Khởi công xây dựng cầu Cần Thơ
Cơ hội thu hút nhiều nhà đầu tư đến với TP Cần Thơ
Từ trước đến nay, lưu lượng xe qua lại giữa các tỉnh ĐBSCL và TPHCM thường xuyên gặp khó khăn vì hay bị tắc tại bến phà Hậu Giang, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận chuyển hành khách, hàng hóa và việc tiêu thụ nông sản của người dân. Do đó, sau khi cầu Cần Thơ đi vào hoạt động, không những giải quyết được những vấn đề bức xúc nêu trên, mà còn là mạch nối, là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư đến với TP Cần Thơ và các tỉnh phía Nam sông Hậu. Ngoài ra, đây còn là cơ hội để ngành du lịch, thương mại, dịch vụ công nghiệp… của TP Cần Thơ và các tỉnh trong vùng có cơ hội tăng tốc.
Giám đốc Sở Thủy sản tỉnh Cà Mau Phạm Văn Đức:
Hàng thủy sản tươi sống sẽ đến tay người tiêu dùng nhanh hơn
Mặc dù cầu Cần Thơ cách Cà Mau gần 200 km, nhưng tôi có thể khẳng định, nỗi niềm chờ đợi ngày hợp long cây cầu này không chỉ là của riêng người dân Tây Đô, mà còn là của mọi người đồng bằng, trong đó có bán đảo Cà Mau – vùng đất cuối cùng ở cực Nam Tổ quốc. Bởi vì Cà Mau là một trong những địa phương có khối lượng thủy sản lớn nhất khu vực ĐBSCL. Khi cầu Cần Thơ đi vào hoạt động, những sản phẩm thủy sản đông lạnh, kể cả tươi sống của Cà Mau sẽ rút ngắn được thời gian khi đến tay người tiêu dùng ở TPHCM và các tỉnh ngoài khu vực Nam sông Hậu.
———————–
Số liệu kỹ thuật về cầu Cần Thơ
Cầu Cần Thơ được xây dựng cách bến phà Hậu Giang hiện hữu 3,2 km về phía hạ lưu, có chiều dài 2.750 m (trong đó cầu chính dài 1.010 m, hai cầu dẫn 1.740 m), rộng 23,1 m. Cầu có 4 làn xe cơ giới, 2 lề bộ hành (mỗi lề rộng 2,75 m), còn lại là các dải phân cách và kiến trúc an toàn. Độ tĩnh không thông thuyền là 30 m x 300 m và 39 m x 110 m (cầu Mỹ Thuận là 37,5 m), đủ an toàn tuyệt đối cho tàu có tải trọng 10.00 DWT qua lại thường xuyên. Phần cầu chính có kết cấu dây văng, được thiết kế bằng kết cấu kết hợp giữa dầm hộp thép và bê-tông cốt thép dự ứng lực – loại kết cấu lần đầu tiên được áp dụng trong ngành xây dựng cầu ở Việt Nam. Tháp cầu hình chữ Y ngược cao 164,8 m tính từ đỉnh bệ cọc (cầu Mỹ Thuận hình chữ H cao 120 m).
Và hôm nay (25- 9), ước mơ đó đang trở thành hiện thực khi cầu Cần Thơ- cây cầu treo dây văng có khẩu độ nhịp chính 550 m lớn nhất khu vực Đông Nam Á và đứng hàng thứ 10 trên thế giới – chính thức được khởi công. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động trước ngày diễn ra lễ khởi công, kỹ sư Lê Văn Ngoạn, Chánh Văn phòng Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận, cho biết: Được sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ Úc, chúng ta đã triển khai xây dựng được cầu Mỹ Thuận. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án đó, Bộ GTVT đã giao nhiệm vụ cho Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cầu Cần Thơ vượt sông Hậu. Đến năm 1998, bằng nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, đoàn chuyên gia tư vấn của Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) đã đến Việt Nam lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Ngày 17-1-2000, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Cần Thơ. Cũng tại quyết định này, đoàn chuyên gia tư vấn của JICA tiếp tục triển khai thực hiện bước thiết kế chi tiết xây dựng cầu Cần Thơ. Ngày 26-1- 2001, Bộ GTVT đã duyệt thiết kế kỹ thuật xây dựng cầu Cần Thơ do JICA lập. Đến ngày 30-3- 2001 tại Tokyo, trên cơ sở đồ án thiết kế kỹ thuật đã được duyệt, với sự thỏa thuận của chính phủ hai nước, hiệp định vay vốn của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) để thực hiện thi công công trình này đã được hai bên ký kết. Với kinh nghiệm đã tích lũy qua quá trình quản lý các dự án đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ ở khu vực phía Nam, đặc biệt là dự án cầu Mỹ Thuận vượt sông Tiền, một lần nữa, Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận được Bộ GTVT tin tưởng giao nhiệm vụ quản lý đầu tư dự án xây dựng cầu Cần Thơ – cây cầu có tầm vóc quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội… không chỉ cho khu vực ĐBSCL và cả nước, mà còn cho cả khu vực sông Mekong. ———————–Từ trước đến nay, lưu lượng xe qua lại giữa các tỉnh ĐBSCL và TPHCM thường xuyên gặp khó khăn vì hay bị tắc tại bến phà Hậu Giang, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận chuyển hành khách, hàng hóa và việc tiêu thụ nông sản của người dân. Do đó, sau khi cầu Cần Thơ đi vào hoạt động, không những giải quyết được những vấn đề bức xúc nêu trên, mà còn là mạch nối, là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư đến với TP Cần Thơ và các tỉnh phía Nam sông Hậu. Ngoài ra, đây còn là cơ hội để ngành du lịch, thương mại, dịch vụ công nghiệp… của TP Cần Thơ và các tỉnh trong vùng có cơ hội tăng tốc.Mặc dù cầu Cần Thơ cách Cà Mau gần 200 km, nhưng tôi có thể khẳng định, nỗi niềm chờ đợi ngày hợp long cây cầu này không chỉ là của riêng người dân Tây Đô, mà còn là của mọi người đồng bằng, trong đó có bán đảo Cà Mau – vùng đất cuối cùng ở cực Nam Tổ quốc. Bởi vì Cà Mau là một trong những địa phương có khối lượng thủy sản lớn nhất khu vực ĐBSCL. Khi cầu Cần Thơ đi vào hoạt động, những sản phẩm thủy sản đông lạnh, kể cả tươi sống của Cà Mau sẽ rút ngắn được thời gian khi đến tay người tiêu dùng ở TPHCM và các tỉnh ngoài khu vực Nam sông Hậu. ———————–Cầu Cần Thơ được xây dựng cách bến phà Hậu Giang hiện hữu 3,2 km về phía hạ lưu, có chiều dài 2.750 m (trong đó cầu chính dài 1.010 m, hai cầu dẫn 1.740 m), rộng 23,1 m. Cầu có 4 làn xe cơ giới, 2 lề bộ hành (mỗi lề rộng 2,75 m), còn lại là các dải phân cách và kiến trúc an toàn. Độ tĩnh không thông thuyền là 30 m x 300 m và 39 m x 110 m (cầu Mỹ Thuận là 37,5 m), đủ an toàn tuyệt đối cho tàu có tải trọng 10.00 DWT qua lại thường xuyên. Phần cầu chính có kết cấu dây văng, được thiết kế bằng kết cấu kết hợp giữa dầm hộp thép và bê-tông cốt thép dự ứng lực – loại kết cấu lần đầu tiên được áp dụng trong ngành xây dựng cầu ở Việt Nam. Tháp cầu hình chữ Y ngược cao 164,8 m tính từ đỉnh bệ cọc (cầu Mỹ Thuận hình chữ H cao 120 m).
Tổng chiều dài đường dẫn vào cầu cả phía TP Cần Thơ và Vĩnh Long là 13.100 m (đường dẫn phía Vĩnh Long là 5.410 m, phía Cần Thơ 7.690 m). Điểm đầu tuyến của cầu tại vị trí Km 2061 Quốc lộ 1A thuộc địa phận huyện Bình Minh (Vĩnh Long) và điểm cuối tuyến tại Km 2077 Quốc lộ 1A thuộc địa phận quận Cái Răng (TP Cần Thơ). Tại các giao lộ hai bên đầu cầu sẽ xây dựng các nút giao phù hợp với sự phát triển giao thông lâu dài, bảo đảm cho xe lưu thông với vận tốc 80 km/giờ. Tổng số vốn đầu tư toàn bộ dự án là 4.842 tỉ đồng (tương đương 37,09 tỉ yen Nhật), bằng nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC). Thời gian thi công cầu khoảng 50 tháng.
Source: https://laodongdongnai.vn
Category: Doanh Nghiệp