Các nhóm dân tộc thiểu số ở phía Bắc Việt Nam hưởng lợi từ dự án hợp tác giữa Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Ngân hàng Thế giới

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã ký kết thỏa thuận viện trợ với Ngân hàng thế giới để triển khai dự án Lồng ghép cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em khu vực miền núi phía Bắc, triển khai tại tỉnh Yên Bái và Sơn La (giai đoạn 2017-2021). Tổng ngân sách của dự án là 2,82 triệu USD từ Quỹ Phát triển Xã hội Nhật Bản thông qua Ngân hàng Thế giới. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em sẽ hợp tác với Vụ Sức khỏe bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế ở cấp quốc gia và với Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh, và cùng phối hợp với Ủy ban Dân tộc và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để triển khai dự án này.

Các dân tộc thiểu số là những nhóm thiệt thòi nhất trên cả nước và mặc dù kinh tế quốc gia đã tăng trưởng một cách ấn tượng trong thập kỷ qua, các nhóm này vẫn tiếp tục bị đói nghèo đeo bám, hạn chế khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, đối mặt với mức độ suy dinh dưỡng cao và bất ổn về an ninh lương thực. Bà Dragana Strinic – Trưởng đại diện văn phòng Save the Children tại Việt Nam chia sẻ: “Giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em là vô cùng quan trọng cho mỗi trẻ nhỏ, vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển não bộ, tuổi thọ và năng suất trong tương lai. Giải quyết suy dinh dưỡng thể thấp còi cũng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nó giúp phá vỡ vòng luẩn về nghèo đói, và giảm tình trạng mất cân bằng về thu nhập trong xã hội.”

Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, “Xóa nghèo trong nhóm các dân tộc thiểu số miền núi là đặc biệt quan trọng để Việt nam có thể đạt được mục tiêu là một nước có năng suất cao, khả năng cạnh tranh cao và phát triển hòa nhập. chúng ta đã đạt được nhiều tiến triển, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Với nỗ lực chung của các bộ ngành có liên quan như y tế, nông nghiệp, nước và vệ sinh, và với sự hỗ trợ từ các đối tác phát triển, tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua chặng đường cuối cùng này.”

Những người hưởng lợi chính của Dự án bao gồm trẻ em dưới năm tuổi, phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, phụ nữ mang thai của các nhóm dân tộc thiểu số Hmong, Dao, Thái – những người được xác định là có tỉ lệ sinh con thấp còi nghiêm trọng nhất trên cả nước (từ 40 đến 55 %). Dự án sẽ hướng tới 20 xã mục tiêu gồm khoảng 200 thôn bản ở bốn huyện của tỉnh Yên Bái và Sơn La, với số người hưởng lợi trực tiếp ước tính là 142.000. Những người hưởng lợi khác bao gồm toàn bộ dân số của bốn huyện (375.000 người), các thành viên gia đình có quan hệ trực tiếp với những người hưởng lợi chính, người dân ở các xã dự án, các cán bộ y tế và cán bộ nông nghiệp làm việc tại các vùng dự án.

Dự án sẽ vận dụng cách tiếp cận lồng ghép trong việc xử lý chính sách dinh dưỡng dưới chuẩn của trẻ nhỏ bằng cách tích hợp các hình thức can thiệp khác nhau như tổ chức triển khai các chiến dịch đổi khác hành vi, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, cải tổ thực hành thực tế nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ con với chính sách siêu thị nhà hàng phong phú trải qua quy mô vườn rau hộ mái ấm gia đình. Việc tiến hành dự án Bất Động Sản này sẽ lôi kéo sự tham gia của các cơ quan đa ngành thuộc chính phủ nước nhà cũng như sự tham gia khá đầy đủ của các thành viên trong hội đồng. Thông qua chiêu thức tiếp cận này, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em kỳ vọng sẽ chứng tỏ được một giải pháp tổng lực hơn trong việc xử lý yếu tố tương quan tới chính sách dinh dưỡng dưới chuẩn của trẻ nhỏ dân tộc thiểu số .