Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? Danh sách dân tộc của Việt Nam hiện nay

Việt Nam là đất nước có nhiều anh em và đa dân tộc sinh sống trải dài khắp đất nước. Và có lẽ chúng ta ai cũng biết Việt Nam có 54 anh em dân tộc đều là con cháu Lạc Long Quân và Âu Cơ. Tuy nhiên số lượng dân số tăng thì số lượng dân tộc có tăng không? Việt Nam có bao nhiêu dân tộc hiện nay? Để giải đáp thắc mắc hãy cùng blueberryjubilee.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Tìm hiểu về lịch sử hình thành dân tộc ở Việt Nam

Trước khi tìm hiểu về đất nước có bao nhiêu dân tộc theo con số thống kê chính xác thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lịch sử hình thành các dân tộc Việt Nam.

Theo nhiều nghiên cứu và điều tra từ những sử học thì dân tộc Việt Nam và sự hình thành dân tộc tại Việt Nam thì Chủng Cổ Mã lai là nguồn gốc hình thành số lượng dân tộc tại Việt Nam. Cụ thể có chia thành 3 tiến trình là :

  • Giai đoạn 1

    : Vào thời kỳ đồ đá, bộ phận dân cư thuộc Đại chủng Á di chuyển về phía Đông Nam và đến Đông Dương thì dừng lại. Và theo như nghiên cứu bộ phận Đại chủng Á này và Đại chủng Úc bản địa tạo ra nguồn gốc của Chủng Cổ Mã Lai.

  • Giai đoạn 2: Cuối thời kỳ đồ đá tại miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ và miền nam Trung Quốc có sự di dời do sự tiếp xúc của Chủng Cổ Mã Lai với Đại chủng Á từ phía bắc nên mới tạo ra một chủng mới là Nam Á .
  • Giai đoạn 3: Đến quá trình này chủng Nam Á được chia thành một loạt dân tộc tên là Bách Việt. Họ nói rất nhiều tiếng như tiếng Việt – Mường, Mèo – Dao, Môn – Khơ me, Tày – Thái, … Sau đó quy trình này vẫn liên tục diễn ra tạo thành một bộ phận những dân tộc với phong phú ngôn từ .

II. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

Đã là con rồng cháu tiên thì có lẽ Việt Nam có bao nhiêu dân tộc không thể nào làm khó được bạn. Tuy nhiên theo như con số thống kê chính xác của Cổng thông tin điện tử của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì nước ta có 54 anh em dân tộc và hiện nay vẫn chưa xuất hiện thêm bất cứ dân tộc nào mới.

Cộng đồng 54 anh em dân tộc Việt Nam phân bố trải dài theo khắp diện tích của mảnh đất hình chữ S. Trong đó dân tộc đông dân nhất là dân tộc Kinh chiếm tới hơn 86% dân số cả nước. Còn lại là số lượng các dân tộc thiểu số khác như Thái, Mường, Hoa, Chăm,..Phần lớn các dân tộc thiểu số sống ở các vùng núi và vùng sâu xa như ở Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc và đồng bào sông Cửu Long. 

1. Danh sách dân tộc Việt Nam chính xác nhất

Việt Nam có 54 anh em dân tộc nhưng bạn đã biết hết tên gọi của 54 dân tộc anh em chưa? Cùng xem danh sách dân tộc Việt Nam cụ thể là những dân tộc nào nhé!

B

  • BANA
  • BỐ Y
  • BRÂU
  • BRU – VÂN KIỂU

C

  • CHĂM
  • CHƠ RO
  • CHU-RU
  • CHỨT
  • CO
  • CƠ HO
  • CỜ LAO
  • CƠ TU
  • CỐNG

D

  • DAO

E

  • Ê-ĐÊ

G

  • GIA RAI
  • GIÁY
  • GIÉ-TRIÊNG

H

  • HÀ NHÌ
  • HOA
  • HRÊ

K

  • KHÁNG
  • KHMER
  • KHƠ MÚ

L

  • LA CHÍ
  • LA HA
  • LA HỦ
  • LÀO
  • LÔ LÔ
  • LỰ

M

N

  • NGÁI
  • NÙNG

O

  • Ơ ĐU

P

  • PÀ THẺN
  • PHÙ LÁ
  • PU PÉO
  • RA GLAY
  • RƠ MĂM

S

  • SÁN CHAY
  • SÁN DÌU
  • SI LA

T

  • TÀ ÔI
  • TÀY
  • THÁI
  • THỔ

V

  • VIỆT

X

  • XINH MUN
  • XƠ ĐĂNG
  • XTIÊNG

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Uỷ ban Dân tộc)

2. Danh sách dân tộc Việt Nam theo nhóm ngôn ngữ

Các dân tộc Việt Nam được xếp theo 3 ngữ hệ và 8 nhóm ngôn ngữ đó là: Tày – Thái, Việt – Mường, Ka Đai, Mông – Dao, Nam Đảo, Tạng Miến, Hán. Để có thể hiểu rõ hơn về hệ ngôn ngữ của các dân tộc Việt Nam hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

2.1 Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường

Gồm 4 dân tộc là Kinh, Mường, Thổ, Chứt. Những đồng bào này thường sống bằng nghề trồng lúa và bắt cá. Đời sống văn hóa phong phú có phong tục thờ cúng tổ tiên. Các nghề thủ công được phát triển ở trình độ cao.

2.2 Nhóm ngôn ngữ Tày- Thái

Nhóm ngôn ngữ này với 8 dân tộc là Tày, Giáy, Lào, Nùng, Thái, Sán Chay, Lự, Bố Y. Những dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ này sống chủ yếu tại các vùng Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam và nói ngôn ngữ Nam Á. Với phong tục tập quán sống ở nhà sàn, trồng lúa và canh tác trên những địa hình sinh sống. 

2.3 Nhóm ngôn ngữ Mông – Dao

Gồm 3 dân tộcPà Thẻn, Dao, Mông. Đây là thành phần nhóm ngôn ngữ mà có số lượng người dân tộc thiểu số chiếm số lượng lớn trong thành phần dân số của Việt Nam. 

2.4 Nhóm ngôn ngữ Ka Đai

Nhóm ngôn ngữ gồm 4 dân tộcLa Ha, Cờ Lao. Pu Péo, La Chí.

2.5 Nhóm ngôn ngữ Tạng Miến

Gồm 6 dân tộc: Hà Nhì, Lô Lô, Si La, Phù Lá, La Hủ, Cống

2.6 Nhóm ngôn ngữ Môn Khơ Me

Nhóm ngôn ngữ Môn Khơ Me gồm 21 dân tộc: Brâu, Ba Na, Cơ Ho, Bru – Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Tu, Giẻ Triêng, H’rê, Kháng, Mảng, Khơ Mú, Khơ Me, Xinh Mun, M’nông, Rơ Măm, Ơ Đu, Mạ, Tà ôi, Xơ Đăng, Xtiêng. Đây là nhóm ngôn ngữ mà số lượng dân tộc sử dụng nhiều nhất chủ yếu sinh sống ở khu vực Tây Nguyên, miền Trung hay Nam Bộ. Đời sống của người nhóm Môn Khơ Me là canh tác nương rẫy theo phương pháp chọc lỗ tra hạt. Nền văn hóa chủ yếu là ở nhà Rông, nhà dài với nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc.

2.7 Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo

Gồm 5 dân tộcGia Rai, Raglai, Ê Đê, Chăm, Chu Ru

2.8 Nhóm ngôn ngữ Hán

Nhóm ngôn ngữ này gồm 3 dân tộcNgái, Sán Dìu, Hoa. Nhóm ngôn ngữ này sống rải rác trên cả nước khắp 3 miền.

III. Dân tộc Việt Nam theo vùng miền?

Theo thông tin từ Cổng thông tin dân tộc Việt Nam thì các dân tộc Việt Nam sinh sống tập trung phần lớn theo vùng miền có nhiều dân tộc sinh sống ở cả 3 miền. Dưới đây là danh sách một số dân tộc thiểu số sinh sống theo vùng miền tại Việt Nam:

  • Dân tộc thiểu số ở miền Bắc: Một số dân tộc thiểu số sống tại miền Bắc cần kể đến là :Tày, Thái, Hoa, Mường, Mảng, Pà Thẻn, Cơ Lao, Nùng, H’mông, Dao, Ngái, Sán chay, Sán dìu, Giáy, Kháng, Xinh Mun, Hà Nhì, Lào, La Chí, La Ha. Phù Lả, La Hủ, Lự, Lô Lô, Cống, Bố Y, Si La, Pu Péo, …
  • Dân tộc thiểu số ở miền Trung: Tại miền trung những dân tộc thiểu số hầu hết sinh sống tại vùng núi hay ở khu vực Tây Nguyên. Đó là một số ít dân tộc như :Gia-Lai, Ê-đê, Ba-na, Mnong, Thổ, Cơ Tu, Xơ-đăng, Cơ-ho, Hre, Gié-Triêng, Mạ, Khơ mú, Co, Ta ôi. Chu ru, Chứt, Brâu, Ơ đu, Rơ măm, ...
  • Dân tộc thiểu số ở miền Nam:

    Một số dân tộc thiểu số sống ở miền Nam thường sinh sống ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long như

    Khơ-Me, Xtiêng, Chăm, Ra-glai, Bru-Vân Kiều, Chơ ro

IV. Lời kết

Việt Nam là một đất nước có truyền thống đoàn kết và đùm bọc nhau giữa 54 anh em dân tộc với nhau. Đây là một truyền thống tốt đẹp và được gìn giữ đến tận ngày nay. Hy vọng qua bài viết “Việt Nam có bao nhiêu dân tộc” sẽ là một thông tin hữu ích và thú vị với bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc! Cùng cập nhật blueberryjubilee.org để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!