Tìm hiểu ngành Công nghệ thông tin của Đại học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Thông Tin, thuộc Khoa Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông, Trường Đại học Cần Thơ, được thành lập ngày 16 tháng 9 năm 2013 theo Quyết định số 3531/QĐ-ĐHCT nhằm đáp ứng cho nhu cầu đào tạo và nghiên cứu ứng dụng Công nghệ thông tin trong sản xuất, đời sống và nhu cầu của thị trường lao động của ngành này.
Tìm hiểu ngành Công nghệ thông tin của Đại học Cần Thơ
Nhân sự của Bộ môn gồm 8 giảng viên, trong đó có 4 giảng viên có trình độ Tiến sĩ, 4 giảng viên có trình độ Thạc sĩ. Nhân sự hiện tại của Bộ môn gồm có :
Họ tên | |
1. TS. Phạm Thế Phi – Trưởng Bộ môn | [email protected] |
2. TS. Trần Công Án – Phó trưởng Bộ môn | [email protected] |
3. TS. Trần Ngân Bình | [email protected] |
4. TS. Lâm Nhựt Khang | [email protected] |
5. TS. Thái Minh Tuấn | [email protected] |
6. NCS. Bùi Võ Quốc Bảo | [email protected] |
7. Ths. Phạm Thị Xuân Diễm | [email protected] |
8. Ths. Nguyễn Ngọc Mỹ | [email protected] |
Nhiệm vụ của Bộ môn là đào tạo Kỹ sư ngành Công nghệ thông tin, tham gia giảng dạy bậc sau đại học các ngành thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học, hợp tác, hỗ trợ, tư vấn, và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ thông tin cho các đối tác khu vực ĐBSCL cũng như các tỉnh thành phía Nam.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu ngành Công nghệ thông tin của Đại học Cần Thơ
Tầm nhìn đến năm 2020, Bộ môn sẽ là một đơn vị mạnh về đào tạo, nghiên cứu khoa học, và chuyển giao công nghệ trong nước cũng như khu vực Đông Nam Á. Bô môn sẽ có hợp tác sâu rộng với các đối tác quốc tế và các chương trình đào tạo Công nghệ thông tin giảng dạy bằng tiếng Anh, đáp ứng cho nhu cầu học tập của sinh viên cũng như trao đổi sinh viên với các trường Đại học nước ngoài.
Về đào tạo, trước mắt, Bộ môn đảm nhận đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ thông tin. Mục tiêu đào tạo là cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng để đảm nhận vị trí nghề nghiệp khác nhau trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thăng tiến đến vị trí lãnh đạo, hoặc tiếp tục học cao hơn và có khả năng trở thành những nhà nghiên cứu, chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực này. Sinh viên theo học ngành Công nghệ thông tin khi ra trường có thể có các cơ hội nghề nghiệp như là: Nhà quản lý hệ thống Công nghệ thông tin, tư vấn và giám sát hệ thống công nghệ thông tin, nhà hoạch định chính sách hoặc phản biện về chính sách Công nghệ thông tin, kỹ sư phần mềm, lập trình viên hay đảm nhận các chức danh khác công ty phần mềm và công ty về giải pháp công nghệ thông tin-truyền thông.
Mục tiêu đào tạo ngành công nghệ thông tin
Về nghiên cứu khoa học, hoạt động nghiên cứu khoa học của bộ môn tập trung vào các lĩnh vực chính gồm: An ninh mạng, Truyền thông đa phương tiện, Hệ thống thông tin địa lý, và Hệ thống thông tin di động.
Về hợp tác, Bộ môn chú trọng đến việc hợp tác với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin nhằm trao đổi kiến thức, hỗ trợ kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên cũng như tạo cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên. Chúng tôi luôn mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài để trao đổi sinh viên và giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, hợp tác nghiên cứu các vấn đề ứng dụng chuyển giao công nghệ trong nước và các vấn đề khoa học đương đại..
Chúng tôi luôn hoan nghênh và trân trọng sự hợp tác và tương hỗ của những cơ quan, doanh nghiệp, những đối tác chiến lược trong và ngoài nước nhằm mục đích ngày càng tăng quy mô, nâng cao chất lượng huấn luyện và đào tạo, nghiên cứu và điều tra và chuyển giao công nghệ trong nghành nghề dịch vụ Công nghệ thông tin. Chúng tôi sẳn sàng thực thi những hợp đồng nghiên cứu và điều tra, tư vấn, phong cách thiết kế và kiến thiết xây dựng những mạng lưới hệ thống thông tin Giao hàng cải cách hành chính, tin học hóa quản lí, đào tạo và giảng dạy trực tuyến và thương mại điện tử. Chúng tôi mong được đón rước và hợp tác với quý vị .
Source: https://laodongdongnai.vn
Category: Công Nghệ