Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế – Wikipedia tiếng Việt

Trường Đại học Khoa học Huế nhìn từ đường Đống Đa

Trường Đại học Khoa học là một trường đại học thuộc hệ thống Đại học Huế, được xếp vào nhóm đại học trọng điểm cấp quốc gia của Việt Nam. Trường có tiền thân là Trường Đại học Tổng hợp Huế, được thành lập trên cơ sở sáp nhập trường Đại học Khoa họctrường Đại học Văn khoa của Viện Đại học Huế được thành lập từ năm 1957.[1] Năm 1994, trường đại học Tổng hợp trở thành trường thành viên của Đại học Huế và được đổi tên thành trường Đại học Khoa học.[2]

Trường đại học này có trụ sở chính tại số 77 Nguyễn Huệ, Huế. Khu trường sở của trường Đại học Khoa học Huế có diện tích quy hoạnh 14.000 m², nằm giữa giữa ba đường phố ở TT phía Nam Sông Hương của thành phố Huế : đường Nguyễn Huệ, đường Q. Đống Đa và đường Lý Thường Kiệt .

Chất lượng đào tạo và giảng dạy[sửa|sửa mã nguồn]

Bảng xếp hạng[sửa|sửa mã nguồn]

Theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS) 2017 thì hệ thống đại học Đại học Huế nằm trong nhóm 351 – 400 đại học tốt nhất châu Á.[3] Theo bảng xếp hạng uniRank năm 2018, hệ thống đại học Đại học Huế đứng thứ 16 tại Việt Nam.[4] Còn theo bảng xếp hạng Webometrics năm 2018, hệ thống đại học Đại học Huế đứng thứ 13 tại Việt Nam.[5]

Ban Giám hiệu[sửa|sửa mã nguồn]

Nhiệm kỳ 2019 – 2024

Hiệu Trưởng:

  • PGS.TS. Võ Thanh Tùng

Các Phó Hiệu Trưởng :

  • PGS.TS. Hà Văn Hành
  • PGS.TS. Trần Ngọc Tuyền

Tính đến năm 2020, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế có những khoa sau :

  • Khoa Toán;
  • Khoa Công nghệ thông tin;
  • Khoa Điện, Điện tử và Công nghệ vật liệu;
  • Khoa Vật lý;
  • Khoa Hoá học;
  • Khoa Sinh học;
  • Khoa Địa lý – Địa chất;
  • Khoa Ngữ văn;
  • Khoa Lịch sử;
  • Khoa Lý luận chính trị;
  • Khoa Báo chí – Truyền thông;
  • Khoa Môi trường;
  • Khoa Kiến trúc;
  • Khoa Xã hội học và Công tác xã hội.

Các thế mạnh về KH, CN, CGCN, SXKD của trường[sửa|sửa mã nguồn]

  • Các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, đặc trưng của một trường Đại học Khoa học cơ bản ở miền Trung (KHTN, KHXHNV, KHCN, Kỹ thuật và KHGD).
  • Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội thực tiễn của khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
  • Phát huy thế mạnh về đội ngũ và trang thiết bị hiện có để phấn đấu trở thành một trung tâm nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở khu vực Miền Trung.
  • Xây dựng đề tài đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực; đề tài ứng dụng và chuyển giao công nghệ, góp phần quy hoạch phát triển bền vững và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
  • Phát huy truyền thống hơn 30 năm xây dựng và phát triển, trong những năm tới Trường sẽ không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo và NCKH. Chú trọng mở một số ngành đào tạo mới theo hướng công nghệ – ứng dụng; tăng quy mô đào tạo hợp lý phù hợp thế mạnh đội ngũ, CSVC của Trường nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội; tích cực điện tử hoá bài giảng, xuất bản giáo trình; trang bị phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm hiện đại, chất lượng cao; áp dụng đào tạo tín chỉ cho các ngành học. Tăng cường liên kết với các đối tác để tiến hành ký kết hợp tác nghiên cứu các đề tài trọng điểm, các đề tài có tính chuyển giao công nghệ, ứng dụng cao và tham gia thỉnh giảng trao đổi chuyên môn.

Các thương hiệu thi đua[sửa|sửa mã nguồn]

  • Năm 1979, năm 2004 và năm 2006: Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
  • Năm 1983: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
  • Năm 1991: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
  • Năm 1996: Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.
  • Năm 2001. Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]