Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 và Bài tập trắc nghiệm – Bài 4 (Có đáp án)

Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 bài 4 và bài tập trắc nghiệm (Có đáp án)Bài 4 : CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ Sau đây Hội Gia sư Đà Nẵng chia sẻ các em học sinh đang ôn thi THPT Quốc Gia, tài liệu học Lịch sử 12 theo sơ đồ tư duy và làm bài tập trắc nghiệm theo bài. Với sơ đồ tư duy theo sự kiện Lịch sử giúp các em học và nhớ kiến thức một cách khoa học hơn. Ngoài ra còn có bộ các câu hỏi trắc nghiệm đi cùng giúp các em kiểm tra lại kiến thức.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 thi THPT Quốc gia ( Có đáp án )

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 và Trắc nghiệm lịch sử 12 từng bài có đáp án

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 thi THPT Quốc gia ( Có đáp án )

Hội Gia sư Đà Nẵng chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu học tập.
Chúng tôi KHÔNG giải thích và KHÔNG giải bài tập giúp nhé.
Mong các bạn thông cảm nha.

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 Bài 4 : CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 Bài 4 : CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘSơ đồ tư duy lịch sử 12 Bài 4 : CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
Sơ đồ tư duy lịch sử 12 Bài 4 : CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘSơ đồ tư duy lịch sử 12 Bài 4 : CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ – Hội Gia sư Đà Nẵng

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12 Bài 4 : CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ

Câu 1: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của nước nào?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mỹ.
D. Nhật Bản.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á?
A. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á là thuộc địa của Nhật Bản (trừ Thái Lan).
B. 8/1945, Nhật đầu hàng đồng minh là thời cơ cho các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền.
C. Sau khi giành được chính quyền, Đông Nam Á bị thực dân Âu – Mỹ tái chiếm.
D. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia giành thắng lợi.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh sự giống nhau của cách mạng 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia từ năm 1945 –
1954?
A. Đều nằm trên bán đảo Đông Dương.
B. Lãnh đạo là Đảng cộng sản Đông Dương.
C. Chống kẻ thù chung là thực dân Pháp.
D. Quyền dân tộc cơ bản của ba nước được công nhận vào năm 1954.
Câu 4: Sự kiện nào sau đây đánh dấu Pháp công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông
Dương?
A. Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam năm 1954.
B. Hiệp định Giơnevơ năm 1954.
C. Hiệp định Viên Chăn năm 1973.
D. Hiệp định Pari năm 1973.

Câu 5: Nước Lào tuyên bố độc lập vào thời gian nào?
A. Tháng 8/1945.
B. Tháng 9/1945.
C. Tháng 10/1945.
D. Tháng 11/1945.

Câu 6: Thời cơ cho các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền năm 1945 là
A. Nhật đầu hàng đồng minh (8/1945).
B. Inđônêxia tuyên bố thành lập nước Cộng hòa (8/1945).
C. Việt Nam tiến hành Tổng khởi nghĩa (8/1945).
D. Lào tuyên bố độc lập (10/1945).

Câu 7: Ý nghĩa cơ bản của Hiệp định Viên Chăn năm 1973 ký giữa Mỹ và Lào là
A. kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của Lào.
B. buộc Mỹ phải rút quân khỏi Lào.
C. lập lại hòa bình ở Lào.
D. Mỹ công nhận nền độc lập của Lào.

Câu 8: Sự kiện nào sau đây có ý nghĩa đưa Lào bước sang thời kỳ mới – xây dựng và phát triển đất nước?
A. Lào tuyên bố độc lập (10/1945).
B. Pháp ký Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
C. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập (12/1975).
D. Mỹ ký Hiệp định Viên Chăn năm 1973 thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.

Câu 9: Sự kiện nào sau đây đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Campuchia kết thúc?
A. Chính quyền Xihanuc bị lật đổ (1970).
B. Thủ đô Phnômpênh được giải phóng (1975).
C. Tập đoàn Khơme đỏ bị tiêu diệt (1979).
D. Nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia được thành lập (1979).

Câu 10: Vương quốc Campuchia được thành lập vào năm
A. 1975.
B. 1979.
C. 1991.
D. 1993.

Câu 11: Sự kiện nào sau đây đánh dấu chấm dứt chế độ diệt chủng tộc của tập đoàn Khơme đỏ ở Campuchia?
A. Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc năm 1975.
B. Nước Cộng hòa nhân dân Campuchia được thành lập năm 1979.
C. Hiệp định hòa bình về Campuchia năm 1991.
D. Vương quốc Campuchia được thành lập năm 1993.

Câu 12: Nhóm 5 nước sang lập ASEAN gồm các nước
A. Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Singapo, Mianma.
B. Malaixia, Philippin. Thái Lan, Singapo, Mianma.
C. Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Mianma, Philippin.
D. Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Singapo.

Câu 13: Nước nào sau đây ở Đông Nam Á trở thành một trong bốn “con rồng kinh tế” châu Á nửa sau thế kỷ XX?
A. Malaixia.
B. Singapo.
C. Philippin.
D. Thái Lan.

Câu 14: Nội dung chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau khi giành độc lập là
A. tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. mở cửa nền kinh tế thu hút vốn đầu tư.
C. đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
D. phát triển ngoại thương.

Câu 15: Trong những năm 50 – 60 của thế kỷ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội. Hạn
chế của chiến lược này là gì?
A. Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ.
B. Phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài.
C. Tình trạng đầu tư bất hợp lý.
D. Sự cạnh tranh gay gắt.

Câu 16: Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại vào thời gian nào?
A. Thập niên 50 – 60 của thế kỷ XX.
B. Thập niên 60 – 70 của thế kỷ XX.
C. Thập niên 70 – 80 của thế kỷ XX.
D. Thập niên 80 – 90 của thế kỷ XX.

Câu 17: Tổ chức ASEAN ra đời trên cơ sở chủ yếu nào?
A. Nhu cầu hợp tác để cùng nhau phát triển của các nước Đông Nam Á.
B. Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
C. Sự xuất hiện của các tổ chức hợp tác khu vực đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.
D. Do tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật và nhu cầu mở rộng thị trường.

Câu 18: Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN?
A. Hội nghị cấp cao lần thứ nhất tại Bali (1976).
B. Ký Hiệp ước Bali (1976).
C. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995).
D. Ký Hiến chương ASEAN (2007).

Câu 19: Tổ chức ASEAN chính thức thành lập vào thời gian nào?
A. Ngày 18/4/1951.
B. Ngày 25/3/1957.
C. Ngày 1/7/1967.
D. Ngày 8/8/1967.

Câu 20: Năm 1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại
A. Giacácta (Inđônêxia).
B. Băng Cốc (Thái Lan).
C. Kuala Lumpur (Malaixia).
D. Malina (Philippin).

Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?
A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
D. Chung sống hòa bình với sự nhất trí của 5 nước sáng lập ASEAN.

Câu 22: ASEAN đã phát triên thành mười nước thành viên vào năm
A. 1992.
B. 1995.
C. 1997.
D. 1999.

Câu 23: Những năm đầu sau khi giành độc lập, nhóm các nước Đông Nam Á gồm Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin,
Sinhgapo đã
A. thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội.
B. thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại.
C. thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
D. thực hiện những kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục kinh tế

Câu 24: Sắp xếp theo trình tự thời gian gia nhập tổ chức ASEAN của những nước sau đây?
A. Việt Nam, Lào, Campuchia, Brunây, Mianma.
B. Mianma, Việt Nam, Lào, Campuchia, Brunây.
C. Brunây, Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia.
D. Lào, Campuchia, Mianma, Việt Nam, Brunây.

Câu 25: Cơ hội chủ yếu của Việt Nam từ khi gia nhập ASEAN đến nay là
A. hợp tác phát triển về kinh tế, văn hóa và giải quyết các vấn đề nóng của khu vực.
B. giúp giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
C. tăng cường khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.
D. góp phần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.

Câu 26: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Sau khi giành độc lập, các nước phát triển trong điều kiện khó khăn.
B. Các nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
C. Các nước phát triển không đồng đều.
D. Các nước đã phục hồi và phát triển về kinh tế.

Câu 27: Trong những năm 90 của thế kỷ XX, nước nào gia nhập ASEAN sớm nhất?
A. Lào.
B. Mianma.
C. Việt Nam.
D. Camphuchia.

Câu 28: Nước nào sau đây có diện tích rộng lớn và đông dân thứ hai ở châu Á?
A. Trung Quốc.
B. Ấn Độ.
C. Nhật Bản.
D. Liên bang Nga.

Câu 29: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ đặt dưới sự lãnh đạo của
A. Đảng Cộng hòa.
B. Đảng Dân chủ.
C. Đảng Quốc đại.
D. Đảng Cộng sản.

Câu 30: Sự kiện nào sau đây đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh?
A. Cuộc khởi nghĩa của 2 vạn thủy binh Bombay (2/1946).
B. Cuộc bãi công của 40 vạn công nhân Cancutta (2/1947).
C. Hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập (8/1947).
D. Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa (1/1950).

Câu 31: Từ giữa thập niên 90 của thế kỷ XX, Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba thế giới là nhờ tiến hành
A. cuộc “cách mạng xanh”.
B. cuộc “cách mạng công nghiệp”.
C. cuộc “cách mạng chất xám”.
D. cuộc “cách mạng khoa học – kỹ thuật”.

Câu 32: Năm 1947, thực dân Anh trao quyền tự trị theo “phương án Maobattơn” chia Ấn Độ thành hai quốc gia là
A. Ấn Độ và Bănglađét.
B. Ấn Độ và Pakixtan.
C. Ấn Độ và Butan.
D. Ấn Độ và Nêpan.

Câu 33: Chính sách đối ngoại nổi bật của Ấn Độ từ sau khi giành độc lập là
A. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực.
B. tăng cường chạy đua vũ trang.
C. không ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
D. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 34: Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào?
A. Năm 1950.
B. Năm 1970.
C. Năm 1972.
D. Năm 1975.

Câu 35: Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới là nhờ thực hiện
A. cuộc “cách mạng khoa học – công nghệ”.
B. cuộc “cách mạng công nghiệp”.
C. cuộc “cách mạng chất xám”.
D. cuộc “cách mạng khoa học – kỹ thuật”.

Câu 36: Nguyên tắc hoạt động nào sau đây của tổ chức ASEAN khác với nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của các nước.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
C. Không sử dụng hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
D. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

Câu 37: Nội dung nào sau đây không phản ánh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành được độc lập cho đến nay?
A. Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực.
B. Ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc trên thế giới.
C. Tham gia sáng lập phong trào không liên kết.
D. Thực hiện chạy đua vũ trang với các cường quốc.

Câu 38: Trong những năm 80 của thế kỷ XX, Án Độ đứng hàng thứ mười thế giới về
A. sản xuất công nghiệp.
B. sản xuất nông nghiệp.
C. sản xuất phần mềm.
D. sản xuất hàng tiêu dùng.

Hội Gia sư Đà Nẵng chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu học tập.
Chúng tôi KHÔNG giải thích và KHÔNG giải bài tập giúp nhé.
Mong các bạn thông cảm nha.

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 và Trắc nghiệm lịch sử 12 từng bài có đáp án

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 thi THPT Quốc gia ( Có đáp án )

Hướng dẫn phụ huynh tuyển Gia sư dạy kèm tại nhà ở Đà Nẵng

Thời gian thiết yếu : 5 phút .

Quy trình phụ huynh tuyển gia sư Đà Nẵng dạy kèm tại nhà
Trong suốt quá trình hỗ trợ tư vấn phụ huynh tuyển gia sư. Chúng tôi KHÔNG YÊU CẦU phí tuyển gia sư nào từ phụ huynh. Phụ huynh chỉ cần thanh toán học phí hàng tháng trực tiếp với gia sư.

  1. Bước 1: Gọi điện tư vấn tuyển gia sư

    Phụ huynh, học sinh có nhu cầu tìm gia sư có thể gọi điện thoại cho Hội Gia sư Đà Nẵng theo số hotline 0934490995. Trung tâm sẽ tiếp nhận các yêu cầu về gia sư, chuyển môn, địa điểm, thời gian, mục tiêu học…

  2. Bước 2: Trung tâm gia sư tuyển chọn gia sư theo yêu cầu Trong thời hạn 1 – 2 ngày, TT gia sư sẽ lọc list gia sư cộng tác. Sắp xếp gia sư tương thích, phỏng vấn kỹ. Báo cha mẹ về thông tin gia sư, hẹn ngày giờ cho 2 bên gặp.
  3. Bước 3: Gia sư gặp phụ huynh để nhận suất dạy Gia sư gặp học viên, sắp xếp lịch dạy kèm tại nhà, trao đổi thêm, kiểm tra trình độ học viên, xem những bài tập trên lớp, khuynh hướng tiềm năng dạy và học.
  4. Bước 4: Gia sư dạy kèm tại nhà theo yêu cầu của phụ huynh và học sinh

    Nghiêm túc về giờ giấc và không được làm việc riêng trong giờ dạy.
    Gia sư cần phải có trách nhiệm cho sự tiến bộ của học sinh mình dạy.

Giới thiệu về Hội Gia sư Đà NẵngTrung tâm gia sư dạy kèm tại nhà

Chúng tôi tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng.
Chúng tôi luôn đặt chất lượng dạy và học lên hàng đầu, giới thiệu gia sư uy tín dạy các môn, các lớp từ cấp 1, 2, 3, luyện thi lớp 10, luyện thi đại học.
Phụ huynh đừng quá lo lắng địa chỉ Hội Gia sư Đà Nẵng xa nhà của quý phụ huynh. Trong danh sách sinh viên cộng tác làm gia sư dạy kèm tại nhà, chúng tôi luôn sẵn sàng hàng trăm gia sư với tiêu chí:

  • Trong khu vực gần nhà phụ huynh để tiện gia sư di chuyển
  • Phù hợp với yêu cầu của phụ huynh về giới tính, kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn
  • Gia sư vui vẻ, nhiệt tình thân thiện.
  • Xác định dạy kèm tại nhà cho học sinh lâu dài theo thời gian yêu cầu của phụ huynh.

Hội Gia sư Đà Nẵng tự hào là Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà uy tín với phụ huynh và gia sư

Tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà, giới thiệu gia sư nhiệt tình, hiệu quả.
Điện thoại: 0934490995
Địa chỉ: 159 Yên Khê 2, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt Nam
Website: https://laodongdongnai.vn
Facebook: https://facebook.com/hoigiasudanang
Google Maps: https://g.page/HoiGiasuDaNang

Gia sư dạy kèm tại nhà ở Đà Nẵng

( Visited 679 times, 15 visits today )