150 NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN ÔN THI TOPIK II

150 NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN ÔN THI TOPIK II

150 ngữ pháp tiếng Hàn ôn thi TOPIK II

TOPIK là chữ viết tắt của 한국어능력시험 (Kỳ thi năng lực tiếng Hàn –  Test of Proficiency in Korean), do Viện giáo dục quốc tế Quốc gia Hàn Quốc đứng ra tổ chức hằng năm, đối tượng là những người nước ngoài hoặc những kiều bào Hàn Quốc sử dụng tiếng Hàn Quốc không như tiếng mẹ đẻ của mình.

TOPIK được phân thành 2 loại: TOPIK I (cấp 1-2) và TOPIK II (cấp 3-6) để đánh giá năng lực của người học. TOPIK 1,2 là trình độ sơ cấp, TOPIK 3,4 là trình độ trung cấp, TOPIK 5,6 là trình độ cao cấp

Trung tâm tiếng Hàn MONDAY gửi đến bạn 150 cấu trúc ngữ pháp ôn thi TOPIK II phân chia theo từng nhóm ngữ pháp. 150 cấu trúc ngữ pháp với công thức và ví dụ cụ thể. Thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các công thức và đạt điểm cao hơn trong kỳ thi TOPIK II.

Trung tâm Tiếng Hàn MONDAY hiện nay cũng là một trong những trung tâm đào tạo luyện thi TOPIK uy tín nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Đăng kí để được kiểm tra TOPIK hoàn toàn MIỄN PHÍ các bạn nhé! 

Xem thêm bài viết: Lớp luyện thi TOPIK 

Bài viết tham khảo dựa trên : hvlcenter

I. 양보 NHƯỢNG BỘ

1. V + 는다고 해도 : dù
VD:
– 아무리 비싸다고 해도 필요한 책이라면 사야지.
Mặc dù đắt như thế nào đi chăng nữa nhưng nếu là quyển sách cần thiết thì phải mua chứ.

2. A/V + 더라도 : dù (Diễn tả dù giả định như câu trước nhưng câu sau vẫn tương phản với giả định của câu trước )
VD: 내일은 무슨 일이 었더라도 지각하면 안돼.
Dù ngày mai có việc gì đi nữa cũng không được đến trễ.

– 미국에 가더라도 자주 전화해.
Dù đi Mỹ nhưng hãy thường xuyên gọi điện về nhà.

3. A/V + 아/어 봤자: mà xem, đi nữa… (đại loại là như thế).
a. V + 아/어 봤자: Việc của vế thứ nhất có diễn ra thì vế sau vẫn vậy không có nghĩa lí gì.
– Sau nó hay đi với câu dạng ㄹ/을 것이다 (dự đoán) hoặc câu thường, ko đi kèm được câu mệnh lệnh và thỉnh cầu.
 
– 지금 출발해 봤자 약속시간에 도착할 수 없어.
Bây giờ xuất phát đi nữa thì cũng không tới đúng hẹn được đâu.

– 깨끗하게 청소해 봤자 금방 더러워져요.
Dọn sạch sẽ mà xem, rồi lại bẩn ngay thôi.

b. A + 아/어 봤자: Việc của vế trước không có gì đáng nói hay đáng ngạc nhiên. Với tính từ thì nó hay có câu hỏi ở dưới (hỏi lửng thôi chứ ko phải để trả lời). Sau nó không đi kèm với câu mệnh lệnh hoặc thỉnh dụ.
– 한국의 겨울 날씨가 추워 봤자 북극보다 춥겠어요?
Thời tiết của HQ có lạnh đi nữa thì có bằng bắc cực không?

4. A/V + 아/어/여도, DT + 이어도/여도 : cho dù…, dù…cũng…, dù…nhưng…
a. A/V + 아/어/여도:

아도 : dùng khi động từ / tính từ kết thúc có nguyên âm ㅏ, ㅗ
– 바빠도 한국말을 공부해요.
Dù bận tôi vẫn muốn học tiếng Hàn.

어도 : dùng khi động từ / tính từ kết thúc bằng các nguyên âm khác.
– 밥을 먹어도 배부르지 않아요.
Ăn cơm mà cũng chẳng no.

여도 : dùng khi đuôi động từ kết thúc là 하다 => 해도.
– 공부를 많이 해도 시험을 잘 못 봤어요.
Dù học rất nhiều nhưng dường như cũng không làm bài tốt.

b. N + 이어도/여도:
VD: 일요일이어도 일을 합니다.
Dù là chủ nhật nhưng vẫn làm việc.

*** Lưu ý:
Khi câu hỏi nhằm hỏi một sự cho phép nào đó, nếu câu trả lời phủ định thì có nghĩa điều đó bị cấm, không được phép, câu trả lời thường là cấu trúc “–(으)면 안된다”.

A: 여기 앉아도 됩니까?
Tôi ngồi đây được không?

B: 아니오, 앉으면 안됩니다.
Không, bạn không được ngồi đây.

5. A/V+ 으나 마나: Chỉ một việc làm vô ích, vô dụng làm cũng như không.
VD: 너무 늦어서 지금은 가나 마나예요.
Muộn quá rồi giờ đi cũng như không thôi.

8. V + 고도: (cũng) diễn tả ý tương phản hoặc một đặc tính khác so với sự việc, cảm giác mà đã đề cập ở vế trước.
영희는 슬픈 영화를 보고도 울지 않는다.
Yeong Hui xem phim buồn mà cũng không khóc.
그 사람과 헤어지고도 눈물을 안 흘렸어요.

 

II. 정도 MỨC ĐỘ

9. V + 기는 하지만 : ừ thì cũng…nhưng mà
– 커피를 마시기는하지만 좋아하지 않아요.
Uống café cũng được nhưng tôi không thích cho lắm.

– 바람이 불기는 하지만 춥지는 않아요.
Cũng có gió đó nhưng không lạnh

10. V + 는 데도 : mặc dù
– 생활비가 넉넉한데도 항상 부족하다고 해요.
Mặc dù sinh hoạt phí cũng dư dả nhưng mà tôi cứ thiểu tiền hoài

11. V + 을/ㄹ 만하다 : Có thể dịch là “ có giá trị, đáng để ” Hiểu một cách đơn giản là đáng để làm một việc gì đó.
– 그친구를 믿을 만해요.
Người bạn đó đáng để tin cậy

– 불고기를 먹을 만해요. 한번 먹어 보세요.
Món thịt bò xào đáng để thử đó. Hãy thử ăn 1 lần đi

12. V + 을 정도로: Mức, đến mức, cỡ
알아듣기 어려울 정도로 말이 빨라요. Nói nhanh đến mức nghe khó hiểu.

가 :다리는 다졌나고 들었는데, 어때요? Nghe nói chân bị thương, thế nào rồi?
나 : 걷기 힘들 정도로 아파요. Đau đến mức việc đi lại cũng khó.

13. V + 다 시피 하다 : được sử dụng trong trường hợp một việc gì đó mà thực tế không phải như vậy mà gần như là giống như thế. Có thể hiểu là : giống như là, coi như là, hầu như là …
– 다이어트 때문에 매일 굶다시피 하는 사람들이 많아요.

Vì giảm cân nên có nhiều người mỗi ngày gần như là nhịn ăn .

* So sánh giữa “-다시피 하다” và “-다시피”:

V +  다 시피 하다: Gần như là, coi như là
V +  다 시피 + Mệnh đề : Theo như
 -알다시피 외국어 실력은 짧은 시간에 완성되는 것이 아닙니다. Như chúng ta đều biết năng lực về ngoại ngữ không phải được hoàn thành trong 1 thời gian ngắn.
– 너도 들었다시피 시험날짜가 바꿨어. Như cậu đã nghe thì ngày thi đã thay đổi rồi đó

14. 는/은/ㄴ 감이 있다: được dùng trong trường hợp khi nảy sinh suy nghĩa hoặc cảm nhận nào đó trước 1 sự việc. Có thể hiểu là : nghĩ rằng là …., cảm nhận rằng…, thấy rằng…
V + 는 감이 있다
A + 은/ㄴ 감이 있다

가 : 오늘 산 치마인데 어때요 ? Chiếc váy mà tôi mua hôm nay thế nào ?
나 : 예쁘기는 한데 좀 짧은 감이 있네요. Đẹp thì đẹp nhưng tôi thấy nó hơi ngắn.

15. V + 을 지경이다 : được sử dụng nhằm diễn tả tình trạng giống với một tình trạng nào đó. Có thể hiểu là : đến mức, tới mức muốn …
– 너무 많이 걸있더니 쓰러질 지경이에요.
Đi bộ tới mức mà gục (ngã) luôn.
– 그 사람이 보고 싶어서 미칠지경이다
Nhớ người đó đến mức phát điên

III. 추측 DỰ ĐOÁN, PHỎNG ĐOÁN

16. A + 은/ㄴ가 보다 : có thể dịch là : “ hình như có, có vẻ”
V + 나 보다

– 몸이 좀아픈가 봐요.
Có vẻ như cô ấy không được khỏe.
– 시험 점수가 안 좋은 걸 보니까 공부를 안 했나 봐요.
Điểm thi không tốt nên có vẻ như bạn không học bài nhỉ

17. V + 는 것 같다 : Dùng ở thì hiện tại, có thể dịch là : hình như, có lẽ, có vẻ ( thể hiện sự phỏng đoán, hoặc không chắc chắn)
가 : 오늘 날씨가 어떨까? Hôm nay thời tiết thế nào?
나 : 하늘이 흐린 것을 보니 비가 올 것 같아. Nhìn trời âm u có lẽ là sẽ mưa
가: 내 남자 친구 만나 보니까 어때 ? Gặp bạn trai tôi xong bạn thấy sao?
나 : 정말 멌있는 것 같아. Có vẻ ngầu đấy chứ

18. V + 을 테니(까) : Thể hiện sự dự đoán về tương lai hay ý chí của người nói. Có thể dịch là : sẽ…nên…
가 : 내일이면 합격자 발표가 있는데 정말 떨린다. Nếu là ngày mai mới có kết quả nhưng chắc tôi rớt quá
나 : 좋은 결과가 있을 테니까 걱정하지 말고 기다려. Kết quả sẽ ổn nên đừng có lo mà chờ tiếp đi
가 : 이번에 회사에서 또 승진했다면서? 정말 축하해요. Lần này nghe nói bạn lại thăng tiến đúng không? Chúc mừng nhé
나 : 고마워. 오늘은 제가 살 테니까 맛있는 것을 먹으로 갑시다. Cảm ơn nha, hôm nay tôi sẽ bao nên đi ăn cái gì ngon ngon đi

19.V + 을까 봐(서) : Dùng để khi nói lo lắng về một cái gì đó. Hiểu là : Hình như, có vẻ, nhỡ đâu…
– 비가 올까봐 우산을 가져갔어요.
Lỡ trời mưa nên tôi đã mang theo dù

20. V + 는 모양이다 : chỉ người nói nhìn sự vật và đánh giá khách quan, suy đoán về vấn đề nào đó .
Hiểu là : có vẻ, hình như..
– 아침을 많이 먹는 것을 보니까 지금까지 배가 아직 안 고픈모양이에요.
Có vẻ sáng bạn ăn nhiều quá nên tới giờ vẫn chưa thấy đói

21. V + 을 리(가) 없다 / 있다: Có thể dịch là “ làm gì có chuyện đó, không thể có chuyện đó “ hay “ hoặc “ có, lẽ nào”
– 네 이름을 잊을 리가있니 ?
Có lẽ nào cậu quên được tên tớ sao ?

22. V + 는 듯하다: Thể hiện sự phán đoán, dự đoán của người nói. “Có lẽ, chắc là”
가 : 내일 모임에 친구들이 몇 명쯤 올까? Ngày mai khoảng mấy bạn đến buổi họp nhỉ?
나 : 우리 반 친구들이 모두 올 듯해. Chắc là cả lớp mình sẽ đến đó

23. V + 을 걸(요) : Có thể dịch là “ có lẽ ” dùng trong trả lời

가 : 주말인데 다른 친구들은 뭘 하고 있을까? Cuối tuần rồi không biết mấy bạn khác đang làm gì ta?
나 : 글쎄. 아마 다들 쉬고 있을걸. Để xem, có lẽ mấy bạn nghỉ ngơi hết quá

24. V + 을 텐데 : Thể hiện sự dự đoán, giả định, phỏng đoán, thường mang hơi hướng lo lắng, hối tiếc “có lẽ, chắc là”
– 길이 미끄러울텐데 조심하세요
Đường chắc là trơn đó nên cẩn thận nha

IV. 순서 THỨ TỰ, LẦN LƯỢT

25. V + 기(가) 무섭게: đây là dạng nhấn mạnh của 자마자vế thứ nhất thì kết thúc còn vế thứ 2 thì diễn ra luôn “ ngay, ngay lập tức…”
– 그 사람은 얼굴을 보기 무섭게 화를 냈어요.
Vừa nhìn thấy mặt người đó là tôi tức điên lên được

26. V + 다가 : biểu thị 1 hành động hay một sự việc mà mệnh trước đang diễn ra thì bị 1 hành động hay sự việc khác ở mệnh đề sau xen vào và làm gián đoạn. Có nghĩa : đang … thì, rồi.. rồi thì …, rồi lại
– 공부하다가 전화를 받았어요.
Đang học bài thì nghe điện thoại
– 게임을 하다가 엄마가 집에 왔어요.
Tôi đang chơi game thì mẹ về nhà

27. V + 았/었 더니: Một việc gì đó được nhận ra sau khi làm việc gì hoặc hiểu theo nghĩa : vì .. nên
– 오랜만에 고향에 갔더니 많은 것이 변허 있었다.
Lâu rồi không về quê có nhiều thứ thay đổi quá
– 술을 많이 마셨더니 오늘 머리가 아파요.
Uống rượu nhiều quá nên hôm nay tôi bị đau đầu.

28. V + 자마자: Có thể dịch là “ngay khi, rồi sau đó…”

가 : 미국에 도착하자마자 전화하세요. Bạn vừa đến Mỹ thì gọi cho tôi ngay nhé
나 : 알았어. 너무 걱정하지마. Tôi biết rồi, đừng lo lắng quá

29. V + 고 나서 : Thường gắn sau thân động từ, tính từ nhằm diễn đạt 2 hành động, trạng thái trở nên xảy ra theo một trình tự thời gian. Có thể dịch là “sau khi, rồi, rồi thì, và..”
– 취직하고 나서 결혼할 생각이에요
Tôi có suy nghĩ là xin việc xong tôi sẽ cưới

30. V + 고 보니(까) : được hiểu là sự thật nào đó được tìm thấy sau khi làm việc gì đó. Sau khi làm gì đó rồi mới thấy.
– 한국어를 공부하고 보니 어렵네요.
Học tiếng Hàn rồi tôi mới thấy nó khó thật

31. V + 고서 : Hành động này diễn ra rồi đến thành động tiếp. Có thể dịch là “sau khi, rồi”
– 방학이 끝나고서 입학할 거예요.
Kỳ nghỉ hè kết thúc tôi sẽ nhập học

32. V +고서야 : Hành động này diễn ra rồi đến thành động tiếp. Có thể dịch là “sau khi, rồi”
가 : 친구 들이 일찍 집에 갔어요? Các bạn về sớm rồi hả?
나 : 아니아, 우리 집에 있는 음식을 모두 먹어서야 집에 갔어요. Không có, các bạn ăn hết đồ ăn rồi mới về
가 : 이번에도 공부를 열심히 안 해서 시험을 잘 못 봤어. Kỳ này không học chăm nên tôi không làm bài thi được
나 : 그렇게 공부를 안 하고서야 어떻게 좋은 대학에 갈 수있겠니? Bạn cứ lười học như vậy rồi thì làm sao vào được trường ĐH tốt?

33. V +아 / 어서야 : V/A cứ phải .. thì mới
– 요즘 너무 바빠서 새벽 2시가 넘어서야 잠을 잘 수 있어요.
Dạo này bận quá nên cứ phải qua 2 giờ sang tôi mới được ngủ
– 토픽 3급을 따서야 전공을 할 수 있어요
Phải đậu TOPIK 3 thì mới học lên chuyên ngành được

34. V + 았/었다가: Khi một hành động phía trước kết thúc và có một hành động tương phản phía sau xảy ra. Chủ ngữ phải là một và các động từ thường phải là các từ có ý nghĩa đối lập. Có nghĩa: rồi thì, rồi
버스를 탔다가 잘못 탄 것 같아서 내렸어요. Lên xe bus rồi tôi mới biết nhầm chuyến nên lại xuống

35. V + 자 : ngay sau vế 1 kết thúc thì vế 2 được tiếp tục ngay. có thể hiểu là “ ngay, lập tức ..”

– 창문 을 열자 시원한 바람이 들어왔다 .
Tôi vừa mở cửa sổ là gió đã lùa vào

V. 목적 MỤC ĐÍCH

36. V + 게 : Mệnh đề trước là tác dụng, tiềm năng, tiêu chuẩn của mệnh đề sau. Phải thực thi mệnh đề sau để đạt được mệnh đề trước. Có thể dịch là “ để, để cho, để hoàn toàn có thể … ”
– 맛있는 음식을 만들게 신선한 재료를 사다 주세요
Để làm đồ ăn ngon thì bạn hãy mua nguyên vật liệu tươi giúp tôi nhé

37. V + 도록 : Tương tự 게, mang nghĩa “ để, để làm, để có thể
– 병이 빨리 낫도록 치료를 열심히 합니다.
> Tôi cố gắng chữa trị để bệnh mau khỏi.

38. V + ㄹ / 을겸 : Nói về một hành vi có hai hay nhiều mục tiêu. Tuy nhiên nếu trong câu chỉ đề cậo đến 1 mục tiêu thì, mục tiêu khác phải được ngầm hiểu từ toàn cảnh, ngữ cảnh
– 친구 생일 선물도 갈 겸, 제 옷도 볼 겸, 백화점에 갈 거예요
Tôi sẽ đi TT thương mại vừa để mua quà SN cho bạn, vừa để xem quần áo cho tôi
– 바람 좀 꾈 겸 박에 나왔어요
Tôi đi ra ngoài để hóng gió ( Và cũng có nguyên do khác, mục tiêu khác nữa )

39. V+ 기 위해(서) : Mệnh đề thứ nhất là mục tiêu, là lợi ích của mệnh đề thứ hai. Những mục tiêu, lợi ích này không phải là những việc nhỏ nhặt thông thường. Được hiểu là “Làm gì đó để đạt được…”
– 한국 대학교에 들어가기 위해서 너무 열심히 공부를 했어요.
Để vào được đại học tôi đã học hành hể sức chăm chỉ

40. V + 고자 : Ngữ pháp này cũng mang ý nghĩa “để, để mà…”, chủ yếu dùng khi diễn thuyết, viết, phỏng vấn, hội họp.

– 한국에 유학을 가고자 공부를 하고 있습니다 .
Tôi đang học để đi du học


VI. 간접 GIÁN TIẾP

41. Câu gián tiếp
1. Tường thuật

1.1 Động từ tobe 이다
N + (이)라고 하다 : Câu kết thúc bằng động từ 이다 (이에요,예요,입니다…)

– 민수 : 저는 학생입니다 -> 민수가 학생이라고 합니다 .
Minsu : Tôi là học viên -> Minsu nói bạn ấy là học viên

1.2 Động từ thường
Hiện tại : V + ㄴ / 는다고 하다
Quá khứ : V + 았 / 었 / 였다고 하다
Tương lai : V + 겠다고 하다
– 민수 : 저는 밥을 먹어요 -> 민수가 밥을 먹는다고 해요
Minsu : Tôi ăn cơm -> Minsu nói rằng bạn ấy ăn cơm
– 민수 : 어제 영화를 봤어요 > 민수가 어제 영화를 봤다고해요
Minsu : Hôm qua tôi đã xem phim -> Minsu nói rằng hôm
qua bạn ấy đã xem phim .
– 영민 : 내년에 졸업하겠어요 -> 영민이 내년에 졸업하겠다고 해요 .
Yeongmin : Năm sau tôi sẽ tốt nghiệp -> Yeongmin nói rằng năm sau bạn ấy sẽ tốt nghiệp .

1.3 Tính từ
Hiện tại : V + 다고 하다
Quá khứ : V + 았 / 었 / 였다고 하다
Tương lai : V + 겠다고 하다

– 민수 : 이 영화가 재미있어요 > 민수는 이영화가 재미있다고 해요
Minsu : Bộ phim này hay lắm > Minsu đã nói rằng bộ phim này hay lắm .
– 민수 : 지난주가 더웠어요 -> 민수가 지난주가 더웠다고 했어요 .
Minsu : Tuần trước nóng lắm > Minsu nói rằng tuần trước nóng lắm
– 영민 : 맛있겠어요 -> 영민이 맛있겠다고 말해요
Yeongmin : Chắc sẽ ngon lắm -> Yeongmin nói rằng chắc là sẽ ngon lắm .

2.Câu nghi vấn
2.1 Động từ tobe 이다

N + ( 이 ) 냐고 하다 / 묻다
Ví dụ :
– 선생님 : 이친구가 반장이에요 ? > 선생님은 이친구가 반장이냐고 물었어요
Cô giáo : Bạn này là lớp trưởng à ? > Cô giáo đã hỏi bạn này là lớp trưởng à .
– 화 : 내 책이 어디예요 ? > 화 씨는 책이 어디냐고 했어요
Hoa : sách của mình đâu ? > Hoa đã hỏi là sách của bạn ấy đâu .

2.2 Động từ thường
Hiện tại : 냐고 하다 / 무다hoặc 느냐고 하다 / 묻다
Quá khứ : V + 았 / 었 / 였냐고 하다 / 무다
Tương lai : V + ( 으 ) ㄹ 거냐고 하다 / 묻다
Ví dụ :
– 민수 : 어디에 가요 ? -> 민수가 저에게 어디에 가냐고 했어요
Minsu : Bạn đi đâu đó -> Minsu đã hỏi tôi đi đâu đó
– 민수 : 어제 뭐 했어요 ? > 민수가 나한테 어제 뭐 했냐고물었어요 .
Minsu : Hôm qua bạn đã làm gì ? > Minsu đã hỏi tôi ngày hôm qua tôi đã làm gì .
– 엄마 : 언제 학기가 끝날 거야 > 엄마는 나에게 언제 학기가 끝날 거냐고 했어요 .
Mẹ : Khi nào học kỳ kết thúc vậy con ? > Mẹ đã hỏi tôi khi nào thì học kỳ sẽ kết thúc .

2.3 Tính từ
Hiện tại : 냐고 하다 / 무다
Quá khứ : V + 았 / 었 / 였냐고 하다 / 무다
Tương lai : V + ( 으 ) ㄹ 거냐고 하다 / 묻다
Ví dụ :
– 다슴 : 한국어가 어려워요 ? > 다슴은 나한테 한국어가 어려우냐고 물었어요 .
Daseum : Tiếng Hàn khó không ? > Daseum đã hỏi tôi tiếng Hàn có khó không .
– 민수 : 지난 겨울이 추웠어요 ? > 자난 겨울이 춰었냐고 했어요
Minsu : Mùa đông trước lạnh không ? > Minsu đã hỏi mùa đông trước có lạnh không .

  1. 영민: 내일 날씨가 더울거예요? > 내일 날씨가 더울 거냐고 물었어요

Yeongmin : Ngày mai trời sẽ nóng hả ? > Yeongmin hỏi tôi ngày mai trời sẽ nóng hả .

 
3. Câu mệnh lệnh

V + ( 으 ) 라고 하다
Đuôi câu mệnh lệnh, đề xuất ( ( 으 ) 세요, ( 으 ) 십시오, 아 / 어 / 여라 … ) biển đổi thành đuôi câu ( 으 ) 라고 하다
Ví dụ :
– 오빠 : 창문을 닫아 ! > 오빠가 창문을 닫으라고 해요
Anh trai : Đóng hành lang cửa số lại > Anh trai tôi nói đóng hành lang cửa số lại
– 린 : 여기에 앉으세요 > 린이 나한테 여기에 앉으라고 해요
Linh : Bạn ngồi đây đi > Linh nói tôi hãy ngồi xuống đây .

 
4. Câu cầu khiến, nhờ vả

V + 아/어/여주라고 하다 – 아/어/여 달라고 하다
– Đuôi câu cầu khiến (주세요, 주십시오…) biển đổi thành đuôi câu 주라고 하다/달라고 하다. Tuy nhiên trong thực tế, người Hàn dùng 달라고 하다 nhiều hơn.

Ví dụ :
– 나나 : 그 책을 주세요 > 나나 씨는 그 책을 달라고 해요
Nana : Đưa giúp mình quyển sách kia đi > Nana nhờ tôi đưa bạn ấy quyển sách kia
– 동생 : 언니 돈을 좀 빌려 주세요 > 내 동생은 나한테 돈을좀 빌려 달라고 했어요
Em : Chị cho em mượn tiền đi > Em trai tôi nói tôi cho em ấy mượn tiền .

 
5. Câu rủ rê

V + 자고 하다
Đuôi câu rủ rê ( 자, ㅂ시다 … ) biển đổi thành đuôi câu 자고하다 .
Ví dụ :
– 반장 : 여러분 내일 우리는 같이 선생님의 댁에 갑시다
> 반장은 내일 같이 선생님의 댁에 가자고 했어요
Lớp trưởng : Mọi người, ngày mai tất cả chúng ta đến nhà cô nha .
Lớp trưởng rủ ngày mai chúng tôi đến nhà cô giáo .
– 친구 : 점심 같이 먹자 > 친구가 점심 같이 먹자고 해요
Bạn : Cùng ăn trưa đi > Bạn tôi rủ tôi cùng ăn trưa

6. Câu trích dẫn
Sử dụng khi muốn trích dẫn hàng loạt nguyên văn câu nói ,
câu văn … của ai đó
Ví dụ :
헬렌 켈러 : 고개 숙이지 마십시오. 세상을 똑바로 정면으로 바라보십시오. ”
> 헬렌 켈러는 “ 고개 숙이지 마십시오. 세상을 똑바로 정면으로 바라보십시오. ” 라고 했어요

Helen Keller đã từng nói rằng “Đừng bao giờ cúi đầu. Hãy dám ngẩng cao đầu đối diện với cuộc sống”

VII. 당연 ĐƯƠNG NHIÊN

42. V + 기 마련이다 : Nói về một vấn đề nào đó xảy ra là lẽ đương nhiên. Có thể dịch là “ đương nhiên là, đương nhiên là, chắc như đinh là … ”

– 사람은 누구나 늙기 마련입니다
> Con người chắc chắn ai cũng phải già đi

43. V + 는 법이다 : Đương nhiên, hiển nhiên

– 사람은 누구나 살면서 힘든 일도 생기는 법이다.
Con người sống trên đời ai cũng có việc khiến họ mệt mỏi mà.

44. V + 기만 하다 : Hành động duy nhất diễn ra. Có thể dịch là “Chỉ, chỉ có…”
-아직은 친구가 없어서 심심하기만 해요.
Tôi chưa có bạn nên chỉ có sự buồn chán mà thôi.

45. V + 을 뿐이다 : Chỉ là, chỉ có, chỉ duy nhất…

– 그는 그냥 친한 친구일 뿐 이에요.
Cậu ấy chỉ là bạn thân của tôi mà thôi

VIII. 나열 LIỆT KÊ

46.V + 을 뿐만 아니라 : Không những mà còn
– 철수는 잘 생겼을 뿐만 아니라 착해요

Cheolsu không chỉ đẹp trai mà còn hiền lành nữa

47. V + 는 데다가 : Mệnh đề sau bổ sung thêm ý nghĩa cho mệnh đề trước, 2 mệnh đề phải cùng chủ ngữ, và cùng tính chất với nhau. Có thể dịch là “Không những mà còn…,còn…)

– 술을 마시는 데다가 담배도 피워요. 그래서 간강이 안 좋아요
Uống rượu rồi còn hút thuốc. Nên sức khoẻ không tốt.

48. V + 기도 하다 : Ngoài mệnh đề trước, chủ ngữ còn làm mệnh đề sau. Có thể dịch là “Cũng…”
– 보통 전화를 하지만 가끔 편지를 하기도 해요.
Thường thì gọi điện nhưng thỉnh thoảng cũng viết thư .

49. V+ 아/어/여 놓다 : Thể hiện trạng thái của một việc đã bắt đầu vẫn đang duy trì. Có thể dịch là “sẵn, sẵn có”.
가 : 왜 현관문을 열어 놓았어요. Tại sao cửa vẫn đang mở ?
나 :집에 음식 냄새가 많이 나서 열어 놓았어요.
Vì ở nhà có mùi thức ăn nên mở cửa

50. V + 은/ㄴ 채(로) : Hành động thứ nhất đã bắt đầu và liên tục duy trì thì hành động thứ 2 đồng thời xảy ra. Hai hành động diễn ra song song. Có thể dịch là “Với…, trong khi đang…, vẫn đang…, để nguyên…, trong trạng thái…”

– 한국에서는 신발을 신은 채 방에 들어가면 안 된다
Ở Nước Hàn không được đi vào phòng trong khi vẫn đang mang giày
– 너무 더워서 에이컨을 켜 놓은 채로 잤거든요
Vì nóng quá tôi đã ngủ trong khi máy lạnh vẫn đang bật

51. V + 아/어/여 가다 – 오다 : Hành động đã bắt đầu, đang tiếp tục diễn ra ở hiện tại nhưng dần hướng đến kết thúc trong tương lai.
– 나는 꾸준히 노력해 왔어요: Tôi đã và đang nỗ lực không ngừng.

52. V + 아/어/여 두다: Tương tự 아/어/여 놓다 nhưng cảm giác duy trì trạng thái của hành động lâu hơn
– 문을 열어두고 오세요 : Bạn cứ mở cửa rồi vào đi

53. V + 아/어 있다 : Hành động đã bắt đầu và đang diễn ra. Có thể dịch là “Đang…”.
-학생들이 교실에 앉아 있어요.

Học sinh đang ngồi trong phòng học

IX. 조건 ĐIỀU KIỆN

54. V + 기만 하면 : Chỉ cần hành vi phía trước xảy ra thì sẽ dẫn đến hành vi sau. Có thể dịch là “ Chỉ cần … thì … ”

– 저 두 사람은 만나기만 하면 싸워요.
Chỉ cần 2 người đó gặp nhau là cãi nhau ngay.

55. V + 다보면 : Ngữ pháp giả định, dự đoán về một việc. Người nói đưa ra dự đoán rằng nếu mệnh đề trước cứ liên tục lặp lại thì dẫn đến kết quả ở mệnh đề sau. Có thể dịch là “Cứ … thì sẽ”

– 매일 한국 친구랑 이야기하다 보면 한국어를 잘 하게 될거예요
Mỗi ngày mà cứ chuyện trò với bạn Nước Hàn thì tiếng Hàn sẽ giỏi lên thôi .

56. V + 았/었/였더라면 : Người nói hồi tưởng, nhớ lại sự việc tỏng quá khứ và đưa ra giả định ngược với sự việc đó, tểh hiện sự nuối tiếc hoặc ân hận về việc đã xảy ra. Có thể dịch là “Nếu…thì đã…”, “Giá mà…thì đã…”

– 화가 났어도 좀 참았더라면 이랗게 크게 싸울 일은 없었을텐데
Nếu lúc đó nổi nóng nhưng nín nhịn một chút ít thì có lẽ rằng đã không đánh nhau lớn thế này rồi

57. V / A + 거든 : Mệnh đề 1 là giả định theo tâm lý của người nói rồi đưa ra lời khuyên, mệnh lệnh … ở mệnh đề 2. Có thể dịch là “ Nếu như … thì ”, “ Nếu như mà … thì ”
– 바쁘지 않거든 좀 만나자
Nếu bạn không bận thì gặp nhau một chút ít nhé

58. V + 는다면 : Giả định của người nói về một việc chưa xảy ra (Tương tự if loại 2 trong tiếng Anh). Người nói giả định, khi mệnh đề 1 xảy ra thì mới có mệnh đề 2.
– 그 사람은 나를 사랑한다면 너무 행복할 것 같아요
Nếu như mà người đó yêu tôi chắc tôi sẽ hạnh phúc lắm.

59. V + 다가는 : Nếu lặp đi lặp lại liên tục một hành động nào đó thì sẽ dẫn đến một kết quả không tốt xảy ra.
– 담배를 계속 피우다가는 폐암에 걸릴 거예요.

Cứ hút thuốc như vậy sẽ bị ung thư phổi .

60. V + 아/어야 (지) : Mệnh đề thứ nhất là điều kiện của mệnh đề 2, mệnh đề 1 phải xảy ra thì mới có mệnh đề 2. Có thể dịch là “Phải…thì mới”
– 빨리 출발해야 제시간에 도착할 수 있어요

Phải xuất phát sớm thì mới đến đúng giờ được

61. V + 는 한 : Mệnh đề 1 là điều kiện kèm theo của mệnh đề 2 xảy ra
부모님이 옆에 계시는 한 힘든 일이 있어도. 의지할 곳이있다
Nếu có cha mẹ ở cạnh bên thì dù có khó khăn vất vả đến đâu cũng có chỗ dựa vào

62. 아/어서는: Sự việc ở vế trước làm cho việc ở vế sau không thực hiện được. Có thể dịch là

“Làm việc gì đó…thì không nên”, “không nên…” nếu…thì
– 밥을 많이 먹어서는 안 돼요

Bạn không nên ăn nhiều cơm

X. 이유 LÝ DO

63. V + 느라고 : Mệnh đề trước là nguyên do của mệnh đề sau. Mệnh đề sau thường là những tác dụng xấu đi, phủ định ( Thường đi với những cấu trúc 못, 안, 지 않다, 힘들다 … ”. Có thể dịch là “ Vì … nên ”, “ Tại … nên ”

– 시험 공부하느라고 어제 잠을 못 잤어요.
Vì học thi mà đêm qua tôi không ngủ được

64. V + 는 바람에 : Mệnh đề trước là nguyên nhân của mệnh đề sau. Nguyên nhân này không lường trước được. Mệnh đề sau thường là các kết quả tiêu cực, phủ định. Có thể dịch là “Đột nhiên…nên”, “bỗng dưng…nên”, “vì…nên”
– 태풍이 오는 바람에 비행기가 취소됐어요.

Đột nhiên bão tới nên chuyến bay đã bị hoãn .

65. V + 기 때문에 : Mệnh đề trước là nguyên nhân của mệnh đề sau. Và là nguyên nhân chính trong các nguyên nhân. Ngữ pháp này thường sử dụng trong văn viết hơn là văn nói.

– 아르바이트를 하기 때문에 여행 갈 시간이 없어요.
Vì đi làm thêm nên không có thời gian đi du lịch

66. V + 기에 : Mệnh đề trước là nguyên nhân của mệnh đề sau. Mệnh đề trước thường là lý do khách quan (ngôi thứ 3: người, vật, việc), còn mệnh đề sau là ngôi thứ nhất.

– 제품의 상태가 좋아 보이기에 구입하기로 했어요 .
Sản phẩm nhìn còn tốt nên tôi đã quyết định hành động mua nó .

67. V + 길래 : Ngữ pháp tương tự기에 nhưng길래thường sử dụng trong văn nói còn기에 thường sử dụng trong văn viết .

– 친구가 제가 만든 음식을 맜있게 먹길래 오늘도 만들어 줬어요.
Vì bạn tôi ăn món tôi nấu ngon lành nên hôm nay tôi lại làm tiếp cho bạn ấy.

68. V + 는 덕분에 : Được sử dụng để diễn tả nhờ vào mệnh đề trước mà mệnh đề sau mới xảy ra. Mệnh đề sau là kết quả tích cực, tốt đẹp. Ngữ pháp này cũng thường sử dụng để thể hiện sự biết ơn, cảm ơn với người nào đó. Có thể dịch là “Nhờ vào…”, “nhờ có…”
– 친구들이 도와준 덕분에 이사 잘 됐어.
Nhờ bạn bè giúp đỡ nên tôi đã chuyển nhà xong

69. V + 는데 : Ngữ pháp này mang nhiều ý nghĩa “Nhưng, mà, vì nên”. Khi sử dụng với ý nghĩa “vì nên” thì vế sau thường là câu mệnh lệnh, cầu khiến

– 오늘은 몸도 아픈데 집에 가서 쉬세요.
Hôm nay không khoẻ thì về nhà nghỉ ngơi đi.

70. V + 는 탓에 : Mệnh đề trước là nguyên do dẫn đến hiệu quả xấu đi ở mệnh đề sau. Ngữ pháp này thường sử dụng để đổ lỗi, biện minh cho việc gì đó. Có thể dịch là “ Do … ”, “ tại … ”, “ bởi … ”
– 밤늦도록 컴퓨터를 하는 탓에 아침에 자주 늦게 일어나요
Tại buổi tối tôi hay dùng máy tính đến khuya nên tiếp tục dậy muộn

71. V + 는 통에 : Mệnh đề trước là nguyên nhân dẫn đến kết quả tiêu cực ở mệnh đề sau. Có thể dịch là “Do…”, “tại…”, “bởi…”

– 도서관에 옆 사람이 계속 왔다 갔다 하는 통에 집중을 할수가 없었어요.
ở thư viện vì người bên cạnh đi qua đi lại nên k thể tập trung được

72. A/V + 아/어서 그런지 : Ngữ pháp thể hiện sự dự đoán nguyên nhân nào đó mà người nói không chắc chắn. Dự đoán này dựa trên suy nghĩ chủ quan của người nói. Có thể dịch là “Hình như vì…”, “Chắc là vì…”, “Không biết có phải vì…”

– 아까 켜피를 마셔서 그런지 이제 잠이 못 오네요
Không biết có phải vì hồi nãy uống cafe không mà giờ tôi không ngủ được .

73. V + 으로 인해 ( 서 ) : Mệnh đề trước là nguyên do dẫn đến hiệu quả mệnh đề sau. Ngữ pháp này thường được sử dụng trong văn viết sang trọng và quý phái ( văn bản, báo chí truyền thông … ). Kết quả ở mệnh đề sau thường là hiệu quả xấu đi .

환경오염으로 인해서 여러 가지 문제가 생기고 있다.
Vì ô nhiễm môi trường nên đang xuất hiện vô số vấn đề.

74. V + 아/어 가지고 : Mệnh đề trước là nguyên nhân dẫn đến kết quả mệnh đề sau. Là nguyên nhân mang tính liệt kê. Hành động ở mệnh đề trước xảy ra, tiếp theo đó là hành động ở mệnh đề sau.

– 동생이 화 가 나 가지고 문을 세게 닫고 밖으로 나가 버렸어요.
Em tôi vì tức giận nên đã đóng cửa mạnh và đi ra ngoài

75. 하도 + V/A 아/어서 : Mệnh đề trước là nguyên nhân dẫn đến kết quả mệnh đề sau. Tuy nhiên nguyên nhân ngày được nhấn mạnh. Có thể dịch là “Vì quá…”, “vì rất…”

– 하도 바빠서 밥 먹을 시간조차 없었어요 .
Vì bận quá nên đến thời hạn ăn cũng không có luôn .

XI. 주동 CHỦ ĐỘNG

76. V + 이 / 히 / 리 / 기 / 우 : Khi gắn 이 / 히 / 리 / 기 / 우 vào gốc động từ, động từ trở thành động từ sai khiến. Ngữ pháp này sử dụng trong trường hợp chủ ngữ tác động ảnh hưởng đến một đối tượng người tiêu dùng nào đó. Có thể dịch là “ cho … ” ( cho ăn, cho uống … )
– 엄마가 아이에게 밥을 먹였어요
Mẹ cho em bé ăn .

77. 게 하다 : Ngữ pháp được sử dụng trong trường hợp chủ ngữ tác động lên một đối tượng nào đó, khiến đối tượng phải làm 1 việc gì đó. Chủ thể không trực tiếp hành động mà chỉ gián tiếp khiến đối tượng thực hiện hành động đó mà thôi.

– 엄마가 아이에게 밥을 먹게 했어요
Mẹ bắt em bé phải ăn .

78. V + 도록 하다 : Ngữ pháp sử dụng khi chủ thể nhu yếu, ra lệnh cho người khác làm biệc gì đó .
– 내일 모임에 7 시까지 오도록 하세요
Ngày mai hãy đến cuộc họp lúc 7 giờ

XII. 기회 CƠ HỘI

79. V + 는김에 : Nhân cơ hội làm vế thứ nhất thì làm luôn cả vế hai. Có thể hiểu là: “nhân tiện”, “tiện thể”
– 파리에 출장 간 김에 줄만에는 여행도 했어.
Tôi đi Paris công tác tiện thể đi du lịch luôn

80. V + 는 길에 : “ – 는 김에 ” đi với động từ 가다 và mang nghĩa “ tiện thể đi đến đâu đó ” thì tất cả chúng ta hoàn toàn có thể sửa chữa thay thế bằng ngữ pháp “ – 는 길에 ”
– 슈퍼 가는 김에 우유 좀 사다 주시겠습니까 ?
Tiện đường đi nhà hàng siêu thị bạn hoàn toàn có thể mua giúp tớ sữa tươi không ?

XIII. ĐỊNH NGỮ

81. Định ngữ là thành phần câu đứng trước danh từ và bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
V + 은/ㄴ + N (Quá khứ)

V + 는 + N ( Hiện tại )
V + 을 / ㄹ + N ( Tương lai )
읽은 책 à Cuốn sách tôi sẽ đọc
가는 여자 à Cô gái đang đi
공부할 대학교 à Trường DH tôi sẽ học
등록한 대학교à Trường DH tôi đã ĐK

Adj + / + N

– 예쁜 여자 : cô gái đẹp
– 선글라스를 쓰는 남자가 제 남자친구예요
Người con trai đeo kính râm đó là bạn tôi
– 이 영화가 너무 재미있는 영화예요 .
Bộ phim này là một bộ phim mê hoặc

82. A/V +던 + N : Ngữ pháp hồi tưởng về sự việc đã xảy ra trong quá khứ và đang làm dở, hay hành động lặp đi lặp lại trong quá khứ.
가 : 내가 마시던 커피가 어디갔지 ?
Cốc cafe mà tôi đang uống dở đâu mất rồi ?

83. A/V + 았/었던 : Ngữ pháp hồi tưởng về sự việc đã xảy ra trong quá khứ và hoàn toàn kết thúc.
– 제가 공부했던 고등학교가 많이 달라졌어요.

Trường cấp 3 mà tôi học đã đổi khác rất nhiều .

XIV. 반복 : LẶP LẠI

84. V + 곤 하다 : Sử dụng khi nói về hành vi gì đó thường lặp đi lặp lại. Thường đi với những phó từ 자주, 항상, 잘, 곧잘 … Có thể dịch là “ Thường ”, “ hay ”
– 스트레스를 받으면 음악을 듣곤 합니다
Khi bị stress tôi thường nghe nhạc

85. V + 기 일쑤이다 : Sử dụng khi nói về một sự việc, hành động không mong muốn nhưng xảy ra thường xuyên. Chỉ sử dụng với các tình huống tiêu cực, phủ định, không tốt. 
– 나는 자주 늦잠을 자서 학교에 지각하기 일쑤이다.
Tôi thường xuyên ngủ muộn nên thường đến lớp muộn.

86.V + 아 /어/여 대다 : Ngữ pháp thể hiện sự lặp đi lặp lại hành động mà từ ngữ phía trước thể hiện hoặc mức độ của hành động được lặp đi lặp lại một cách trầm trọng.
– 어젯밤에 옆집 아기가 계속 울어 대서 잠을 하나도 못 잤어요.
Vì đêm hôm qa đứa trẻ nhà bên cứ khóc liên tục nên tôi không ngủ được chút nào

XV. 완료 : HOÀN THÀNH

87. V + 고 말다 : Ngữ pháp diễn tả một sự việc đã kết thúc. Sự việc có đó thể là việc xảy ra ngoài ý muốn, hoặc một thành quả đạt được. Có thể dịch là “Cuối cùng thì”, “Rốt cuộc thì”.
– 어제 그사람과 헤어지고 말았어요.
Rốt cuộc hôm qua tôi đã chia tay với người ấy

88. V + 아/어/여 버리다 : Ngữ pháp diễn tả một sự việc đã kết thúc hoàn toàn. Có thể dịch là “…mất rồi”, “…mất tiêu”…

– 음식이 많이 있었는데 너무배가 고바서 혼자 다 먹어 버렸어요.
Thức ăn vẫn còn thừa nhiều, mà tôi thì quá đói bụng nên đã ăn hết rồi .

89. V + 아/어/여 내다 : Được dùng để chỉ kết quả của một việc được hoàn thành sau một quá trình nhất định.
– 어렵고 힘들지만 그 사람은 잘 참아 냈어요.
Dù khó khăn và vất vả nhưng cậu ấy vẫn chịu đựng được .

? Xem thêm bài viết : Tổng hợp bộ tài luyện luyện thi TOPIK tốt nhất

Tham khảo các khóa học tiếng Hàn của Monday:

LỊCH KHAI GIẢNG CÁC LỚP KHAI GIẢNG VÀO THÁNG 4/2021

? LỚP TIẾNG HÀN SƠ CẤP:

  • Khai giảng ngày: 20/04/2021
  • Lịch học: Thứ 3 – Thứ 5 (18:30- 20:45)
  • Học phí: 1.500.000 VNĐ/Khóa (8 tuần)

? LỚP LUYỆN THI TOPIK

  • Khai giảng : 23/04/2021

TOPIK I (level 2): Thứ 2 – 4 – 6 (18:30 – 20:30)

  • Học phí: 3.700.000 VNĐ/Khóa (10 tuần)

TOPIK II (Level 3,4): Thứ 2 – 4 – 6 (18:00 – 20:00)

  • Học phí: 4.500.000 VNĐ/Khóa (10 tuần)

? LỚP TIẾNG HÀN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG EPS

  • Khai giảng: 20/04/2021
  • Lịch học: Thứ 2 – 3 – 4 – 5 – 6 (18:00 – 20:00)
  • Học phí: 8.000.000 VNĐ/ 16 tuần

Để lại thông tin để được tư vấn và đăng ký khóa học các bạn nhé