Người “hồi sinh” nghề dệt thổ cẩm Tà Lài
Nếu như trước kia, các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Châu Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú đơn thuần chỉ là mền, váy, khố, dây quấn đầu… được sử dụng chủ yếu trong sinh hoạt hàng ngày và các ngày lễ tết, cưới hỏi của cộng đồng người dân tộc Châu Mạ. Thì nay, bàn tay khéo léo của nghệ nhân K’Điểu đã biến những tấm thổ cẩm đơn điệu thành những món hàng đa dạng, đẹp mắt, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Nghệ nhân K’Điều – Xã Tà Lài, huyện Tân Phú chia sẻ: “Ngày xưa chỉ dùng cá nhân thôi, mình bán vải thì không có được. Bây giờ mình phải may thành cái ví, cái bóp, balo. Thị trường ra cái nào thì mình bắt chước làm cái đó bán cho khách du lịch”.
Xem thêm: Đồng Nai: Cận cảnh trang trại nuôi bò “khủng”, mới lấy phân thôi mà ông nông dân này lời 1 tỷ/năm
Những sản phẩm thổ cẩm do K’Điều biến tấu
Bạn đang đọc: Người “hồi sinh” nghề dệt thổ cẩm Tà Lài
Không chỉ giỏi “cách tân” thổ cẩm, bà còn rất biết cách quảng bá sản phẩm thông qua mạng xã hội, tham gia hội chợ hay cuộc thi phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp do Hội LHPN tổ chức… Nhờ vậy đầu ra của sản phẩm thổ cẩm luôn ổn định. Mỗi năm, trung bình bà cho ra thị trường trong và ngoài tỉnh hàng trăm sản phẩm các loại. Điều này, không những giúp gia đình có thêm nguồn thu nhập, mà còn giúp cho hơn 20 phụ nữ địa phương có việc làm lúc nông nhàn.
Chị K’Bào, một trong những chị em người Châu Mạ được bà K’ Điều hỗ trợ, tiêu thụ đầu ra phấn khởi, nói: “ Ngày xưa chỉ bán khi có đám cưới, đám hỏi giờ làm đưa cho cô Điều bán. Dù ít nhưng cũng có tiền”.
Cách tân, quảng bá và kinh doanh thổ cẩm, đó là cách nghệ nhân K’Điều gìn giữ và “hồi sinh” nghề dệt truyền thống của cha ông. Nhưng để phát triển lâu dài cần sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn của các cấp, các ngành.
“Tôi mong muốn Đảng, Nhà nước quan tâm đến đồng bào dân tộc Châu Mạ ở Tà Lài thành lập một HTX để chúng tôi ngồi dệt, có nguồn thu nhập, để nhiều người biết đến, hàng mình có đầu ra phát triển kinh tế cho bà con” Nghệ nhân K’Điều nói.
Chia sẻ về vấn đề này, bà Phạm Thị Liễu, Phó Chủ tịch Hội LHPN Tân Phú cho hay: “Làng nghề thổ cẩm Tà Lài được chính quyền đầu tư. Còn lại giao địa phương phát triển. Với vai trò, HPN cũng rất trăn trở và động viên chị K’Điều người đang quản lý làng dệt thổ cẩm bên đó để chị em giữ được bản sắc văn hoá của người châu Mạ”.
Việc phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong thời gian gần đây đang có nhiều triển vọng và có hướng đi đúng, ngày càng có thêm nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề. Cùng với đó, huyện Tân Phú đang tiếp tục hoàn thiện kế hoạch phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch cộng đồng để tạo sự đột phá và nâng cao mức sống cho người dân.
Mai Hiền – Quang Phát
Source: https://laodongdongnai.vn
Category: Nông Thôn