Bộ đề Đọc hiểu văn bản Chiếc bình nứt hay nhất

Tuyển tập các bài Đọc hiểu văn bản Chiếc bình nứt mới nhất, cực hay được tổng hợp trong các đề thi chính thức qua các năm học.

Đọc hiểu văn bản Chiếc bình nứt – Đề số 1

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Có một người nông dân thường xuyên phải gánh nước từ suối về nhà. Suốt hai năm ông dùng hai chiếc bình gánh nước, trong đó có một chiếc bị nứt. Từ vết nứt của nó, nước cứ bị rỉ ra. Vì thế, cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, một chiếc bình luôn đầy nước; chiếc kia thì chỉ mang về một nửa bình nước. Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó và củng không bỏ lỡ cơ hội nào để tỏ ý coi thường, chê trách chiếc bình nứt. Còn chiếc bình nứt luôn buồn tủi, xấu hổ vẽ khuyết điểm của mình. Nó khổ sờ vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc phải làm. Trong hai năm, nó phải chịu đựng sự giày vò, đau khổ với ý nghĩ mình là kẻ thất bại và vô tích sự. Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng bày tỏ với người gánh nước:

– Con rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông về thời gian đã qua. Người gánh nước hỏi lại cái bình:

– Sao con phải xin lỗi? Mà con xin lỗi về chuyện gì?

Cái bình nứt đáp lại:

– Suốt hai năm qua, do vết nứt của con mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà. ồng đã phải làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại không hoàn toàn như ông mong đợi. Người gánh nước mỉm cười:

– Không phải vậy đâu! Ngày mai, trên đường ra suối con hãy quan sát kĩ hai bên đường rồi nói ta xem có gì khác lạ nhé.

Hôm sau, chiếc bình nứt nhìn con đường từ nhà ra suối và thấy hai bên đường quang cảnh khác hẳn nhau. Một bên, cỏ mọc xanh mát và có rất nhiêu bông hoa đồng nội đủ màu đang khoe sắc. Bên kia chỉ toàn là đất cát và vài khóm cỏ dại héo khò. Không đợi nó cất tiêng hỏi, người gánh nước đã nói:

– Con có thấy rằng những bông hoa kia chỉ nở một bên ven đường, chỉ ở phía bên con mang nước về nhà không? Nước từ vết nứt của con đã tưới cho đất, nuôi dưỡng cỏ hoa. Vợ và con gái ta đã rất vui vẻ, hạnh phúc khi hái những bông hoa kia mang về tô điểm cho căn bếp, cho ngôi nhà của chúng ta. Ngắm những bình hoa ấy, ta quên nỗi mệt nhọc sau một ngày dài vất vả. Không có vết nứt của con, gia đình ta sẽ không có được những niềm vui ấm áp đó. Chiếc bình nứt bừng tỉnh. Nó biết rằng, từ hôm nay, mỗi ngày mới trên con đường này sẽ luôn đến cùng niềm vui và hạnh phúc.

Câu 1. Xác định các nhân vật giao tiếp trong đoạn trích trên.

Câu 2. Văn bản trên viết về chiếc bình nứt nhưng mục đích là để nói chuyện gì? vết nứt trên chiếc binh ẩn dụ cho điểu gì?

Câu 3. Nỗi xấu hổ, day dứt của chiếc bình nứt gợi liên tưởng đến tâm trạng của con người khi đối diện với điều gì? Nêu nhận xét của anh/ chị về cách ứng xử của người nông dân với chiếc bình nứt?

Câu 4. Từ câu truyện trên, anh / chị hoàn toàn có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì ? ( viết 5-7 câu ) .

Đáp án

Câu 1. Nhân vật giao tiếp: Chiếc bình nứt và người gánh nước.

Câu 2. Văn bản trên viết về chiếc bình nứt nhưng mục đích nhằm nói chuyện con người, cụ thể hơn là cách ứng xử của con người.

– Vết nứt trên chiếc bình ẩn dụ cho hạn chế, khiếm khuyết trong mỗi con người .

Câu 3. Nỗi xấu hổ, day dứt của chiếc bình nứt gợi liên tưởng đến tâm trạng của con người khi đối diện với những khiếm khuyết của bản thân.

– Nêu nhận xét về cách ứng xử của người nông dân với chiếc bình nứt :
+ Cách ứng xử của người nông dần vừa bao dung, nhân hậu vừa từng trải, thâm thúy. Ông đã biến vết nứt của chiếc bình – vốn là một khiếm khuyết, hạn chế thành thứ hữu dụng .

Câu 4. Thí sinh cần lưu ý khi trả lời:

– Thái độ coi thường, chê trách của chiếc bình nguyên lành với chiếc bình nứt có đúng không? Thái độ ấy gợi liên tưởng đến cách ứng xử nào với những người kém may mắn, đặc biệt là những người sinh ra đã phải gánh chịu những khiếm khuyết, hạn chế?

– Thái độ của chiếc bình nứt với bản thân mình có gì đúng và chưa đúng ? Con người nên có cách ứng xử như thế nào khi đối lập với những hạn chế của bản thân ?
– Cách ứng xử của người nông dân với chiếc bình nứt mang đến cho tất cả chúng ta bài học kinh nghiệm gì ? ( Cần cảm thông, trợ giúp, tạo điều kiện kèm theo cho những con người kém suôn sẻ tự tin vào bản thân họ ; giúp họ biến những hạn chế, khuyết điểm thành điểm mạnh … )

Đọc hiểu văn bản Chiếc bình nứt – Đề số 2

Phần A. Đọc hiểu (3.0 điểm).

Văn bản 1:  Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4.

CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC BÌNH NỨT

Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.

       Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay.

        Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối: “Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”. Người gánh nước trả lời: “Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à?. Đó là vì ta luôn biết khuyếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía của con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng…. Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này, thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy”.

      Chiếc bình nứt bừng tỉnh. Nó biết rằng từ hôm nay, mỗi ngày mới trên con đường này sẽ luôn mang đến cùng niềm vui, hạnh phúc. 

                                                                    (Trích : “Hạt giống tâm hồn”)

Câu 1: Nội dung cơ bản của văn bản trên là gì? (0,25 điểm)

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên? (0,25 điểm)

Câu 3: Nêu nhận xét của anh/ chị về cách ứng xử của người gánh nước với chiếc bình nứt. (0,5 điểm)

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của anh/ chị về bài học mà anh/ chị rút ra được từ câu chuyện trên. (0,5 điểm)

Đáp án

Câu 1: Nội dung cơ bản của văn bản trên nói về chuyện chiếc bình nứt nhưng nhằm mục đích nói về cách ứng xử của con người trong cuộc sống.

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên là ẩn dụ cho những hạn chế, khiếm khuyết trong mỗi con người.

Câu 3: Cách ứng xử của người gánh nước vừa bao dung, nhân hậu vừa từng trải sâu sắc. Ông đã biến vết nứt của chiếc bình – vốn là một khiếm khuyết, hạn chế thành thứ hữu dụng.

Câu 4: Học sinh viết đoạn văn nêu lên suy nghĩ của mình về bài học rút ra từ câu chuyện:

– Thái độ coi thường của chiếc bình lành đối với chiếc bình nứt có đúng không? Thái độ ấy gợi liên tưởng đến cách ứng xử như thế nào đối với những người kém may mắn?

– Thái độ của chiếc bình nứt so với chính bản thân mình có gì đúng và chưa đúng ? Con người nên có cách ứng xử như thế nào khi đối lập với những hạn chế của bản thân ?
– Cách ứng xử của người gánh nước với chiếc bình đó cho tất cả chúng ta bài học kinh nghiệm gì ? ( Vì dụ : cần cảm thông và nâng đỡ, tạo điều kiện kèm theo cho những người kém như mong muốn tự tin vào bản thân, giúp họ biến những hạn chế, khiếm khuyết thành điểm mạnh … )
Về hình thức : Biết viết một đoạn văn có vấn đề, những luận cứ và lập luận ngặt nghèo .