
một xã hội nhân ái, góp phần tạo nên một cuộc sống công bằng, bình yên.
Thứ ba, ASXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương
7
thân tương ái của cộng đồng.
Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là một trong những nhân
tố để ổn định và phát triển xã hội. Sự san sẻ trong cộng đồng, giúp đỡ những
người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, bảo
đảm cho một xã hội phát triển lành mạnh.
– ASXH thực hiện một phần công bằng và tiến bộ xã hội. Trên bình diện
xã hội, ASXH là một công cụ để cải thiện các điều kiện sống của các tầng lớp
dân cư, đặc biệt là đối với những người nghèo khó, những nhóm dân cư “yếu
thế” trong xã hội. Trên bình diện kinh tế, ASXH là một công cụ phân phối lại
thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng, được thực hiện theo hai chiều
ngang và dọc. Sự phân phối lại thu nhập theo chiều ngang là sự phân phối lại
giữa những người khoẻ mạnh và người ốm đau, giữa người đang làm việc và
người đã nghỉ việc, giữa người chưa có con và những người có gánh nặng gia
đình. Một bên là những người đóng góp đều đặn vào các loại quỹ ASXH hoặc
đóng thế, còn bên kia là những người được hưởng trong các trường hợp với
các điều kiện xác định. Thông thường, sự phân phối lại theo chiều ngang chỉ
xảy ra trong nội bộ những nhóm người được quyền hưởng trợ cấp (một “tập

hợp đóng” tương đối).
Sự phân phối lại thu nhập theo chiều dọc là sự chuyển giao tài sản và sức
mua của những người có thu nhập cao cho những người có thu nhập quá thấp,
cho những nhóm người “yếu thế”. Phân phối lại theo chiều dọc được thực
hiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau: trực tiếp (thuế trực thu, kiểm soát giá cả,
thu nhập và lợi nhuận…) hoặc gián tiếp (trợ cấp thực phẩm, cung cấp hiện vật
hoặc các dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, nhà ở, giúp đỡ và bảo vệ trẻ
em…). Việc phân phối lại theo chiều dọc có ý nghĩa xã hội rất lớn (thực hiện
cho một “tập hợp mở” tương đối).
Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện phân phối lại theo chiều dọc còn
8
gặp nhiều khó khăn do điều kiện tài chính và tổ chức. Song cũng có thể có
một số biện pháp để thực hiện một số chế độ cho những người có thu nhập
thấp thông qua hệ thống đóng góp và hệ thống trợ cấp. Những người có thu
nhập thấp thường được miễn giảm chế độ đóng góp, hoặc được người chủ sử
dụng lao động (kể cả Nhà nước) đóng cho hoàn toàn. Hệ thống trợ cấp cũng
lưu ý tới những người có thu nhập thấp (tỷ lệ trợ cấp cao hơn so với những
người có thu nhập cao). Sự phân phối theo chiều ngang và theo chiều dọc đã
tạo ra một lưới ASXH (social safety net hoặc social security net).
– ASXH góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Đến nay người ta đã ý thức
được rằng, sự phát triển của xã hội là một quá trình, trong đó các nhân tố kinh
tế và nhân tố xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau. Sự phát triển của thế
giới trong những năm gần đây đặt ra mục tiêu là bảo đảm những cải thiện
nhất định cho hạnh phúc của mỗi người và đem lại những lợi ích cho mọi
người; bảo đảm phân phối công bằng hơn về thu nhập và của cải, tiến tới công
bằng xã hội; đạt được hiệu quả sản xuất, bảo đảm việc làm, mở rộng và cải
thiện về thu nhập giáo dục và y tế cộng đồng; giữ gìn và bảo vệ môi trường…
Đáp ứng những nhu cầu tối cần thiết cho những người gặp khó khăn, bất hạnh
là vấn đề được ưu tiên trong chiến lược phát triển của thế giới. Những lưới
đầu tiên của ASXH đã bảo vệ, giảm bớt sự khó khăn cho họ. Sự phát triển sau

này của những lưới khác tạo ra sự đa dạng trong ASXH, giải quyết được
những nhu cầu khác nhau của nhiều nhóm người trong những trường hợp “rủi
ro xã hội”. Tuy nhiên, phải thấy rằng, ASXH không loại trừ được sự nghèo
túng mà chỉ có tác dụng góp phần đẩy lùi nghèo túng, góp phần vào việc thúc
đẩy tiến bộ xã hội.
– ASXH là một tất yếu khách quan trong cuộc sống xã hội loài người.
Trong bất kỳ xã hội nào, ở bất cứ giai đoạn phát triển nào cũng đều có những
nhóm dân cư, những đối tượng rơi vào tình trạng không thể tự lo liệu được
9
cuộc sống, hoặc trong cảnh gặp sự cố nào đó trở thành những người “yếu thế”
trong xã hội. Nếu trong xã hội có những nhóm người “yếu thế”, những người
gặp rủi ro, bất hạnh thì cũng chính trong xã hội đó lại nẩy sinh những cơ chế
hoặc tự phát, hoặc tự giác, thích ứng để giúp đỡ họ. Đây là cơ sở để hệ thống
ASXH hình thành và phát triển. Tất nhiên, ASXH là một quá trình phát triển
toàn diện, từ đơn giản đến phức tạp và ngày càng phong phú, đa dạng.
1.3. Các bộ phận của an sinh xã hội.
Về mặt cấu trúc ASXH gồm những bộ phận cơ bản là:
* Bảo hiểm xã hội
Đây là bộ phận lớn nhất trong hệ thống ASXH. Có thể nói, không có
BHXH thì không thể có một nền ASXH vững mạnh. BHXH ra đời và phát
triển từ khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện ở châu Âu. BHXH nhằm
bảo đảm cuộc sống cho những người công nhân công nghiệp và gia đình họ
trước những rủi ro xã hội như ốm đau, tai nạn, mất việc làm…, làm giảm hoặc
mất thu nhập. Tuy nhiên, cũng do tính lịch sử và phức tạp của vấn đề, khái
niệm BHXH đến nay cũng chưa được hiểu hoàn toàn thống nhất và gần đây
có xu hướng hòa nhập giữa BHXH với ASXH. Khi đề cập đến vấn đề chung
nhất, người ta dùng khái niệm SOCIAL SECURITY và vẫn dịch là BHXH,
nhưng khi đi vào cụ thể từng chế độ thì BHXH được hiểu theo nghĩa của từ
SOCIAL INSURANCE. Tuy nhiên, sự hòa nhập này không có nghĩa là hai
thuật ngữ này là một. Theo nghĩa hẹp, cụ thể, có thể hiểu BHXH là sự bảo

đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất
hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao
động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài
chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần
bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ; đồng thời góp
phần bảo đảm an toàn xã hội.
10
BHXH có những điểm cơ bản là: BHXH dựa trên nguyên tắc cùng chia
sẻ rủi ro giữa những người tham gia; đòi hỏi tất cả mọi người tham gia phải
đóng góp tạo nên một quỹ chung; các thành viên được hưởng chế độ khi họ
gặp các “sự cố” và đủ điều kiện để hưởng; chi phí cho các chế độ được chi trả
bởi quỹ BHXH; nguồn quỹ được hình thành từ sự đóng góp của những người
tham gia, thường là sự chia sẻ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động,
với một phần tham gia của Nhà nước; đòi hỏi tham gia bắt buộc, trừ những
trường hợp ngoại lệ; phần tạm thời chưa sử dụng của Quỹ được đầu tư tăng
trưởng, nâng cao mức hưởng cho người thụ hưởng chế độ BHXH; các chế độ
được bảo đảm trên cơ sở các đóng góp BHXH, không liên quan đến tài sản
của người hưởng BHXH; các mức đóng góp và mức hưởng tỷ lệ với thu nhập
trước khi hưởng BHXH…
* Trợ giúp xã hội
Đó là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện
sinh sống thiết yếu khác đối với mọi thành viên của xã hội trong những
trường hợp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ khả năng để tự lo được cuộc
sống tối thiểu của bản thân và gia đình.
Trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ thêm của cộng đồng và xã hội bằng tiền
hoặc bằng các điều kiện và phương tiện thích hợp để đối tượng được giúp đỡ
có thể phát huy khả năng tự lo liệu cuộc sống cho mình và gia đình, sớm hòa
nhập trở lại với cuộc sống của cộng đồng.
* Trợ cấp gia đình
-Trong hệ thống ASXH của nhiều nước quy định chế độ BHXH dựa trên

những nhu cầu đặc biệt và có những chi phí bổ sung gắn với gia đình.
– Những phương pháp áp dụng bao gồm việc sử dụng cơ cấu thuế để gắn
với trách nhiệm gia đình. Người không có con phải nộp thuế cao hơn những
người có con; người ít con phải nộp thuế nhiều hơn người đông con…
11
* Các quỹ tiết kiệm xã hội
Ngoài BHXH, trong hệ thống ASXH của nhiều nước có tổ chức các quỹ
tiết kiệm dựa trên đóng góp cá nhân.
– Những đóng góp được tích tụ dùng để chi trả cho các thành viên khi sự cố
xảy ra. Đóng góp và khoản sinh lời được chi trả một lần theo những quy định.
– Từng cá nhân nhận khoản đóng góp của mình và khoản sinh lời, không
chia sẻ rủi ro cho người khác…
* Các dịch vụ xã hội được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng
Ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước phát triển, trong hệ thống ASXH có
nhiều dạng dịch vụ xã hội, được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng (ngân sách
Nhà nước), bao gồm:
– Trợ cấp cơ bản cho mọi cư dân, hoặc tất cả những người đã từng làm
việc trong một khoảng thời gian nhất định.
– Trợ cấp này không liên quan đến tài sản trước đó của người thụ hưởng;
các chế độ được chi trả từ ngân sách Nhà nước.
* Trách nhiệm từ chủ sử dụng lao động
– Thường chỉ là hệ thống tai nạn nghề nghiệp hoặc hệ thống đền bù cho
người lao động.
– Chủ yếu liên quan đến tai nạn tại nơi làm việc và bệnh nghề nghiệp.
– Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với chăm sóc y tế và bồi
thường tuỳ theo mức độ tai nạn và bệnh nghề nghiệp.
– Có thể bao gồm một phần để chi trả chế độ cho người lao động trong
thời gian ngừng việc (nằm trong chế độ BHXH).
* Dịch vụ xã hội khác
– Quy định thêm về ASXH dưới các hình thức khác.

– Khi không có hệ thống ASXH.
– Có thể được thực hiện bởi các tổ chức tự nguyện hoặc phi Chính phủ.
12
– Bao gồm các dịch vụ đối với người già, người tàn tật, trẻ em, phục hồi
chức năng cho người bị tai nạn và tàn tật, các hoạt động phòng chống trong y
tế (ví dụ tiêm phòng), kế hoạch hóa gia đình.
2. Thực trạng và giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã
hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân hiện nay.
2.1. Thực trạng của việc thực hiện chính sách an sinh xã hội những
năm qua.
*Ưu điểm:
Thực hiện đường lối Đổi mới, trong hơn 25 năm qua, công tác bảo đảm
an sinh xã hội ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống an
sinh xã hội ngày càng đồng bộ và hoàn thiện với diện bao phủ không ngừng
được mở rộng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng
được cải thiện. An sinh xã hội đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho người
nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, góp phần hình thành xã hội
không còn nhóm xã hội bị loại trừ và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa
của sự phát triển đất nước.
Về mặt thể chế, trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta
đã hoạch định và triển khai nhiều chính sách an sinh xã hội quan trọng, huy
động được nhiều nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp cho các đối tượng
(người dân tộc thiểu số, người nghèo, người già cô đơn, trẻ em và các đối
tượng dễ bị tổn thương) vươn lên trong cuộc sống. Các chính sách và giải
pháp bảo đảm an sinh xã hội được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương diện:
(1) Giúp các đối tượng thụ hưởng tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công
cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, ; (2) Hỗ trợ
phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm thị trường, tín dụng,
việc làm; (3) Phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các địa phương phục vụ
người dân tốt hơn.

13
Đến nay công tác bảo đảm an sinh xã hội đã đạt được nhiều thành tựu
nổi bật, được nhân dân đồng tình, quốc tế đánh giá cao: số hộ nghèo giảm từ
29% (năm 2002) xuống còn 9,5% (năm 2011); chỉ số phát triển con người
(HDI) tăng từ mức 0,683 (năm 2000) lên mức 0,728 (năm 2011), xếp thứ
128/187 nước, thuộc nhóm trung bình cao của thế giới; năm 2011 nước ta đã
hoàn thành 6/8 nhóm Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) do Liên hợp
quốc đề ra cho các nước đang phát triển đến năm 2015.
Hệ thống pháp luật về an sinh xã hội ngày càng hoàn thiện hơn, đã trở
thành căn cứ pháp lý quan trọng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Hệ thống bảo hiểm xã hội được quan tâm phát triển với nội dung và hình
thức ngày càng phong phú, nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp thiết thực cho
những người tham gia. Bảo hiểm xã hội được triển khai đồng bộ với 3 loại
hình là: bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế), bảo hiểm tự
nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Số người tham gia bảo hiểm bắt buộc tăng
nhanh, từ 4,8 triệu (năm 2001) lên 9,7 triệu (năm 2011). Sau gần 3 năm triển
khai bảo hiểm xã hội tự nguyện, đến năm 2010 có khoảng 96,6 nghìn người
tham gia. Năm 2011 có khoảng 7,6 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm y tế tăng nhanh từ 13,4% dân số (năm 2000) lên khoảng 62% (năm
2010). Đặc biệt, đã thực hiện chính sách bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em
dưới 6 tuổi, một số đối tượng chính sách, người nghèo và hỗ trợ bảo hiểm y tế
cho các hộ cận nghèo, v.v
Hệ thống chính sách ưu đãi đối với người có công không ngừng được
hoàn thiện. Mức trợ cấp ưu đãi năm 2010 tăng 2,2 lần so với năm 2006. Thực
hiện chính sách ưu đãi thường xuyên cho hơn 1,4 triệu người có công. Đến
nay, hơn 90% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức
trung bình của dân cư cùng địa bàn.
Các chính sách trợ giúp xã hội (thường xuyên và đột xuất) được thực
14
hiện rộng hơn cả về quy mô và đối tượng thụ hưởng với mức trợ giúp ngày

càng tăng. Kinh phí trợ giúp thường xuyên từ ngân sách nhà nước và số người
được thụ hưởng tăng nhanh, từ 113 tỉ đồng cho hơn 180 nghìn người (năm
2001) tăng lên 4.500 tỉ đồng cho hơn 1,6 triệu người (năm 2010). Hằng năm
Nhà nước còn trợ cấp đột xuất hàng nghìn tỉ đồng và hàng chục nghìn tấn
lương thực, thuốc men, chủ yếu để trợ giúp khắc phục thiên tai.
Các phong trào “Tương thân, tương ái”, “Quỹ vì người nghèo“, “Đền ơn đáp
nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” được tổ chức thường xuyên và thu hút sự
hưởng ứng của nhiều lực lượng xã hội, đóng góp đáng kể vào việc nâng cao
an sinh xã hội cho mọi người, nhất là những người nghèo, vùng nghèo
*Hạnchế
Đến nay, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở nước ta vẫn còn nhiều bất
cập và yếu kém: giảm nghèo chưa bền vững, người dân ở vùng dân tộc thiểu
số, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, phân hóa giàu nghèo, phân hóa
giữa các vùng miền có xu hướng mở rộng. Tình trạng thiếu việc làm ở nông
thôn, ở vùng đô thị hóa và thất nghiệp ở thành thị còn nhiều. Nguồn lực để
thực hiện an sinh xã hội còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước,
với diện bao phủ và mức hỗ trợ thấp, chưa theo kịp với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN. Khả năng cân đối giữa nguồn và sử
dụng của hệ thống an sinh xã hội, kể cả các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế và các chế độ bảo trợ xã hội còn hạn chế và gặp thách thức lớn cả trước
mắt, cũng như trong trung và dài hạn. Các quỹ bảo hiểm xã hội, đặc biệt là
quỹ bảo hiểm y tế ở trong tình trạng báo động trong tương lai gần. Nguồn lực
đầu tư cho an sinh xã hội của Nhà nước khó đáp ứng được yêu cầu an sinh xã
hội ngày càng tăng của người dân, trong khi đó huy động từ các nguồn khác,
đặc biệt từ cộng đồng còn hạn chế, nhất là vùng nông thôn. Các hình thức bảo
hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân; chất lượng các dịch
15
vụ nhìn chung còn thấp, vẫn xảy ra không ít tiêu cực, phiền hà. Một số chính
sách an sinh xã hội còn tồn tại những bất hợp lý; chưa có các chính sách an
sinh xã hội đặc thù và phù hợp với dân cư nông thôn và các vùng dân tộc,

miền núi có điều kiện sống khó khăn. Chất lượng cung cấp các dịch vụ an
sinh xã hội, đặc biệt là dịch vụ y tế, còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế – xã hội và sự gia tăng mức sống của dân cư. Hệ thống hành
chính, sự nghiệp cung cấp dịch vụ an sinh xã hội chưa theo kịp yêu cầu phát
triển, còn hạn chế trong năng lực tổ chức và quản lý đối với các loại hình an
sinh xã hội.
Những hạn chế trên đây đã đặt hệ thống an sinh xã hội của nước ta
trước nhiều thách thức lớn, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh chính sách
để vượt qua. Cụ thể là:
Thứ nhất, trong quá trình đổi mới kinh tế, nhiều vấn đề an sinh xã hội
bức xúc, mới phát sinh chưa được giải đáp một cách toàn diện cả về lý luận
và thực tiễn. Hệ thống chính sách, luật pháp về an sinh xã hội theo mô hình
hiện nay không theo kịp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN và tiến trình hội nhập quốc tế.
Thứ hai, cùng với sự phát triển thì các nguy cơ, rủi ro kinh tế và xã hội
ngày càng có xu hướng tăng. Là nước đang phát triển với điều kiện địa – tự
nhiên, địa – kinh tế đặc thù, nên Việt Nam rất dễ gặp phải rủi ro, ảnh hưởng
đến sinh kế và thu nhập của người dân. Trong khi đó, do nguồn lực còn hạn
chế, nên chúng ta chưa thật chủ động bảo đảm an sinh xã hội cho đông đảo
dân cư.
Thứ ba, xu thế già hóa dân số đang và sẽ đặt ra nhiều khó khăn cho hệ
thống an sinh xã hội hiện hành và trong tương lai, sẽ tạo áp lực lớn lên hệ
thống y tế, bảo hiểm xã hội, các dịch vụ chăm sóc xã hội cho người cao tuổi.
Thứ tư, mức đóng, mức hưởng bảo hiểm xã hội còn chưa hợp lý, chưa
16
bảo đảm cuộc sống cho các đối tượng thụ hưởng. Mức độ bền vững về tài
chính, tính liên kết giữa các chế độ, chính sách an sinh xã hội còn nhiều bất
cập.
Thứ năm, những rủi ro kinh tế, xã hội ngày càng đa dạng, phức tạp và có
diện ảnh hưởng rộng. Tác động tiêu cực của những “cú sốc khó lường trước”

từ bên ngoài, như khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu, thiên tai, dịch
bệnh đến quốc kế dân sinh ngày càng nhanh và mạnh. Trong khi đó chúng
ta lại chưa có nhiều kinh nghiệm phòng, chống rủi ro trong bối cảnh toàn cầu
hóa và còn hạn chế về nguồn lực dành cho các hoạt động phòng, chống rủi ro.
Thứ sáu, sự phân hóa nhanh, mạnh trong nền kinh tế thị trường, đã làm
cho các nhóm xã hội yếu thế ngày càng trở nên yếu thế hơn và dễ bị tổn
thương hơn do hạn chế về khả năng cạnh tranh, khả năng phòng ngừa rủi ro
trên thương trường. Các dòng di chuyển việc làm, di chuyển lao động diễn ra
với cường độ ngày càng mạnh, tạo áp lực lớn cho việc bảo đảm quyền và cơ
hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, quyền thụ hưởng các chính sách an
sinh của các nhóm dân cư dễ bị tổn thương.
Như vậy, các nhóm đối tượng của an sinh xã hội sẽ ngày càng đa dạng,
đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách an sinh xã hội đa tầng, đa lớp, linh
hoạt và đủ khả năng thực hiện những mục tiêu an sinh xã hội chủ yếu đến
năm 2015, như Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đề ra là: “Tạo bước tiến bộ
rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm
tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Giải
quyết việc làm cho 8 triệu lao động Tuổi thọ trung bình năm 2015 đạt 74
tuổi. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm”(4). Để đạt được những mục
tiêu đó, cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội lành
mạnh, đủ khả năng thực hiện các chức năng của mình.
2.2. Yêu cầu và giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội từ
17
năm 2010 -2020
* Mục tiêu, yêu cầu của hệ thống an sinh xã hội.
Bước sang giai đoạn chiến lược mới, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục coi
bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nhiệm vụ chủ yếu thường
xuyên. Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 đã xác định:
Tăng trưởng kinh tế kết hợp hài hòa với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao
không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát triển hệ thống an sinh

xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Tạo cơ hội bình đẳng hưởng
thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Đồng thời đề ra mục tiêu đến năm
2020, trong đó GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 –
3.200 USD; chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế
giới; thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2% –
3%/năm; phúc lợi, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được bảo
đảm; thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010; thu hẹp
khoảng cách thu nhập giữa các vùng và nhóm dân cư Xóa nhà tạm đơn sơ, tỷ
lệ nhà kiên cố đạt 70%, bình quân 25m2 sàn xây dựng/người. Cải thiện chất
lượng môi trường, hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động ứng phó có hiệu quả
với biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng.
Quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước cùng với tiềm lực kinh tế của đất
nước được nâng lên là cơ sở quan trọng để bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội và
phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn,
thách thức: công cuộc xóa đói giảm nghèo phải tập trung vào các vùng, các đối
tượng khó khăn nhất; một bộ phận không nhỏ lao động của cả nước chưa có
nghề hoặc thiếu kỹ năng lao động, đang làm những công việc chưa thật ổn định
với tiền lương, tiền công và bảo trợ xã hội thấp; những rủi ro về kinh tế – xã hội
trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; biến
đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có xu hướng tăng lên… tác động tiêu cực đến
đời sống và an sinh xã hội của nhân dân. Chính vì vậy, cần có nhận thức mới,
18
đầy đủ hơn về an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, phát huy thành quả và những
kinh nghiệm tốt đã đạt được, khắc phục những yếu kém, bất cập để xây dựng
một hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đồng bộ, hiệu quả cao.
*Yêu cầu:
Trước hết, cần khẳng định bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là
một chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước và là quyền lợi, trách nhiệm
của toàn xã hội. Thông qua hệ thống các cơ chế chính sách và nguồn lực của
mình, Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm an sinh xã hội

và phúc lợi xã hội cho nhân dân. Nhà nước thực hiện tốt chính sách phân phối
và phân phối lại thu nhập quốc dân, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả
nguồn lực từ kinh tế nhà nước để thực hiện chính sách cơ cấu nhằm thúc đẩy
tăng trưởng nhanh, bền vững và bảo đảm các yêu cầu cơ bản về an sinh xã hội
và phúc lợi xã hội, coi việc thực hiện nhiệm vụ này là một nội dung quan
trọng thể hiện vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
Thứ hai, hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phải bảo đảm chủ
động, tích cực và có tính xã hội hóa cao. Theo đó, cùng với tăng cường vai trò
của Nhà nước, phải huy động mọi nguồn lực của xã hội, nâng cao trách nhiệm
và năng lực tự an sinh của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng; vừa trợ giúp
kịp thời, hiệu quả trong việc bảo đảm mức sống tối thiểu của người dân, vừa
góp phần quan trọng thúc đẩy xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thứ ba, xây dựng một hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đa tầng,
linh hoạt, bền vững, có thể hỗ trợ lẫn nhau, công bằng về trách nhiệm và lợi
ích, chia sẻ rủi ro, hướng tới bao phủ toàn dân, tập trung hỗ trợ cho những
người nghèo, hộ nghèo, những đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là những
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất
nước và tiếp cận với thông lệ quốc tế.
* Nhiệm vụ và giải pháp hiện thực hóa các mục tiêu về an sinh xã
19
hội trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
Để thực hiện tốt các yêu cầu trên đây, hiện thực hóa các mục tiêu về an sinh
xã hội và phúc lợi xã hội trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020,
cần tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp sau:
Một là, Đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển kinh tế – xã hội
gắn với giải quyết việc làm.
Khuyến khích tối đa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
phát triển mạnh sản xuất, kinh doanh để tạo nhiều việc làm, đồng thời hỗ trợ
người dân có việc làm, tăng thu nhập là giải pháp xóa đói giảm nghèo và bảo

đảm an sinh xã hội tích cực, hiệu quả, bền vững. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này,
một mặt phải hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi
đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động, nhất là ở địa bàn
nông thôn; mặt khác phải tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về
việc làm gắn với thực hiện đề án Đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020,
chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn với các giải pháp toàn diện, đồng
bộ và có hiệu quả; phát triển mạnh thị trường lao động. Thực hiện tốt các chính
sách hỗ trợ cho cả người học và cơ sở dạy nghề, như cho vay ưu đãi học nghề,
hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, phụ nữ, thanh
niên…; đẩy mạnh việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Phấn đấu hàng năm tuyển mới dạy nghề cho khoảng 1,8 triệu người,
trong đó có 1 triệu lao động nông thôn; đến năm 2015 giảm tỷ lệ thất nghiệp ở
thành thị xuống còn 4%; năm 2020 lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào
tạo nghề chiếm 55% trong tổng lao động xã hội. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống
pháp luật về lao động, việc làm; chú trọng xây dựng quan hệ lao động hài hòa,
điều kiện và môi trường lao động an toàn.
Hai là, Phát triển đồng bộ, đa dạng và nâng cao chất lượng hệ thống bảo
hiểm, đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp để người dân tích cực tham gia.
20
Trong điều kiện có những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, cùng
biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có xu hướng gia tăng, việc phát triển hệ
thống bảo hiểm và sự tham gia rộng rãi của người dân được coi là giải pháp
quan trọng nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp người tham gia bảo hiểm khi xảy ra
các tác động bất lợi về kinh tế, xã hội, môi trường. Cần khẩn trương hoàn
thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách nhằm phát triển hệ
thống bảo hiểm ngày càng đa dạng, đồng bộ, bền vững, với chất lượng được
nâng cao, phục vụ có hiệu quả các mục tiêu về an sinh, kinh tế và xã hội, đáp
ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm. Hệ thống này được xây
dựng và hoạt động theo nguyên tắc đóng – hưởng; có sự chia sẻ hợp lý về
quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có sự hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng tham

gia, nhất là người nghèo, cận nghèo, trẻ em, các đối tượng chính sách và bảo
trợ xã hội… Phát triển mạnh cả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chế độ bảo hiểm xã hội phù hợp với
yêu cầu của giai đoạn mới, gắn với điều chỉnh lương hưu và lộ trình cải cách
tiền lương. Xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao
động, trong đó có chính sách hỗ trợ người lao động có thu nhập thấp, lao động
ở nông thôn tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội. Thực hiện tốt chế độ bảo
hiểm thất nghiệp.
Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ các chính sách về bảo hiểm y tế, viện phí và
khám chữa bệnh. Đặc biệt chú trọng chính sách đối với bà mẹ, trẻ em, người
nghèo, người dân ở vùng khó khăn, người lao động trong các khu vực phi
chính thức. Phấn đấu thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2014.
Khẩn trương nghiên cứu, thí điểm để mở rộng các hình thức bảo hiểm
khác thích ứng với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, trong đó
có chính sách hỗ trợ nông dân tham gia bảo hiểm sản xuất nông nghiệp nhằm
duy trì sản xuất và bảo đảm đời sống.
Ba là, Thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững.
21
Trong thập kỷ tới, xóa đói giảm nghèo vẫn là một nhiệm vụ bức thiết với
quy mô rộng lớn, mang ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc và là một
trọng tâm trong công tác bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ở nước ta.
Để thực hiện xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, phải đẩy mạnh triển
khai các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, trong đó trọng tâm là triển
khai có hiệu quả Chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo giai đoạn
2011-2020 với chuẩn nghèo mới phù hợp với tình hình phát triển của nước ta
và tiếp cận với chuẩn quốc tế. Các chính sách và giải pháp xóa đói giảm
nghèo phải thiết thực, đồng bộ cả về hỗ trợ phát triển sản xuất và đời sống,
tạo việc làm, tiếp cận thị trường; nâng cao khả năng tự vươn lên thoát nghèo
bền vững của người dân. Phải bảo đảm lồng ghép có hiệu quả các chương
trình, dự án và nguồn lực trên từng địa bàn; sự tham gia chủ động của người

dân, cộng đồng và cơ sở.
Cùng với việc ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước, tiếp tục huy
động sự trợ giúp của cộng đồng doanh nghiệp và của toàn xã hội, động viên
người nghèo, vùng nghèo nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững, tiến tới làm
giàu. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo
hiện có, nhất là chương trình giảm nghèo ở các huyện có số hộ nghèo cao.
Thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng triển khai Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó gắn phát triển kinh tế với xã hội
và bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an
sinh xã hội, phúc lợi xã hội, phát triển nông thôn bền vững.
Bốn là, Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công và chính
sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội.
Hiện nay, nước ta có hơn 1,4 triệu người có công với nước đang hưởng
chính sách trợ cấp ưu đãi và hơn 1,6 triệu người đang hưởng chính sách trợ
cấp xã hội thường xuyên hàng tháng. Ngoài ra, nhu cầu trợ giúp đột xuất còn
rất lớn do tỷ lệ người nghèo, hộ nghèo, cận nghèo còn cao, đa số người già
22
chưa được hưởng chế độ hưu trí, tác động của kinh tế thị trường, dịch bệnh,
thiên tai gây thiệt hại ngày càng lớn
1
. Vì vậy, thực hiện tốt hơn chính sách ưu
đãi người có công với nước và chính sách trợ giúp xã hội không những có ý
nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an sinh, ổn định xã hội, mà còn thể hiện
bản chất tốt đẹp của chế độ ta, dân tộc ta.
Thấm nhuần đạo lý và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả
nhớ người trồng cây”, cần tiếp tục hoàn chỉnh các chính sách và nâng cao chế
độ ưu đãi đối với người có công, phù hợp với sự phát triển kinh tế; đồng thời
hỗ trợ các gia đình người có công phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao
thu nhập; vận động toàn xã hội tham gia phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, bảo
đảm cho những người có công có mức sống cao hơn mức trung bình của dân

cư cùng địa bàn.
Hoàn thiện các chính sách và phát triển hệ thống trợ giúp xã hội linh
hoạt, ứng phó có hiệu quả với các biến cố, rủi ro, theo hướng cùng với việc
tăng cường trợ giúp thường xuyên và đột xuất từ ngân sách nhà nước, phải
đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng các kênh và hình thức trợ giúp xã hội và cứu
trợ xã hội tự nguyện, nhân đạo dựa vào cộng đồng với sự tham gia rộng lớn
của các doanh nghiệp, của xã hội và kiều bào ta ở nước ngoài; tranh thủ sự trợ
giúp của cộng đồng quốc tế. Tiếp tục mở rộng đối tượng và điều kiện hưởng
thụ trợ giúp xã hội đến toàn bộ các nhóm dân cư dễ bị tổn thương với mức trợ
giúp phù hợp. Phấn đấu bảo đảm cho mọi người dân khi có thu nhập dưới
mức sống tối thiểu đều được nhận trợ giúp xã hội.
Đẩy mạnh việc chủ động phòng chống và ứng phó kịp thời có hiệu quả
thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu nhằm hạn chế thiệt hại về người và
1
Bình quân 5 năm gần đây, mỗi năm thiên tai làm chết hơn 500 người, gây thiệt hại về tài sản khoảng 15
nghìn tỷ đồng, bằng 1,2% GDP.
23
của, nhất là những vùng thường xuyên xảy ra bão lũ; nghiên cứu hình thành
các quỹ dự phòng và cơ chế trợ giúp tại các địa phương để hỗ trợ kịp thời cho
nhân dân khi có rủi ro đột xuất.
Năm là, Nhà nước tăng thêm nguồn lực và phát huy vai trò chủ đạo để nâng
cao phúc lợi xã hội và phát triển đa dạng hệ thống các dịch vụ xã hội cơ bản.
Không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội và khả năng tiếp cận các dịch vụ
xã hội, trước hết là các dịch vụ công cộng cơ bản, bảo đảm công bằng, bình
đẳng cho mọi người. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội và phân phối lại một bộ phận thu nhập quốc dân, nhằm
thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu về vật chất và tinh thần, giảm bớt sự chênh
lệch về thu nhập và mức sống giữa các thành viên, các tầng lớp dân cư, các
nhóm xã hội và các vùng miền. Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn,
thực hiện tốt yêu cầu này cũng là một biểu hiện thực tế và sinh động bản chất

ưu việt của chế độ ta.
Trong thời gian tới, việc bảo đảm phúc lợi xã hội gắn với đẩy mạnh phát
triển các dịch vụ xã hội phải vừa trợ giúp mọi người dân được tiếp cận với các
dịch vụ xã hội cơ bản tối thiểu về khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, điện,
nước sinh hoạt, văn hóa, thông tin và truyền thông, bảo đảm vệ sinh môi
trường, đi lại…, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của nhân dân
đối với các dịch vụ này. Cần đẩy mạnh phát triển các quỹ phúc lợi xã hội ở cả
3 cấp độ: quỹ tập trung của Nhà nước; quỹ của các doanh nghiệp, đơn vị kinh
doanh; quỹ của các tập thể và cộng đồng. Phát triển hệ thống dịch vụ ngày
càng đa dạng, đồng bộ, mở rộng độ bao phủ, với chất lượng ngày càng nâng
lên. Quy định rõ công khai, minh bạch mức thụ hưởng các phúc lợi xã hội và
dịch vụ cơ bản tối thiểu của người dân; đồng thời phải khắc phục các tiêu cực,
phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân tiếp cận hệ thống dịch vụ
này; có chính sách hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng khó khăn.
24
Xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình quốc gia về phát
triển giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, thể thao, dân số, gia đình và trẻ em.
Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là ở các
vùng nghèo, đặc biệt khó khăn; đồng thời hoàn thiện các chính sách về miễn
giảm học phí, học bổng, tín dụng ưu đãi cho người học, phổ cập giáo dục
mầm non 5 tuổi; chính sách khám, chữa bệnh, thụ hưởng văn hóa, thông tin,
trợ giúp pháp lý; chính sách nhà ở… cho các đối tượng chính sách, đối tượng
khó khăn. Đặc biệt, phải quan tâm làm tốt hơn công tác chăm sóc, bảo vệ và
giáo dục trẻ em để con em chúng ta phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ,
tinh thần và nhân cách. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa,
ấm no, hạnh phúc.
Sáu là, Huy động sự tham gia của toàn xã hội để thực hiện tốt an sinh xã
hội và phúc lợi xã hội.
An sinh xã hội và phúc lợi xã hội có bản chất xã hội sâu sắc gắn kết hữu
cơ giữa quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người với mỗi đơn vị, cộng đồng và

toàn xã hội. Cùng với việc nâng cao vai trò, chức năng và tăng thêm nguồn
lực của Nhà nước, phải thực hiện chủ trương “các chính sách xã hội được tiến
hành theo tinh thần xã hội hóa”
2
. Phải huy động các nguồn lực của toàn xã hội
để nâng cao an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm mở rộng sự tham gia của
mọi chủ thể vào cung cấp ngày càng nhiều hơn với chất lượng tốt hơn các
dịch vụ công cộng. Tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân đề cao trách
nhiệm, nâng cao năng lực và tham gia thiết thực vào việc bảo đảm an sinh xã
hội, phúc lợi xã hội. Khuyến khích phát triển các mô hình an sinh xã hội tự
nguyện ở cộng đồng, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công cộng theo cơ
chế phi lợi nhuận và các hình thức hợp tác công – tư. Đẩy mạnh các cuộc vận
2
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 204.
25
sống thông thường. Do đó, để sống sót và tăng trưởng, con người đã có nhiều biệnpháp khác nhau để khắc phục khó khăn vất vả. Từ rất lâu rồi, trước những khó khăn vất vả, rủi ro đáng tiếc trong đời sống, con người đãtự khắc phục, như câu phương ngôn “ tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn ” ; đồng thời, còn được sự san sẻ, đùm bọc, nuôi nấng của hội đồng. Sựtương trợ từ từ được lan rộng ra và tăng trưởng dưới nhiều hình thức khácnhau. Những yếu tố đoàn kết, hướng thiện đó đã tác động ảnh hưởng tích cực đến ýthức và việc làm xã hội của những Nhà nước dưới những chính sách xã hội khácnhau. Trong quy trình tăng trưởng xã hội, đặc biệt quan trọng là từ sau cuộc cách mạngcông nghiệp, mạng lưới hệ thống ASXH đã có những cơ sở để hình thành và pháttriển. Quá trình công nghiệp hoá làm cho đội ngũ người làm công ăn lươngtăng lên, đời sống của họ nhờ vào hầu hết vào thu nhập do lao động làmthuê đem lại. song sự hẫng hụt về tiền lương trong những trường hợp bị ốmđau, tai nạn thương tâm, rủi ro đáng tiếc, bị mất việc làm hoặc khi về già …, đã trở thành mối đedoạ so với đời sống thông thường của những người không có nguồn thunhập nào khác ngoài tiền lương. Sự bắt buộc phải đương đầu với những nhucầu thiết yếu hàng ngày đã buộc những người làm công ăn lương tìm cáchkhắc phục bằng những hành vi tương thân, tương ái ( lập những quỹ tươngtế, những hội đoàn … ) ; đồng thời, yên cầu giới chủ và Nhà nước phải có trợgiúp bảo vệ đời sống cho họ. Năm 1850, lần tiên phong ở Đức, nhiều Bang đã xây dựng quỹ ốm đau vàyêu cầu công nhân phải góp phần để dự trữ khi bị giảm thu nhập vì bệnhtật. Từ đó, Open hình thức bắt buộc góp phần. Lúc đầu chỉ có giới thợtham gia, từ từ những hình thức bảo hiểm lan rộng ra ra cho những trường hợp rủiro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Đến cuối những năm 1880, ASXH ( lúc nàylà bảo hiểm xã hội ) đã mở ra hướng mới. Sự tham gia là bắt buộc và khôngchỉ người lao động góp phần mà giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiệnnghĩa vụ của mình ( chính sách ba bên ). Tính chất đoàn kết và san sẻ lúc này đượcthể hiện rõ nét : mọi người, không phân biệt già – trẻ, nam – nữ, người khoẻ – người yếu mà toàn bộ đều phải tham gia góp phần. Mô hình này của Đức đã lan dần ra châu Âu, sau đó sang những nước MỹLatin, rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sauchiến tranh quốc tế thứ hai, ASXH đã lan rộng sang những nước giành được độclập ở châu á, châu Phi và vùng Caribê. Ngoài bảo hiểm xã hội ( BHXH ), cáchình thức truyền thống cuội nguồn về tương tế, cứu trợ xã hội cũng liên tục tăng trưởng đểgiúp đỡ những người có thực trạng khó khăn vất vả như những người già đơn độc, người tàn tật, trẻ nhỏ mồ côi, người goá bụa và những người không may gặprủi ro vì thiên tai, hoả hoạn … Các dịch vụ xã hội như dịch vụ y tế, dự phòngtai nạn, dự trữ y tế tái thích ứng ; dịch vụ đặc biệt quan trọng cho người tàn tật, ngườigià, bảo vệ trẻ nhỏ … được từng bước lan rộng ra ở những nước theo những điềukiện tổ chức triển khai, chính trị, kinh tế tài chính – xã hội, kinh tế tài chính và quản trị khác nhau. Hệthống ASXH được hình thành và tăng trưởng rất phong phú dưới nhiều hình thứckhác nhau ở từng vương quốc, trong từng tiến trình lịch sử vẻ vang, trong đó BHXH làtrụ cột chính. Đạo luật tiên phong về ASXH ( Social Security ) trên quốc tế làĐạo luật năm 1935 ở Mỹ. Đạo luật này lao lý triển khai chính sách bảo vệ tuổi già, chính sách tử tuất, tàn tật và trợ cấp thất nghiệp. Thuật ngữ ASXH được chính thức sử dụng. Đếnnăm 1941, trong Hiến chương Đại Tây Dương và sau đó Tổ chức Lao độngQuốc tế ( ILO ) chính thức dùng thuật ngữ này trong những công ước quốc tế. ASXH đã được toàn bộ những nước thừa nhận là một trong những quyền conngười. Nội dung của ASXH đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyềndo Đại hội đồng Liên hợp quốc trải qua ngày 10/12/1948. Trong bản Tuyênngôn có viết : “ Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyềnhưởng ASXH. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn những quyền về kinh tế tài chính, xãhội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do tăng trưởng con người … ”. Ngày25 / 6/1952, Hội nghị toàn thể của ILO đã trải qua Công ước số 102, đượcgọi là Công ước về ASXH ( tiêu chuẩn tối thiểu ) trên cơ sở tập hợp những chế độvề ASXH đã có trên toàn quốc tế thành 9 bộ phận. Tuy nhiên, cho đến nay, do đặc thù phức tạp và phong phú của ASXH nênvẫn còn nhiều nhận thức khác nhau về yếu tố này. Khái niệm về ASXH cũngcòn khá độc lạ giữa những vương quốc. Theo tiếng Anh, ASXH thường được gọi là Social Security và khi dịchra tiếng Việt, ngoài ASXH thì thuật ngữ này còn được dịch là bảo vệ xã hội, bảo trợ xã hội, bảo mật an ninh xã hội, bảo đảm an toàn xã hội … với những ý nghĩa khônghoàn toàn tương đương nhau. Theo nghĩa chung nhất, Social Security là sự đảmbảo thực thi những quyền của con người được sống trong độc lập, được tự dolàm ăn, cư trú, chuyển dời, phát biểu chính kiến trong khuôn khổ lao lý ; được bảo vệ và bình đẳng trước pháp lý ; được học tập, được có việc làm, cónhà ở ; được bảo vệ thu nhập để thoả mãn những nhu yếu sinh sống thiết yếukhi bị rủi ro đáng tiếc, tai nạn đáng tiếc, tuổi già … Theo nghĩa này thì tầm “ bao ” của SocialSecurity rất lớn và thế cho nên khi dịch sang tiếng Việt có nhiều nghĩa như trêncũng là điều dễ hiểu. Theo nghĩa hẹp, Social Security được hiểu là sự bảođảm thu nhập và 1 số ít điều kiện kèm theo sinh sống thiết yếu khác cho người laođộng và mái ấm gia đình họ khi bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khảnăng lao động hoặc mất việc làm ; cho những người già cả, đơn độc, trẻ nhỏ mồcôi, người tàn tật, những người nghèo khó và những người bị thiên tai, dịchhoạ … Theo chúng tôi, ASXH mà tất cả chúng ta đang nói tới, nên được hiểu theonghĩa hẹp của khái niệm Social Security này. Bên cạnh khái niệm này, từnhững cách tiếp cận khác nhau, một số ít nhà khoa học đưa ra những khái niệmrộng – hẹp khác nhau về ASXH, ví dụ điển hình : – Theo H. Beveridge, nhà kinh tế tài chính học và xã hội học người Anh ( 1879 – 1963 ), ASXH là sự bảo vệ về việc làm khi người ta còn sức thao tác và bảođảm một cống phẩm khi người ta không còn sức thao tác nữa. – Trong Đạo luật về ASXH của Mỹ, ASXH được hiểu khái quát hơn, đólà sự bảo vệ của xã hội, nhằm mục đích bảo tồn nhân cách cùng giá trị của cá thể, đồng thời tạo lập cho con người một đời sống sung mãn và hữu dụng để pháttriển kĩ năng đến tột độ. Để dễ thống nhất, theo những nhà nghiên cứu nên dùng khái niệm của Tổchức lao động quốc tế ( ILO ) đang sử dụng : ASXH là sự bảo vệ của xã hội đốivới những thành viên của mình trải qua một loạt giải pháp công cộng, nhằmchống lại những khó khăn vất vả về kinh tế tài chính và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thunhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn thương tâm lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết ; đồng thời bảo vệ những chăm nom y tế và trợ cấp cho những giađình đông con. Như vậy, về mặt thực chất, ASXH là góp thêm phần bảo vệ thu nhập và đờisống cho những công dân trong xã hội. Phương thức hoạt động giải trí là trải qua cácbiện pháp công cộng. Mục đích là tạo ra sự “ an sinh ” cho mọi thành viêntrong xã hội và vì thế mang tính xã hội và tính nhân văn thâm thúy. 1.2. Bản chất và tính tất yếu khách quan của an sinh xã hộiBản chất của ASXH là góp thêm phần bảo vệ thu nhập và đời sống cho cáccông dân trong xã hội với phương pháp hoạt động giải trí là trải qua những biện phápcông cộng, nhằm mục đích tạo ra sự “ an sinh ” cho mọi thành viên trong xã hội. Vì vậymang tính xã hội và tính nhân văn thâm thúy. Có thể thấy rõ thực chất của ASXHtừ những góc nhìn sau : Thứ nhất, ASXH là biểu lộ rõ ràng của quyền con người đã được Liênhợp quốc thừa nhận. Để thấy rõ thực chất của ASXH, cần hiểu rõ tiềm năng của nó. Mục tiêu củaASXH là tạo ra một lưới bảo đảm an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ cho tất cảmọi thành viên của hội đồng trong những trường hợp bị giảm hoặc bị mất thunhập hoặc phải tăng ngân sách đột xuất trong tiêu tốn của mái ấm gia đình do nhiều nguyênnhân khác nhau, như ốm đau, thương tật, già cả … gọi chung là những biến cố vànhững “ rủi ro đáng tiếc xã hội ”. Để tạo ra lưới bảo đảm an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp, ASXHdựa trên nguyên tắc san sẻ nghĩa vụ và trách nhiệm và triển khai công minh xã hội, được thựchiện bằng nhiều hình thức, phương pháp và những giải pháp khác nhau. ASXH, như đã nêu, có nội dung rất to lớn, nhưng tập trung chuyên sâu vào ba vấnđề hầu hết : – Một là, là trụ cột cơ bản, thiết yếu cho sự bảo vệ, đó là sự BHXH. Cóthể nói BHXH là xương sống của mạng lưới hệ thống ASXH. Chỉ khi có một hệ thốngBHXH hoạt động giải trí có hiệu suất cao thì mới hoàn toàn có thể có một nền ASXH vững mạnh. BHXH dựa trên sự góp phần của những bên tham gia, gồm người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong một số ít trường hợp. Thông qua cáctrợ cấp BHXH, người lao động có được một khoản thu nhập bù đắp hoặc thaythế cho những khoản thu nhập bị giảm hoặc mất trong những trường hợp họbị giảm hoặc mất năng lực lao động hoặc mất việc làm. – Hai là, là sự cung ứng dịch vụ chăm nom sức khỏe thể chất cho người lao độngvà những thành viên mái ấm gia đình họ, nhằm mục đích bảo vệ cho họ tái tạo được sức laođộng, duy trì và tăng trưởng nền sản xuất xã hội, đồng thời tăng trưởng mọi mặtcuộc sống của con người, kể cả tăng trưởng bản thân con người. – Ba là, là những loại trợ giúp xã hội ( cung ứng tiền, hiện vật … ) cho nhữngngười có rất ít hoặc không có gia tài ( người nghèo khó ), những người cần sựgiúp đỡ đặc biệt quan trọng cho những gánh nặng mái ấm gia đình … ASXH cũng khuyến khích, thậm chí còn bao quát cả những loại trợ giúp như miễn giảm thuế, trợ cấp về ăn, ở, dịch vụ đi lại … Hệ thống ASXH văn minh không chỉ là những chính sách đơn thuần nhằm mục đích thaythế thu nhập mà đã trở thành những véctơ hỗn hợp của cái gọi là “ nhữngchuyển giao xã hội ”, tức là những công cụ, những giải pháp phân phối lại tiềnbạc, của cải và những dịch vụ xã hội có lợi cho những nhóm người “ yếu thế ” hơn ( hiểu một cách tương đối, biện chứng nhất ) trong hội đồng xã hội. Như vậy, hoàn toàn có thể thấy rõ thực chất của ASXH là nhằm mục đích che chắn, bảo vệcho những thành viên của xã hội trước mọi “ biến cố xã hội ” bất lợi. Thứ hai, ASXH biểu lộ chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp. Mỗi người trong xã hội từ những vị thế xã hội, chủng tộc, tôn giáo khácnhau … là những hiểu hiện khác nhau của một mạng lưới hệ thống giá trị xã hội. Nhưngvượt lên trên toàn bộ, với tư cách là một công dân, họ phải được bảo vệ mọimặt để phát huy vừa đủ những năng lực của mình, không phân biệt vị thế xãhội, chủng tộc, tôn giáo … ASXH tạo cho những người xấu số, những ngườikém suôn sẻ hơn những người thông thường khác có thêm những điều kiện kèm theo, những lực đẩy thiết yếu để khắc phục những “ biến cố ”, những “ rủi ro đáng tiếc xã hội ”, có thời cơ để tăng trưởng, hoà nhập vào hội đồng. ASXH kích thích tính tích cựcxã hội trong mỗi con người, kể cả những người giàu và người nghèo ; ngườimay mắn và người kém suôn sẻ, giúp họ hướng tới những chuẩn mực củaChân – Thiện – Mỹ. Nhờ đó, một mặt hoàn toàn có thể chống thói ỷ lại vào xã hội ; mặtkhác, hoàn toàn có thể chống lại được tư tưởng mạnh ai nấy lo, “ đèn nhà ai nhà ấyrạng ” … ASXH là yếu tố tạo nên sự hòa đồng mọi người không phân biệt chínhkiến, tôn giáo, chủng tộc, vị trí xã hội … Đồng thời, giúp mọi người hướng tớimột xã hội nhân ái, góp thêm phần tạo nên một đời sống công minh, bình yên. Thứ ba, ASXH bộc lộ truyền thống lịch sử đoàn kết, giúp sức lẫn nhau, tươngthân tương ái của hội đồng. Sự đoàn kết, trợ giúp lẫn nhau trong hội đồng là một trong những nhântố để không thay đổi và tăng trưởng xã hội. Sự san sẻ trong hội đồng, giúp sức nhữngngười xấu số là nhằm mục đích triển khai xong những giá trị nhân bản của con người, bảođảm cho một xã hội tăng trưởng lành mạnh. – ASXH triển khai một phần công minh và văn minh xã hội. Trên bình diệnxã hội, ASXH là một công cụ để cải tổ những điều kiện kèm theo sống của những tầng lớpdân cư, đặc biệt quan trọng là so với những người nghèo khó, những nhóm dân cư “ yếuthế ” trong xã hội. Trên bình diện kinh tế tài chính, ASXH là một công cụ phân phối lạithu nhập giữa những thành viên trong hội đồng, được thực thi theo hai chiềungang và dọc. Sự phân phối lại thu nhập theo chiều ngang là sự phân phối lạigiữa những người khoẻ mạnh và người ốm đau, giữa người đang thao tác vàngười đã nghỉ việc, giữa người chưa có con và những người có gánh nặng giađình. Một bên là những người góp phần đều đặn vào những loại quỹ ASXH hoặcđóng thế, còn bên kia là những người được hưởng trong những trường hợp vớicác điều kiện kèm theo xác lập. Thông thường, sự phân phối lại theo chiều ngang chỉxảy ra trong nội bộ những nhóm người được quyền hưởng trợ cấp ( một “ tậphợp đóng ” tương đối ). Sự phân phối lại thu nhập theo chiều dọc là sự chuyển giao gia tài và sứcmua của những người có thu nhập cao cho những người có thu nhập quá thấp, cho những nhóm người “ yếu thế ”. Phân phối lại theo chiều dọc được thựchiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau : trực tiếp ( thuế trực thu, trấn áp Ngân sách chi tiêu, thu nhập và doanh thu … ) hoặc gián tiếp ( trợ cấp thực phẩm, cung ứng hiện vậthoặc những dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, nhà tại, trợ giúp và bảo vệ trẻem … ). Việc phân phối lại theo chiều dọc có ý nghĩa xã hội rất lớn ( thực hiệncho một “ tập hợp mở ” tương đối ). Tuy nhiên, trên thực tiễn, việc triển khai phân phối lại theo chiều dọc còngặp nhiều khó khăn vất vả do điều kiện kèm theo kinh tế tài chính và tổ chức triển khai. Song cũng hoàn toàn có thể cómột số giải pháp để thực thi 1 số ít chính sách cho những người có thu nhậpthấp trải qua mạng lưới hệ thống góp phần và mạng lưới hệ thống trợ cấp. Những người có thunhập thấp thường được miễn giảm chính sách góp phần, hoặc được người chủ sửdụng lao động ( kể cả Nhà nước ) đóng cho trọn vẹn. Hệ thống trợ cấp cũnglưu ý tới những người có thu nhập thấp ( tỷ suất trợ cấp cao hơn so với nhữngngười có thu nhập cao ). Sự phân phối theo chiều ngang và theo chiều dọc đãtạo ra một lưới ASXH ( social safety net hoặc social security net ). – ASXH góp thêm phần thôi thúc tân tiến xã hội. Đến nay người ta đã ý thứcđược rằng, sự tăng trưởng của xã hội là một quy trình, trong đó những tác nhân kinhtế và tác nhân xã hội liên tục tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Sự tăng trưởng của thếgiới trong những năm gần đây đặt ra tiềm năng là bảo vệ những cải thiệnnhất định cho niềm hạnh phúc của mỗi người và đem lại những quyền lợi cho mọingười ; bảo vệ phân phối công minh hơn về thu nhập và của cải, tiến tới côngbằng xã hội ; đạt được hiệu suất cao sản xuất, bảo vệ việc làm, lan rộng ra và cảithiện về thu nhập giáo dục và y tế hội đồng ; giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên và môi trường … Đáp ứng những nhu yếu tối thiết yếu cho những người gặp khó khăn vất vả, bất hạnhlà yếu tố được ưu tiên trong kế hoạch tăng trưởng của quốc tế. Những lướiđầu tiên của ASXH đã bảo vệ, giảm bớt sự khó khăn vất vả cho họ. Sự tăng trưởng saunày của những lưới khác tạo ra sự phong phú trong ASXH, xử lý đượcnhững nhu yếu khác nhau của nhiều nhóm người trong những trường hợp “ rủiro xã hội ”. Tuy nhiên, phải thấy rằng, ASXH không loại trừ được sự nghèotúng mà chỉ có công dụng góp thêm phần đẩy lùi nghèo túng, góp thêm phần vào việc thúcđẩy tân tiến xã hội. – ASXH là một tất yếu khách quan trong đời sống xã hội loài người. Trong bất kể xã hội nào, ở bất kể quá trình tăng trưởng nào cũng đều có nhữngnhóm dân cư, những đối tượng người dùng rơi vào thực trạng không hề tự lo liệu đượccuộc sống, hoặc trong cảnh gặp sự cố nào đó trở thành những người “ yếu thế ” trong xã hội. Nếu trong xã hội có những nhóm người “ yếu thế ”, những ngườigặp rủi ro đáng tiếc, xấu số thì cũng chính trong xã hội đó lại nẩy sinh những cơ chếhoặc tự phát, hoặc tự giác, thích ứng để giúp sức họ. Đây là cơ sở để hệ thốngASXH hình thành và tăng trưởng. Tất nhiên, ASXH là một quy trình phát triểntoàn diện, từ đơn thuần đến phức tạp và ngày càng nhiều mẫu mã, phong phú. 1.3. Các bộ phận của an sinh xã hội. Về mặt cấu trúc ASXH gồm những bộ phận cơ bản là : * Bảo hiểm xã hộiĐây là bộ phận lớn nhất trong mạng lưới hệ thống ASXH. Có thể nói, không cóBHXH thì không hề có một nền ASXH vững mạnh. BHXH sinh ra và pháttriển từ khi cuộc cách mạng công nghiệp Open ở châu Âu. BHXH nhằmbảo đảm đời sống cho những người công nhân công nghiệp và mái ấm gia đình họtrước những rủi ro đáng tiếc xã hội như ốm đau, tai nạn thương tâm, mất việc làm …, làm giảm hoặcmất thu nhập. Tuy nhiên, cũng do tính lịch sử dân tộc và phức tạp của yếu tố, kháiniệm BHXH đến nay cũng chưa được hiểu trọn vẹn thống nhất và gần đâycó khuynh hướng hòa nhập giữa BHXH với ASXH. Khi đề cập đến yếu tố chungnhất, người ta dùng khái niệm SOCIAL SECURITY và vẫn dịch là BHXH, nhưng khi đi vào đơn cử từng chính sách thì BHXH được hiểu theo nghĩa của từSOCIAL INSURANCE. Tuy nhiên, sự hòa nhập này không có nghĩa là haithuật ngữ này là một. Theo nghĩa hẹp, đơn cử, hoàn toàn có thể hiểu BHXH là sự bảođảm thay thế sửa chữa hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mấthoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm năng lực laođộng hoặc mất việc làm, trải qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tàichính do sự góp phần của những bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm mục đích góp phầnbảo đảm bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và mái ấm gia đình họ ; đồng thời gópphần bảo vệ bảo đảm an toàn xã hội. 10BHXH có những điểm cơ bản là : BHXH dựa trên nguyên tắc cùng chiasẻ rủi ro đáng tiếc giữa những người tham gia ; yên cầu tổng thể mọi người tham gia phảiđóng góp tạo nên một quỹ chung ; những thành viên được hưởng chính sách khi họgặp những “ sự cố ” và đủ điều kiện kèm theo để hưởng ; ngân sách cho những chính sách được chi trảbởi quỹ BHXH ; nguồn quỹ được hình thành từ sự góp phần của những ngườitham gia, thường là sự san sẻ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, với một phần tham gia của Nhà nước ; yên cầu tham gia bắt buộc, trừ nhữngtrường hợp ngoại lệ ; phần trong thời điểm tạm thời chưa sử dụng của Quỹ được góp vốn đầu tư tăngtrưởng, nâng cao mức hưởng cho người thụ hưởng chính sách BHXH ; những chế độđược bảo vệ trên cơ sở những góp phần BHXH, không tương quan đến tài sảncủa người hưởng BHXH ; những mức góp phần và mức hưởng tỷ suất với thu nhậptrước khi hưởng BHXH … * Trợ giúp xã hộiĐó là sự giúp sức của Nhà nước và xã hội về thu nhập và những điều kiệnsinh sống thiết yếu khác so với mọi thành viên của xã hội trong nhữngtrường hợp xấu số, rủi ro đáng tiếc, nghèo nàn, không đủ năng lực để tự lo được cuộcsống tối thiểu của bản thân và mái ấm gia đình. Trợ giúp xã hội là sự trợ giúp thêm của hội đồng và xã hội bằng tiềnhoặc bằng những điều kiện kèm theo và phương tiện đi lại thích hợp để đối tượng người tiêu dùng được giúp đỡcó thể phát huy năng lực tự lo liệu đời sống cho mình và mái ấm gia đình, sớm hòanhập trở lại với đời sống của hội đồng. * Trợ cấp gia đình-Trong mạng lưới hệ thống ASXH của nhiều nước lao lý chính sách BHXH dựa trênnhững nhu yếu đặc biệt quan trọng và có những ngân sách bổ trợ gắn với mái ấm gia đình. – Những giải pháp vận dụng gồm có việc sử dụng cơ cấu tổ chức thuế để gắnvới nghĩa vụ và trách nhiệm mái ấm gia đình. Người không có con phải nộp thuế cao hơn nhữngngười có con ; người ít con phải nộp thuế nhiều hơn người đông con … 11 * Các quỹ tiết kiệm ngân sách và chi phí xã hộiNgoài BHXH, trong mạng lưới hệ thống ASXH của nhiều nước có tổ chức triển khai những quỹtiết kiệm dựa trên góp phần cá thể. – Những góp phần được tích tụ dùng để chi trả cho những thành viên khi sự cốxảy ra. Đóng góp và khoản sinh lời được chi trả một lần theo những pháp luật. – Từng cá thể nhận khoản góp phần của mình và khoản sinh lời, khôngchia sẻ rủi ro đáng tiếc cho người khác … * Các dịch vụ xã hội được hỗ trợ vốn bằng nguồn vốn công cộngỞ nhiều nước, đặc biệt quan trọng là ở những nước tăng trưởng, trong mạng lưới hệ thống ASXH cónhiều dạng dịch vụ xã hội, được hỗ trợ vốn bằng nguồn vốn công cộng ( ngân sáchNhà nước ), gồm có : – Trợ cấp cơ bản cho mọi dân cư, hoặc tổng thể những người đã từng làmviệc trong một khoảng chừng thời hạn nhất định. – Trợ cấp này không tương quan đến gia tài trước đó của người thụ hưởng ; những chính sách được chi trả từ ngân sách Nhà nước. * Trách nhiệm từ chủ sử dụng lao động – Thường chỉ là mạng lưới hệ thống tai nạn thương tâm nghề nghiệp hoặc mạng lưới hệ thống đền bù chongười lao động. – Chủ yếu tương quan đến tai nạn thương tâm tại nơi thao tác và bệnh nghề nghiệp. – Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động so với chăm nom y tế và bồithường tuỳ theo mức độ tai nạn đáng tiếc và bệnh nghề nghiệp. – Có thể gồm có một phần để chi trả chính sách cho người lao động trongthời gian ngừng việc ( nằm trong chính sách BHXH ). * Thương Mại Dịch Vụ xã hội khác – Quy định thêm về ASXH dưới những hình thức khác. – Khi không có mạng lưới hệ thống ASXH. – Có thể được thực thi bởi những tổ chức triển khai tự nguyện hoặc phi nhà nước. 12 – Bao gồm những dịch vụ so với người già, người tàn tật, trẻ nhỏ, phục hồichức năng cho người bị tai nạn thương tâm và tàn tật, những hoạt động giải trí phòng chống trong ytế ( ví dụ tiêm phòng ), kế hoạch hóa mái ấm gia đình. 2. Thực trạng và giải pháp triển khai hiệu suất cao chủ trương an sinh xãhội góp thêm phần nâng cao đời sống vật chất, niềm tin của nhân dân lúc bấy giờ. 2.1. Thực trạng của việc triển khai chủ trương an sinh xã hội nhữngnăm qua. * Ưu điểm : Thực hiện đường lối Đổi mới, trong hơn 25 năm qua, công tác làm việc bảo đảman sinh xã hội ở nước ta đã đạt được nhiều hiệu quả quan trọng. Hệ thống ansinh xã hội ngày càng đồng nhất và hoàn thành xong với diện bao trùm không ngừngđược lan rộng ra. Đời sống vật chất và niềm tin của nhân dân không ngừngđược cải tổ. An sinh xã hội đã trở thành chỗ dựa vững chãi cho ngườinghèo và đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong xã hội, góp thêm phần hình thành xã hộikhông còn nhóm xã hội bị loại trừ và bảo vệ khuynh hướng xã hội chủ nghĩacủa sự tăng trưởng quốc gia. Về mặt thể chế, trong những năm thay đổi vừa mới qua, Đảng và Nhà nước tađã hoạch định và tiến hành nhiều chủ trương an sinh xã hội quan trọng, huyđộng được nhiều nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp cho những đối tượng người dùng ( người dân tộc thiểu số, người nghèo, người già đơn độc, trẻ nhỏ và những đốitượng dễ bị tổn thương ) vươn lên trong đời sống. Các chủ trương và giảipháp bảo vệ an sinh xã hội được tiến hành đồng nhất trên cả 3 phương diện : ( 1 ) Giúp những đối tượng người tiêu dùng thụ hưởng tăng năng lực tiếp cận những dịch vụ côngcộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà tại, ; ( 2 ) Hỗ trợphát triển sản xuất trải qua những chủ trương về bảo vệ thị trường, tín dụng thanh toán, việc làm ; ( 3 ) Phát triển kiến trúc thiết yếu cho những địa phương phục vụngười dân tốt hơn. 13 Đến nay công tác làm việc bảo vệ an sinh xã hội đã đạt được nhiều thành tựunổi bật, được nhân dân đống ý, quốc tế nhìn nhận cao : số hộ nghèo giảm từ29 % ( năm 2002 ) xuống còn 9,5 % ( năm 2011 ) ; chỉ số tăng trưởng con người ( HDI ) tăng từ mức 0,683 ( năm 2000 ) lên mức 0,728 ( năm 2011 ), xếp thứ128 / 187 nước, thuộc nhóm trung bình cao của quốc tế ; năm 2011 nước ta đãhoàn thành 6/8 nhóm Mục tiêu tăng trưởng Thiên niên kỷ ( MDGs ) do Liên hợpquốc đề ra cho những nước đang tăng trưởng đến năm năm ngoái. Hệ thống pháp lý về an sinh xã hội ngày càng triển khai xong hơn, đã trởthành địa thế căn cứ pháp lý quan trọng trong kiểm soát và điều chỉnh những quan hệ xã hội. Hệ thống bảo hiểm xã hội được chăm sóc tăng trưởng với nội dung và hìnhthức ngày càng nhiều mẫu mã, nhằm mục đích san sẻ rủi ro đáng tiếc và trợ giúp thiết thực chonhững người tham gia. Bảo hiểm xã hội được tiến hành đồng điệu với 3 loạihình là : bảo hiểm bắt buộc ( bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ), bảo hiểm tựnguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Số người tham gia bảo hiểm bắt buộc tăngnhanh, từ 4,8 triệu ( năm 2001 ) lên 9,7 triệu ( năm 2011 ). Sau gần 3 năm triểnkhai bảo hiểm xã hội tự nguyện, đến năm 2010 có khoảng chừng 96,6 nghìn ngườitham gia. Năm 2011 có khoảng chừng 7,6 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm y tế tăng nhanh từ 13,4 % dân số ( năm 2000 ) lên khoảng chừng 62 % ( năm2010 ). Đặc biệt, đã thực thi chủ trương bảo hiểm y tế không lấy phí cho trẻ emdưới 6 tuổi, một số ít đối tượng người dùng chủ trương, người nghèo và tương hỗ bảo hiểm y tếcho những hộ cận nghèo, v.v Hệ thống chủ trương khuyễn mãi thêm so với người có công không ngừng đượchoàn thiện. Mức trợ cấp tặng thêm năm 2010 tăng 2,2 lần so với năm 2006. Thựchiện chủ trương khuyến mại liên tục cho hơn 1,4 triệu người có công. Đếnnay, hơn 90 % mái ấm gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mứctrung bình của dân cư cùng địa phận. Các chủ trương trợ giúp xã hội ( tiếp tục và đột xuất ) được thực14hiện rộng hơn cả về quy mô và đối tượng người tiêu dùng thụ hưởng với mức trợ giúp ngàycàng tăng. Kinh phí trợ giúp tiếp tục từ ngân sách nhà nước và số ngườiđược thụ hưởng tăng nhanh, từ 113 tỉ đồng cho hơn 180 nghìn người ( năm2001 ) tăng lên 4.500 tỉ đồng cho hơn 1,6 triệu người ( năm 2010 ). Hằng nămNhà nước còn trợ cấp đột xuất hàng nghìn tỉ đồng và hàng chục nghìn tấnlương thực, thuốc men, đa phần để trợ giúp khắc phục thiên tai. Các trào lưu “ Tương thân, tương ái ”, “ Quỹ vì người nghèo “, “ Đền ơn đápnghĩa ”, “ Uống nước nhớ nguồn ” được tổ chức triển khai tiếp tục và lôi cuốn sựhưởng ứng của nhiều lực lượng xã hội, góp phần đáng kể vào việc nâng caoan sinh xã hội cho mọi người, nhất là những người nghèo, vùng nghèo * HạnchếĐến nay, công tác làm việc bảo vệ an sinh xã hội ở nước ta vẫn còn nhiều bấtcập và yếu kém : giảm nghèo chưa vững chắc, người dân ở vùng dân tộc bản địa thiểusố, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn vất vả, phân hóa giàu nghèo, phân hóagiữa những vùng miền có khuynh hướng lan rộng ra. Tình trạng thiếu việc làm ở nôngthôn, ở vùng đô thị hóa và thất nghiệp ở thành thị còn nhiều. Nguồn lực đểthực hiện an sinh xã hội còn hạn chế, đa phần dựa vào ngân sách nhà nước, với diện bao trùm và mức tương hỗ thấp, chưa theo kịp với sự tăng trưởng của nềnkinh tế thị trường khuynh hướng XHCN. Khả năng cân đối giữa nguồn và sửdụng của mạng lưới hệ thống an sinh xã hội, kể cả những quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế và những chính sách bảo trợ xã hội còn hạn chế và gặp thử thách lớn cả trướcmắt, cũng như trong trung và dài hạn. Các quỹ bảo hiểm xã hội, đặc biệt quan trọng làquỹ bảo hiểm y tế ở trong thực trạng báo động trong tương lai gần. Nguồn lựcđầu tư cho an sinh xã hội của Nhà nước khó phân phối được nhu yếu an sinh xãhội ngày càng tăng của dân cư, trong khi đó kêu gọi từ những nguồn khác, đặc biệt quan trọng từ hội đồng còn hạn chế, nhất là vùng nông thôn. Các hình thức bảohiểm chưa cung ứng được nhu yếu phong phú của dân cư ; chất lượng những dịch15vụ nhìn chung còn thấp, vẫn xảy ra không ít xấu đi, phiền hà. Một số chínhsách an sinh xã hội còn sống sót những bất hài hòa và hợp lý ; chưa có những chủ trương ansinh xã hội đặc trưng và tương thích với dân cư nông thôn và những vùng dân tộc bản địa, miền núi có điều kiện kèm theo sống khó khăn vất vả. Chất lượng phân phối những dịch vụ ansinh xã hội, đặc biệt quan trọng là dịch vụ y tế, còn hạn chế, chưa cung ứng nhu yếu pháttriển kinh tế tài chính – xã hội và sự ngày càng tăng mức sống của dân cư. Hệ thống hànhchính, sự nghiệp phân phối dịch vụ an sinh xã hội chưa theo kịp nhu yếu pháttriển, còn hạn chế trong năng lượng tổ chức triển khai và quản trị so với những mô hình ansinh xã hội. Những hạn chế trên đây đã đặt mạng lưới hệ thống an sinh xã hội của nước tatrước nhiều thử thách lớn, cần liên tục điều tra và nghiên cứu, hoàn hảo chính sáchđể vượt qua. Cụ thể là : Thứ nhất, trong quy trình thay đổi kinh tế tài chính, nhiều yếu tố an sinh xã hộibức xúc, mới phát sinh chưa được giải đáp một cách tổng lực cả về lý luậnvà thực tiễn. Hệ thống chủ trương, pháp luật về an sinh xã hội theo mô hìnhhiện nay không theo kịp với yên cầu của nền kinh tế thị trường định hướngXHCN và tiến trình hội nhập quốc tế. Thứ hai, cùng với sự tăng trưởng thì những rủi ro tiềm ẩn, rủi ro đáng tiếc kinh tế tài chính và xã hộingày càng có khuynh hướng tăng. Là nước đang tăng trưởng với điều kiện kèm theo địa – tựnhiên, địa – kinh tế tài chính đặc trưng, nên Nước Ta rất dễ gặp phải rủi ro đáng tiếc, ảnh hưởngđến sinh kế và thu nhập của người dân. Trong khi đó, do nguồn lực còn hạnchế, nên tất cả chúng ta chưa thật dữ thế chủ động bảo vệ an sinh xã hội cho đông đảodân cư. Thứ ba, xu thế già hóa dân số đang và sẽ đặt ra nhiều khó khăn vất vả cho hệthống an sinh xã hội hiện hành và trong tương lai, sẽ tạo áp lực đè nén lớn lên hệthống y tế, bảo hiểm xã hội, những dịch vụ chăm nom xã hội cho người cao tuổi. Thứ tư, mức đóng, mức hưởng bảo hiểm xã hội còn chưa hài hòa và hợp lý, chưa16bảo đảm đời sống cho những đối tượng người dùng thụ hưởng. Mức độ bền vững và kiên cố về tàichính, tính link giữa những chính sách, chủ trương an sinh xã hội còn nhiều bấtcập. Thứ năm, những rủi ro đáng tiếc kinh tế tài chính, xã hội ngày càng phong phú, phức tạp và códiện ảnh hưởng tác động rộng. Tác động xấu đi của những “ cú sốc khó lường trước ” từ bên ngoài, như khủng hoảng kinh tế – kinh tế tài chính toàn thế giới, thiên tai, dịchbệnh đến quốc kế dân số ngày càng nhanh và mạnh. Trong khi đó chúngta lại chưa có nhiều kinh nghiệm tay nghề phòng, chống rủi ro đáng tiếc trong toàn cảnh toàn cầuhóa và còn hạn chế về nguồn lực dành cho những hoạt động phòng, chống rủi ro đáng tiếc. Thứ sáu, sự phân hóa nhanh, mạnh trong nền kinh tế thị trường, đã làmcho những nhóm xã hội yếu thế ngày càng trở nên yếu thế hơn và dễ bị tổnthương hơn do hạn chế về năng lực cạnh tranh đối đầu, năng lực phòng ngừa rủi rotrên thương trường. Các dòng chuyển dời việc làm, chuyển dời lao động diễn ravới cường độ ngày càng mạnh, tạo áp lực đè nén lớn cho việc bảo vệ quyền và cơhội tiếp cận những dịch vụ xã hội cơ bản, quyền thụ hưởng những chủ trương ansinh của những nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Như vậy, những nhóm đối tượng người dùng của an sinh xã hội sẽ ngày càng phong phú, yên cầu phải có một mạng lưới hệ thống chủ trương an sinh xã hội đa tầng, đa lớp, linhhoạt và đủ năng lực thực thi những tiềm năng an sinh xã hội chủ yếu đếnnăm năm ngoái, như Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đề ra là : “ Tạo bước tiến bộrõ rệt về triển khai văn minh và công minh xã hội, bảo vệ an sinh xã hội, giảmtỷ lệ hộ nghèo ; cải tổ điều kiện kèm theo chăm nom sức khỏe thể chất cho nhân dân Giảiquyết việc làm cho 8 triệu lao động Tuổi thọ trung bình năm năm ngoái đạt 74 tuổi. Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 2 % / năm ” ( 4 ). Để đạt được những mụctiêu đó, cần khẩn trương thiết kế xây dựng, triển khai xong mạng lưới hệ thống an sinh xã hội lànhmạnh, đủ năng lực thực thi những công dụng của mình. 2.2. Yêu cầu và giải pháp thực thi hiệu suất cao chủ trương an sinh xã hội từ17năm 2010 – 2020 * Mục tiêu, nhu yếu của mạng lưới hệ thống an sinh xã hội. Bước sang tiến trình kế hoạch mới, Đảng và Nhà nước ta liên tục coibảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một trách nhiệm đa phần thườngxuyên. Dự thảo Chiến lược tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội 2011 – 2020 đã xác lập : Tăng trưởng kinh tế tài chính phối hợp hòa giải với văn minh và công minh xã hội, nâng caokhông ngừng chất lượng đời sống của nhân dân ; tăng trưởng mạng lưới hệ thống an sinhxã hội phong phú, ngày càng lan rộng ra và hiệu suất cao. Tạo thời cơ bình đẳng hưởngthụ những dịch vụ cơ bản, những phúc lợi xã hội. Đồng thời đề ra tiềm năng đến năm2020, trong đó GDP trung bình đầu người theo giá trong thực tiễn đạt khoảng chừng 3.000 – 3.200 USD ; chỉ số tăng trưởng con người ( HDI ) đạt nhóm trung bình cao của thếgiới ; triển khai bảo hiểm y tế toàn dân ; tỷ suất hộ nghèo giảm trung bình 2 % – 3 % / năm ; phúc lợi, an sinh xã hội và chăm nom sức khỏe thể chất hội đồng được bảođảm ; thu nhập trong thực tiễn của dân cư gấp khoảng chừng 3,5 lần so với năm 2010 ; thu hẹpkhoảng cách thu nhập giữa những vùng và nhóm dân cư Xóa nhà tạm đơn sơ, tỷlệ nhà bền vững và kiên cố đạt 70 %, trung bình 25 mét vuông sàn thiết kế xây dựng / người. Cải thiện chấtlượng môi trường tự nhiên, hạn chế tác hại của thiên tai, dữ thế chủ động ứng phó có hiệu quảvới biến hóa khí hậu, đặc biệt quan trọng là nước biển dâng. Quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước cùng với tiềm lực kinh tế tài chính của đấtnước được nâng lên là cơ sở quan trọng để bảo vệ tốt hơn an sinh xã hội vàphúc lợi xã hội. Tuy nhiên, tất cả chúng ta cũng phải đương đầu với không ít khó khăn vất vả, thử thách : công cuộc xóa đói giảm nghèo phải tập trung chuyên sâu vào những vùng, những đốitượng khó khăn vất vả nhất ; một bộ phận không nhỏ lao động của cả nước chưa cónghề hoặc thiếu kỹ năng và kiến thức lao động, đang làm những việc làm chưa thật ổn địnhvới tiền lương, tiền công và bảo trợ xã hội thấp ; những rủi ro đáng tiếc về kinh tế tài chính – xã hộitrong điều kiện kèm theo kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ; biếnđổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có khuynh hướng tăng lên … ảnh hưởng tác động xấu đi đếnđời sống và an sinh xã hội của nhân dân. Chính vì thế, cần có nhận thức mới, 18 không thiếu hơn về an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, phát huy thành quả và nhữngkinh nghiệm tốt đã đạt được, khắc phục những yếu kém, chưa ổn để xây dựngmột mạng lưới hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đồng bộ, hiệu suất cao cao. * Yêu cầu : Trước hết, cần chứng minh và khẳng định bảo vệ an sinh xã hội và phúc lợi xã hội làmột tính năng, trách nhiệm hầu hết của Nhà nước và là quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệmcủa toàn xã hội. Thông qua mạng lưới hệ thống những chính sách chủ trương và nguồn lực củamình, Nhà nước triển khai vai trò chủ yếu trong việc bảo vệ an sinh xã hộivà phúc lợi xã hội cho nhân dân. Nhà nước thực thi tốt chủ trương phân phốivà phân phối lại thu nhập quốc dân, phân chia hài hòa và hợp lý và sử dụng hiệu quảnguồn lực từ kinh tế tài chính nhà nước để triển khai chủ trương cơ cấu tổ chức nhằm mục đích thúc đẩytăng trưởng nhanh, bền vững và kiên cố và bảo vệ những nhu yếu cơ bản về an sinh xã hộivà phúc lợi xã hội, coi việc triển khai trách nhiệm này là một nội dung quantrọng bộc lộ vai trò chủ yếu của kinh tế tài chính Nhà nước. Thứ hai, mạng lưới hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phải bảo vệ chủđộng, tích cực và có tính xã hội hóa cao. Theo đó, cùng với tăng cường vai tròcủa Nhà nước, phải kêu gọi mọi nguồn lực của xã hội, nâng cao trách nhiệmvà năng lượng tự an sinh của mỗi cá thể, mái ấm gia đình và hội đồng ; vừa trợ giúpkịp thời, hiệu suất cao trong việc bảo vệ mức sống tối thiểu của dân cư, vừagóp phần quan trọng thôi thúc xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đờisống vật chất và niềm tin của nhân dân. Thứ ba, kiến thiết xây dựng một mạng lưới hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đa tầng, linh động, bền vững và kiên cố, hoàn toàn có thể tương hỗ lẫn nhau, công minh về nghĩa vụ và trách nhiệm và lợiích, san sẻ rủi ro đáng tiếc, hướng tới bao trùm toàn dân, tập trung chuyên sâu tương hỗ cho nhữngngười nghèo, hộ nghèo, những đối tượng người dùng dễ bị tổn thương, đặc biệt quan trọng là nhữngtrẻ em có thực trạng khó khăn vất vả, tương thích với điều kiện kèm theo kinh tế tài chính – xã hội của đấtnước và tiếp cận với thông lệ quốc tế. * Nhiệm vụ và giải pháp hiện thực hóa những tiềm năng về an sinh xã19hội trong kế hoạch tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội. Để thực thi tốt những nhu yếu trên đây, hiện thực hóa những tiềm năng về an sinhxã hội và phúc lợi xã hội trong Chiến lược tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội 2011 – 2020, cần tập trung chuyên sâu thực thi có hiệu suất cao những trách nhiệm và giải pháp sau : Một là, Đẩy mạnh tiến hành những chương trình tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hộigắn với xử lý việc làm. Khuyến khích tối đa những thành phần kinh tế tài chính, những mô hình doanh nghiệpphát triển mạnh sản xuất, kinh doanh thương mại để tạo nhiều việc làm, đồng thời hỗ trợngười dân có việc làm, tăng thu nhập là giải pháp xóa đói giảm nghèo và bảođảm an sinh xã hội tích cực, hiệu suất cao, vững chắc. Để thực thi tốt trách nhiệm này, một mặt phải triển khai xong những chủ trương khuyến khích góp vốn đầu tư, chủ trương ưu đãiđối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại sử dụng nhiều lao động, nhất là ở địa bànnông thôn ; mặt khác phải liên tục triển khai Chương trình tiềm năng vương quốc vềviệc làm gắn với thực thi đề án Đổi mới và tăng trưởng dạy nghề đến năm 2020, chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn với những giải pháp tổng lực, đồngbộ và có hiệu suất cao ; tăng trưởng mạnh thị trường lao động. Thực hiện tốt những chínhsách tương hỗ cho cả người học và cơ sở dạy nghề, như cho vay tặng thêm học nghề, tương hỗ giảng dạy nghề cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, phụ nữ, thanhniên … ; tăng nhanh việc đưa lao động Nước Ta đi thao tác ở quốc tế. Phấn đấu hàng năm tuyển mới dạy nghề cho khoảng chừng 1,8 triệu người, trong đó có 1 triệu lao động nông thôn ; đến năm năm ngoái giảm tỷ suất thất nghiệp ởthành thị xuống còn 4 % ; năm 2020 lao động qua giảng dạy đạt trên 70 %, đàotạo nghề chiếm 55 % trong tổng lao động xã hội. Tiếp tục triển khai xong hệ thốngpháp luật về lao động, việc làm ; chú trọng thiết kế xây dựng quan hệ lao động hòa giải, điều kiện kèm theo và thiên nhiên và môi trường lao động bảo đảm an toàn. Hai là, Phát triển đồng nhất, phong phú và nâng cao chất lượng mạng lưới hệ thống bảohiểm, đồng thời có chủ trương tương hỗ tương thích để người dân tích cực tham gia. 20T rong điều kiện kèm theo có những ảnh hưởng tác động xấu đi của kinh tế thị trường, cùngbiến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có khuynh hướng ngày càng tăng, việc tăng trưởng hệthống bảo hiểm và sự tham gia thoáng đãng của người dân được coi là giải phápquan trọng nhằm mục đích san sẻ rủi ro đáng tiếc và trợ giúp người tham gia bảo hiểm khi xảy racác ảnh hưởng tác động bất lợi về kinh tế tài chính, xã hội, môi trường tự nhiên. Cần khẩn trương hoànthiện và triển khai có hiệu suất cao những chính sách, chủ trương nhằm mục đích tăng trưởng hệthống bảo hiểm ngày càng phong phú, đồng điệu, bền vững và kiên cố, với chất lượng đượcnâng cao, ship hàng có hiệu suất cao những tiềm năng về an sinh, kinh tế tài chính và xã hội, đápứng nhu yếu phong phú của người tham gia bảo hiểm. Hệ thống này được xâydựng và hoạt động giải trí theo nguyên tắc đóng – hưởng ; có sự san sẻ hài hòa và hợp lý vềquyền lợi và nghĩa vụ và trách nhiệm. Nhà nước có sự tương hỗ tương thích cho những đối tượng người tiêu dùng thamgia, nhất là người nghèo, cận nghèo, trẻ nhỏ, những đối tượng người dùng chủ trương và bảotrợ xã hội … Phát triển mạnh cả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Nghiên cứu sửa đổi, bổ trợ những chính sách bảo hiểm xã hội tương thích vớiyêu cầu của tiến trình mới, gắn với kiểm soát và điều chỉnh lương hưu và lộ trình cải cáchtiền lương. Xây dựng chủ trương bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người laođộng, trong đó có chủ trương tương hỗ người lao động có thu nhập thấp, lao độngở nông thôn tham gia những mô hình bảo hiểm xã hội. Thực hiện tốt chính sách bảohiểm thất nghiệp. Tiếp tục hoàn thành xong đồng nhất những chủ trương về bảo hiểm y tế, viện phí vàkhám chữa bệnh. Đặc biệt chú trọng chủ trương so với bà mẹ, trẻ nhỏ, ngườinghèo, người dân ở vùng khó khăn vất vả, người lao động trong những khu vực phichính thức. Phấn đấu thực thi bảo hiểm y tế toàn dân vào năm năm trước. Khẩn trương nghiên cứu và điều tra, thử nghiệm để lan rộng ra những hình thức bảo hiểmkhác thích ứng với điều kiện kèm theo kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, trong đócó chủ trương tương hỗ nông dân tham gia bảo hiểm sản xuất nông nghiệp nhằmduy trì sản xuất và bảo vệ đời sống. Ba là, Thực hiện có hiệu suất cao chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững và kiên cố. 21T rong thập kỷ tới, xóa đói giảm nghèo vẫn là một trách nhiệm bức thiết vớiquy mô to lớn, mang ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn thâm thúy và là mộttrọng tâm trong công tác làm việc bảo vệ an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ở nước ta. Để triển khai xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững và kiên cố, phải tăng cường triểnkhai những chương trình tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội, trong đó trọng tâm là triểnkhai có hiệu suất cao Chương trình vương quốc về xóa đói giảm nghèo giai đoạn2011-2020 với chuẩn nghèo mới tương thích với tình hình tăng trưởng của nước tavà tiếp cận với chuẩn quốc tế. Các chủ trương và giải pháp xóa đói giảmnghèo phải thiết thực, đồng điệu cả về tương hỗ tăng trưởng sản xuất và đời sống, tạo việc làm, tiếp cận thị trường ; nâng cao năng lực tự vươn lên thoát nghèobền vững của dân cư. Phải bảo vệ lồng ghép có hiệu suất cao những chươngtrình, dự án Bất Động Sản và nguồn lực trên từng địa phận ; sự tham gia dữ thế chủ động của ngườidân, hội đồng và cơ sở. Cùng với việc ưu tiên sắp xếp kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước, liên tục huyđộng sự trợ giúp của hội đồng doanh nghiệp và của toàn xã hội, động viênngười nghèo, vùng nghèo nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững và kiên cố, tiến tới làmgiàu. Thực hiện có hiệu suất cao những chương trình, dự án Bất Động Sản, chủ trương giảm nghèohiện có, nhất là chương trình giảm nghèo ở những huyện có số hộ nghèo cao. Thực hiện cuộc hoạt động xã hội sâu rộng tiến hành Chương trình mục tiêuquốc gia thiết kế xây dựng nông thôn mới, trong đó gắn tăng trưởng kinh tế tài chính với xã hộivà bảo vệ môi trường tự nhiên, xóa đói giảm nghèo, xử lý việc làm và bảo vệ ansinh xã hội, phúc lợi xã hội, tăng trưởng nông thôn bền vững và kiên cố. Bốn là, Thực hiện tốt chủ trương tặng thêm so với người có công và chínhsách trợ giúp xã hội cho những đối tượng người dùng bảo trợ xã hội. Hiện nay, nước ta có hơn 1,4 triệu người có công với nước đang hưởngchính sách trợ cấp tặng thêm và hơn 1,6 triệu người đang hưởng chủ trương trợcấp xã hội tiếp tục hàng tháng. Ngoài ra, nhu yếu trợ giúp đột xuất cònrất lớn do tỷ suất người nghèo, hộ nghèo, cận nghèo còn cao, đa phần người già22chưa được hưởng chính sách hưu trí, ảnh hưởng tác động của kinh tế thị trường, dịch bệnh, thiên tai gây thiệt hại ngày càng lớn. Vì vậy, triển khai tốt hơn chủ trương ưuđãi người có công với nước và chủ trương trợ giúp xã hội không những có ýnghĩa quan trọng trong việc bảo vệ an sinh, không thay đổi xã hội, mà còn thể hiệnbản chất tốt đẹp của chính sách ta, dân tộc bản địa ta. Thấm nhuần đạo lý và truyền thống cuội nguồn “ uống nước nhớ nguồn ”, “ ăn quảnhớ người trồng cây ”, cần liên tục hoàn hảo những chủ trương và nâng cao chếđộ tặng thêm so với người có công, tương thích với sự tăng trưởng kinh tế tài chính ; đồng thờihỗ trợ những mái ấm gia đình người có công tăng trưởng sản xuất, kinh doanh thương mại, nâng caothu nhập ; hoạt động toàn xã hội tham gia trào lưu “ đền ơn đáp nghĩa ”, bảođảm cho những người có công có mức sống cao hơn mức trung bình của dâncư cùng địa phận. Hoàn thiện những chủ trương và tăng trưởng mạng lưới hệ thống trợ giúp xã hội linhhoạt, ứng phó có hiệu suất cao với những biến cố, rủi ro đáng tiếc, theo hướng cùng với việctăng cường trợ giúp liên tục và đột xuất từ ngân sách nhà nước, phảiđẩy mạnh xã hội hóa, phong phú những kênh và hình thức trợ giúp xã hội và cứutrợ xã hội tự nguyện, nhân đạo dựa vào hội đồng với sự tham gia rộng lớncủa những doanh nghiệp, của xã hội và người việt sinh sống ở nước ngoài ta ở quốc tế ; tranh thủ sự trợgiúp của hội đồng quốc tế. Tiếp tục lan rộng ra đối tượng người tiêu dùng và điều kiện kèm theo hưởngthụ trợ giúp xã hội đến hàng loạt những nhóm dân cư dễ bị tổn thương với mức trợgiúp tương thích. Phấn đấu bảo vệ cho mọi người dân khi có thu nhập dướimức sống tối thiểu đều được nhận trợ giúp xã hội. Đẩy mạnh việc dữ thế chủ động phòng chống và ứng phó kịp thời có hiệu quảthiên tai, ảnh hưởng tác động của đổi khác khí hậu nhằm mục đích hạn chế thiệt hại về người vàBình quân 5 năm gần đây, mỗi năm thiên tai làm chết hơn 500 người, gây thiệt hại về gia tài khoảng chừng 15 nghìn tỷ đồng, bằng 1,2 % GDP. 23 của, nhất là những vùng liên tục xảy ra bão lũ ; nghiên cứu và điều tra hình thànhcác quỹ dự trữ và chính sách trợ giúp tại những địa phương để tương hỗ kịp thời chonhân dân khi có rủi ro đáng tiếc đột xuất. Năm là, Nhà nước tăng thêm nguồn lực và phát huy vai trò chủ yếu để nângcao phúc lợi xã hội và tăng trưởng phong phú mạng lưới hệ thống những dịch vụ xã hội cơ bản. Không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội và năng lực tiếp cận những dịch vụxã hội, trước hết là những dịch vụ công cộng cơ bản, bảo vệ công minh, bìnhđẳng cho mọi người. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnhcác quan hệ xã hội và phân phối lại một bộ phận thu nhập quốc dân, nhằmthỏa mãn những nhu yếu thiết yếu về vật chất và ý thức, giảm bớt sự chênhlệch về thu nhập và mức sống giữa những thành viên, những những tầng lớp dân cư, cácnhóm xã hội và những vùng miền. Trong điều kiện kèm theo quốc gia còn nhiều khó khăn vất vả, triển khai tốt nhu yếu này cũng là một biểu hiện thực tế và sinh động bản chấtưu việt của chính sách ta. Trong thời hạn tới, việc bảo vệ phúc lợi xã hội gắn với tăng cường pháttriển những dịch vụ xã hội phải vừa trợ giúp mọi người dân được tiếp cận với cácdịch vụ xã hội cơ bản tối thiểu về khám chữa bệnh, học tập, nhà tại, điện, nước hoạt động và sinh hoạt, văn hóa truyền thống, thông tin và truyền thông online, bảo vệ vệ sinh môitrường, đi lại …, vừa cung ứng nhu yếu ngày càng cao, phong phú của nhân dânđối với những dịch vụ này. Cần tăng cường tăng trưởng những quỹ phúc lợi xã hội ở cả3 Lever : quỹ tập trung chuyên sâu của Nhà nước ; quỹ của những doanh nghiệp, đơn vị chức năng kinhdoanh ; quỹ của những tập thể và hội đồng. Phát triển mạng lưới hệ thống dịch vụ ngàycàng phong phú, đồng điệu, lan rộng ra độ bao trùm, với chất lượng ngày càng nânglên. Quy định rõ công khai minh bạch, minh bạch mức thụ hưởng những phúc lợi xã hội vàdịch vụ cơ bản tối thiểu của dân cư ; đồng thời phải khắc phục những xấu đi, phiền hà, tạo điều kiện kèm theo thuận tiện cho mọi người dân tiếp cận mạng lưới hệ thống dịch vụnày ; có chủ trương tương hỗ tương thích cho những đối tượng người dùng khó khăn vất vả. 24X ây dựng và tiến hành có hiệu suất cao những chương trình vương quốc về pháttriển giáo dục, y tế, văn hóa truyền thống, thông tin, thể thao, dân số, mái ấm gia đình và trẻ nhỏ. Tiếp tục tăng cường thiết kế xây dựng kiến trúc kinh tế tài chính – xã hội, nhất là ở cácvùng nghèo, đặc biệt quan trọng khó khăn vất vả ; đồng thời hoàn thành xong những chủ trương về miễngiảm học phí, học bổng, tín dụng thanh toán khuyến mại cho người học, phổ cập giáo dụcmầm non 5 tuổi ; chủ trương khám, chữa bệnh, thụ hưởng văn hóa truyền thống, thông tin, trợ giúp pháp lý ; chủ trương nhà ở … cho những đối tượng người tiêu dùng chủ trương, đối tượngkhó khăn. Đặc biệt, phải chăm sóc làm tốt hơn công tác làm việc chăm nom, bảo vệ vàgiáo dục trẻ nhỏ để con trẻ tất cả chúng ta tăng trưởng tổng lực cả về sức khỏe thể chất, trí tuệ, ý thức và nhân cách. Đẩy mạnh cuộc hoạt động kiến thiết xây dựng mái ấm gia đình văn hóa truyền thống, ấm no, niềm hạnh phúc. Sáu là, Huy động sự tham gia của toàn xã hội để triển khai tốt an sinh xãhội và phúc lợi xã hội. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội có thực chất xã hội thâm thúy kết nối hữucơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ và nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người với mỗi đơn vị chức năng, hội đồng vàtoàn xã hội. Cùng với việc nâng cao vai trò, tính năng và tăng thêm nguồnlực của Nhà nước, phải triển khai chủ trương “ những chính sách xã hội được tiếnhành theo niềm tin xã hội hóa ”. Phải kêu gọi những nguồn lực của toàn xã hộiđể nâng cao an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Tiếp tục hoàn thành xong chính sách chủ trương nhằm mục đích lan rộng ra sự tham gia củamọi chủ thể vào phân phối ngày càng nhiều hơn với chất lượng tốt hơn cácdịch vụ công cộng. Tạo điều kiện kèm theo thuận tiện để mọi người dân tôn vinh tráchnhiệm, nâng cao năng lượng và tham gia thiết thực vào việc bảo vệ an sinh xãhội, phúc lợi xã hội. Khuyến khích tăng trưởng những quy mô an sinh xã hội tựnguyện ở hội đồng, những doanh nghiệp đáp ứng dịch vụ công cộng theo cơchế phi doanh thu và những hình thức hợp tác công – tư. Đẩy mạnh những cuộc vậnVăn kiện đại hội đại biểu toàn nước lần thứ IX của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Thành Phố Hà Nội, 2001, tr. 204.25