Bài tập nghiên cứu khoa học Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non lứa 4 – 5 tuổi – Tài liệu text

Bài tập nghiên cứu khoa học Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non lứa 4 – 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.43 KB, 29 trang )

GVHD: Phạm Thanh Thủy
LỜI CẢM ƠN
Thực tập sư phạm là một chuyến đi hết sức cần thiết, nó trang bị cho giáo sinh
những kiến thức mà nếu chỉ ngồi trên ghế nhà trường thì khó mà tiếp thu được. Nó
không chỉ là kiến thức lý thuyết thuần túy, mà còn là những kiến thức thực tế cho
những thầy cô giáo tương lai.
Để cho chúng em, những giáo viên tương lai, có được những thực tế đó thì
ngoài những kiến thức đã học ở nhà trường, phải kể đến sự hướng dẫn tận tình của các
thầy cô giáo.
Trải qua ba tuần thực tập ngắn ngủi, nhưng những kiến thức mà nhóm giáo sinh
thực tập, cũng như chính bản thân em đã chắt nhặt được là rất lớn.
Để làm được điều đó, em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
– Ban Giám Hiệu Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng, Ban Giám Hiệu
Trường Mẫu giáo Phường 3 đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng em được thực tập
tại trường Mẫu giáo Phường 3.
– Cảm ơn giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm cô Phạm Thanh Thủy trường
Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng.
– Cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Trần Thanh Thảo, cô Lưu Mộc Kim và
giáo viên trong Hội đồng Sư phạm trường Mẫu giáo Phường 3 đã tận tình hướng dẫn
em, tạo mọi điều kiện tốt nhất để em được tiếp xúc với lớp trong thời gian thực tập.
Điều đó đã giúp chúng em học hỏi và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quý báu trong
quá trình thực tập.
– Cảm ơn các bạn sinh viên trong đoàn thực tập đã giúp đỡ và chia sẻ những khó
khăn với em trong suốt thời gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn và gửi đến tất cả thầy cô và các bạn lời chúc tốt đẹp
nhất!
Sóc Trăng, Ngày 3 tháng 5 năm 2010
Trang 2
GVHD: Phạm Thanh Thủy
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Vai trò của ngôn ngữ trong việc phát triển toàn diện cho trẻ:
– Vai trò của ngôn ngữ đối với giáo dục trí tuệ:
+ Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh:
• Trẻ em luôn có nhu cầu muốn tìm hiểu thế giới xung quanh. Thông qua
ngôn ngữ lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện và hiểu những đặc
điểm, tính chất, cấu tạo, công dung….của chúng và học được từ tương ứng (ví dụ: Trẻ
làm quen với xe đạp, trẻ biết đặc điểm, cấu tạo, công dụng…của xe đạp và nói được từ
“xe đạp”).
• Trẻ tiếp thu kiến thức từ môi trường xung quanh thông qua khả năng phân
tích, so sánh, tổng hợp, trên cơ sở đó trẻ khái quát về vật. Ví dụ khi trẻ nhận xét về xe
đạp:
Trẻ nhìn thì biết được màu đỏ (xanh).
Trẻ quay bàn đạp thì bánh xe quay.
Trẻ sờ vào sườn xe thì biết nó láng, bóng.
Từ ngữ giúp cho việc cũng cố những biểu tượng đã hình thành ở trẻ.
• Đối với trẻ lớn, trẻ không chỉ nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh
gần gũi, mà còn tìm hiểu những sự vật hiện tượng không xuất hiện trực tiếp trước mắt
trẻ, những sự vật xảy ra trong quá khứ, tương lai.
Như vậy ngôn ngữ không chỉ giúp cho trẻ củng cố kiến thức mà còn mở rộng
hiểu biết về thế giới xung quanh.
• Ngôn ngữ phát triển trẻ hiểu được những lời giải thích của người lớn, nên
hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy ngày càng được hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực
hoạt động trí tuệ.
+ Ngôn ngữ là phương tiện hữu hiệu nhận thức:
• Khi trẻ đã nhận thức được thế giới khách quan, trẻ tiến hành các hành
động với nó và trẻ sử dụng ngôn ngữ để kể lại, miêu tả sự vật hiện tượng.
Trang 3
Trang
GVHD: Phạm Thanh Thủy

• Trong giao tiếp hàng ngày với mọi người xung quanh trẻ sử dụng lời nói
để trình bày ý nghĩ, tình cảm hiểu biết…của mình với mọi người xung quanh. Cho nên
việc tạo cho trẻ được nghe hiểu và được nói là hết sức cần thiết trong giáo dục ngôn
ngữ.
– Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức.
+ Ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh những hành vi và việc
làm của trẻ. Trong giao tiếp hàng ngày thông qua chuyển kể, ca dao, đồng dao,…trẻ
cảm nhận được cái hay cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi,
trong cuộc sống, giáo viên đưa đến và giảng dạy cho trẻ những hành vi đẹp.
+ Thông qua ngôn ngữ trẻ biết những gì nên, không nên, qua đó rèn luyện
những phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những khái niệm ban đầu
về đạo đức: ngoan – hư, tốt – xấu, thật thà – không thật thà….
– Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mỹ.
+ Trong giao tiếp với người lớn, trẻ nhận thức được cái đẹp trong thế giới
xung quanh, qua đó làm cho tâm hồn trẻ càng thêm bay bổng, trí tưởng tượng càng
thêm phong phú, đồng thời trẻ càng thêm yêu quý cái đẹp, trân trọng và có ý thức sáng
tạo ra cái đẹp.
+ Thông qua ngôn ngữ văn học trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp trong ngôn
ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi trong cuộc sống. Từ đó giáo dục trẻ có ý thức
trân trọng những sản phẩm văn hóa của dân tộc mình.
– Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thể lực:
+ Trong các buổi tập luyện thể lực, giáo viên dùng lời diễn đạt để hướng dẫn,
giải thích động tác tư thế…trẻ nghe và điều chỉnh động tác theo mệnh lệnh của giáo
viên.
+ Hàng ngày giáo viên hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân, cách sử dụng thực
phẩm, đồng thời giáo viên dùng các từ ngữ để động viên trẻ ăn ngon miệng và hợp vệ
sinh.
Vậy trong giáo dục thể lực cho trẻ, ngôn ngữ đóng vai trò điều khiển, hướng
dẫn, động viên, khuyến khích trẻ.
Trang 4

GVHD: Phạm Thanh Thủy
Vậy ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Sự phát triển
chậm trễ về ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện cho trẻ. Cho nên
việc phát triển lời mói cho trẻ đúng lúc và phù hợp với từng lứa tuổi là cần thiết.
1.2. Mối quan hệ giữa sự phát triển tâm lí và phát triển lời nói của trẻ:
Trong quá trình hoạt động, con người phải nhận thức để phản ánh hiện thực
khách quan xung quanh mình và thực hiện của bản thân mình. Kết quả hoạt động thực
tiễn của con người ở mức độ nào là tùy thuộc vào trình độ nhận thức: nhận thức cảm
tính và nhận thức lí tính.
– Nhận thức cảm tính:
+ Phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng. Cấp độ này
gồm hai quá trình tâm lí: Cảm giác và tri giác. Cảm giác, tri giác các sự vật và hiện
tượng trong cuộc sống và thế giới khách quan xung quanh trẻ là nguồn gốc đầu tiên
cũng là nội dung chủ yếu của vốn tri thức ban đầu của trẻ.
+ Cảm giác, tri giác các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống cùng với việc
nghe và hiểu lới nói giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ như là phương tiện cơ bản để nhận thức
thế giới. Trẻ có thể phân biệt và nói tên các màu sắc, hình thành các biểu tượng về sắc
thái của chúng. Lĩnh hội các khái niệm về không gian, định hướng về thời gian; nhạy
cảm về âm thanh, kỹ năng lắng nghe và phân biệt các âm thanh trong hoàn cảnh xung
quanh, phân biệt bằng cảm giác vật chất của các vật thể và diễn đạt bằng lời nói các
cảm giác đó (như nhẵn nhụi, mềm mại, cứng – mềm, lạnh – ấm…).v.v Trên cơ sở đó
dễ hình thành được những biểu tượng, khái niệm đúng đắn về về sự vật, hiện tượng.
– Nhận thức lí tính:
+ Nhận thức lí tính là cấp độ nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất
(bên trong) và những mối liên hệ, quan hệ có tính chất quy luật của hiện thực mà trước
đó ta chưa biết. Cấp độ này bao gồm các quy trình trí nhớ, tưởng tượng và tư duy.
Tư duy là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bên trong của sự vật,
hiện tượng, những mối quan hệ có tính chất quy luật của sự vật hiện tượng. Còn ngôn
ngữ là công cụ của tư duy. K.Mác viết “Ngôn ngữ là hiện tượng trực tiếp của tư duy” –
Tư duy được hiện thực hóa và biểu hiện ra ngoài nhờ có ngôn ngữ. Ngôn ngữ ra đời và

phát triển cùng với tư duy, chúng luôn luôn dựa vào nhau mà tồn tại.
Trang 5
GVHD: Phạm Thanh Thủy
+ Ở tuổi nhà trẻ hầu hết các trẻ em đều rất tích cực trong hoạt động với đồ vật,
nhờ đó mà tư duy phát triển mạnh (tư duy trực quan- hành động). Đến tuổi mẫu giáo tư
duy của trẻ chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong (tư duy trực quan-
hình tượng) nhưng vẫn gắn liền với hành động vật chất bên ngoài. Việc phát triển tư
duy không thể tách rời việc trau dồi ngôn ngữ bởi vì ngôn ngữ là phương tiện, là hình
thức biểu đạt của tư duy. Trong sự diễn biến của quá trình tư duy, nhờ ngôn ngữ, mà ta
tiến hành các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh,… sản phẩm của tư duy là
những khái niệm, phán đoán, suy lí được biểu đạt trong từ ngữ, câu v.v (Tuy nhiên,
việc phát triển tư duy không thể thay thế việc rèn luyện năng lực cảm giác, tri giác,
quan sát, trí nhớ. Vì nếu không có những tri thức cần thiết, không thu nhập được sự
kiện, tài liệu thì không có gì để tư duy, tư duy không thể tiến hành bên ngoài những tri
thức cụ thể được).
1.3. Phát triển ngôn ngữ trong chương trình GDMN mới vừa được Bộ GD-ĐT
triển khai thực hiện từ năm học 2009-2010 được chia làm 5 lĩnh vực:
– Phát triển thể chất:
+ Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
+ Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, dúng tư thế.
+ Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết
định hướng trong không gian.
+ Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
+ Có một số hiểu biết về thực phẩm và lợi ích của viêc ăn uống đối với sức
khỏe.
+ Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo
sự an toàn của bản thân.
– Phát triển nhận thức:
+ Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh.
+ Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ

định.
+ Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác
nhau.
Trang 6
GVHD: Phạm Thanh Thủy
+ Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành
động, hình ảnh, lời nói,…) với ngôn ngữ là chủ yếu.
+ Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và
một số khái niệm sơ đẳng về toán.
– Phát triển ngôn ngữ:
+ Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
+ Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ,
điệu bộ…).
+ Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày.
+ Có khả năng nghe và kể lại các sự việc, kể lại truyện.
+ Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù
hợp với độ tuổi.
+ Có một số kĩ năng ban đầu về đọc và viết.
– Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội:
+ Có ý thức về bản thân.
+ Có một số phẩm chất cá nhân: Mạnh dạn, tự tin, tự lực.
+ Có một số kĩ năng sống: Tôn trọng, quan tâm, chia sẻ, hợp tác, thân thiện.
+ Thực hiện một số qui tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp
mầm non, cộng đồng gần gũi.
– Phát triển thẩm mĩ:
+ Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong
tác phẩm nghệ thuật.
+ Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo
hình.
+ Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.

1.4. Vai trò của tác phẩm văn học trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm
non:
Ngôn ngữ của truyện rất phức tạp, đa dạng, bao gồm ngôn ngữ bên trong của
các nhân vật (độc thoại), ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ của người kể chuyện… lời kể
Trang 7
GVHD: Phạm Thanh Thủy
và cách kể có nghệ thuật sẽ có tác dụng lớn đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của
truyện.
– Thông qua tác phẩm văn học (truyện: “Ba ngọn Đèn”, “Kiến con đi ôtô”, “Qua
đường”, thơ: “Trên đường”, “Chiếc cầu mới”, “Gấu qua cầu”…) trẻ biết được cái tốt,
cái xấu, cái gì nên và không nên, từ đó tác phẩm văn học tác động đến hành vi, việc
làm của trẻ. Trong quá trình học, trẻ sẽ được đóng vai làm nhân vật trong truyện, đóng
vai nào trẻ sẽ làm đúng, giọng nói phù hợp với vai đó, đồng thời trẻ sẽ sáng tạo ra lời
nói khác nhưng phải phù hợp với nội dung và hoàn cảnh của câu chuyện. Còn thơ thì
trẻ được đọc nhiều lần, đọc cho chuẩn, và có thể đặt tên cho bài thơ. Từ đó kích thích
trẻ nói, nếu sai thì sửa cho trẻ, nên ngôn ngữ của trẻ được phát triển hơn.
– Ngoài ra có thể cho trẻ kể theo tranh, trẻ sử dụng từ theo ý mình, cứ thường
xuyên cho trẻ tiếp xúc với văn học thì ngôn ngữ của trẻ sẽ diễn đạt mạch lạc, Lôgic và
phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi,…
Vì vậy tác phẩm văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, cho
trẻ tự tin để diễn đạt những gì mà trẻ thấy và cảm nhận qua tác phẩm văn học đó.
1.5. Lý do chọn đề tài:
– Trẻ còn nói ngọng, nói đớt, phát âm chưa chuẩn, âm khó.
– Thường phát âm sai về thanh điệu do thanh quản phát triển chưa hoàn thiện và
do đặc điểm của từng vùng. Sai những âm chính, âm đầu, âm đệm, âm cuối.
– Trẻ nói câu cụt, thiếu thành phần.
Vì vậy, nên ta phải nghiên cứu một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo cho trẻ Chồi 1 qua viêc tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
2. Mục đích nghiên cứu:
– Tìm hiểu khả năng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo chồi 1 tại trường Mẫu giáo

Phường 3.
– Rút ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Chồi 1qua việc
tổ chức ho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
– Nghiên cứu khả năng ngôn ngữ của trẻ nhóm từ 4-5 tuổi.
– Nghiên cứu trên 10 trẻ tại trường thực tập Mẫu giáo Phường 3 lớp Chồi 1.
Trang 8
GVHD: Phạm Thanh Thủy
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
– Nghiên cứu chương trình GDMN mới và lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ
trong chương trình.
– Điều tra khảo sát khả năng ngôn ngữ của trẻ tại trường Mẫu giáo Phường 3.
– Đưa ra một số giải pháp để rèn luyện khả năng phát âm, phát triển vốn từ và
khả năng diễn đạt của trẻ thông qua hoạt động tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm
văn học.
5. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứ tham khảo tài liệu, giáo trình về việc phát triển ngôn
ngữ cho trẻ mầm non.
– Phương pháp khảo sát điều tra thực tiễn.
– Phương pháp thực nghiệm.
– Tổng kết kinh nghiệm.
6. Kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian thực hiện các nội dung từ 5/4/2010 đến 24/4/2010 và hoàn thành đề
tài nghiên cứu 3/5/2010.
Trang 9
GVHD: Phạm Thanh Thủy
PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ nhóm tuổi từ 4-5 tuổi.
1.1. Đặc điểm phát âm:
– Nhìn chung trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ hơn, ít ê a, ậm ừ.

– Trẻ vẫn còn sai những âm, thanh khó hoặc những từ có 2, 3 âm vị, sai những
âm tiết có nhiều âm vị. Tuy nhiên, các lỗi sai đã ít hơn.
– Đã xuất hiện ở lời nói của trẻ những khái quát, kết luận đơn giản một cách
mạch lạc.
– Đến 5 tuổi trẻ có thể phát âm mềm dẻo, các loại âm của tiếng mẹ đẻ hoặc của
một thứ tiếng nước ngoài nào đó mà trẻ được tiếp xúc.
Kết luận: Qua thực tế tìm hiểu đặc điểm phát âm của trẻ ta thấy rằng:
– Lỗi phát âm của trẻ được giảm dần theo lứa tuổi và các thành phần âm tiết mà
trẻ mắc lỗi được xếp theo thứ tự từ ít đến nhiều như sau:
+ Thanh điệu.
+ Âm chính.
+ Phụ âm đầu.
+ Phụ âm cuối.
+ Âm đệm.
1.2. Đặc điểm vốn từ:
– Vốn từ trẻ tăng nhanh khoảng 1300 – 2000 từ. Danh từ và động từ chiếm ưu
thế, tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn.
– Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian như: Cao, thấp, dài,
ngắn; các từ chỉ tốc độ như: Nhanh, chậm; Màu: Đỏ, vàng, trắng, đen…
Ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như: Hôm nay, hôm qua, ngày mai, trẻ
vẫn dùng chưa chính xác…
– Một số còn biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: Xám, xanh lá cây, tím; 100%
trẻ biết dùng các từ cao, thấp, rộng, hẹp; có 86,2% số trẻ đếm được từ 1-10; 41,5% số
trẻ đếm được từ 10 trở lên.
Trang 10
GVHD: Phạm Thanh Thủy
Kết luận:
– Số lượng từ của trẻ tăng nhanh theo lứa tuổi.
– Trong số lượng từ của trẻ thì danh từ và động từ chiếm ưu thế. Các từ chỉ tính
chất, đặc điểm… chiếm số ít và tăng chậm.

– Trẻ dùng từ chưa chính xác vì kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, chưa
hiểu đầy đủ nghĩa của từ.
– Số lượng từ của trẻ trong từng độ tuổi cũng rất khác nhau.
– Vốn từ của trẻ không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về cả chất lượng. Cuối
tuổi mẫu giáo trẻ biết sử dụng cả những từ có tính chất khái quát, trừu tượng, gợi cảm.
1.3. Đặc điểm ngữ pháp và khả năng nói mạch lạc của trẻ lớp Chồi 1
– Trẻ dùng câu dài hơn. Ví dụ: Ở nhà con có áo đầm nhiều lắm: màu xanh, màu
đỏ, màu vàng.
– Trẻ ít sử dụng câu ghép, ít sử dụng câu cụt hơn.
– Trẻ đã có khả năng kể lại chuyện, kể theo tranh và kể theo trình tự trước sau.
Tuy nhiên trẻ dùng từ chưa chính xác. Ví dụ: “Con thưa bầy cô”
– Một số trẻ nói mạch lạc và đọc được những bài đồng dao, thơ. Tuy nhiên còn
một số trẻ khó nhớ và nói còn ngọng, đớt, nói chưa lưu loát.
1.4. Lý luận chung về khả năng ngôn ngữ và biện pháp phát triển ngôn ngữ
của trẻ:
– Vị trí tiếng mẹ đẻ trong hệ thống giáo dục Mầm non “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của
mọi sự phát triển trí tuệ, là kho tàng của mọi tri thức”. Chính vì vậy, giáo dục ngôn ngữ
cho trẻ phải bắt đầu từ rất sớm, khi các em còn bé và phải thực hiện sự giáo dục ấy
bằng tiếng mẹ đẻ.
Ngôn ngữ phát triển sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển cá tính và ngược lại mọi
khía cạnh của sự phát triển cá tính đều có tác dụng đến sự phát triển của ngôn ngữ. Do
đó, tiếng mẹ đẻ có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục mầm non.
– Đối tượng nghiên cứu của môn Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ.
Trang 11
GVHD: Phạm Thanh Thủy
+ Đối tượng: phương pháp phát triển lời nói cho trẻ mầm non là một bộ phận
khoa học ứng dụng. Nó nghiên cứu cơ sở lí luận, hệ thống khái niệm cơ bản của môn
học, nghiên cứu mục đích, nhiệm vụ, nội dung phương pháp và hình thức cũng như
phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong từng lứa tuổi.
Vậy: Đối tượng nghiên cứu của bộ môn phương pháp phát triển lời nói cho trẻ là

các qui luật hoạt động sư phạm nhằm hình thành và phát triển lời nói cho trẻ trước tuổi
đi học.
+ Nhiệm vụ môn học:
• Cung cấp cho giáo sinh sư phạm những tri thức cần thiết về phương pháp
phát triển lời nói cho trẻ một cách hệ thống và khoa học.
• Rèn luyện cho giáo sinh kỹ năng tổ chức, hướng dẫn hoạt động vui chơi,
học tập, lao động và các hoạt động khác nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
• Giáo dục cho giáo sinh có ý thức hoàn thiện ngôn ngữ của chính mình,
coi đó là một trong những phương tiện để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
– Mối liên hệ giữa môn Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ với các ngành
khoa học khác:
• Triết học
• Với Tâm lí học
• Với Giáo dục học
• Với giải phẫu sinh lí
• Với Ngôn ngữ học
• Với các ngành khoa học ứng dụng khác.
Tóm lại, phương pháp phát triển ngôn ngữ là một môn khoa học ứng dụng. Nó
được thực hiện và phát triển trên cơ sở các ngành khoa học khác và liên quan có tính
chất hữu cơ với các môn khoa học ứng dụng khác.
1.5. Mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
– Con người khác đọng vật ở chỗ là con người có trí tuệ, nghĩa là có khả năng
nhận thức được thế giới bên ngoài nhớ có trí nhớ và có thể cảm nhận được cái hay, cái
đẹp trong tác phẩm văn học.
Trang 12
GVHD: Phạm Thanh Thủy
– Những mối liên hệ, sự phụ thuộc và các quan hệ có tính quy luật giữa các đối
tượng, các hiện tượng, các sự kiện được xác lập và phản ánh trong lời nói độc thoại của
trẻ. Ở trẻ đã phát triển những kĩ năng tìm những hình thức ít nhiều hợp lí để biểu đạt
trong câu chuyện kể. Trẻ có thể xây dựng những câu chuyện tương đối liên tục về một

đề tài nhất định. Trong câu chuyện kể trẻ đã thể hiện tình cảm đối với các đối tượng,
hiện tượng đã miêu tả.
– Trẻ ở tuổi mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) đã có thể xây dựng những truyện ngắn theo
tranh, theo đồ chơi. Tính chất tình huống trong lời nói vẫn chiếm ưu thế, tuy nhiên đã
phát triển lời nói có thể hiểu được từ chính nó. Đã xuất hiện ở lời nói của trẻ những
khái quát, kết luận đơn giản một cách mạch lạc. Hình thức hội thoại và sự phát triển
của nó là cơ sở cho sự hình thành lời nói độc thoại.
– Chỉ có thông qua giao lưu, trẻ mới nắm được toàn bộ sự phong phú của thực
tại. Để phát triển tiếng, vấn đề quan trọng là phải tổ chức phát triển các hình thức hoạt
động thực tiễn phong phú, các hình thức đa dạng của hoạt động giao tiếp, trong đó hình
thức nghe và sau này là đọc, là hình thức giao tiếp hết sức quan trọng. Sách, báo, đặc
biệt là các tác phẩm văn chương.
– Ở tuổi mẫu giáo, nhất là trẻ 4-5 tuổi, ngôn ngữ của trẻ phát triển nên hình thức
nghe kể chuyện, nghe đọc các tác phẩm văn chương, kể lại chuyện hoặc kể chuyện
sáng tạo có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm phát triển tiếng.
2. Nêu thực trạng: Về việc điều tra khảo sát ngôn ngữ của trẻ tại trường Mẫu giáo
Phường 3 lớp Chồi 1.
Trong 10 trẻ thì có 3 trẻ nói ngọng, đớt, phát âm chưa rõ ràng.
– Phát âm sai phụ âm đầu và nuốt âm:
• Xe đạp – che đạp
• Xe máy- che máy
• Trân – Chăng
• Rồng- Gồng
• Khỉ – hỉ
• Vòng – dòng .
• Về – dề
Trang 13
GVHD: Phạm Thanh Thủy
• Qua – va
• Hoa lựu – hoa lụ

– Phát âm sai âm đệm:
• Thuyền – thiền
• Tuyến – tiến
– Phát âm sai âm chính:
• Hươu – hu
• Mặn – mận
• Thủy – thị
– Phát âm sai âm cuối:
• Máy bay- mái bai
• Tàu – tào
• Nhau – nhao
• Thông tin – thông tinh
• Lạnh – lặng
Trong 10 trẻ chỉ có 3 trẻ nói chuẩn, còn 7 trẻ nói không chuẩn và phát âm sai
nhiều, nói nhỏ, thậm chí không nghe, không hiểu trẻ đang nói gì.
3. Đề ra một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc tổ chức
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học và khắc phục các lỗi ngôn ngữ của trẻ
thường mắc phải:
– Biện pháp rèn luyện phát âm cho trẻ có thể trong giờ học vui và trong giờ vui
chơi khi trẻ phát âm sai cũng có thể luyện phát âm cho trẻ:
+ Dạy trẻ phát âm chuẩn là dạy trẻ biết phát âm chính xác những thành phần
của âm tiết (thanh điệu, phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối).
+ Dạy trẻ phát âm chuẩn là còn dạy trẻ biết điều chỉnh âm lượng (không nói
quá nhanh hoặc quá chậm, quá to hoặc quá nhỏ), biết thể hiện đúng ngữ điệu, có tác
phong văn hóa trong quá trình giao tiếp. Lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn hình thành
những thói quen và khả năng này.
Trang 14
GVHD: Phạm Thanh Thủy
– Biện pháp cung cấp vốn từ cho trẻ được thực hiện trong tiết làm quen với đối
tượng mới, cần cung cấp vốn từ cho trẻ và giúp trẻ sử dụng tốt vốn từ.

Lời nói của trẻ chỉ được phát triển qua quá trình giao tiếp với mọi người và quá
trình tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
khó đạt được kết quả tốt, nếu thiếu sự tổ chức có khoa học của trường Mẫu giáo nên sự
phát triển ngôn ngữ về đối tượng mới của trẻ sẽ hạn chế. Vì vậy:
+ Cần giao tiếp thường xuyên với trẻ, hỏi trẻ đây là cái gì? Để kích thích trẻ
nói, nếu trẻ không biết thì giáo viên cung cấp từ cho trẻ, đó chính là từ mới mà trẻ cần
biết.
+ Đưa đối tượng mới cho trẻ làm quen bằng cách: Nếu là tranh thì treo lên,
còn nếu là thật thì có thể để trong lớp nhằm kích thích trẻ tìm tòi về đối tượng đó.
Làm giàu vốn từ và khái niệm ở trẻ còn cung cấp:
+ Những danh từ và những từ chỉ khái niệm về những sự vật, hiện tượng tự
nhiên, xã hội gần gũi như danh từ chỉ đồ vật, đồ dùng, các loại thức ăn, danh từ chỉ
người, các con vật, rau quả, các hiện tượng thiên nhiên….
+ Những tính từ và động từ chỉ phẩm chất, công dụng, đặc điểm, tính chất của
những sự vật, hiện tượng, đặc biệt là những từ gợi cảm, có hình ảnh, âm thanh đậm nét,
những cặp từ biểu hiện các tính chất đối lập: khỏe – yếu, hiền – dữ, tốt – xấu, ngoan –
hư, hèn nhát – dũng cảm….
Ngoài ra, cần cung cấp cho trẻ một số quan hệ từ (thì, vì, mà, là, vì vậy, vì thế,
nhưng mà, ) các trạng từ để trẻ có thể sử dụng vào việc diễn đạt và kể chuyện.
– Biện pháp rèn khả năng ngữ pháp, nói mạch lạc cho trẻ được tiến hành trong
giờ làm quen với môi trường xung quanh. Qua môn học này trẻ được tiếp xúc với các
sự vật hiện tượng, biết được những đặc điểm, dấu hiệu, hình dáng, chất liệu….từ đó
hình thành các biểu tượng đúng đắn về các sự vật, hiện tượng, khách quan, trẻ được nói
những điều trẻ biết. Như vậy ở những giờ học này trẻ được rèn luyện kỹ năng phát âm,
rèn luyện câu theo đúng ngữ pháp và đặc biệt là tăng thêm vốn từ.
– Tổ chức giao tiếp qua hoạt động vui chơi:
Trang 15
GVHD: Phạm Thanh Thủy
+ Hình thức vui chơi giúp trẻ bộc lộ nhiều khả năng ngôn ngữ của mình đồng
thời kích thích trẻ phải vươn lên trong việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt cho những

người xung quanh có thể hiểu nguyện vọng ý kiến của mình.
+ Thông qua trò chơi, các biểu tượng mà trẻ đã thu nhận trước đây được củng
cố và chính xác hóa. Qua trò chơi đóng kịch trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ văn học
khi chơi trẻ được đặt vào các tình huống kịch, được diễn đặt lời nói theo đặc điểm tính
cách của các nhân vật trong kịch. Vì thế ngôn ngữ trẻ trở nên mạch lạc hơn, trẻ tập làm
chủ ngôn ngữ đã nắm được.
– Nghe những người xung quanh nói đúng, trẻ nắm được ngữ pháp của câu, biết
được kiểu câu của tiếng nói. Vì vậy:
+ Giáo viên sử dụng đúng một số kiểu câu, sửa chữa một số câu sai.
+ Cho trẻ làm quen với các kiểu câu mới khó hơn.
+ Hình thành cho trẻ thói quen nói đúng ngữ pháp.
– Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua bộ môn làm quen văn học được
tiến hành:
+ Dạy trẻ kể lại truyện: Trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác phẩm
văn học mà trẻ đã được nghe. Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ đã có sẵn của
các tác giả và của giáo viên. Tuy nghiên yêu cầu trẻ không học thuộc lòng câu chuyện.
Trẻ phải kể bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt nội dung câu chuyện một cách
tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dung cốt truyện.
+ Chơi đóng vai theo chủ đề: Khi chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phải tham gia
vào cuộc nói chuyện với bạn để phân vai, trao đổi với nhau trong khi chơi, trẻ bắt
chước các nhân vật mà trẻ đóng vai, làm cho ngôn ngữ đối thoại của trẻ thêm phong
phú và đa dạng.
+ Chơi đóng kịch: Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để
phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ. Nội dung kịch được chuyển thể từ tác phẩm văn
học mà trẻ đã được làm quen. Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học đã được gọt giũa
chọn lọc. Khi đóng trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính cách nhân vật mà trẻ đóng,
giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt.
– Ngoài ra ta có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng cách:
Trang 16
GVHD: Phạm Thanh Thủy

+ Tạo ra một môi trường có tính kích thích cao: Trẻ luôn cần những kích thích
và việc tạo ra cho trẻ cơ hội để chúng nhận ra bản chất sáng tạo của mình sẽ có tác
dụng kích thích chúng nhiều hơn là một bức tranh hay một mô hình đồ chơi. Khả năng
khám phá và học hỏi cũng quan trọng như là những lời đang chờ được trẻ nói ra. Bạn
có thể giúp trẻ bằng cách tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự khám phá những tài năng còn ẩn
giấu trong trẻ.
+ Đọc cho trẻ nghe:
Mặc dù có thể hơi cường điệu một chút nhưng đọc cho trẻ nghe ngay từ
những phút giây đầu đời của trẻ là một trong những cách tốt nhất bạn có thể làm.
Thông qua việc dành thời gian đọc cho trẻ, bạn giúp trẻ nhận biết những điều kỳ diệu
mà ngôn ngữ đem lại và sự thích thú của trẻ đối với những điều kỳ diệu đó sẽ biến trẻ
thành người ham học. Không chỉ thế, trẻ cũng sẽ học được rất nhiều về ngữ pháp và
ngôn ngữ. Trong những quyển sách thiếu nhi, từ ngữ luôn được đi kèm với giai điệu và
hình ảnh sinh động, vì thế trẻ sẽ dễ dàng lạc trong sự tuyệt vời của ngôn ngữ.
Bên cạnh đó, đọc cũng thúc đẩy một năng lực khác liên quan tới việc nói
của trẻ, đó là khả năng đọc to. Nhiều trẻ phải chống chọi với việc chỉ biết đọc thầm
trong khi khả năng đọc to rất hạn chế. Thời gian nghe truyện có thể đem lại những phát
triển hoàn toàn mới cho khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Sẽ không bao giờ là quá sớm để đọc cho trẻ nghe. Ngay khi vừa chào đời
Trẻ có thể nhận biết những lời ru êm đềm và một số bức tranh rực rỡ. Bằng việc đọc
cho trẻ nghe càng sớm càng tốt bạn đang đặt nền móng cho một ngày mai dễ dàng hơn
cho trẻ.
+ Mô tả: Chỉ đơn giản bằng việc mô tả cho trẻ những gì trẻ đang làm, đang
nghe và đang nhìn thấy, bạn sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc phát triển khả năng nói.
Hãy tập cho con bạn biết mô tả hình ảnh bằng lời nói và bé sẽ sớm tìm cách làm điều
tương tự. Đối với trẻ mẫu giáo, hãy gọi tên những thứ xung quanh ngôi nhà của bạn.
Hãy viết ra tên của mỗi đồ vật và gắn lên đồ vật đó để khi trẻ đi qua chúng, trẻ sẽ nhận
ra và ghi nhớ từ đó. Ví dụ, viết chữ “xe đạp” lên 1 mẩu giấy và gắn trên xe đạp.
+ Hát: Ca hát luôn hấp dẫn trẻ thơ. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn dành cho bé
nhiều cơ hội để hát và nghe hát. Nếu bạn có thể cho bé nghe các bài hát phần lớn thời

Trang 17
GVHD: Phạm Thanh Thủy
gian trong ngày thì chúng sẽ rất biết ơn bạn. Thường thì phần lớn vốn từ của trẻ tới từ
những lời lặp đi lặp lại hay những cụm từ trong bài hát. Khi trẻ nghe thấy một bài hát,
thì bài hát đó sẽ nổi bật lên so với các hiện tượng ngôn ngữ khác và gây nên những ấn
tượng nhất định trong trẻ. Nếu trẻ đã nghe một bài hát từ trước, chúng sẽ học cách hát
lại.
+ Lặp đi lặp lại: Trẻ học qua thực hành. Điều đó có nghĩa là phải làm đi làm
lại. Hãy tạo thật nhiều cơ hội để trẻ phải nói đi nói lại cái đó nhiều lần. Đó có thể là
những bài hát, những quyển sách hay những lời chỉ dẫn. Nếu như bạn làm theo một
quy tắc thì mọi thứ sẽ trở nên quen thuộc với trẻ và khi trẻ đã quen, chúng sẽ hiểu và
cố gắng làm giống như thế.
+ Tiếp xúc với những trẻ khác: Nhu cầu được giao tiếp với các bạn của một
đứa trẻ là vô cùng lớn. Khi mà trẻ học cách chia sẻ (hay đòi hỏi) trẻ cần phát triển khả
năng truyền đạt nhu cầu đó một cách nhanh chóng và nếu như dành đủ thời gian chơi
đùa với bạn bè, trẻ sẽ sớm học được cách truyền tải suy nghĩ, cảm giác thành lời. Điều
đó không có nghĩa là bạn phải bỏ mặc con bạn một mình để bé chơi với những trẻ
khác. Hãy cùng bé đến các sân chơi hay công viên và khuyến khích bé giao tiếp với
những bạn khác.
+ Một vài trò chơi đơn giản giúp trẻ học nói: Các trò chơi ghép nối – các trò
chơi này dạy cho trẻ cách miêu tả những thứ chúng đang tìm kiếm. Các bài hát – khi trẻ
hát đi hát lại các bài hát, đó là lúc chúng tập nói. Đọc – việc đọc giúp trẻ nhận biết từ và
ngữ pháp. Nấu ăn – hãy tạo ra một công thức nấu ăn đơn giản và yêu cầu trẻ làm theo
từng bước trong khi nấu ăn. Trẻ sẽ phải đọc to các bước đó và nhận biết mối liên hệ
giữa hình ảnh với thực tế. Điều đó sẽ cho trẻ thấy ngôn ngữ cũng có những trật tự nhất
định. Miêu tả – Cùng trẻ chơi trò bịt mắt và miêu tả các đồ vật. Ngay cả những trẻ rất
nhỏ cũng sẽ có khả năng dùng những từ như dính, nóng, lạnh hay mượt. Trò chơi này
giúp trẻ nghĩ về những việc mình đang làm và miêu tả chúng bằng lời.
* Biện pháp khắc phục các lỗi ngôn ngữ ở trẻ:
– Nói ngọng, đớt:

+ Thường xuyên tập luyện một số cơ quan như: Môi, lưỡi, răng, phát triển tính
linh hoạt của hàm.
Trang 18
GVHD: Phạm Thanh Thủy
+ Giáo viên giúp trẻ biết điều khiển nhịp nhàng các cử động của bộ máy phát
âm. Phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm cũng như khả
năng điều khiển hoạt động của bộ máy này. Ở tuổi mẫu giáo, những điều kiện này đã
được mức tương đối ổn định. Cho nên trẻ đã có thể phát âm được hầu hết các âm vị.
Tuy nhiên, một số trẻ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm.
– Lỗi về thanh điệu: Thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh có cấu tạo phức tạp,
việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách phát âm khó đối với trẻ. Trẻ
thay thế bằng âm điệu không gãy ở giữa. Vì vậy dễ đồng nhất với âm điệu cuối của
thanh sắc (phát âm “ngã” thành “ngá”). Trẻ thay thế âm điệu gãy bằng âm điệu không
gãy, làm cho thanh hỏi ở trẻ gần như đồng nhất với thanh nặng (phát âm “ngủ” thành
“ngụ”). Từ Thanh Hóa trở vào, trẻ thường nói sai thanh điệu hỏi/ngã, trẻ miền Nam
không phân biệt được ba thanh: hỏi, ngã, nặng. Đến tuổi mẫu giáo, lỗi sai về hai thanh
này sẽ được khắc phục hầu như hoàn toàn (Miền Bắc).
– Lỗi về âm đầu:
+ Trẻ ở một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thường có hiện tượng phát âm sai như:
Nói lẫn lộn “l” thành “n”, nói lẫn lộn “tr” thành “t”, “s” thành “th”, nói lẫn lộn “d”,
“gi” thành “r”, “v” thành “d”, “qu” thành “ng”.
+ Trẻ miền Bắc phát âm sai như: “tr” thành “ch”, “s” thành “x”. Một số trẻ
chưa phát âm được phụ âm “p”, trẻ lẫn sang phụ âm “b”. Nên giáo viên cần khắc phục
bằng cách:
Giáo viên phải nói đúng, chính xác để làm mẫu cho trẻ.
Đưa cho trẻ xem tranh hoặc vật thật: Lọ hoa, cái phích, quả na, con hươu,
đèn pin,…những từ mà trẻ thường phát âm sai, cho trẻ phát âm những từ đó, nếu trẻ
phát âm sai thì sửa cho trẻ liền.
Giải thích nghĩa của từ đó.
– Lỗi về âm đệm: Âm đệm chỉ được lướt qua nên trẻ khó ghi nhận những âm

này. Chính vì thế, âm đệm thường bị bỏ qua. Ví dụ: Trẻ phát âm “khuếch khoác” thành
“khất khác”, “loắt choắc” thành “lắt chắt”, “chiếc thuyền” thành “chiếc thiền”. Nên cần
khắc phục:
Trang 19
GVHD: Phạm Thanh Thủy
+ Giáo viên cần phát âm to, rõ, chậm và đọc lại nhiều lần để cho trẻ nhìn
miệng của cô và bắt chước đọc cho đúng.
+ Thường xuyên đưa tranh hoặc vật thật có từ khóa âm đệm và phát âm cho
trẻ nghe nhưng phải phù hợp với chủ điểm, hoàn cảnh .
+ Âm đệm tạo nên sự đối lập tròn môi, không tròn môi, nên khi phát âm có
chữ cái “u” thì không tròn môi, còn “o” thì phải tròn môi.
– Lỗi về âm chính: Tập trung vào các nguyên âm đôi /ie/, /ui/, /uo/, /iê/, /ươ/,
/uô/ trẻ chuyển các âm đôi thành nguyên âm đơn khi phát âm. Trẻ phát âm sai những
âm chính này chủ yếu là do tập quán của địa phương hoặc nghe chưa chính xác, các âm
tiết có âm chính là nguyên âm đôi làm cho cấu tạo âm tiết phức tạp hơn, phát âm khó
khăn hơn. Biện pháp:
+ Phải thường xuyên phát âm.
+ Giải thích cho trẻ hiểu là âm chính trong từ, là đỉnh của âm tiết, không thể
thiếu.
+ Nói chuyện trực tiếp với trẻ, có thể đặt câu hỏi để trẻ trả lời.
– Lỗi về âm cuối: Trẻ ở miền Nam phát âm sai các phụ âm cuối “n” thành “ng”,
“t” thành “ch”, “nh” thành “n”, “ch” thành “c”. Biện pháp:
+ Có thể đưa tranh tàu thủy và cho trẻ nói, phát âm chưa đúng thì có thể phát
âm cho trẻ nghe nhiều lần.
+ Đưa các từ có phụ âm cuối cho trẻ đọc.
Tóm lại: Phát hiện và sửa chữa các lỗi về dùng từ không phải là việc làm chỉ có quan
hệ đến ngôn ngữ, đến lời nói, câu văn mà chính là liên quan mật thiết đến lĩnh vực
nhận thức, tư duy. Do đó muốn khắc phục được lỗi về dùng từ hoặc muốn phát hiện và
sửa chữa chính xác các lỗi đó, cần không ngừng nâng cao trình độ nhận thức năng lực
tư duy đồng thời với việc tích lũy, bồi dưỡng vốn từ và nâng cao trình độ sử dụng từ

của giáo viên để cung cấp kiến thức đúng và đầy đủ cho trẻ.
4. Thực nghiệm:
4.1. Mục đích thực nghiệm:
Trang 20
GVHD: Phạm Thanh Thủy
– Kiểm tra tình hình, khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ và khả năng phát âm
của trẻ. Từ đó biết được bao nhiêu phần trăm trẻ phát âm không đạt yêu cầu, sự tổng
hợp này giúp cô mẫu giáo nắm được trạng thái phát âm của cả lớp chồi 1.
– Khắc phục những lỗi sai mà trẻ thường mắc phải.
– Giúp trẻ nói mạch lạc Lôgic, diễn đặt những gì mà trẻ muốn, nói lưu loát.
– Giúp trẻ tự tin để nói, kể chuyện, đọc thơ và vui chơi với bạn bè.
– Giúp trẻ gần gũi với cô, với bạn bè, biết chia sẻ giao tiếp với nhau, biết kính
trên nhường dưới.
4.2. Nội dung thực nghiệm:
* Tác phẩm văn học: “Ba ngọn Đèn”
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là trẻ có thể kể lại chuyện theo ý của trẻ nhưng phù
hợp với nội dung yêu cầu:
+ Năng lực phát âm đúng rõ ràng, biết điều chỉnh âm lượng và ngữ điệu của
giọng: Nói rõ ràng, vừa phải, sửa nói đớt, không nói kéo dài giọng… Nên cần:
Rèn luyện thính giác ngôn ngữ: Giúp tri giác âm thanh nói chung và âm
thanh ngôn ngữ nói riêng.
Luyện cơ quan phát âm: Luyện vận động tự do giúp các bộ phận môi,
răng, lưỡi….chuyển động nhịp nhàng linh hoạt; luyện vận động theo phương thức phát
âm trên cơ sở phát âm, tập nói.
Luyện thở ngôn ngữ: Luyện thở tự do và luyện thở ngôn ngữ.
Luyện giọng: Là giúp trẻ biểu hiện thái độ tình cảm của mình trong lời
nói.
+ Cung cấp qua tác phẩm văn học “Ba ngọn Đèn” cung cấp từ cho trẻ:
Tại một thành phố nọ, trong ngôi nhà nhỏ ở ngay ngã tư đường phố có ba
ngọn Đèn cùng chung sống với nhau. Đó là Đèn Đỏ, Đèn Vàng và Đèn Xanh. Công

việc của chúng thật quan trọng. Nếu Đèn Xanh bật sáng, nghĩa là đường đang trống xe
hơi và mọi người có thể băng qua được! Còn khi Đèn Vàng bật lên là lúc nó muốn lịch
sự nhắc chúng ta rằng: “Đi cẩn thận nhé! Sắp phải dừng lại đấy!”. Sau Đèn Vàng là
Đèn Đỏ. Đèn Đỏ sáng lên và nói: “Xin mời dừng lại! Đến lượt xe khác đi!”. Trật tự
Trang 21
GVHD: Phạm Thanh Thủy
trên là nghiêm ngặt. Không Đèn nào được quên thứ tự bật sáng của mình. Nhưng bất
ngờ, một hôm Đèn Xanh cãi nhau với Đèn Đỏ. Đèn Xanh nói:
– Tại sao xe hơi đang chạy lại phải dừng lại? Xe nào cũng vội vã như
nhau vì có biết bao nhiêu người đang đợi chúng ở các bến xe. Này Đèn Vàng và Đèn
Đỏ ơi, tôi không nhường cho các anh đâu. Tôi cứ bật sáng mãi để các xe được chạy
liên tục đấy!
Đèn Đỏ bèn cãi lại: Tôi nghĩ khác, các xe vội vã chạy nhanh nên rất mệt.
Vì thế, tôi cần chiếu sáng để chúng dừng lại nghĩ thật lâu!
Nghe hai bạn cãi nhau, Đèn Vàng ân cần hòa giải: Đèn Xanh và Đèn Đỏ
ơi, ai có việc của người nấy. Cãi nhau mà làm gì?
Mặc dù Đèn Vàng đã van nài nhưng Đèn Đỏ và Đèn Xanh vẫn cứ cãi
nhau mãi… và thậm chí đánh nhau nữa chứ! Kết cục là cả hai đều bị thương tích đầy
mình nên chẳng còn bật sáng lên được nữa. Thế rồi, các loại xe và người qua lại ỡ ngã
tư đường không còn biết phải đi như thế nào nên cứ ùn lại, ùn lại… Chẳng mấy chốc,
đường xá đông nghịt những xe và người… Thế là tắt đường mất rồi!
Bỗng một ông tiên mặc trang phục như chú cảnh sát giao thông xuất
hiện. Ông tiên đến ngôi nhà của ba ngọn Đèn và khám sức khỏe cho chúng. Sau đó,
ông tiên ngồi trò chuyện vui vẻ rất lâu với cả ba ngọn Đèn rồi ân cần khuyên chúng:
– Này các cậu bé, đừng bao giờ cãi nhau nữa nhé!
Từ đó trở đi, trong ngôi nhà nhỏ tại ngã tư đường phố, ba ngọn Đèn
Xanh, Vàng, Đỏ luôn sống chan hòa và đoàn kết với nhau. Các con nghĩ xem, ông tiên
đã nói chuyện gì với ba ngọn Đèn thế nhỉ?
+ Cung cấp từ và giúp trẻ hiểu được nghĩa của một số từ:
Ngã tư: Nơi giao nhau của 4 đường.

Băng qua: Chạy được, vượt được.
Nghiêm ngặt: Được sắp xếp theo thứ tự, không lẫn lộn.
Van nài: Cố hòa giải, xin hai ngọn Đèn đừng cãi nhau nữa.
Ùn lại: Cứ dồn lại, dồn lại.
Đoàn kết: Biết chung sức.
Chan hòa: Sống hòa thuận.
Trang 22
GVHD: Phạm Thanh Thủy
* Tổ chức luyện phát âm cho trẻ thông qua các bài đồng dao và các tiết dạy thơ
truyện.
– Thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ mang tính nhịp điệu cao có vần điệu.
+ Khi đọc cho trẻ nghe, cô giáo cần truyền đạt âm điệu vui tươi, êm dịu,… đến
với trẻ. Qua đó giúp trẻ cảm nhận được vần điệu của tiếng Việt.
+ Luyện phát âm cho trẻ cần chọn các trò chơi có ý nghĩa và tác dụng về mặt
ngữ âm. Trò chơi đó phải có những câu, những tiếng trong đó có âm định luyện cho trẻ
như trò chơi “nu na nu nống” có thể giúp trẻ luyện phát âm âm “nờ”. Sau khi hướng
dẫn luật chơi, làm mẫu các động tác, cô giáo cho học sinh thực hành ngay. Để đảm bảo
mục đích luyện phát âm, cô giáo cần chú ý xem các em phát âm có đúng không. Nếu
sai, cần sửa ngay cho cháu và cho cháu đọc lại.
+ Trò chơi biểu diễn đọc thơ, ca dao, đồng dao có tác dụng lớn trong việc rèn
luyện ngữ âm cho trẻ, trẻ dần nắm được cách đọc đoạn nào nhanh, đoạn nào chậm,
đoạn nào lên giọng, đoạn nào xuống giọng, cách thể hiện tình cảm buồn vui… Qua đó
trẻ dần có ý thức về âm điệu, nhịp điệu, tiết tấu…
+ Trước khi cho trẻ đọc đồng dao, thơ cô đọc trước sau đó chia thành 2 nhóm
cho trẻ đọc:
Nhóm 1: Đọc tốt, to, rõ, thuộc đồng dao nhưng còn có một số trẻ còn đọc
nhỏ.
Nhóm 2: Đọc không to, không thuộc đồng dao, thậm chí có trẻ không
đọc.
– Kể và đọc truyện cho trẻ nghe:

+ Trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm, hiểu nội dung, nắm được tình tiết của câu
truyện. Qua giọng đọc và kể của cô, trẻ có thể nhận biết cách sử dụng ngữ điệu giọng
để bộc lộ được đặc điểm, tính cách nhân vật, học được cách sử dụng ngôn ngữ nghệ
thuật.
+ Trẻ mẫu giáo nhớ cần phải thông thạo những hình thức chủ yếu của lời đọc
thoại: Kể lại chuyện và kể chuyện. Giữa hai hình thức này có những điểm chung và
những điểm riêng.
Trang 23
GVHD: Phạm Thanh Thủy
+ Được tổ chức cho trẻ trong giờ học, cô kể cho trẻ nghe 2 lần, mỗi lần kể có
kết hợp với tranh và mô hình. Sau đó cũng chia trẻ ra thành 2 nhóm để xem nhóm nào
có trí nhớ và phát âm có chuẩn, đúng hay không?
Nhóm 1: Kể chuyện sáng tạo, có nội dung câu chuyện rõ ràng, phát âm
chuẩn, kể lưu loát.
Nhóm 2: Kể chậm, còn rụt rè, không nhớ câu chuyện.
* Tổ chức cho trẻ nghe câu chuyện “Ba ngọn Đèn” yêu cầu một trẻ kể lại “Ba
ngọn Đèn”:
– Ở một thành phố nọ, có Đèn Xanh, Đèn Đỏ, Đèn Vàng. Nếu Đèn Xanh sáng thì
xe đi, Đèn Vàng thì đi chậm lại., còn Đèn Đỏ thì dừng lại. Một hôm Đèn Xanh với Đèn
Đỏ cãi nhau, Đèn Xanh nói: Tại sao xe đang chạy lại phải dừng lại? Đèn Đỏ không
chịu và cả hai đánh nhau. Đèn Vàng nói với hai Đèn là đừng cãi nhau nữa. Lúc đó có
một ông tiên xuất hiện và nói với 2 Đèn Xanh và Đèn Đỏ. Từ đó trở đi ba ngọn Đèn
sống vui vẻ bên nhau.
– Xây dựng mẫu câu đàm thoại với về tác phẩm “Ba ngọn Đèn”:
+ Các con ơi: Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có bao nhiêu nhân vật?
+ Ba ngọn Đèn làm công việc gì? (Đèn Xanh, Đèn Đỏ, Đèn Vàng).
+ Tại sao Đèn Xanh và Đèn Đỏ lại cãi nhau?
+ Đèn Xanh đã nói như thế nào? Ai có thể nhắc lại câu nói của Đèn Xanh?
+ Còn Đèn Đỏ đã nói gì? Ai có thể nhắc lại câu nói của Đèn Đỏ?

+ Ai đã đứng ra hòa giải? Và Đèn Vàng nói như thế nào?
+ Cuộc hòa giải có thành công không?
+ Đèn Xanh, Đèn Đỏ đã làm gì? Kết quả như thế nào?
+ Ai đã xuất hiện và đến ngôi nhà ba ngọn Đèn?
+ Ông tiên mặc trang phục gì?
+ Các con thấy Đèn Xanh và Đèn Đỏ cãi nhau như vậy có tốt không?
+ Nếu là các con thì các con có cãi nhau như vậy không?
Trang 24
GVHD: Phạm Thanh Thủy
4.3. Tiến hành thực nghiệm:
Trong quá trình thực tập tại trường Mẫu giáo Phường 3 lớp Chồi 1 thì em thấy
ngôn ngữ của trẻ về khả năng phát âm, dùng từ, diễn đạt ngữ pháp của trẻ thì có một số
trẻ phát âm tốt và chuẩn, nhưng em thấy vẫn còn một số trẻ diễn đạt chưa mạch lạc,
cũng có trẻ còn dùng từ, phát âm sai nhiều.
Những câu nói của trẻ ở lớp Chồi 1 mà em ghi nhận được:
– Ngoi nhà con đẹp lắm.
– Lớn lên con sẽ làm ca hỉ.
– Con thưa bầy cô, con mới lại.
– Cô dẫn con đi ỉa.
– Con cho em con ăn sữa.
– Cô cho con đi ực nước miếng.
4.4. Đánh giá kết quả thống kê theo mẫu sau:
Khảo sát 10 trẻ ở lớp Chồi 1 trường Mẫu giáo Phường 3, gồm có:
Nhóm 1:
1. Trương Minh Cang.
2. Lê Phạm Bảo Hân.
3. Nguyễn Phú Hưng.
4. Phan Lê Lệ Thanh.
5. Hồ Hoàng Vinh.
Nhóm 2:

1. Lâm Huỳnh Duy Đại.
2. Trần Hải Đăng.
3. Nguyễn Thị Ngọc Nhi.
4. Dương Anh Tuấn.
5. Lê Vinh.
Khả năng
ngôn ngữ
Số lượng trẻ Tỉ lệ %
Ghi
chú
Tốt Khá
Lỗi
nhiều
Tốt Khá
Lỗi
nhiều
1.Phát âm 3 4 3 30% 40% 30%
Trang 25
GVHD: Phạm Thanh Thủy
2.Dùng từ diễn đạt 3 2 5 30% 20% 50%
3.Khả năng hiểu từ 4 6 40% 60%
4.Khả năng ngữ pháp,
diễn đạt mạch lạc
2 2 6 20% 20% 60%
5.Diễn đạt biểu cảm 1 1 8 10% 10% 80%
Nhận xét kết quả chung về khả năng ngôn ngữ của trẻ:
– Qua thực nghiệm 10 trẻ em thấy trẻ nhóm 1 phát âm dùng từ diễn đạt, khả năng
hiểu từ, khả năng ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc và diễn đạt biểu cảm tốt hơn, chuẩn hơn
nhóm 2. Tuy nhiên trong nhóm 1 vẫn còn có 2 bạn diễn đạt mạch lạc và biểu cảm chưa
tốt lắm. Còn nhóm 2 thì mắc lỗi và phát âm sai còn nhiều nên cho nhóm 2 phát âm

nhiều hơn.
– Nhìn chung về lớp Chồi 1 khả năng phát âm tốt ít, còn mắc lỗi nhiều và phát âm
chưa rõ, chưa chuẩn còn nhiều, nên giáo viên phải tổ chức cho trẻ học môn Văn học
kết hợp với phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhiều hơn và thường xuyên kiểm tra khả năng
phát âm của trẻ và ghi nhận lại trẻ tiến bộ được bao nhiêu:
+ Nhóm 1:Hoàng Vinh, Lệ Thanh, Bảo Hân Khả năng ngôn ngữ tốt, còn Phú
Hưng và Minh Cang thì phát âm được nhưng chưa chuẩn lắm nói hơi nhỏ.
+ Nhóm 2: Đa số phát âm chưa rõ (cả 5 trẻ), nói ngọng nói đớt.
Trang 26
1. Lý do chọn đề tài : 1.1. Vai trò của ngôn từ trong việc tăng trưởng tổng lực cho trẻ : – Vai trò của ngôn từ so với giáo dục trí tuệ : + Ngôn ngữ là phương tiện đi lại nhận thức quốc tế xung quanh : • Trẻ em luôn có nhu yếu muốn tìm hiểu và khám phá quốc tế xung quanh. Thông quangôn ngữ lời nói của người lớn, trẻ làm quen với những sự vật, hiện và hiểu những đặcđiểm, đặc thù, cấu trúc, công dung …. của chúng và học được từ tương ứng ( ví dụ : Trẻlàm quen với xe đạp điện, trẻ biết đặc thù, cấu trúc, hiệu quả … của xe đạp điện và nói được từ “ xe đạp điện ” ). • Trẻ tiếp thu kỹ năng và kiến thức từ thiên nhiên và môi trường xung quanh trải qua năng lực phântích, so sánh, tổng hợp, trên cơ sở đó trẻ khái quát về vật. Ví dụ khi trẻ nhận xét về xeđạp : Trẻ nhìn thì biết được màu đỏ ( xanh ). Trẻ quay bàn đạp thì bánh xe quay. Trẻ sờ vào sườn xe thì biết nó láng, bóng. Từ ngữ giúp cho việc cũng cố những hình tượng đã hình thành ở trẻ. • Đối với trẻ lớn, trẻ không chỉ nhận ra những sự vật hiện tượng kỳ lạ xung quanhgần gũi, mà còn khám phá những sự vật hiện tượng kỳ lạ không Open trực tiếp trước mắttrẻ, những sự vật xảy ra trong quá khứ, tương lai. Như vậy ngôn từ không chỉ giúp cho trẻ củng cố kỹ năng và kiến thức mà còn mở rộnghiểu biết về quốc tế xung quanh. • Ngôn ngữ tăng trưởng trẻ hiểu được những lời lý giải của người lớn, nênhoạt động trí tuệ, những thao tác tư duy ngày càng được hoàn thành xong, kích thích trẻ tích cựchoạt động trí tuệ. + Ngôn ngữ là phương tiện đi lại hữu hiệu nhận thức : • Khi trẻ đã nhận thức được quốc tế khách quan, trẻ thực thi những hànhđộng với nó và trẻ sử dụng ngôn từ để kể lại, miêu tả sự vật hiện tượng kỳ lạ. Trang 3T rangGVHD : Phạm Thanh Thủy • Trong tiếp xúc hàng ngày với mọi người xung quanh trẻ sử dụng lời nóiđể trình diễn ý nghĩ, tình cảm hiểu biết … của mình với mọi người xung quanh. Cho nênviệc tạo cho trẻ được nghe hiểu và được nói là rất là thiết yếu trong giáo dục ngônngữ. – Vai trò của ngôn từ so với việc giáo dục đạo đức. + Ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong việc kiểm soát và điều chỉnh những hành vi và việclàm của trẻ. Trong tiếp xúc hàng ngày trải qua chuyển kể, ca dao, đồng dao, … trẻcảm nhận được cái hay cái đẹp trong ngôn từ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, trong đời sống, giáo viên đưa đến và giảng dạy cho trẻ những hành vi đẹp. + Thông qua ngôn từ trẻ biết những gì nên, không nên, qua đó rèn luyệnnhững phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ, từ từ hình thành ở trẻ những khái niệm ban đầuvề đạo đức : ngoan – hư, tốt – xấu, ngay thật – không ngay thật …. – Vai trò của ngôn từ so với việc giáo dục nghệ thuật và thẩm mỹ. + Trong tiếp xúc với người lớn, trẻ nhận thức được cái đẹp trong thế giớixung quanh, qua đó làm cho tâm hồn trẻ càng thêm bay bổng, trí tưởng tượng càngthêm nhiều mẫu mã, đồng thời trẻ càng thêm yêu quý cái đẹp, trân trọng và có ý thức sángtạo ra cái đẹp. + Thông qua ngôn ngữ văn học trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp trong ngônngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi trong đời sống. Từ đó giáo dục trẻ có ý thứctrân trọng những mẫu sản phẩm văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa mình. – Vai trò của ngôn từ so với việc giáo dục thể lực : + Trong những buổi tập luyện thể lực, giáo viên dùng lời diễn đạt để hướng dẫn, lý giải động tác tư thế … trẻ nghe và kiểm soát và điều chỉnh động tác theo mệnh lệnh của giáoviên. + Hàng ngày giáo viên hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá thể, cách sử dụng thựcphẩm, đồng thời giáo viên dùng những từ ngữ để động viên trẻ ăn ngon miệng và hợp vệsinh. Vậy trong giáo dục thể lực cho trẻ, ngôn từ đóng vai trò điều khiển và tinh chỉnh, hướngdẫn, động viên, khuyến khích trẻ. Trang 4GVHD : Phạm Thanh ThủyVậy ngôn từ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Sự phát triểnchậm trễ về ngôn từ có tác động ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng tổng lực cho trẻ. Cho nênviệc tăng trưởng lời mói cho trẻ đúng lúc và tương thích với từng lứa tuổi là thiết yếu. 1.2. Mối quan hệ giữa sự tăng trưởng tâm lí và tăng trưởng lời nói của trẻ : Trong quy trình hoạt động giải trí, con người phải nhận thức để phản ánh hiện thựckhách quan xung quanh mình và triển khai của bản thân mình. Kết quả hoạt động giải trí thựctiễn của con người ở mức độ nào là tùy thuộc vào trình độ nhận thức : nhận thức cảmtính và nhận thức lí tính. – Nhận thức cảm tính : + Phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng kỳ lạ. Cấp độ nàygồm hai quy trình tâm lí : Cảm giác và tri giác. Cảm giác, tri giác những sự vật và hiệntượng trong đời sống và quốc tế khách quan xung quanh trẻ là nguồn gốc đầu tiêncũng là nội dung hầu hết của vốn tri thức khởi đầu của trẻ. + Cảm giác, tri giác những sự vật và hiện tượng kỳ lạ trong đời sống cùng với việcnghe và hiểu lới nói giúp trẻ sử dụng ngôn từ như thể phương tiện đi lại cơ bản để nhận thứcthế giới. Trẻ hoàn toàn có thể phân biệt và nói tên những sắc tố, hình thành những hình tượng về sắcthái của chúng. Lĩnh hội những khái niệm về khoảng trống, khuynh hướng về thời hạn ; nhạycảm về âm thanh, kỹ năng và kiến thức lắng nghe và phân biệt những âm thanh trong thực trạng xungquanh, phân biệt bằng cảm xúc vật chất của những vật thể và diễn đạt bằng lời nói cáccảm giác đó ( như nhẵn nhụi, mềm mại và mượt mà, cứng – mềm, lạnh – ấm … ). v.v Trên cơ sở đódễ hình thành được những hình tượng, khái niệm đúng đắn về về sự vật, hiện tượng kỳ lạ. – Nhận thức lí tính : + Nhận thức lí tính là Lever nhận thức phản ánh những thuộc tính thực chất ( bên trong ) và những mối liên hệ, quan hệ có đặc thù quy luật của hiện thực mà trướcđó ta chưa biết. Cấp độ này gồm có những quy trình tiến độ trí nhớ, tưởng tượng và tư duy. Tư duy là quy trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bên trong của sự vật, hiện tượng kỳ lạ, những mối quan hệ có đặc thù quy luật của sự vật hiện tượng kỳ lạ. Còn ngônngữ là công cụ của tư duy. K.Mác viết “ Ngôn ngữ là hiện tượng kỳ lạ trực tiếp của tư duy ” – Tư duy được hiện thực hóa và bộc lộ ra ngoài nhờ có ngôn từ. Ngôn ngữ sinh ra vàphát triển cùng với tư duy, chúng luôn luôn dựa vào nhau mà sống sót. Trang 5GVHD : Phạm Thanh Thủy + Ở tuổi nhà trẻ hầu hết những trẻ nhỏ đều rất tích cực trong hoạt động giải trí với vật phẩm, nhờ đó mà tư duy tăng trưởng mạnh ( tư duy trực quan – hành vi ). Đến tuổi mẫu giáo tưduy của trẻ chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong ( tư duy trực quan-hình tượng ) nhưng vẫn gắn liền với hành vi vật chất bên ngoài. Việc tăng trưởng tưduy không hề tách rời việc trau dồi ngôn từ do tại ngôn từ là phương tiện đi lại, là hìnhthức diễn đạt của tư duy. Trong sự diễn biến của quy trình tư duy, nhờ ngôn từ, mà tatiến hành những thao tác tư duy : nghiên cứu và phân tích, tổng hợp, so sánh, … mẫu sản phẩm của tư duy lànhững khái niệm, phán đoán, suy lí được diễn đạt trong từ ngữ, câu v.v ( Tuy nhiên, việc tăng trưởng tư duy không hề thay thế sửa chữa việc rèn luyện năng lượng cảm xúc, tri giác, quan sát, trí nhớ. Vì nếu không có những tri thức thiết yếu, không thu nhập được sựkiện, tài liệu thì không có gì để tư duy, tư duy không hề thực thi bên ngoài những trithức đơn cử được ). 1.3. Phát triển ngôn từ trong chương trình GDMN mới vừa được Bộ GD-ĐTtriển khai triển khai từ năm học 2009 – 2010 được chia làm 5 nghành nghề dịch vụ : – Phát triển sức khỏe thể chất : + Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao tăng trưởng thông thường theo lứa tuổi. + Thực hiện được những hoạt động cơ bản một cách vững vàng, dúng tư thế. + Có năng lực phối hợp những giác quan và hoạt động ; hoạt động uyển chuyển, biếtđịnh hướng trong khoảng trống. + Có kĩ năng trong 1 số ít hoạt động giải trí cần sự khôn khéo của đôi tay. + Có 1 số ít hiểu biết về thực phẩm và quyền lợi của viêc siêu thị nhà hàng so với sứckhỏe. + Có 1 số ít thói quen, kĩ năng tốt trong ẩm thực ăn uống, giữ gìn sức khỏe thể chất và đảm bảosự bảo đảm an toàn của bản thân. – Phát triển nhận thức : + Ham hiểu biết, thích tò mò, tìm tòi những sự vật hiện tượng kỳ lạ xung quanh. + Có năng lực quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý quan tâm, ghi nhớ có chủđịnh. + Có năng lực phát hiện và xử lý yếu tố đơn thuần theo những cách khácnhau. Trang 6GVHD : Phạm Thanh Thủy + Có năng lực diễn đạt sự hiểu biết bằng những cách khác nhau ( bằng hànhđộng, hình ảnh, lời nói, … ) với ngôn từ là hầu hết. + Có 1 số ít hiểu biết bắt đầu về con người, sự vật, hiện tượng kỳ lạ xung quanh vàmột số khái niệm sơ đẳng về toán. – Phát triển ngôn từ : + Có năng lực lắng nghe, hiểu lời nói trong tiếp xúc hằng ngày. + Có năng lực miêu tả bằng nhiều cách khác nhau ( lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ … ). + Diễn đạt rõ ràng và tiếp xúc có văn hóa truyền thống trong đời sống hằng ngày. + Có năng lực nghe và kể lại những vấn đề, kể lại truyện. + Có năng lực cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phùhợp với độ tuổi. + Có 1 số ít kĩ năng bắt đầu về đọc và viết. – Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội : + Có ý thức về bản thân. + Có 1 số ít phẩm chất cá thể : Mạnh dạn, tự tin, tự lực. + Có 1 số ít kĩ năng sống : Tôn trọng, chăm sóc, san sẻ, hợp tác, thân thiện. + Thực hiện một số ít qui tắc, lao lý trong hoạt động và sinh hoạt ở mái ấm gia đình, trường lớpmầm non, hội đồng thân thiện. – Phát triển thẩm mĩ : + Có năng lực cảm nhận vẻ đẹp trong vạn vật thiên nhiên, trong đời sống và trongtác phẩm nghệ thuật và thẩm mỹ. + Có năng lực bộc lộ xúc cảm, phát minh sáng tạo trong những hoạt động giải trí âm nhạc, tạohình. + Yêu thích, hào hứng tham gia vào những hoạt động giải trí nghệ thuật và thẩm mỹ. 1.4. Vai trò của tác phẩm văn học trong việc tăng trưởng ngôn từ cho trẻ mầmnon : Ngôn ngữ của truyện rất phức tạp, phong phú, gồm có ngôn từ bên trong củacác nhân vật ( độc thoại ), ngôn từ đối thoại, ngôn từ của người kể chuyện … lời kểTrang 7GVHD : Phạm Thanh Thủyvà cách kể có thẩm mỹ và nghệ thuật sẽ có tính năng lớn so với việc bộc lộ nội dung tư tưởng củatruyện. – Thông qua tác phẩm văn học ( truyện : “ Ba ngọn Đèn ”, “ Kiến con đi ôtô ”, “ Quađường ”, thơ : “ Trên đường ”, “ Chiếc cầu mới ”, “ Gấu qua cầu ” … ) trẻ biết được cái tốt, cái xấu, cái gì nên và không nên, từ đó tác phẩm văn học tác động ảnh hưởng đến hành vi, việclàm của trẻ. Trong quy trình học, trẻ sẽ được đóng vai làm nhân vật trong truyện, đóngvai nào trẻ sẽ làm đúng, giọng nói tương thích với vai đó, đồng thời trẻ sẽ phát minh sáng tạo ra lờinói khác nhưng phải tương thích với nội dung và thực trạng của câu truyện. Còn thơ thìtrẻ được đọc nhiều lần, đọc cho chuẩn, và hoàn toàn có thể đặt tên cho bài thơ. Từ đó kích thíchtrẻ nói, nếu sai thì sửa cho trẻ, nên ngôn từ của trẻ được tăng trưởng hơn. – Ngoài ra hoàn toàn có thể cho trẻ kể theo tranh, trẻ sử dụng từ theo ý mình, cứ thườngxuyên cho trẻ tiếp xúc với văn học thì ngôn từ của trẻ sẽ diễn đạt mạch lạc, Lôgic vàphù hợp với thực trạng, lứa tuổi, … Vì vậy tác phẩm văn học giúp trẻ tăng trưởng ngôn từ rõ ràng, đúng mực, chotrẻ tự tin để diễn đạt những gì mà trẻ thấy và cảm nhận qua tác phẩm văn học đó. 1.5. Lý do chọn đề tài : – Trẻ còn nói ngọng, nói đớt, phát âm chưa chuẩn, âm khó. – Thường phát âm sai về thanh điệu do thanh quản tăng trưởng chưa triển khai xong vàdo đặc thù của từng vùng. Sai những âm chính, âm đầu, âm đệm, âm cuối. – Trẻ nói câu cụt, thiếu thành phần. Vì vậy, nên ta phải nghiên cứu 1 số ít giải pháp tăng trưởng ngôn từ cho trẻmẫu giáo cho trẻ Chồi 1 qua viêc tổ chức triển khai cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 2. Mục đích nghiên cứu : – Tìm hiểu năng lực ngôn từ của trẻ mẫu giáo chồi 1 tại trường Mẫu giáoPhường 3. – Rút ra một số ít giải pháp tăng trưởng ngôn từ cho trẻ mẫu giáo Chồi 1 qua việctổ chức ho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 3. Đối tượng nghiên cứu : – Nghiên cứu năng lực ngôn từ của trẻ nhóm từ 4-5 tuổi. – Nghiên cứu trên 10 trẻ tại trường thực tập Mẫu giáo Phường 3 lớp Chồi 1. Trang 8GVHD : Phạm Thanh Thủy4. Nhiệm vụ nghiên cứu : – Nghiên cứu chương trình GDMN mới và nghành tăng trưởng ngôn từ cho trẻtrong chương trình. – Điều tra khảo sát năng lực ngôn từ của trẻ tại trường Mẫu giáo Phường 3. – Đưa ra 1 số ít giải pháp để rèn luyện năng lực phát âm, tăng trưởng vốn từ vàkhả năng diễn đạt của trẻ trải qua hoạt động giải trí tổ chức triển khai cho trẻ làm quen với tác phẩmvăn học. 5. Phương pháp nghiên cứu : – Phương pháp nghiên cứ tìm hiểu thêm tài liệu, giáo trình về việc tăng trưởng ngônngữ cho trẻ mầm non. – Phương pháp khảo sát tìm hiểu thực tiễn. – Phương pháp thực nghiệm. – Tổng kết kinh nghiệm tay nghề. 6. Kế hoạch nghiên cứu : Thời gian triển khai những nội dung từ 5/4/2010 đến 24/4/2010 và triển khai xong đềtài nghiên cứu 3/5/2010. Trang 9GVHD : Phạm Thanh ThủyPHẦN 2 : NỘI DUNG1. Cơ sở lý luận về đặc thù ngôn từ của trẻ nhóm tuổi từ 4-5 tuổi. 1.1. Đặc điểm phát âm : – Nhìn chung trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ hơn, ít ê a, ậm ừ. – Trẻ vẫn còn sai những âm, thanh khó hoặc những từ có 2, 3 âm vị, sai nhữngâm tiết có nhiều âm vị. Tuy nhiên, những lỗi sai đã ít hơn. – Đã Open ở lời nói của trẻ những khái quát, Kết luận đơn thuần một cáchmạch lạc. – Đến 5 tuổi trẻ hoàn toàn có thể phát âm mềm dẻo, những loại âm của tiếng mẹ đẻ hoặc củamột thứ tiếng quốc tế nào đó mà trẻ được tiếp xúc. Kết luận : Qua trong thực tiễn tìm hiểu và khám phá đặc thù phát âm của trẻ ta thấy rằng : – Lỗi phát âm của trẻ được giảm dần theo lứa tuổi và những thành phần âm tiết màtrẻ mắc lỗi được xếp theo thứ tự từ ít đến nhiều như sau : + Thanh điệu. + Âm chính. + Phụ âm đầu. + Phụ âm cuối. + Âm đệm. 1.2. Đặc điểm vốn từ : – Vốn từ trẻ tăng nhanh khoảng chừng 1300 – 2000 từ. Danh từ và động từ chiếm ưuthế, tính từ và những loại từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn. – Trẻ đã sử dụng đúng mực những từ chỉ đặc thù khoảng trống như : Cao, thấp, dài, ngắn ; những từ chỉ vận tốc như : Nhanh, chậm ; Màu : Đỏ, vàng, trắng, đen … Ngoài ra những từ có khái niệm tương đối như : Hôm nay, trong ngày hôm qua, ngày mai, trẻvẫn dùng chưa đúng chuẩn … – Một số còn biết sử dụng những từ chỉ sắc tố như : Xám, xanh lá cây, tím ; 100 % trẻ biết dùng những từ cao, thấp, rộng, hẹp ; có 86,2 % số trẻ đếm được từ 1-10 ; 41,5 % sốtrẻ đếm được từ 10 trở lên. Trang 10GVHD : Phạm Thanh ThủyKết luận : – Số lượng từ của trẻ tăng nhanh theo lứa tuổi. – Trong số lượng từ của trẻ thì danh từ và động từ chiếm lợi thế. Các từ chỉ tínhchất, đặc thù … chiếm số ít và tăng chậm. – Trẻ dùng từ chưa đúng chuẩn vì kinh nghiệm tay nghề sống của trẻ còn nghèo nàn, chưahiểu rất đầy đủ nghĩa của từ. – Số lượng từ của trẻ trong từng độ tuổi cũng rất khác nhau. – Vốn từ của trẻ không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về cả chất lượng. Cuốituổi mẫu giáo trẻ biết sử dụng cả những từ có đặc thù khái quát, trừu tượng, quyến rũ. 1.3. Đặc điểm ngữ pháp và năng lực nói mạch lạc của trẻ lớp Chồi 1 – Trẻ dùng câu dài hơn. Ví dụ : Ở nhà con có áo đầm nhiều lắm : màu xanh, màuđỏ, màu vàng. – Trẻ ít sử dụng câu ghép, ít sử dụng câu cụt hơn. – Trẻ đã có năng lực kể lại chuyện, kể theo tranh và kể theo trình tự trước sau. Tuy nhiên trẻ dùng từ chưa đúng mực. Ví dụ : “ Con thưa bầy cô ” – Một số trẻ nói mạch lạc và đọc được những bài đồng dao, thơ. Tuy nhiên cònmột số trẻ khó nhớ và nói còn ngọng, đớt, nói chưa lưu loát. 1.4. Lý luận chung về năng lực ngôn từ và giải pháp tăng trưởng ngôn ngữcủa trẻ : – Vị trí tiếng mẹ đẻ trong mạng lưới hệ thống giáo dục Mầm non “ Tiếng mẹ đẻ là cơ sở củamọi sự tăng trưởng trí tuệ, là kho tàng của mọi tri thức ”. Chính vì thế, giáo dục ngôn ngữcho trẻ phải khởi đầu từ rất sớm, khi những em còn bé và phải thực thi sự giáo dục ấybằng tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ tăng trưởng sẽ tạo điều kiện kèm theo cho sự tăng trưởng đậm cá tính và ngược lại mọikhía cạnh của sự tăng trưởng đậm chất ngầu đều có công dụng đến sự tăng trưởng của ngôn từ. Dođó, tiếng mẹ đẻ có vị trí quan trọng trong mạng lưới hệ thống giáo dục mầm non. – Đối tượng nghiên cứu của môn Phương pháp tăng trưởng lời nói cho trẻ. Trang 11GVHD : Phạm Thanh Thủy + Đối tượng : chiêu thức tăng trưởng lời nói cho trẻ mầm non là một bộ phậnkhoa học ứng dụng. Nó nghiên cứu cơ sở lí luận, mạng lưới hệ thống khái niệm cơ bản của mônhọc, nghiên cứu mục tiêu, trách nhiệm, nội dung giải pháp và hình thức cũng nhưphương tiện tăng trưởng ngôn từ cho trẻ trong từng lứa tuổi. Vậy : Đối tượng nghiên cứu của bộ môn giải pháp tăng trưởng lời nói cho trẻ làcác qui luật hoạt động giải trí sư phạm nhằm mục đích hình thành và tăng trưởng lời nói cho trẻ trước tuổiđi học. + Nhiệm vụ môn học : • Cung cấp cho giáo sinh sư phạm những tri thức thiết yếu về phương phápphát triển lời nói cho trẻ một cách mạng lưới hệ thống và khoa học. • Rèn luyện cho giáo sinh kiến thức và kỹ năng tổ chức triển khai, hướng dẫn hoạt động giải trí đi dạo, học tập, lao động và những hoạt động giải trí khác nhằm mục đích mục tiêu tăng trưởng ngôn từ cho trẻ. • Giáo dục đào tạo cho giáo sinh có ý thức hoàn thành xong ngôn từ của chính mình, coi đó là một trong những phương tiện đi lại để tăng trưởng ngôn từ cho trẻ. – Mối liên hệ giữa môn Phương pháp tăng trưởng lời nói cho trẻ với những ngànhkhoa học khác : • Triết học • Với Tâm lí học • Với Giáo dục học • Với giải phẫu sinh lí • Với Ngôn ngữ học • Với những ngành khoa học ứng dụng khác. Tóm lại, giải pháp tăng trưởng ngôn từ là một môn khoa học ứng dụng. Nóđược thực thi và tăng trưởng trên cơ sở những ngành khoa học khác và tương quan có tínhchất hữu cơ với những môn khoa học ứng dụng khác. 1.5. Mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và việc tăng trưởng ngôn từ cho trẻ. – Con người khác đọng vật ở chỗ là con người có trí tuệ, nghĩa là có khả năngnhận thức được quốc tế bên ngoài nhớ có trí nhớ và hoàn toàn có thể cảm nhận được cái hay, cáiđẹp trong tác phẩm văn học. Trang 12GVHD : Phạm Thanh Thủy – Những mối liên hệ, sự nhờ vào và những quan hệ có tính quy luật giữa những đốitượng, những hiện tượng kỳ lạ, những sự kiện được xác lập và phản ánh trong lời nói độc thoại củatrẻ. Ở trẻ đã tăng trưởng những kĩ năng tìm những hình thức không ít phải chăng để biểu đạttrong câu truyện kể. Trẻ hoàn toàn có thể thiết kế xây dựng những câu truyện tương đối liên tục về mộtđề tài nhất định. Trong câu truyện kể trẻ đã biểu lộ tình cảm so với những đối tượng người tiêu dùng, hiện tượng kỳ lạ đã miêu tả. – Trẻ ở tuổi mẫu giáo nhỡ ( 4-5 tuổi ) đã hoàn toàn có thể thiết kế xây dựng những truyện ngắn theotranh, theo đồ chơi. Tính chất trường hợp trong lời nói vẫn chiếm lợi thế, tuy nhiên đãphát triển lời nói hoàn toàn có thể hiểu được từ chính nó. Đã Open ở lời nói của trẻ nhữngkhái quát, Kết luận đơn thuần một cách mạch lạc. Hình thức hội thoại và sự phát triểncủa nó là cơ sở cho sự hình thành lời nói độc thoại. – Chỉ có trải qua giao lưu, trẻ mới nắm được hàng loạt sự đa dạng chủng loại của thựctại. Để tăng trưởng tiếng, yếu tố quan trọng là phải tổ chức triển khai tăng trưởng những hình thức hoạtđộng thực tiễn đa dạng chủng loại, những hình thức phong phú của hoạt động giải trí tiếp xúc, trong đó hìnhthức nghe và sau này là đọc, là hình thức tiếp xúc rất là quan trọng. Sách, báo, đặcbiệt là những tác phẩm văn chương. – Ở tuổi mẫu giáo, nhất là trẻ 4-5 tuổi, ngôn từ của trẻ tăng trưởng nên hình thứcnghe kể chuyện, nghe đọc những tác phẩm văn chương, kể lại chuyện hoặc kể chuyệnsáng tạo có vai trò đặc biệt quan trọng quan trọng nhằm mục đích tăng trưởng tiếng. 2. Nêu tình hình : Về việc tìm hiểu khảo sát ngôn từ của trẻ tại trường Mẫu giáoPhường 3 lớp Chồi 1. Trong 10 trẻ thì có 3 trẻ nói ngọng, đớt, phát âm chưa rõ ràng. – Phát âm sai phụ âm đầu và nuốt âm : • Xe đạp – che đạp • Xe máy – che máy • Trân – Chăng • Rồng – Gồng • Khỉ – hỉ • Vòng – dòng. • Về – dềTrang 13GVHD : Phạm Thanh Thủy • Qua – va • Hoa lựu – hoa lụ – Phát âm sai âm đệm : • Thuyền – thiền • Tuyến – tiến – Phát âm sai âm chính : • Hươu – hu • Mặn – mận • Thủy – thị – Phát âm sai âm cuối : • Máy bay – mái bai • Tàu – tào • Nhau – nhao • tin tức – thông tinh • Lạnh – lặngTrong 10 trẻ chỉ có 3 trẻ nói chuẩn, còn 7 trẻ nói không chuẩn và phát âm sainhiều, nói nhỏ, thậm chí còn không nghe, không hiểu trẻ đang nói gì. 3. Đề ra 1 số ít giải pháp để tăng trưởng ngôn từ cho trẻ trải qua việc tổ chứccho trẻ làm quen với tác phẩm văn học và khắc phục những lỗi ngôn từ của trẻthường mắc phải : – Biện pháp rèn luyện phát âm cho trẻ hoàn toàn có thể trong giờ học vui và trong giờ vuichơi khi trẻ phát âm sai cũng hoàn toàn có thể luyện phát âm cho trẻ : + Dạy trẻ phát âm chuẩn là dạy trẻ biết phát âm đúng mực những thành phầncủa âm tiết ( thanh điệu, phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối ). + Dạy trẻ phát âm chuẩn là còn dạy trẻ biết kiểm soát và điều chỉnh âm lượng ( không nóiquá nhanh hoặc quá chậm, quá to hoặc quá nhỏ ), biết bộc lộ đúng ngôn từ, có tácphong văn hóa truyền thống trong quy trình tiếp xúc. Lứa tuổi mẫu giáo là quy trình tiến độ hình thànhnhững thói quen và năng lực này. Trang 14GVHD : Phạm Thanh Thủy – Biện pháp phân phối vốn từ cho trẻ được triển khai trong tiết làm quen với đốitượng mới, cần cung ứng vốn từ cho trẻ và giúp trẻ sử dụng tốt vốn từ. Lời nói của trẻ chỉ được tăng trưởng qua quy trình tiếp xúc với mọi người và quátrình tiếp xúc với môi trường tự nhiên vạn vật thiên nhiên. Tuy nhiên, sự tăng trưởng ngôn từ của trẻkhó đạt được tác dụng tốt, nếu thiếu sự tổ chức triển khai có khoa học của trường Mẫu giáo nên sựphát triển ngôn từ về đối tượng người dùng mới của trẻ sẽ hạn chế. Vì vậy : + Cần tiếp xúc tiếp tục với trẻ, hỏi trẻ đây là cái gì ? Để kích thích trẻnói, nếu trẻ không biết thì giáo viên phân phối từ cho trẻ, đó chính là từ mới mà trẻ cầnbiết. + Đưa đối tượng người dùng mới cho trẻ làm quen bằng cách : Nếu là tranh thì treo lên, còn nếu là thật thì hoàn toàn có thể để trong lớp nhằm mục đích kích thích trẻ tìm tòi về đối tượng người dùng đó. Làm giàu vốn từ và khái niệm ở trẻ còn cung ứng : + Những danh từ và những từ chỉ khái niệm về những sự vật, hiện tượng kỳ lạ tựnhiên, xã hội thân mật như danh từ chỉ vật phẩm, vật dụng, những loại thức ăn, danh từ chỉngười, những con vật, rau quả, những hiện tượng kỳ lạ vạn vật thiên nhiên …. + Những tính từ và động từ chỉ phẩm chất, hiệu quả, đặc thù, đặc thù củanhững sự vật, hiện tượng kỳ lạ, đặc biệt quan trọng là những từ quyến rũ, có hình ảnh, âm thanh đậm nét, những cặp từ bộc lộ những đặc thù trái chiều : khỏe – yếu, hiền – dữ, tốt – xấu, ngoan – hư, hèn nhát – gan góc …. Ngoài ra, cần cung ứng cho trẻ một số ít quan hệ từ ( thì, vì, mà, là, thế cho nên, vì vậy, nhưng mà, ) những trạng từ để trẻ hoàn toàn có thể sử dụng vào việc diễn đạt và kể chuyện. – Biện pháp rèn năng lực ngữ pháp, nói mạch lạc cho trẻ được triển khai tronggiờ làm quen với thiên nhiên và môi trường xung quanh. Qua môn học này trẻ được tiếp xúc với cácsự vật hiện tượng kỳ lạ, biết được những đặc thù, tín hiệu, hình dáng, vật liệu …. từ đóhình thành những hình tượng đúng đắn về những sự vật, hiện tượng kỳ lạ, khách quan, trẻ được nóinhững điều trẻ biết. Như vậy ở những giờ học này trẻ được rèn luyện kiến thức và kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo đúng ngữ pháp và đặc biệt quan trọng là tăng thêm vốn từ. – Tổ chức tiếp xúc qua hoạt động giải trí đi dạo : Trang 15GVHD : Phạm Thanh Thủy + Hình thức đi dạo giúp trẻ thể hiện nhiều năng lực ngôn từ của mình đồngthời kích thích trẻ phải vươn lên trong việc sử dụng ngôn từ để diễn đạt cho nhữngngười xung quanh hoàn toàn có thể hiểu nguyện vọng quan điểm của mình. + Thông qua game show, những hình tượng mà trẻ đã thu nhận trước đây được củngcố và đúng mực hóa. Qua game show đóng kịch trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ văn họckhi chơi trẻ được đặt vào những trường hợp kịch, được diễn đặt lời nói theo đặc thù tínhcách của những nhân vật trong kịch. Vì thế ngôn từ trẻ trở nên mạch lạc hơn, trẻ tập làmchủ ngôn từ đã nắm được. – Nghe những người xung quanh nói đúng, trẻ nắm được ngữ pháp của câu, biếtđược kiểu câu của lời nói. Vì vậy : + Giáo viên sử dụng đúng một số ít kiểu câu, thay thế sửa chữa 1 số ít câu sai. + Cho trẻ làm quen với những kiểu câu mới khó hơn. + Hình thành cho trẻ thói quen nói đúng ngữ pháp. – Để giúp trẻ tăng trưởng ngôn từ mạch lạc qua bộ môn làm quen văn học đượctiến hành : + Dạy trẻ kể lại truyện : Trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác phẩmvăn học mà trẻ đã được nghe. Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn từ đã có sẵn củacác tác giả và của giáo viên. Tuy nghiên nhu yếu trẻ không học thuộc lòng câu truyện. Trẻ phải kể bằng ngôn từ của chính mình, truyền đạt nội dung câu truyện một cáchtự do tự do nhưng phải bảo vệ nội dung diễn biến. + Chơi đóng vai theo chủ đề : Khi chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phải tham giavào cuộc chuyện trò với bạn để phân vai, trao đổi với nhau trong khi chơi, trẻ bắtchước những nhân vật mà trẻ đóng vai, làm cho ngôn từ đối thoại của trẻ thêm phongphú và phong phú. + Chơi đóng kịch : Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một chiêu thức tốt đểphát triển ngôn từ đối thoại cho trẻ. Nội dung kịch được chuyển thể từ tác phẩm vănhọc mà trẻ đã được làm quen. Trẻ làm quen với những mẫu câu văn học đã được gọt giũachọn lọc. Khi đóng trẻ cố gắng nỗ lực biểu lộ đúng ngôn từ, tính cách nhân vật mà trẻ đóng, giúp cho ngôn từ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ ràng. – Ngoài ra ta hoàn toàn có thể tăng trưởng ngôn từ cho trẻ bằng cách : Trang 16GVHD : Phạm Thanh Thủy + Tạo ra một thiên nhiên và môi trường có tính kích thích cao : Trẻ luôn cần những kích thíchvà việc tạo ra cho trẻ thời cơ để chúng nhận ra thực chất phát minh sáng tạo của mình sẽ có tácdụng kích thích chúng nhiều hơn là một bức tranh hay một quy mô đồ chơi. Khả năngkhám phá và học hỏi cũng quan trọng như là những lời đang chờ được trẻ nói ra. Bạncó thể giúp trẻ bằng cách tạo nhiều thời cơ cho trẻ tự tò mò những kĩ năng còn ẩngiấu trong trẻ. + Đọc cho trẻ nghe : Mặc dù hoàn toàn có thể hơi cường điệu một chút ít nhưng đọc cho trẻ nghe ngay từnhững phút giây đầu đời của trẻ là một trong những cách tốt nhất bạn hoàn toàn có thể làm. Thông qua việc dành thời hạn đọc cho trẻ, bạn giúp trẻ nhận ra những điều kỳ diệumà ngôn từ đem lại và sự thú vị của trẻ so với những điều kỳ diệu đó sẽ biến trẻthành người ham học. Không chỉ thế, trẻ cũng sẽ học được rất nhiều về ngữ pháp vàngôn ngữ. Trong những quyển sách mần nin thiếu nhi, từ ngữ luôn được đi kèm với giai điệu vàhình ảnh sinh động, cho nên vì thế trẻ sẽ thuận tiện lạc trong sự tuyệt vời của ngôn từ. Bên cạnh đó, đọc cũng thôi thúc một năng lượng khác tương quan tới việc nóicủa trẻ, đó là năng lực đọc to. Nhiều trẻ phải chống chọi với việc chỉ biết đọc thầmtrong khi năng lực đọc to rất hạn chế. Thời gian nghe truyện hoàn toàn có thể đem lại những pháttriển trọn vẹn mới cho năng lực ngôn từ của trẻ. Sẽ không khi nào là quá sớm để đọc cho trẻ nghe. Ngay khi vừa chào đờiTrẻ hoàn toàn có thể nhận ra những lời ru êm đềm và 1 số ít bức tranh rực rỡ tỏa nắng. Bằng việc đọccho trẻ nghe càng sớm càng tốt bạn đang đặt nền móng cho một ngày mai thuận tiện hơncho trẻ. + Mô tả : Chỉ đơn thuần bằng việc miêu tả cho trẻ những gì trẻ đang làm, đangnghe và đang nhìn thấy, bạn sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc tăng trưởng năng lực nói. Hãy tập cho con bạn biết diễn đạt hình ảnh bằng lời nói và bé sẽ sớm tìm cách làm điềutương tự. Đối với trẻ mẫu giáo, hãy gọi tên những thứ xung quanh ngôi nhà của bạn. Hãy viết ra tên của mỗi vật phẩm và gắn lên vật phẩm đó để khi trẻ đi qua chúng, trẻ sẽ nhậnra và ghi nhớ từ đó. Ví dụ, viết chữ “ xe đạp điện ” lên 1 mẩu giấy và gắn trên xe đạp điện. + Hát : Ca hát luôn mê hoặc trẻ thơ. Vì vậy, hãy bảo vệ rằng bạn dành cho bénhiều thời cơ để hát và nghe hát. Nếu bạn hoàn toàn có thể cho bé nghe những bài hát phần đông thờiTrang 17GVHD : Phạm Thanh Thủygian trong ngày thì chúng sẽ rất biết ơn bạn. Thường thì phần nhiều vốn từ của trẻ tới từnhững lời lặp đi tái diễn hay những cụm từ trong bài hát. Khi trẻ nghe thấy một bài hát, thì bài hát đó sẽ điển hình nổi bật lên so với những hiện tượng kỳ lạ ngôn từ khác và gây nên những ấntượng nhất định trong trẻ. Nếu trẻ đã nghe một bài hát từ trước, chúng sẽ học cách hátlại. + Lặp đi lặp lại : Trẻ học qua thực hành thực tế. Điều đó có nghĩa là phải làm đi làmlại. Hãy tạo thật nhiều thời cơ để trẻ phải nói đi nói lại cái đó nhiều lần. Đó hoàn toàn có thể lànhững bài hát, những quyển sách hay những lời hướng dẫn. Nếu như bạn làm theo mộtquy tắc thì mọi thứ sẽ trở nên quen thuộc với trẻ và khi trẻ đã quen, chúng sẽ hiểu vàcố gắng làm giống như thế. + Tiếp xúc với những trẻ khác : Nhu cầu được tiếp xúc với những bạn của mộtđứa trẻ là vô cùng lớn. Khi mà trẻ học cách san sẻ ( hay yên cầu ) trẻ cần tăng trưởng khảnăng truyền đạt nhu yếu đó một cách nhanh gọn và nếu như dành đủ thời hạn chơiđùa với bạn hữu, trẻ sẽ sớm học được cách truyền tải tâm lý, cảm xúc thành lời. Điềuđó không có nghĩa là bạn phải bỏ mặc con bạn một mình để bé chơi với những trẻkhác. Hãy cùng bé đến những sân chơi hay khu vui chơi giải trí công viên và khuyến khích bé tiếp xúc vớinhững bạn khác. + Một vài game show đơn thuần giúp trẻ học nói : Các game show ghép nối – những tròchơi này dạy cho trẻ cách miêu tả những thứ chúng đang tìm kiếm. Các bài hát – khi trẻhát đi hát lại những bài hát, đó là lúc chúng tập nói. Đọc – việc đọc giúp trẻ nhận ra từ vàngữ pháp. Nấu ăn – hãy tạo ra một công thức nấu ăn đơn thuần và nhu yếu trẻ làm theotừng bước trong khi nấu ăn. Trẻ sẽ phải đọc to những bước đó và phân biệt mối liên hệgiữa hình ảnh với thực tiễn. Điều đó sẽ cho trẻ thấy ngôn từ cũng có những trật tự nhấtđịnh. Miêu tả – Cùng trẻ chơi trò bịt mắt và miêu tả những vật phẩm. Ngay cả những trẻ rấtnhỏ cũng sẽ có năng lực dùng những từ như dính, nóng, lạnh hay mượt. Trò chơi nàygiúp trẻ nghĩ về những việc mình đang làm và miêu tả chúng bằng lời. * Biện pháp khắc phục những lỗi ngôn từ ở trẻ : – Nói ngọng, đớt : + Thường xuyên tập luyện một số ít cơ quan như : Môi, lưỡi, răng, tăng trưởng tínhlinh hoạt của hàm. Trang 18GVHD : Phạm Thanh Thủy + Giáo viên giúp trẻ biết điều khiển và tinh chỉnh uyển chuyển những cử động của cỗ máy phátâm. Phát âm của trẻ phụ thuộc vào vào sự hoàn thành xong của cỗ máy phát âm cũng như khảnăng tinh chỉnh và điều khiển hoạt động giải trí của cỗ máy này. Ở tuổi mẫu giáo, những điều kiện kèm theo này đãđược mức tương đối không thay đổi. Cho nên trẻ đã hoàn toàn có thể phát âm được hầu hết những âm vị. Tuy nhiên, 1 số ít trẻ vẫn còn mắc 1 số ít lỗi về phát âm. – Lỗi về thanh điệu : Thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh có cấu trúc phức tạp, việc bộc lộ thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách phát âm khó so với trẻ. Trẻthay thế bằng âm điệu không gãy ở giữa. Vì vậy dễ giống hệt với âm điệu cuối củathanh sắc ( phát âm “ ngã ” thành “ ngá ” ). Trẻ sửa chữa thay thế âm điệu gãy bằng âm điệu khônggãy, làm cho thanh hỏi ở trẻ gần như giống hệt với thanh nặng ( phát âm “ ngủ ” thành “ ngụ ” ). Từ Thanh Hóa trở vào, trẻ thường nói sai thanh điệu hỏi / ngã, trẻ miền Namkhông phân biệt được ba thanh : hỏi, ngã, nặng. Đến tuổi mẫu giáo, lỗi sai về hai thanhnày sẽ được khắc phục hầu hết trọn vẹn ( Miền Bắc ). – Lỗi về âm đầu : + Trẻ ở một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thường có hiện tượng kỳ lạ phát âm sai như : Nói lẫn lộn “ l ” thành “ n ”, nói lẫn lộn “ tr ” thành “ t ”, “ s ” thành “ th ”, nói lẫn lộn “ d ”, “ gi ” thành “ r ”, “ v ” thành “ d ”, “ qu ” thành “ ng ”. + Trẻ miền Bắc phát âm sai như : “ tr ” thành “ ch ”, “ s ” thành “ x ”. Một số trẻchưa phát âm được phụ âm “ p ”, trẻ lẫn sang phụ âm “ b ”. Nên giáo viên cần khắc phụcbằng cách : Giáo viên phải nói đúng, đúng chuẩn để làm mẫu cho trẻ. Đưa cho trẻ xem tranh hoặc vật thật : Lọ hoa, cái phích, quả na, con hươu, đèn pin, … những từ mà trẻ thường phát âm sai, cho trẻ phát âm những từ đó, nếu trẻphát âm sai thì sửa cho trẻ liền. Giải thích nghĩa của từ đó. – Lỗi về âm đệm : Âm đệm chỉ được lướt qua nên trẻ khó ghi nhận những âmnày. Chính cho nên vì thế, âm đệm thường bị bỏ lỡ. Ví dụ : Trẻ phát âm “ khuếch khoác ” thành “ khất khác ”, “ loắt choắc ” thành “ lắt chắt ”, “ chiếc thuyền ” thành “ chiếc thiền ”. Nên cầnkhắc phục : Trang 19GVHD : Phạm Thanh Thủy + Giáo viên cần phát âm to, rõ, chậm và đọc lại nhiều lần để cho trẻ nhìnmiệng của cô và bắt chước đọc cho đúng. + Thường xuyên đưa tranh hoặc vật thật có từ khóa âm đệm và phát âm chotrẻ nghe nhưng phải tương thích với chủ điểm, thực trạng. + Âm đệm tạo nên sự trái chiều tròn môi, không tròn môi, nên khi phát âm cóchữ cái “ u ” thì không tròn môi, còn “ o ” thì phải tròn môi. – Lỗi về âm chính : Tập trung vào những nguyên âm đôi / ie /, / ui /, / uo /, / iê /, / ươ /, / uô / trẻ chuyển những âm đôi thành nguyên âm đơn khi phát âm. Trẻ phát âm sai nhữngâm chính này hầu hết là do tập quán của địa phương hoặc nghe chưa đúng chuẩn, những âmtiết có âm chính là nguyên âm đôi làm cho cấu trúc âm tiết phức tạp hơn, phát âm khókhăn hơn. Biện pháp : + Phải liên tục phát âm. + Giải thích cho trẻ hiểu là âm chính trong từ, là đỉnh của âm tiết, không thểthiếu. + Nói chuyện trực tiếp với trẻ, hoàn toàn có thể đặt câu hỏi để trẻ vấn đáp. – Lỗi về âm cuối : Trẻ ở miền Nam phát âm sai những phụ âm cuối “ n ” thành “ ng ”, “ t ” thành “ ch ”, “ nh ” thành “ n ”, “ ch ” thành “ c ”. Biện pháp : + Có thể đưa tranh tàu thủy và cho trẻ nói, phát âm chưa đúng thì hoàn toàn có thể phátâm cho trẻ nghe nhiều lần. + Đưa những từ có phụ âm cuối cho trẻ đọc. Tóm lại : Phát hiện và thay thế sửa chữa những lỗi về dùng từ không phải là việc làm chỉ có quanhệ đến ngôn từ, đến lời nói, câu văn mà chính là tương quan mật thiết đến lĩnh vựcnhận thức, tư duy. Do đó muốn khắc phục được lỗi về dùng từ hoặc muốn phát hiện vàsửa chữa đúng chuẩn những lỗi đó, cần không ngừng nâng cao trình độ nhận thức năng lựctư duy đồng thời với việc tích góp, tu dưỡng vốn từ và nâng cao trình độ sử dụng từcủa giáo viên để phân phối kiến thức và kỹ năng đúng và khá đầy đủ cho trẻ. 4. Thực nghiệm : 4.1. Mục đích thực nghiệm : Trang 20GVHD : Phạm Thanh Thủy – Kiểm tra tình hình, năng lực tăng trưởng ngôn từ cho trẻ và năng lực phát âmcủa trẻ. Từ đó biết được bao nhiêu Tỷ Lệ trẻ phát âm không đạt nhu yếu, sự tổnghợp này giúp cô mẫu giáo nắm được trạng thái phát âm của cả lớp chồi 1. – Khắc phục những lỗi sai mà trẻ thường mắc phải. – Giúp trẻ nói mạch lạc Lôgic, diễn đặt những gì mà trẻ muốn, nói lưu loát. – Giúp trẻ tự tin để nói, kể chuyện, đọc thơ và đi dạo với bè bạn. – Giúp trẻ thân mật với cô, với bè bạn, biết san sẻ tiếp xúc với nhau, biết kínhtrên nhường dưới. 4.2. Nội dung thực nghiệm : * Tác phẩm văn học : “ Ba ngọn Đèn ” – Phát triển ngôn từ cho trẻ là trẻ hoàn toàn có thể kể lại chuyện theo ý của trẻ nhưng phùhợp với nội dung nhu yếu : + Năng lực phát âm đúng rõ ràng, biết kiểm soát và điều chỉnh âm lượng và ngôn từ củagiọng : Nói rõ ràng, vừa phải, sửa nói đớt, không nói lê dài giọng … Nên cần : Rèn luyện thính giác ngôn từ : Giúp tri giác âm thanh nói chung và âmthanh ngôn từ nói riêng. Luyện cơ quan phát âm : Luyện hoạt động tự do giúp những bộ phận môi, răng, lưỡi …. hoạt động uyển chuyển linh động ; luyện hoạt động theo phương pháp phátâm trên cơ sở phát âm, tập nói. Luyện thở ngôn từ : Luyện thở tự do và luyện thở ngôn từ. Luyện giọng : Là giúp trẻ biểu lộ thái độ tình cảm của mình trong lờinói. + Cung cấp qua tác phẩm văn học “ Ba ngọn Đèn ” phân phối từ cho trẻ : Tại một thành phố nọ, trong ngôi nhà nhỏ ở ngay ngã tư đường phố có bangọn Đèn cùng chung sống với nhau. Đó là Đèn Đỏ, Đèn Vàng và Đèn Xanh. Côngviệc của chúng thật quan trọng. Nếu Đèn Xanh bật sáng, nghĩa là đường đang trống xehơi và mọi người hoàn toàn có thể băng qua được ! Còn khi Đèn Vàng bật lên là lúc nó muốn lịchsự nhắc tất cả chúng ta rằng : “ Đi cẩn trọng nhé ! Sắp phải dừng lại đấy ! ”. Sau Đèn Vàng làĐèn Đỏ. Đèn Đỏ sáng lên và nói : “ Xin mời dừng lại ! Đến lượt xe khác đi ! ”. Trật tựTrang 21GVHD : Phạm Thanh Thủytrên là khắt khe. Không Đèn nào được quên thứ tự bật sáng của mình. Nhưng bấtngờ, một hôm Đèn Xanh cãi nhau với Đèn Đỏ. Đèn Xanh nói : – Tại sao xe hơi đang chạy lại phải dừng lại ? Xe nào cũng vội vã nhưnhau vì có biết bao nhiêu người đang đợi chúng ở những bến xe. Này Đèn Vàng và ĐènĐỏ ơi, tôi không nhường cho những anh đâu. Tôi cứ bật sáng mãi để những xe được chạyliên tục đấy ! Đèn Đỏ bèn cãi lại : Tôi nghĩ khác, những xe vội vã chạy nhanh nên rất mệt. Vì thế, tôi cần chiếu sáng để chúng dừng lại nghĩ thật lâu ! Nghe hai bạn cãi nhau, Đèn Vàng ân cần hòa giải : Đèn Xanh và Đèn Đỏơi, ai có việc của người nấy. Cãi nhau mà làm gì ? Mặc dù Đèn Vàng đã van nài nhưng Đèn Đỏ và Đèn Xanh vẫn cứ cãinhau mãi … và thậm chí còn đánh nhau nữa chứ ! Kết cục là cả hai đều bị thương tích đầymình nên chẳng còn bật sáng lên được nữa. Thế rồi, những loại xe và người qua lại ỡ ngãtư đường không còn biết phải đi như thế nào nên cứ ùn lại, ùn lại … Chẳng mấy chốc, đường xá đông nghịt những xe và người … Thế là tắt đường mất rồi ! Bỗng một ông tiên mặc phục trang như chú công an giao thông vận tải xuấthiện. Ông tiên đến ngôi nhà của ba ngọn Đèn và khám sức khỏe thể chất cho chúng. Sau đó, ông tiên ngồi trò chuyện vui tươi rất lâu với cả ba ngọn Đèn rồi ân cần khuyên chúng : – Này những cậu bé, đừng khi nào cãi nhau nữa nhé ! Từ đó trở đi, trong ngôi nhà nhỏ tại ngã tư đường phố, ba ngọn ĐènXanh, Vàng, Đỏ luôn sống chan hòa và đoàn kết với nhau. Các con nghĩ xem, ông tiênđã trò chuyện gì với ba ngọn Đèn thế nhỉ ? + Cung cấp từ và giúp trẻ hiểu được nghĩa của một số ít từ : Ngã tư : Nơi giao nhau của 4 đường. Băng qua : Chạy được, vượt được. Nghiêm ngặt : Được sắp xếp theo thứ tự, không lẫn lộn. Van nài : Cố hòa giải, xin hai ngọn Đèn đừng cãi nhau nữa. Ùn lại : Cứ dồn lại, dồn lại. Đoàn kết : Biết chung sức. Chan hòa : Sống hòa thuận. Trang 22GVHD : Phạm Thanh Thủy * Tổ chức luyện phát âm cho trẻ trải qua những bài đồng dao và những tiết dạy thơtruyện. – Thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ mang tính nhịp điệu cao có vần điệu. + Khi đọc cho trẻ nghe, cô giáo cần truyền đạt âm điệu sung sướng, êm dịu, … đếnvới trẻ. Qua đó giúp trẻ cảm nhận được vần điệu của tiếng Việt. + Luyện phát âm cho trẻ cần chọn những game show có ý nghĩa và tính năng về mặtngữ âm. Trò chơi đó phải có những câu, những tiếng trong đó có âm định luyện cho trẻnhư game show “ nu na nu nống ” hoàn toàn có thể giúp trẻ luyện phát âm âm “ nờ ”. Sau khi hướngdẫn luật chơi, làm mẫu những động tác, cô giáo cho học viên thực hành thực tế ngay. Để đảm bảomục đích luyện phát âm, cô giáo cần quan tâm xem những em phát âm có đúng không. Nếusai, cần sửa ngay cho cháu và cho cháu đọc lại. + Trò chơi màn biểu diễn đọc thơ, ca dao, đồng dao có tính năng lớn trong việc rènluyện ngữ âm cho trẻ, trẻ dần nắm được cách đọc đoạn nào nhanh, đoạn nào chậm, đoạn nào lên giọng, đoạn nào xuống giọng, cách bộc lộ tình cảm buồn vui … Qua đótrẻ dần có ý thức về âm điệu, nhịp điệu, tiết tấu … + Trước khi cho trẻ đọc đồng dao, thơ cô đọc trước sau đó chia thành 2 nhómcho trẻ đọc : Nhóm 1 : Đọc tốt, to, rõ, thuộc đồng dao nhưng còn có một số ít trẻ còn đọcnhỏ. Nhóm 2 : Đọc không to, không thuộc đồng dao, thậm chí còn có trẻ khôngđọc. – Kể và đọc truyện cho trẻ nghe : + Trẻ được tiếp xúc với những tác phẩm, hiểu nội dung, nắm được diễn biến của câutruyện. Qua giọng đọc và kể của cô, trẻ hoàn toàn có thể phân biệt cách sử dụng ngôn từ giọngđể thể hiện được đặc thù, tính cách nhân vật, học được cách sử dụng ngôn từ nghệthuật. + Trẻ mẫu giáo nhớ cần phải thông thuộc những hình thức hầu hết của lời đọcthoại : Kể lại chuyện và kể chuyện. Giữa hai hình thức này có những điểm chung vànhững điểm riêng. Trang 23GVHD : Phạm Thanh Thủy + Được tổ chức triển khai cho trẻ trong giờ học, cô kể cho trẻ nghe 2 lần, mỗi lần kể cókết hợp với tranh và quy mô. Sau đó cũng chia trẻ ra thành 2 nhóm để xem nhóm nàocó trí nhớ và phát âm có chuẩn, đúng hay không ? Nhóm 1 : Kể chuyện phát minh sáng tạo, có nội dung câu truyện rõ ràng, phát âmchuẩn, kể lưu loát. Nhóm 2 : Kể chậm, còn ngần ngại, không nhớ câu truyện. * Tổ chức cho trẻ nghe câu truyện “ Ba ngọn Đèn ” nhu yếu một trẻ kể lại “ Bangọn Đèn ” : – Ở một thành phố nọ, có Đèn Xanh, Đèn Đỏ, Đèn Vàng. Nếu Đèn Xanh sáng thìxe đi, Đèn Vàng thì đi chậm lại., còn Đèn Đỏ thì dừng lại. Một hôm Đèn Xanh với ĐènĐỏ cãi nhau, Đèn Xanh nói : Tại sao xe đang chạy lại phải dừng lại ? Đèn Đỏ khôngchịu và cả hai đánh nhau. Đèn Vàng nói với hai Đèn là đừng cãi nhau nữa. Lúc đó cómột ông tiên Open và nói với 2 Đèn Xanh và Đèn Đỏ. Từ đó trở đi ba ngọn Đènsống vui tươi bên nhau. – Xây dựng mẫu câu đàm thoại với về tác phẩm “ Ba ngọn Đèn ” : + Các con ơi : Cô vừa kể cho những con nghe câu truyện gì ? + Trong câu truyện có bao nhiêu nhân vật ? + Ba ngọn Đèn làm việc làm gì ? ( Đèn Xanh, Đèn Đỏ, Đèn Vàng ). + Tại sao Đèn Xanh và Đèn Đỏ lại cãi nhau ? + Đèn Xanh đã nói như thế nào ? Ai hoàn toàn có thể nhắc lại câu nói của Đèn Xanh ? + Còn Đèn Đỏ đã nói gì ? Ai hoàn toàn có thể nhắc lại câu nói của Đèn Đỏ ? + Ai đã đứng ra hòa giải ? Và Đèn Vàng nói như thế nào ? + Cuộc hòa giải có thành công xuất sắc không ? + Đèn Xanh, Đèn Đỏ đã làm gì ? Kết quả như thế nào ? + Ai đã Open và đến ngôi nhà ba ngọn Đèn ? + Ông tiên mặc phục trang gì ? + Các con thấy Đèn Xanh và Đèn Đỏ cãi nhau như vậy có tốt không ? + Nếu là những con thì những con có cãi nhau như vậy không ? Trang 24GVHD : Phạm Thanh Thủy4. 3. Tiến hành thực nghiệm : Trong quy trình thực tập tại trường Mẫu giáo Phường 3 lớp Chồi 1 thì em thấyngôn ngữ của trẻ về năng lực phát âm, dùng từ, diễn đạt ngữ pháp của trẻ thì có một sốtrẻ phát âm tốt và chuẩn, nhưng em thấy vẫn còn một số ít trẻ diễn đạt chưa mạch lạc, cũng có trẻ còn dùng từ, phát âm sai nhiều. Những câu nói của trẻ ở lớp Chồi 1 mà em ghi nhận được : – Ngoi nhà con đẹp lắm. – Lớn lên con sẽ làm ca hỉ. – Con thưa bầy cô, con mới lại. – Cô dẫn con đi ỉa. – Con cho em con ăn sữa. – Cô cho con đi ực nước miếng. 4.4. Đánh giá tác dụng thống kê theo mẫu sau : Khảo sát 10 trẻ ở lớp Chồi 1 trường Mẫu giáo Phường 3, gồm có : Nhóm 1 : 1. Trương Minh Cang. 2. Lê Phạm Bảo Hân. 3. Nguyễn Phú Hưng. 4. Phan Lê Lệ Thanh. 5. Hồ Hoàng Vinh. Nhóm 2 : 1. Lâm Huỳnh Duy Đại. 2. Trần Hải Đăng. 3. Nguyễn Thị Ngọc Nhi. 4. Dương Anh Tuấn. 5. Lê Vinh. Khả năngngôn ngữSố lượng trẻ Tỉ lệ % GhichúTốt KháLỗinhiềuTốt KháLỗinhiều1. Phát âm 3 4 3 30 % 40 % 30 % Trang 25GVHD : Phạm Thanh Thủy2. Dùng từ diễn đạt 3 2 5 30 % 20 % 50 % 3. Khả năng hiểu từ 4 6 40 % 60 % 4. Khả năng ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc2 2 6 20 % 20 % 60 % 5. Diễn đạt biểu cảm 1 1 8 10 % 10 % 80 % Nhận xét hiệu quả chung về năng lực ngôn từ của trẻ : – Qua thực nghiệm 10 trẻ nhỏ thấy trẻ nhóm 1 phát âm dùng từ diễn đạt, khả nănghiểu từ, năng lực ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc và diễn đạt biểu cảm tốt hơn, chuẩn hơnnhóm 2. Tuy nhiên trong nhóm 1 vẫn còn có 2 bạn diễn đạt mạch lạc và biểu cảm chưatốt lắm. Còn nhóm 2 thì mắc lỗi và phát âm sai còn nhiều nên cho nhóm 2 phát âmnhiều hơn. – Nhìn chung về lớp Chồi 1 năng lực phát âm tốt ít, còn mắc lỗi nhiều và phát âmchưa rõ, chưa chuẩn còn nhiều, nên giáo viên phải tổ chức triển khai cho trẻ học môn Văn họckết hợp với tăng trưởng ngôn từ cho trẻ nhiều hơn và tiếp tục kiểm tra khả năngphát âm của trẻ và ghi nhận lại trẻ tân tiến được bao nhiêu : + Nhóm 1 : Hoàng Vinh, Lệ Thanh, Bảo Hân Khả năng ngôn từ tốt, còn PhúHưng và Minh Cang thì phát âm được nhưng chưa chuẩn lắm nói hơi nhỏ. + Nhóm 2 : Đa số phát âm chưa rõ ( cả 5 trẻ ), nói ngọng nói đớt. Trang 26