Làng Văn Hoá Các Dân Tộc Việt Nam | https://laodongdongnai.vn

Làng Văn Hoá Các Dân Tộc Việt Nam

1. Khu Du lịch Làng văn hoá 54 dân tộc ở đâu?
Nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 40km, là một phần thuộc khu du lịch Đồng Mô – Ngải Sơn, Thị Xã Sơn Tây, Hà Nội. Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam có địa hình đồi núi đa dạng, bên những thung lũng và hồ nước hiền hòa, nơi đây được xem là địa điểm lý tưởng cho các bạn tham quan và du ngoạn, cũng như tìm hiểu thêm về nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.

2. Đường đến làng văn hoá 54 dân tộc Việt Nam
Các bạn có thể đi bằng xe bus, xe máy hoặc phương tiện cá nhân. Đối với bọn mình, bọn mình đi xe bus số 107 : Kim Mã – Làng văn hóa du lịch các dân tộc VN .
Tuyến bus 107 có lịch trình như sau :
📍Chiều đi Kim Mã
Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam – Đường làng văn hóa ( xã Hòa Thạch, xã Yên Bình huyện Thạch Thất) – Quốc lộ 21 – Quay đầu tại điểm mở QL21 (đối diện công ty CP Phú Bình) – Quốc lộ 21 – Đường mới nối Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc với Quốc lộ 21 – Đường nội bộ Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc – Cầu vượt Phú Cát – Đại lộ Thăng Long (đường gom) – Trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh – Kim Mã – Kim Mã (Toàn nhà PTA Kim Mã )
📍Chiều về Làng văn hóa du lịch các dân tộc VN
Kim Mã (Toà nhà PTA Kim Mã) – Giảng Võ – Núi Trúc – Kim Mã – Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng – Đại lộ Thăng Long (đường gom) – Đường nội bộ Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc – Đường mới nối Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc với Quốc lộ 21 – Quốc lộ 21 – Ngã 4 Hòa Lạc – Đường làng văn hóa ( xã Hòa Thạch, xã Yên Bình huyện Thạch Thất) – Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.
💵 Giá vé: 9000VNĐ/lượt
⏰ Thời gian chuyến: 15 – 20 phút/chuyến phút
Xe có di chuyển vào thẳng làng văn hoá luôn nhé .

3. Thời gian đến Làng Văn Hoá
Bọn mình khởi hành từ Hà Nội, đi xe bus số 22 đến bến xe Kim Mã. Khởi hành từ 8h đi xe 22 đến bến là 8h30. 8h30 từ bến di chuyển đến Làng Văn Hoá là 10h. ( đi mất 1h30′ )

4. Giá vé vào cổng
Vì chùa Khmer rất xa nên các bạn cần phải đi xe điện.
💵 Giá vé xe điện là :
– Người lớn 35.000 VNĐ
– Sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có thẻ sinh viên là 25.000 VNĐ
💵 Giá vé vào cổng :
– Người lớn 30.000 đồng/người/lượt.
– Sinh viên, học sinh (học viên) trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường dạy nghề 10.000 đồng/người/lượt.
– Trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông 5.000 đồng/người/lượt
– Miễn phí tham quan đối với trẻ em dưới 6 tuổi.
– Người khuyết tật đặc biệt nặng giảm 50%.

5. Ăn gì khi đến đây
Bọn mình có chuẩn bị sẵn đồ ăn tại nhà và mang đến đây ăn. Coi như là đi picnic luôn. Các bạn có thể chuẩn bị đồ ăn tại nhà và mang đến đây ăn, hoặc ăn tại đây cũng oke nhé. Có thể đặt ăn tại nhà hàng của dân tộc Mường cũng được nha ☺️

6. Chơi gì khi đến đây 🤔
Làng Văn Hoá Các Dân Tộc Việt Nam nơi đây rất rộng, có diện tích 198,61 ha. Khu làng được xây dựng trên đồi cao, có địa hình phong phú với sự phân bố các làng dân tộc trải rộng trên mọi miền đất nước. Khu các Làng dân tộc được xây dựng thành quần thể tái hiện các cấu trúc làng, bản của các dân tộc Việt Nam với quy hoạch và kiến trúc dân gian nhằm gìn giữ, phát triển và giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Khu các làng dân tộc chia làm 4 cụm gồm:
📍Cụm các Làng dân tộc I: Gồm các công trình văn hóa và cảnh quan đặc trưng 28 dân tộc vùng rẻo cao, thung lũng, trung du thuộc các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ với hệ ngôn ngữ Tày – Thái, Tạng – Miến, Mông – Dao, Việt – Mường, Ka – Đai.

📍Cụm các Làng dân tộc II: Thể hiện các công trình văn hóa và cảnh quan 18 dân tộc vùng cao nguyên, đồi núi thuộc các dân tộc vùng Nam Trung Bộ, Trường Sơn, Tây Nguyên với hệ ngôn ngữ Môn – Khmer, Nam Đảo.

📍Cụm các Làng dân tộc III: Thể hiện các dân tộc Chăm, Khmer, Chơ ro, Chu Ru, các dân tộc cư trú ở các vùng có cảnh quan bán sơn địa, cao nguyên, đồi núi, triền sông (vùng Nam Tây Nguyên và Nam Bộ) với hệ ngôn ngữ Môn – Khmer và nam Đảo.

📍Cụm các Làng dân tộc IV: Gồm các công trình văn hóa và cảnh quan 4 dân tộc đa văn hóa, cư trú ở nhiều vùng cảnh quan như bán sơn địa, đồi núi, đồng bằng, duyên hải, triền sông, thị trấn, thị tứ thuộc nhiều vùng văn hóa khác nhau như Kinh, Hoa, Ngái, Sán Dìu với hệ ngôn ngữ Hán, Việt – Mường. Ngoài ra còn có khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí, khu dịch vụ du lịch tổng hợp, khu công viên bến thuyền và khu quản lý điều hành chung.

Bọn mình chỉ đi được một vài chỗ như Chùa Khmer, Dân tộc Thái, khu tượng gỗ …. vì trong đây rất rộng nên bọn mình chỉ đi được vài điểm nổi bật. Lúc về bọn mình lên xe điện, nhờ chú lái xe điện đưa ra bến xe 107 và bắt xe về Hà Nội.
TỔNG CHI PHÍ CHO CHUYẾN ĐI : 35.000 VNĐ / 1 người ( 10.000 vé vào cổng + 25.000 vé xe điện )