BÁO CÁO THAM LUẬN HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN – Tài liệu text

BÁO CÁO THAM LUẬN HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, VƯỜN MẪU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.54 KB, 77 trang )

BÁO CÁO THAM LUẬN
HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC
TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ
NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, VƯỜN MẪU

Tháng 4 năm 2018
1

UBND TỈNH HÀ TĨNH

BÀI PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH HÀ TĨNH
VỀ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG
KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, VƯỜN MẪU
Hội nghị toàn quốc triển khai xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu
mẫu, vườn mẫu có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là dịp tốt để trao đổi, chia sẻ
những kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới,
đặc biệt là xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu để tiếp tục
thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, đạt
kết quả cao hơn, bền vững hơn.
Hà Tĩnh có diện tích hơn 6.000 km2, dân số 1,27 triệu người, có 13 đơn
vị hành chính trực thuộc tỉnh, gồm: 10 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố; có 02 khu
kinh tế: Khu kinh tế Vũng Áng và Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu treo; có 22
cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Toàn tỉnh có 262 xã, phường, thị trấn,
trong đó có 229 xã.
Trong những năm qua, trong điều kiện khó khăn như chịu ảnh hưởng của
sự cố môi trường biển, chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lũ, mất mùa nông
nghiệp, giá cả thị trường chăn nuôi biến động, nhưng Hà Tĩnh đã đạt được kết
quả khá toàn diện trên các lĩnh vực: Về kinh tế, năm 2017 tốc độ tăng trưởng
kinh tế (GRDP) đạt 10,71 %, GRDP bình quân đầu người đạt 39,3 triệu đồng,
thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2017 đạt trên 28 triệu

đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,56%, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch
vụ chiếm 71,93%, nông – lâm – ngư nghiệp giảm còn 18,12 %, thu ngân sách đạt
8.930 tỷ đồng. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế có nhiều chuyển biến tích
cực; quốc phòng, an ninh được đảm bảo. Công tác xây dựng đảng và các tổ chức
trong hệ thống chính trị có nhiều đổi mới và đạt được kết quả khá rõ nét. Đạt
được kết quả đó là nhờ được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương, sự chia sẻ,
hợp tác của các địa phương trong cả nước, sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân
Hà Tĩnh.
Cùng với việc lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị mang tính
chiến lược, trong năm 2017, tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung vào ổn định đời sống
nhân dân, khôi phục phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh trật tự. Biển miền
Trung đã an toàn từ năm 2017, đã cơ bản hoàn thành việc chi trả bồi thường,
khắc phục sự cố môi trường biển; hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản
từng bước phục hồi và tăng trưởng trở lại. Đồng thời, với việc tập trung phát
2

triển đột phá trong phát triển công nghiệp, Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm phát triển
toàn diện nông nghiệp nông thôn, nhất là thực hiện Chương trình MTQG xây
dựng nông thôn mới. Với sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt của Ban chỉ đạo tỉnh, sự
vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, hưởng ứng của người dân,
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã đạt được kết quả khá toàn
diện, ngày càng đi vào chiều sâu, bền vững với nhiều dấu ấn rõ nét, đến nay toàn
tỉnh có 115 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm trên 50% số xã (về trước 02 năm
so với mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh); bình quân đạt 15,1 tiêu chí/xã, không
còn có xã dưới 10 tiêu chí.
Xuất phát từ thực tiễn Hà Tĩnh là vùng quê “chảo lửa”, “túi mưa” thường
xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan, những năm đầu
thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, chủ yếu đang tập trung vào các
chỉ tiêu quy định trong Bộ Tiêu chí nên các xã sau khi đạt chuẩn nông thôn mới

chưa thật sự rõ về chiều sâu và tính bền vững chưa cao. Tỉnh chỉ đạo mạnh dạn
thí điểm xây dựng 05 Khu dân cư NTM kiểu mẫu và 240 Vườn mẫu đại diện
cho 03 vùng sinh thái. Sau một thời gian thực hiện, tỉnh đã tổ chức sơ kết, kết
quả bước đầu mang lại hiệu quả rõ nét, thuyết phục, UBND tỉnh đã ban hành Bộ
Tiêu chí. Đồng thời, để khuyến khích thực hiện chủ trương này, tỉnh đã ban hành
chính sách hỗ trợ xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu. Giai đoạn đầu (20142016), đối với xã phấn đấu đạt chuẩn trong năm và năm kế tiếp, hỗ trợ 300 triệu
đồng/1 khu dân cư NTM kiểu mẫu; 20 triệu đồng/01 vườn mẫu (mỗi xã 10 vườn),
phần vốn hỗ trợ chủ yếu cho các nội dung như: Quy hoạch, làm hàng rào xanh, hỗ
trợ giống cây, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất (hệ thống tưới
tiết kiệm, chế phẩm sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ…). Hiện nay, tỉnh đã
ban hành chính sách thưởng theo kết quả đầu ra, mỗi khu dân cư NTM kiểu mẫu
đạt chuẩn thưởng 300 triệu đồng, mỗi vườn mẫu đạt chuẩn thưởng 5 triệu đồng
cho diện đại trà trên toàn tỉnh.
Chủ trương xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu
nhanh chóng được người dân hưởng ứng, tự giác tham gia và đang dần trở thành
phong trào có sức lan tỏa nhanh, trên diện rộng. Từ xây dựng mô hình điểm, đến
nay có 1.116/1.802 thôn triển khai xây dựng (chiếm 62%), trên 8.200 vườn triển
khai thực hiện, trong đó có 228 khu dân cư, 2.300 vườn mẫu đạt chuẩn, thu nhập
bình quân/vườn ở vùng đồng bằng đạt trên 70 triệu đồng, miền núi và bán sơn địa
trên 150 triệu đồng, có trên 1.200 vườn doanh thu từ 500 triệu đồng/năm trở lên,
trong đó có 261 vườn doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm; nhiều khu dân cư kinh tế
phát triển, môi trường tốt, cảnh quan đẹp, văn hóa được phát huy, đã trở thành
vùng quê “Trù Phú – An lành”, là “nơi đáng sống” như Nam Trà – xã Hương Trà,
Yên Mỹ – xã Cẩm Yên, Hà Thanh – xã Tượng Sơn, Phong Giang – xã Tiên Điền,
Châu Nội – xã Tùng Ảnh, Thanh Bình – xã Đức Lĩnh, Hương Phố – xã Đức
Hương… và một số điểm khác. Xây dựng nông thôn mới đi ngày càng đi vào thực
chất, hướng tới cộng đồng dân cư nhiều hơn.
3

Mặc dù đây mới chỉ là kết quả bước đầu, nhưng có thể khẳng định hiệu
quả và ý nghĩa thực tiễn việc xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu mạng lại là
rất lớn, đó là:
1. Việc xây dựng khu dân cư kiểu mẫu vườn mẫu theo quy hoạch đã tạo ra
diện mạo mới cho khu vực nông thôn và cộng đồng dân cư, tạo ra xã đạt chuẩn
NTM thuyết phục và bền vững hơn.
2. Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu tạo động lực
trực tiếp cho người dân và cộng đồng dân cư tham gia, bởi lợi ích thiết thực mang
lại gắn với người dân, bất kể gia đình, thôn xóm nào cũng có thể thực hiện được.
Chính vì vậy, huy động được tối đa sự vào cuộc của người dân, từ đó quyền chủ
thể của người dân và cộng đồng dân cư được phát huy một cách cao nhất.
3. Việc cải tạo, xây dựng vườn mẫu, tạo ra hướng phát triển kinh tế mới
đối với nhiều địa phương lâu nay còn bế tắc, lúng túng trong thực hiện Đề án
phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần đa dạng hóa
nguồn thu nhập, hoàn thiện thêm tiêu chí thu nhập.
4. Việc xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu gắn chặt
với môi trường, tạo cảnh quan nông thôn xanh sạch đẹp, văn minh hơn, hình
thành những vùng quê thực sự đáng sống hơn. Đối với Hà Tĩnh, điều này càng
có ý nghĩa đặc biệt hơn trong điều kiện rất nhiều con em ly hương ra khỏi địa
bàn, nay tự hào, gắn kết, cùng hướng tấm lòng và trí tuệ góp sức, chung tay xây
dựng quê hương.
5. Ý thức, nhận thức người dân về việc chấp hành pháp luật, quy ước,
hương ước ngày càng được nâng cao hơn, xây dựng xã hội nông thôn tiếp cận,
bắt nhịp với xu thế phát triển, giúp cho khu vực nông thôn không bị tụt hậu so
với nhịp độ phát triển hiện nay.
6. Tăng cường hơn vai trò lãnh đạo của đảng, nâng cao hiệu quả hoạt động
của chính quyền, đoàn thể các cấp. Đội ngũ cán bộ qua thực tiễn chỉ đạo xây dựng
khu dân cư mẫu, vườn mẫu đã lăn lộn, sát thực tiễn, trưởng thành, gắn bó với
nhân dân hơn; củng cố lòng tin người dân đối với cán bộ ngày càng tốt hơn.
Qua thực tiễn của tỉnh, Hà Tĩnh xin chia sẻ một số kinh nghiệm bước đầu

rút ra trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng khu dân cư NTM kiểu
mẫu, vườn mẫu:
1. Trước hết, cấp ủy Đảng phải xác định rõ chủ trương mang tính khẳng
định kiên trì trong chỉ đạo, phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc một
cách tích cực, công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên. Mỗi người dân phải
nhận thức và phát huy tốt vai trò chủ thể, tự giác thực hiện ngay từ mỗi gia đình
cộng đồng thôn xóm và toàn xã hội.
4

2. Các nội dung, các tiêu chí đều xây dựng mô hình mẫu thuyết phục để
nhân rộng (như tuyến đường mẫu, đường điện mẫu, vườn mẫu…); đưa vào chỉ
tiêu, điều kiện bắt buộc đối với một số mô hình mẫu, ví dụ: xã đạt chuẩn NTM
phải có thôn đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu
mẫu phải có 100% số thôn phải đạt chuẩn.
3. Cần có chính sách hỗ trợ, cơ chế thưởng theo kết quả đầu ra tạo động
lực lớn cho các địa phương thực hiện; khuyến khích, ghi nhận các sáng tạo…
4. Công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn phải chuyên sâu để người dân
hiểu rõ hơn về vai trò, lợi ích thiết thực của việc xây dựng khu dân cư NTM kiểu
mẫu, vườn mẫu, huy động tối đa sự tham gia đóng góp cả về trí tuệ, công sức và
nguồn lực của người dân.
5. Cán bộ các cấp, các ngành phải luôn đồng hành với xã, với thôn trong
quá trình thực hiện, có phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, đoàn thể
theo từng nội dung, tiêu chí; thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ cơ sở, người dân, cộng
đồng, giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.
6. Tăng cường tổ chức tham quan học tập; giao lưu, tọa đàm thực tế giữa
các địa phương là hoạt động mang lại hiệu quả một cách nhanh nhất.
7. Sơ, tổng kết phải đúc rút những bài học kinh nghiệm, lượng tính những
khó khăn, thách thức; xác định nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm theo từng thời
kỳ. Các địa phương cũng tổ chức đánh giá theo chuyên đề, bình chọn, tuyên

dương tổ chức, cá nhân điển hình, có bổ sung phù hợp với thực tế của địa
phương (như huyện Nghi Xuân bổ sung thêm tiêu chí “Có Câu lạc bộ dân ca Ví
Giặm” vào Bộ Tiêu chí Khu dân cư NTM kiểu mẫu).
8. Tạo ra phong trào thi đua nhà nhà với nhau, tổ liên gia với nhau, thôn
với nhau và định kỳ tổ chức các cuộc thi tạo phong trào thi đua rộng khắp và
ngày càng đi vào chiều sâu.
Hà Tĩnh luôn xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị
quan trọng hàng đầu, thường xuyên và lâu dài; với thực tiễn “dừng lại là rớt
chuẩn”, “chuyển biến chậm sẽ bỏ lại phía sau” xây dựng nông thôn mới kiểu
mẫu phải là xu thế tất yếu đi lên của các xã đã đạt chuẩn. Trong thời gian tới (từ
2019-2020), tỉnh sẽ ưu tiên hơn mục tiêu xây dựng khu dân cư nông thôn mới
kiểu mẫu đạt chuẩn (so với mục tiêu xã đạt chuẩn), đồng thời các cơ chế, chính
sách sẽ được xây dựng và ưu tiên thực hiện theo mục tiêu này. Chính việc xây
dựng các khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu sẽ tạo tiền đề vững chắc cho
việc duy trì, nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới
tại các xã; tạo ra xã đạt chuẩn NTM thuyết phục hơn, là cơ sở quan trọng để Hà
Tĩnh phấn đấu có nhiều xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu và Tỉnh đạt chuẩn
nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 một cách thiết thực, bền vững.
5

Kiến nghị:
1. Đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương cho nghiên cứu, bổ sung tiêu chí 20 –
Khu dân cư kiễu mẫu, vườn mẫu trong Bộ Tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới.
2. Đề nghị Trung ương định kỳ (2 năm/lần) phát động và tổ chức Cuộc thi
khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu để động viên và tạo động lực cho phong
trào, quan trọng hơn là tìm ra nhân tố điển hình, định hướng cho chủ trương này
ngày càng hoàn thiện hơn./.

6

THAM LUẬN
BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG

7

BỘ XÂY DỰNG
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH XÂY DỰNG
KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, VƯỜN MẪU
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp
hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu rõ
mục tiêu phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2020 “…Xây dựng nông
thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và
các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn
định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường
sinh thái được bảo vệ …”. Để thực hiện mục tiêu trên, cần tiến hành
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp
chế biến, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông công nghiệp – dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn nhằm tạo
ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xoá
đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa thành thị và
nông thôn.
Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới luôn được Chính phủ,
Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
quan tâm đặt ở vị trí hàng đầu trong các Bộ tiêu chí xây dựng xã, huyện
nông thôn mới (cụ thể Bộ tiêu chí theo Quyết định 491/QĐ-TTg và hiện
nay là Bộ tiêu chí theo Quyết định 1980/QĐ-TTg, đối với huyện đạt chuẩn

nông thôn mới là Bộ tiêu chí theo Quyết định 558/QĐ-TTg).
Trong những năm qua, công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới
đã đạt được nhiều kết quả tốt. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy
hoạch xây dựng nông thôn mới tại các địa phương đã có những chuyển
biến rõ nét từ trong nhận thức đến việc làm, góp phần quan trọng đẩy
nhanh tiến độ và có hiệu quả trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
Nhiều xã đã thực hiện đúng các bước lập, thẩm định, trình, phê
duyệt quy hoạch theo đúng tinh thần nội dung các văn bản hướng dẫn, quy
định của Nhà nước, đồng thời tiến hành công bố quy hoạch được duyệt,
cắm mốc xây dựng và lập dự án đầu tư theo quy hoạch. Nhiều nơi nhân
dân đã nắm được và tham gia ý kiến sâu về chuyên môn, nhiều gia đình
còn tự nguyện hiến đất, phá tường rào, tự giải phóng mặt bằng để địa
phương mở rộng đường giao thông, đường ra đồng, hoặc hiến đất cho việc
8

xây dựng các công trình công cộng nhằm thực hiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới. Nhiều chính quyền địa phương đã bỏ kinh phí để tuyên
truyền, giới thiệu, lập pa-nô dựng hình vẽ giới thiệu cho nhân dân nắm
được nội dung quy hoạch, quy mô, lộ trình, tiến độ xây dựng các dự án…
được dư luận đồng tình, nhân dân hiểu, tự giác và chủ động phối hợp quản
lý thực hiện rất thành công.
Thực trạng công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với khu
dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu chưa được quan tâm sát đáng, cụ thể như:
Các điểm dân cư nông thôn tập trung còn manh mún, không thuận lợi cho
canh tác theo kiểu cơ giới hoá, không có lợi cho việc đầu tư kết cấu hạ tầng và
hình thành các điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất dịch vụ trong khu vực
nông thôn. Tình trạng dân cư tự phát bám dọc theo các trục quốc lộ, biến đường
giao thông quốc lộ trở thành các tuyến phố, gây ảnh hưởng đến lưu thông trên
các tuyến quốc lộ và khó khăn trong tổ chức dịch vụ công cộng cho điểm dân

cư. Mặc dù hiện tượng phát triển tự phát này có cái lợi nhỏ là đã phần nào tạo
điều kiện việc làm cho người dân, nhưng gây ra cái hại lớn là gây cản trở lưu
thông, gây khó khăn và làm giảm nhịp điệu, tốc độ CNH trên góc độ vĩ mô của
đất nước.
Điều kiện tự nhiên cũng là yếu tố tác động tới công tác quy hoạch xây
dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu như một số bản làng ở vùng núi phía bắc sinh
sống không tập trung chia cắt bởi địa hình đồi núi. Điều kiện kinh tế của người
dân còn nhiều khó khăn đặc biệt là khu vực Miền núi phía Bắc.
Định hướng quy hoạch xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu cần
thực hiện ngay từ khâu lập quy hoạch chung xây dựng xã và chú trọng đến
một số yếu tố như:
Một là, chủ trương của cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền cần có
một ý chí quyết tâm thực hiện xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu
đối với từng khu vực cụ thể trong địa bàn xã.
Hai là, cần điều tra, khảo sát thật kỹ điều kiện tự nhiên, tìm thấy những
ưu điểm hoặc lợi thế do điều kiện tự nhiên của khu vực lập quy hoạch.
Ba là, lấy ý kiến tham gia góp ý của người dân là đối tượng trực
tiếp thực hiện và chịu sự tác động của quy hoạch cũng như chủ trương xây
dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu.
Bốn là, cần có định hướng gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ các
sông hồ, suối trong khu vực lập quy hoạch cũng như các công trình di tích
lịch sử đã được xếp hạng cần được bảo vệ, chống lấn chiếm. Nhằm đảm
bảo cảnh quan khu dân cư, nghĩa trang nhân dân cần bổ sung diện tích đất
trồng cây xanh đảm bảo cách ly an toàn vệ sinh, tránh tình trạng xây dựng
nhà để ở trong khu vực nuôi trồng thủy sản, trồng cây xanh tạo hàng rào
9

thoáng (không xây tường đặc) giữa đất ở của dân với tuyến đường nội bộ
khu dân cư.

Năm là, đối với các huyện dự kiến hình thành quận (huyện chịu sự
tác động của đô thị hóa) phải được định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở
hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội phù hợp với định hướng đô thị
hóa nhằm từng bước nâng cao điều kiện sống của người dân trên địa bàn
huyện cũng như đảm bảo cảnh quan sinh thái khu dân cư.
Sáu là, đối với khu vực nông thôn đã được xác định trong ranh giới
quy hoạch đô thị, việc xây dựng công trình nói chung cũng như nhà ở của
khu dân cư cần được cấp phép xây dựng để quản lý chặt về không gian
kiến trúc cảnh quan.
Bảy là, xây dựng kế hoạch triển khai từng quý, từng năm phù hợp
với điều kiện kinh tế – xã hội của xã, cũng như điều kiện kinh tế của
người dân trong khu vực./.

10

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA CƠ SỞ TRONG XÂY DỰNG
KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU
Xây dựng đời sống văn hóa là một trong những nội dung quan trọng trong
chiến lược xây dựng, phát triển con người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hội
nhập quốc tế và văn hóa đại chúng như hiện nay.
Đời sống văn hóa cơ sở bao gồm tất cả những hoạt động của con người
diễn ra ở cộng đồng, gia đình, thôn, làng, ấp, bản (gọi chung là khu dân cư). Cụm
từ xây dựng đời sống văn hóa cơ sở có thể xác định được ra đời vào năm 1946,
khi xuất hiện 1 bài viết dưới dạng hỏi – đáp về “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, trong đó có các nội dung xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa.
Chặng đường đã qua, ở nhiều thời điểm khác nhau đã xuất hiện những mô hình,
ngọn cờ đầu về xây dựng đời sống văn hóa tại nhiều địa phương trong cả nước:

Vào năm 1960, ở thôn Ngọc Tỉnh, xã Ngọc Long (Hưng Yên) có 06 gia
đình tự nguyện giao ước thi đua với nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Hạt giống 06 gia đình này gieo mầm nhanh chóng lan tỏa và Ngọc Long trở
thành nơi khởi nguồn của phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong cả nước.
Năm 1990, từ làng Trang Liệt (Bắc Ninh) và làng Đông Cao (Thanh Hóa)
dân làng cùng nhau thảo luận xây dựng quy ước Làng văn hóa và cùng nhau
thực hiện. Năm 1992, Bộ VHTT tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả và công nhận
việc xây dựng Làng văn hóa là hợp lòng dân và nhân rộng mô hình ra cả nước,
mở đầu cho cuộc vận động xây dựng Làng Văn hóa.
Với truyền thống “Mỹ tục khả phong” “Thiện tục khả phong” được các
triều đại phong kiến ban, trong thời đại Hồ Chí Minh, Hải Hậu (Nam Định) luôn
là ngọn cờ đầu trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, từ năm 1978 đã được Bộ
VHTT công nhận là “điển hình văn hóa cấp huyện của cả nước” và liên tiếp
những năm sau đó, cho đến năm 1998 được công nhận 20 năm liền là mô hình
điển hình văn hóa cấp huyện. Điểm sáng này cũng là lợi thế để Hải Hậu (Nam
Định) một lần nữa khẳng định mình trong xây dựng NTM (là một trong những
huyện đầu tiên trong cả nước được công nhận huyện đạt chuẩn NTM), bằng
những kết quả, thành tích nổi bật đó, Hải Hậu vinh dự là 01 trong 04 huyện được
chọn xây dựng thí điểm huyện nông thôn mới kiểu mẫu.
Điểm qua như vậy để chứng minh rằng, việc xây dựng đời sống văn hóa
cơ sở là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là nhu cầu, nguyện
11

vọng của người dân. Trong thực tiễn, người dân đã sáng tạo và tự nguyện thực
hiện bằng nhiều hình thức rất sinh động trong cuộc sống.
Năm 1998, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng, phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ra đời với những giải
pháp cụ thể, trong đó có giải pháp Phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”. Tháng 4/2000, tại Quảng Nam, chính thức phát động

phong trào trong cả nước; phong trào là sợi dây đan kết các phong trào xây dựng
đời sống văn hóa ở cơ sở và đi vào đời sống, trở thành một phong trào quần
chúng sâu rộng, thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, sự
quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của cả hệ thống chính trị. Năm
2014, Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tiếp tục đề
ra những nhiệm vụ để công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nước.
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, chủ
trương đó đã được cụ thể hóa bằng nhiều chính sách cụ thể, trong đó có Chương
trình MTQG xây dựng NTM. Qua hơn 07 năm thực hiện, với sự nỗ lực, trách
nhiệm của đảng bộ, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng, đồng thuận của nhân
dân đã đem đến những diện mạo mới cho vùng nông thôn trên các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, xã hội. Trong đó, không thể không nói đến văn hóa, với vai trò vừa
là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, văn hóa đã góp phần không nhỏ
vào kết quả xây dựng NTM.
Xác định xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết
thúc, để khắc phục dấu hiệu tự thỏa mãn sau khi đã cố gắng đạt chuẩn, hoặc khi
đã được công nhận đạt chuẩn rồi lại có dấu hiệu chững lại, cầm chừng. Do vậy,
việc xây dựng mô hình khu dân cư NTM kiểu mẫu là thực sự cần thiết. Tại Hội
nghị triển khai xây dựng mô hình, tham luận của Bộ VHTTDL tiếp cận ở góc
nhìn công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở có vai trò như thế nào trong xây
dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.
Xác định “người dân là chủ thể trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị
văn hóa”, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở luôn gắn bó mật thiết với
cộng đồng dân cư. Từ tác động của công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã
xuất hiện ngày càng nhiều gương người tốt, việc tốt, những điển hình nhân tố
mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, địa
phương trong cả nước đã thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, quan

tâm xây dựng thiết chế văn hóa, chú trọng đến việc thực hiện nếp sống văn
minh, xây dựng môi trường văn hóa, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc.

12

Qua thực hiện tiêu chí văn hóa (6 và 16) trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã
NTM, công tác xây dựng đời sống văn hóa đã góp phần nâng cao ý thức, trách
nhiệm của người dân tại cộng đồng, đời sống tinh thần của người dân đã được
nâng lên rõ rệt. Các thiết chế văn hóa (cấp xã, cấp thôn) được quan tâm, xây
dựng (hiện nay, có 66.513/109.727 thôn, bản, buôn, làng… có nhà văn hoá, đạt
tỷ lệ 60,6%), các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng ngày
càng sinh động, phong phú, hình thức đa dạng, hấp dẫn, thu hút người dân tham
gia, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa. Nhiều địa phương có những
cách làm sáng tạo riêng trong bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ
truyền thống1. Những tập tục không còn phù hợp với xã hội hiện đại được loại
bỏ dần, ví dụ: Trong việc cưới: Xưa có nạn tảo hôn, ép hôn, quá nhiều nghi lễ.
Nay thực hiện nếp sống văn minh, những nét đẹp vẫn được bảo tồn, phát huy,
tính tự nguyện trong hôn nhân được đề cao, tổ chức cưới gọn nhẹ hơn, giảm
những thủ tục rườm rà, chỉ mời khách trong phạm vi gia đình, dòng tộc, không
thuốc lá và hạn chế rượu, bia. Việc tang: Xưa diễn ra với nhiều thủ tục công
đoạn, trong đó có cả trừ tà, xem bói, khóc mướn, lăn đường, ăn uống linh đình…
Nay, các nội dung xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá đã đưa việc tang vào
hương ước, quy ước ở cộng đồng cam kết cùng nhau thực hiện theo hướng văn
minh, tiến bộ. Lễ hội và giữ gìn bản sắc văn hóa: Cộng đồng 54 dân tộc, bản sắc
văn hóa phong phú đa dạng. Hoạt động lễ hội đã phát huy được vai trò chủ thể
của nhân dân và còn có tác dụng giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ
nguồn”, tôn vinh người có công với dân, với nước. Hiện nay, Việt Nam có 25 di
sản văn hóa được UNESCO ghi danh2; có 85 di tích quốc gia đặc biệt; 3.329 di

tích quốc gia; 9.857 di tích cấp tỉnh/thành phố; nhiều di sản văn hóa phi vật thể
đặc sắc (điệu múa, làn điệu dân ca, lễ hội, bí quyết nghề thủ công truyền thống,
tri thức về y, dược học cổ truyền…). Đó không chỉ là những giá trị văn hóa ông
cha ngàn đời để lại, là tài sản vô giá, mà còn là sản phẩm văn hóa – du lịch phục
vụ thiết thực nhu cầu sinh hoạt văn hoá cộng đồng, góp phần tích cực vào sự
phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và trong xây dựng NTM. Trong đề án
xây dựng huyện NTM kiểu mẫu, Nam Định (Hải Hậu) chú trọng phát triển kinh
tế để nâng cao thu nhập người dân nông thôn, trong đó dịch vụ du lịch sẽ là một
trong những mục tiêu phát triển (xây dựng những loại hình du lịch trải nghiệm
đời sống ở nông thôn trong đó có văn hóa truyền thống, cảnh quan môi trường,
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… của quê hương Nam Định).
Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở góp phần phát huy tinh thần
làm chủ, tính tự giác, tính sáng tạo của người dân. Nhận thức của người dân
được nâng lên, họ có ý thức tham gia các công trình xây dựng ở địa phương,
trong đó có xây dựng cầu, đường giao thông, bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh

1

Bắc Ninh (chính sách đãi ngộ nghệ nhân quan họ; CLB nhà chứa quan họ); Lạng Sơn (hội bảo tồn dân ca); Sơn
La; Hòa Bình (liên hoan các đội VNQC thôn bản); Hà Tĩnh các CLB văn hóa văn nghệ ……
2
Gồm 08 di sản văn hóa vật thể, 11 di sản văn hóa phi vật thể và 06 di sản tư liệu.

13

quan, đường làng, ngõ xóm sạch đẹp hơn, nhiều nơi làm hàng rào cây xanh 3,
nhiều công trình văn hóa, thể dục, thể thao ra đời từ sự tự nguyện đóng góp đất
đai, tiền của, công sức của nhân dân, góp phần làm cho bức tranh nông thôn mới
ngày càng khởi sắc.… Có thể khẳng định, diện mạo nông thôn ngày càng thay

đổi, khang trang hơn. Nếu trước đây, nhiều nơi rác thải gây mất mỹ quan, ô
nhiễm môi trường… nay ở nhiều địa phương đã khắc phục được điều này, xét
cho cùng các tiêu chí xây dựng NTM để đạt được kết quả bền vững, cũng bắt
nguồn từ ý thức và sự tự giác của người dân, đó là ý thức văn hóa.
Tuy nhiên, trước tác động của kinh tế thị trường, khi lợi ích cá nhân được
kích lên đến mức cao nhất, một bộ phận người dân đã quên đi mục tiêu lớn nhất
đó là vì sự phát triển bền vững của xã hội để chạy theo lợi ích cục bộ trước mắt,
công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã và đang đối mặt với những khó
khăn nhất định.
Một thực tế hiện nay, tỷ lệ “Gia đình, khu dân cư văn hóa” cao, nhưng các
biểu hiện tiêu cực, tình trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức lối sống, bạo lực gia
đình, tệ nạn xã hội, tội phạm… cũng cao. Điều tra xã hội học cho thấy mức độ
xuống cấp đạo đức hiện nay ở nước ta đang ở mức báo động (chiếm tới 53.0%).
Danh hiệu được xét tặng một cách dễ dãi, hình thức, chạy theo thành tích, theo
số lượng mà không chú ý đến chất lượng của các tiêu chí nên đã làm mất đi giá
trị cao quý của danh hiệu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do việc tổ chức
đăng ký, bình xét, công nhận, khen thưởng ở một số địa phương thiếu nghiêm
túc, hoặc có địa phương vì đích phấn đấu được công nhận đạt chuẩn xây dựng
NTM nên có việc dễ dãi trong bình xét và công nhận. Kết quả hiện nay phong
trào chưa tạo được động lực hấp dẫn để cuốn hút mọi tầng lớp tham gia. Mặt
khác, phong trào được gắn kết nhiều tiêu chí về kinh tế – xã hội – văn hóa ở cơ
sở, nhưng đội ngũ cán bộ thực hiện thiếu và yếu cũng dẫn đến sự bất cập trong
tổ chức triển khai, vận động và giám sát việc thực hiện từ cơ sở4.
Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhiều nơi còn nghèo nàn,
đơn điệu và thiếu tập trung. Nhiều điển hình tiên tiến, hạt nhân cho phong trào
chưa được nhân rộng.
Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, ở một số địa
phương, một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của
Chương trình, coi xây dựng NTM chỉ là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mà xem
nhẹ phát triển văn hóa, xã hội. Do đó việc xây dựng đời sống văn hóa cũng gặp

những khó khăn nhất định.
3

Mô hình trồng hoa làm đẹp cảnh quan (Hải Hậu, Nam Định); Hàng rào xanh, vườn mẫu (Đức Thọ, Hương
Khê-Hà Tĩnh) đã lan toả rộng nhiều địa phương trong cả nước; Mô hình du lịch trải nghiệm cuộc sống ở nông
thôn (Nghi Xuân- Hà Tĩnh).
4

Phụ trách phong trào văn hóa ở xã, phường cụ thể là công chức văn hóa xã hội kiêm nhiệm nhiều
việc. Công tác chỉ đạo phong trào bắt đầu từ cơ sở và việc đánh giá phong trào có hiệu quả hay không cũng bắt
đầu từ cơ sở, tuy nhiên Ngành Văn hóa không có cán bộ làm công tác triển khai thực hiện Phong trào ở địa bàn
khu dân cư, mà chỉ đến cấp xã, còn ở khu dân cư, Ban vận động do Ban công tác Mặt trận trực tiếp chủ trì.

14

Xây dựng NTM trên cơ sở bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống
không chỉ thay đổi bộ mặt nông thôn mà còn nâng cao đời sống tinh thần của
nhân dân, tạo môi trường văn hóa lành mạnh để nhân lên các giá trị văn hóa
truyền thống. Làm sao để xây dựng NTM giàu mạnh nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp
vốn có của làng quê, đây là những ý tưởng để xây dựng khu dân cư nông thôn
mới kiểu mẫu. Trên thực tế nhiều địa phương đã và đang có hướng đi riêng phù
hợp với đặc điểm đặc thù của địa phương 5. Công tác xây dựng đời sống văn hóa
cơ sở tập trung những nội dung sau để nâng cao chất lượng, ý thức người dân:
Xây dựng đời sống văn hóa không chỉ có tác động trực tiếp mà còn lâu dài
đến các thế hệ con cháu sau này, do đó tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về mục
đích, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn
mới, đề cao trách nhiệm của mỗi cá nhân và gia đình. Tuyên truyền thông qua
nhiều hình thức làm cho mỗi người, mỗi gia đình nhận thức đúng và tự giác thực
hiện, làm thay đổi tư tưởng trông chờ ỷ lại, từ bị động sang chủ động đóng góp

xây dựng NTM, từ ý thức vì lợi ích của cá nhân sang lợi ích của tập thể, của
cộng đồng. Khi đời sống văn hóa lành mạnh, tình làng nghĩa xóm được gắn kết,
an ninh trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, môi trường trong lành, đời sống
được nâng cao thì kết quả xây dựng nông thôn mới sẽ thực sự bền vững.
Xây dựng đời sống văn hóa luôn có tính kế thừa và sáng tạo: Kế thừa các
giá trị truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước để tạo ra sự ổn định và tiền đề
khẳng định những giá trị mới, sáng tạo. Do đó, trên cơ sở Bộ tiêu chí quốc gia,
các địa phương có thể cụ thể hóa tiêu chí văn hóa thành các quy định cụ thể phù
hợp với điều kiện, phong tục tập quán của mỗi vùng, miền, dân tộc, với tình
hình thực tế của địa phương. Hiện nay, có nhiều địa phương đã chủ động nghiên
cứu ban hành bộ quy tắc ứng xử trong cộng đồng dân cư..
Phát huy vai trò của hương ước, quy ước ở các khu dân cư, tuy không
phải là cấp chính quyền nhưng là nơi cộng đồng sinh sống, là nơi thực hiện dân
chủ trực tiếp và giải quyết những công việc của người dân. Việc thực hiện
nghiêm túc các quy ước, hương ước sẽ là động lực để phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống, làm cho quan hệ gia đình, hàng xóm ngày càng gắn bó, an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nâng cao mức hưởng thụ về
văn hóa cho người dân nông thôn.
Xây dựng gia đình văn hóa chú trọng: Hòa thuận, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc, nề nếp, có đời sống kinh tế ổn định, phát triển, kế thừa và phát huy các giá
5

Quảng Nam: Mô hình Dòng họ văn hóa; Đồng Nai: Mô hình khu dân cư sáng xanh sạch đẹp; Hà Tĩnh:
mô hình thực hiện tiêu chí 20 (vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu); Quảng Ninh: quy định trên 90% hàng rào bằng
cây xanh hoặc phủ bằng cây xanh tại Nhà văn hóa, Khu thể thao xã và thôn; 70% người dân tham gia sinh hoạt
tại các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao; trên 70% người dân tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về văn hóa
ứng xử; Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, có đặc thù riêng; Quảng Ngãi: tiêu chí số 10: ý thức
công dân, trong đó quy định (100% người dân chấp hành nghiêm pháp luật, quyước, hương ước của địa phương,
không có cá nhân bị phê bình, cảnh cáo trước nhân dân….; Hải Dương xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu vì mục
tiêu đảm bảo an sinh xã hội.

15

trị truyền thống gia đình Việt Nam, vun bồi những giá trị tốt đẹp; tiếp thu có
chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội hiện đại, khơi dậy được
tinh thần “Một người vì mọi người”; hình thành ý thức tự giác hướng đến lợi ích
của từng gia đình gắn với lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội.
Xây dựng làng văn hóa: Tập trung nâng cao tính tự quản, ý thức cộng
đồng, phát huy vai trò chủ thể của người dân, nhất là về ứng xử, xây dựng và
bảo vệ cơ sở hạ tầng, cảnh quan, môi trường…
Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn
hóa cấp cơ sở, trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong tuyên truyền,
vận động và tổ chức thực hiện.
Văn hóa phải được nuôi dưỡng ở trong nhân dân, do đó cần đổi mới nội
dung hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn nông thôn, tích
cực đưa văn hóa dân gian vào giảng dạy ở nhà trường; thành lập các tổ, nhóm,
câu lạc bộ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa; đưa vào hương ước, quy ước của
thôn/bản về thực hiện, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Gương mẫu thực hiện xây dựng đời sống văn hóa trong xây dựng NTM
theo phương châm “đảng viên đi trước, làng nước đi sau”. Nếu mỗi cán bộ, đảng
viên đều gương mẫu thực hiện thì hiệu ứng lan tỏa rất tích cực trong cộng đồng
dân cư.
Đời sống văn hoá cơ sở là một bộ phận của đời sống xã hội, tác động qua
lại lẫn nhau, trực tiếp hình thành nhân cách và lối sống của con người. Mỗi
người có ý thức, mỗi gia đình có ý thức cùng chung tay xây dựng thì kết quả sẽ
bền vững, vùng nông thôn sẽ là những vùng đất đáng sống, niềm vui và tự hào
của người dân sẽ là câu trả lời rõ nhất về xây dựng NTM kiểu mẫu./.

16

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG, XÂY DỰNG CẢNH QUAN SÁNG – XANH – SẠCH – ĐẸP
TRONG XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU
1. Sự cần thiết phải ban hành và triển khai các quy định về tiêu chí
nông thôn mới kiểu mẫu
Qua 02 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2016-2020 cho thấy việc thực hiện tiêu chí môi trường trong
xây dựng nông thôn mới có nhiều sự cải thiện rõ nét qua các năm. Nhận thức
của các cấp chính quyền và người dân địa phương về bảo vệ môi trường ngày
càng nâng cao, coi đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình
thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương. Nhiều địa phương
đã huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan vào công tác bảo vệ môi
trường, đặc biệt là phát huy vai trò của cộng đồng; chú trọng công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ môi trường. Kết quả đó được
thể hiện qua tỷ lệ các xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng từ 42,2% giai đoạn năm
2011-2015 lên 54,4% tính đến hết năm 2017. Từ kết quả triển khai thực tế cho
thấy, tiêu chí môi trường là tiêu chí dễ nhận diện nhất đối với mục tiêu “thay đổi
diện mạo nông thôn”, là một trong những thành quả dễ nhận thấy nhất của xây
dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, đây cũng là tiêu chí rất kém bền vững, được và
có thể mất rất nhanh nếu không được quan tâm, chỉ đạo thực hiện thường xuyên;
là tiêu chí không phải đầu tư lớn nhưng rất cần sự quyết tâm và lòng kiên trì, sự
vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền đến từng người dân (thay đổi từ nhận thức
đến hành động). Đồng thời, đây cũng là tiêu chí đặc trưng điển hình của nông
thôn kiểu mẫu (kiểu mẫu về sản xuất hay văn hoá hay giáo dục thì vẫn không
thể rời xa môi trường) và là tiêu chí tác động trực tiếp, thường xuyên đến chất
lượng cuộc sống người dân nông thôn. Do đó, việc ban hành và triển khai thực
hiện tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu về một số lĩnh vực môi trường là cần thiết

và cấp bách hiện nay để định hướng cho các huyện, xã đã được công nhận tiếp
tục thực hiện xây dựng nông thôn mới thường xuyên và bền vững.
2. Quy định và tình hình triển khai thực hiện các quy định về khu dân
cư kiểu mẫu
2.1. Xây dựng và triển khai các quy định về bảo vệ môi trường nông
thôn mới kiểu mẫu

17

Ở cấp Trung ương, trong những năm qua, công tác quản lý và bảo vệ môi
trường nông thôn đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Các nội
dung về quản lý môi trường nông thôn được điều chỉnh bằng nhiều văn bản quy
phạm pháp luật như Luật BVMT năm 2014 có quy định nội dung về BVMT
nông thôn (Điều 69 quy định BVMT trong nông nghiệp, Điều 70 quy định về
trách nhiệm BVMT làng nghề, Điều 71 quy định về BVMT thủy sản) và tại các
Nghị định: số 19/2015/NĐ-CP, số 38/2015/NĐ-CP; xây dựng quy định về
BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; quy định về BVMT
trong xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, BVMT trong lĩnh vực thú y… Đồng
thời, các quy định về bảo vệ môi trường cũng đã được cụ thể hóa bằng việc triển
khai thực hiện các Chương trình, kế hoạch… như Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày
16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, tiêu chí môi trường (gồm 08 chỉ
tiêu) là một trong những tiêu chí quan trọng được tăng cường, tập trung chỉ đạo,
thực hiện, kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong thời gian vừa qua. Để tiếp tục nâng
cao và duy trì bền vững các tiêu chí, Bộ Nông nghiệp và nông thôn đang khẩn
trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xã nông
thôn mới kiểu mẫu, trong đó tiêu chí môi trường nhấn mạnh vào những vấn đề
nổi cộm, cần tiếp tục duy trì và siết chặt theo hướng lượng hóa các chỉ tiêu để
giữ gìn cảnh quan và hạn chế ô nhiễm môi trường tại khu vực nông thôn.

Ở cấp địa phương, nhiều địa phương trong cả nước đã coi trọng vấn đề
BVMT, chỉ đạo các huyện, xã huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan vào
công tác BVMT, đặc biệt là phát huy vai trò của cộng đồng; chú trọng công tác
tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về BVMT; phát triển các cơ sở
công nghiệp, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh nông thôn phải gắn liền với công tác
BVMT. Các quan điểm chỉ đạo này đã được cụ thể hóa vào các chính sách thông
qua một số văn bản chuyên biệt hoặc có điều khoản quy định về BVMT nông
thôn lồng ghép trong văn bản chung, đặc biệt là các quy định, hướng dẫn thực
hiện tiêu chí môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đây là một
trong những chuyển biến rất tích cực trong công tác quản lý nhà nước về BVMT
nông thôn.

18

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một bộ phận cán
bộ, nhân dân chưa hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của Chương trình, coi xây dựng
NTM chỉ là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mà xem nhẹ phát triển văn hóa, xã
hội, những giá trị truyền thống, giá trị bản sắc văn hóa làng, xã đang dần mất đi,
những cây đa, bến nước sân đình, những hàng cây xanh mát, bờ rào… được thay
thế bằng những khối bê tông bao kín làng; không gian làng quê yên bình, tươi
mát thay thế bằng khói bụi, tiếng ồn… Do đó, nhiều địa phương như Hà Tĩnh,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh…6 đã chủ động xây dựng ban hành các
quy định, tiêu chí về xã nông thôn mới kiểu mẫu, khu dân cư kiểu mẫu để các xã
đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục thực hiện xây dựng nông thôn mới thường
xuyên và bền vững, phù hợp với đặc thù của từng địa phương mà vẫn giữ gìn
được bản sắc truyền thống của nông thôn Việt Nam.
Tại một số địa phương đã nêu, quá trình triển khai xây dựng các khu dân cư
kiểu mẫu đã phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông
thôn mới, hạn chế sự chủ quan, thoả mãn sau khi đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng

thời, cũng làm chuyển biến đáng kể nhận thức của người dân tại các khu dân cư,
nhất là ý thức bảo vệ môi trường, chỉnh trang nhà ở, xây dựng hàng rào xanh, phát
triển kinh tế hộ gia đình. Diện mạo các khu dân cư đã có những chuyển biến khá
rõ nét, nhiều tuyến đường giao thông được nâng cấp, bê tông thoáng đãng, sạch
sẽ, rợp bóng cây xanh, nhiều hộ gia đình đã biết sắp xếp, chỉnh trang lại nhà cửa,
củng cố và bảo vệ được vẻ đẹp của các làng quê truyền thống…
2.2. Một số mô hình tiêu biểu công tác bảo vệ môi
trường tại khu dân cư
a) Mô hình xử lý rác cấp xã bằng công nghệ đốt tại xã Xuân Kiên, huyện
Xuân Trường, Nam Định
– Được xây dựng trên bãi rác 20 năm, được đầu tư của Bộ TNMT để xây
dựng theo quy chuẩn, tuy nhiên đã bị quá tải và gây ô nhiễm môi trường. Xã đầu
tư xây dựng cơ sở mới, khắc phục ô nhiễm bãi rác cũ, đầu tư lò đốt mới. Bên
cạnh lò đốt rác có hồ chứa nước rỉ rác (cạnh lò đốt): 1000 m 2. Kinh phí đầu tư:
gần 10 tỷ đồng, trong đó, lò đốt quy mô 20-25 tấn: 980 triệu đồng, có thể thiết
kế lò công suất lớn hơn.
– Quyết định số 2542/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới và xã đạt chuẩn
nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2017-2020.
– Quyết đính số 721/QĐ-UBND ngày 11/10/2017 của UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí
Khu dân cư nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
– Quyết định số 2663/QĐ-UBND ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh Ban hành Bộ tiêu chí
“Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 20162020.
– Quyết định số 848/QĐ-UBND ngày 17/3/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh ban
hành Bộ tiêu chí về Khu dân cư (thôn) nông thôn mới kiểu mẫu áp dụng trên địa bàn
các xã thuộc tỉnh Quảng Ninh
6

19

– Ưu điểm:

20

+ Xây dựng hệ thống xử lý rác thải trên nền bãi rác cũ đã hoạt động 20 năm,
giải quyết được đồng thời nhiều vấn đề: bức xúc của người dân đối với bãi rác cũ,
giải quyết được lượng rác mới phát sinh, không phải tìm kiếm mặt bằng mới.
+ Xử lý rác theo hướng thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến
không gian sống của nhân dân khu vực lân cận (có âm nhạc, không gian cây
xanh…), người dân giảm ác cảm với rác, coi đây là nguồn tài nguyên.
+ Xử lý rác với chi phí thấp, đáp ứng được nhu cầu của nhiều địa phương
trong cả nước hiện nay. Quy mô đầu tư có thể linh hoạt, phù hợp với thực tế của
nhiều địa phương (về mặt bằng, lượng rác thu gom và xử lý…).
+ Cơ chế tài chính cho mô hình tương đối bền vững: Thu đủ bù chi (tiền
thu từ phí vệ sinh của người dân đủ bù cho chi phí thu gom và vận hành hệ
thống xử lý); một số sáng tạo trong thu phí vệ sinh phù hợp với văn hóa và từng
bước nâng cao nhận thức của người dân (thu phí từ ma chay, hiếu hỉ…).
– Một số lưu ý:
+ Cần xúc tiến việc phân loại rác tại nguồn để giảm khối lượng rác phải
đốt và nâng cao hiệu quả của lò đốt (giảm đốt sinh khối, là nguồn phát sinh
furan/dioxin).
+ Quy mô đầu tư: Nên là liên xã, cấp huyện.
+ Cần tính toán kỹ chi phí (bao gồm cả chi phí đầu tư, vận hành, khấu
hao, bảo dưỡng thiết bị…), đảm bảo thu đủ bù chi. Đồng thời, việc vận hành lò
đốt phái đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo duy trì được lâu dài.
+ Nên tăng cường hành lang cây xanh (3 lớp, cây cao, cây hoa…).
b) Mô hình xử lý chất thải rắn cấp huyện
Khu xử lý chất thải rắn cấp huyện tại tại xóm Bình Hải, xã Nghĩa Bình,

huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An với quy mô 3,1ha, công suất xử lý rác thải 75100 tấn/ngày, tổng vốn đầu tư trên 68 tỷ đồng do Tập đoàn Công nghệ T-TECH
Việt Nam thi công và vận hành. Lò đốt rác CNC được thiết kế khoa học từ công
đoạn: Sấy rác – Đốt rác – Đốt tro – Đốt khí – Tản nhiệt – Lọc bụi – Hấp thụ khí
độc, tạo nên một dây chuyền được tích hợp trong một hệ thống đồng bộ và tối
ưu. Không chỉ khắc phục được nhiều nhược điểm của xử lý rác thải bằng
phương pháp chôn lấp lạc hậu, hệ thống xử lý rác thải của Tập đoàn T-TECH
Việt Nam còn tái chế được từ rác thải sinh hoạt với thành phẩm là hạt nhựa,
gạch không nung mang lại hiệu quả kinh tế.
c) Khu xử lý chất thải quy mô liên huyện
– Khu xử lý chất thải tại xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng
Nai xây dựng trên tổng diện tích 130ha nhằm xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải
công nghiệp không nguy hại và nguy hại, bao gồm các hạng mục đầu tư sau :
+

Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh.
21

+ Trạm tái chế chất thải làm phân Compost, công suất 200 tấn/ngày.đêm
+

Bãi chôn lấp chất thải an toàn, công suất 20 tấn/ngày.đêm

+ Trạm thu hồi kim loại từ chất thải, công suất 10 tấn/ngày.đêm
+

Lò đốt chất thải công nghiệp, công suất 12,4 tấn/ngày.đêm

+ Trạm xử lý hóa rắn, công suất 20 tấn/ngày.đêm
+ Trạm xử lý hóa lý chất thải lỏng, công suất 20 tấn/ngày.đêm

– Đối với chất thải sinh hoạt: Hiện nhà máy đang tiếp nhận và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt của 3 địa phương là: huyện Thống Nhất, Tân Phú và thị xã
Long Khánh với tổng khối lượng 150 tấn/ngày. Dự án này đã hoàn thành lắp đặt
và đang vận hành hạng mục phân loại, sản xuất compost với công suất 200
tấn/ngày. Trong đó, trên 80% rác hữu cơ trong rác thải đầu vào được làm nguyên
liệu sản xuất phân compost và 5% rác thải được thu hồi, tái chế, tái sử dụng.
Như vậy, tỷ lệ rác trơ còn lại phải chôn lấp hợp vệ sinh dưới 15%.
d) Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt, làng nghề
Dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà” do Công ty
Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền xây dựng và vận hành theo
hình thức xã hội hóa, phục vụ xử lý nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt
tại 3 xã Dương Liễu, Cát Quế và xã Minh Khai huyện Hoài Đức, với tổng diện
tích 9.397m2, công suất thiết kế 20.000 m 3/ngày đêm, áp dụng công nghệ xử lý
sinh học khép kín, với dây chuyền thiết bị tự động hoá hoàn toàn. Dự án đã góp
phần xử lý ô nhiễm môi trường tại Kênh trục chính T2 chảy qua địa bàn huyện
Hoài Đức với chiều dài 10km từ xã Minh Khai đến xã Vân Canh.
e) Mô hình cấp nước sinh hoạt
Mô hình cấp nước sinh hoạt từ nước nhiễm mặn tại xã Liêu Tú, huyện
Trần Đề tỉnh Sóc Trăng: Đây là công trình đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng sử dụng
công nghệ lọc nước mặn bằng công nghệ RO để sản xuất ra nước sạch đạt quy
chuẩn 02/BYT phục vụ cấp nước sinh hoạt cho người dân. Trạm cấp nước được
xây dựng trên diện tích mặt bằng 1.000 m2 với các hạng mục giếng khoan, bơm
giếng công suất 240 m3/ngàyđêm; Hệ thống bơm cấp 2 biến tầng; Bể chứa nước
sạch 120 m3; Nhà quản lý, trạm bơm, hóa chất; Hệ thống xử lý nước mặn bằng
công nghệ RO; Hàng rào, sân đường, hệ thống thoát nước; Hệ thống điện 3 pha
và đường ống cấp nước dài 7.370m (trong đó ống PVC đường kính 200 là
2.700m, ống PVC đường kính 140 là 4.670m), cấp nước cho 413 hộ dân trong
khu vực với tổng mức đầu tư là 5,886 tỷ đồng. Đây là mô hình có thể nhân rộng
cho các huyện/xã đảo nơi mà khan hiếm nước mặt và nước ngầm.
g) Mô hình về làng nghề thân thiện với môi trường gắn với du lịch văn hoá

22

Làng gốm bát tràng tại xã Bát Tràng huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
(xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015). Từ một làng nghề
truyền thống quanh năm xả bụi gốm, bụi than thì nay làng Bát Tràng đã văn
minh hơn. Môi trường đã được cải thiện sạch sẽ. Làng gốm sứ Bát Tràng trở
hình mẫu giải quyết ô nhiễm môi trường – một thực trạng khá nhức nhối ở nhiều
làng nghề truyền thống hiện nay. Khách du lịch có thể trải nghiệm công đoạn tạo
hình sản phẩm gốm, rồi tiếp cận với sản phẩm gốm mỹ nghệ cao cấp, đặc sắc,
do các nghệ nhân thể hiện, các loại gốm trang trí nội thất, gốm gia dụng (đồ
dùng ăn uống), đồ sứ công nghiệp do các lò tư nhân sản xuất, với chất lượng
ngày càng cao. Môi trường làng nghề đã được cải thiện đáng kể.
2. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi
trường, xây dựng cảnh quan sáng – xanh – sạch – đẹp trong xây dựng khu
dân cư nông thôn mới kiểu mẫu
Để tăng cường hiệu quả công tác BVMT nông thôn thông qua việc thực
hiện các chỉ tiêu của tiêu chí môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới, cũng như việc thực hiện tiêu chí khu dân cư mẫu tại
các địa phương, trong thời gian tới, cần tập trung vào các giải pháp cụ thể:
Thứ nhất, tập trung công tác truyền thông, tuyên tuyền nâng cao nhận
thức trong cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn; phát động
phong trào xây dựng tuyến đường, cơ quan, công sở, trường học xanh – sạch đẹp; phát huy tối đa vai trò của người dân trong các công giữ gìn vệ sinh, cảnh
quan môi trường nông thôn đúng như lời bác Hồ đã nói “Dễ trăm lần không dân
cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”; vận động nhân dân đầu tư xây dựng
và nâng cấp các công trình hợp vệ sinh, chỉnh trang nhà vườn, bố trí chuồng trại
chăn nuôi hợp lý và thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh.
Thứ hai, cần có sự quyết tâm vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền; tìm tòi
vận dụng những bài học tốt, cách làm hay, vận dụng sáng tạo và điều chỉnh cho

phù hợp với đặc điểm văn hoá, kinh tế, xã hội của từng vùng miền, đia phương.
Phát huy và nhân rộng các mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.
Thứ ba, giải quyết từng việc theo hướng “tốt hơn mỗi ngày”, nhưng
không bỏ cuộc, có tổ chức, có huy động người dân vào cuộc, có kiểm tra đôn
đốc nhắc nhở để bảo đảm sự bền vững thông qua việc đưa các quy định về bảo
vệ môi trường và xây dựng cảnh quan vào các quy ước, hương ước của thôn,
bản… để các hộ gia đình nghiêm túc thực hiện. Đồng thời, nâng cao vai trò giám
sát cộng đồng đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong
khu dân cư.
Thứ tư, lựa chọn và ứng dụng các phương thức quản lý và công nghệ phù
hợp trong xử lý các loại chất thải sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt, làng nghề…
(rắn, lỏng, khí).
23

Thứ năm, tiếp bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý phù hợp, đặc biệt là cơ
chế, chính sách nhằm xã hội hoá, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong xử
lý chất thải và bảo vệ môi trường.
Thứ sáu, có sự phân công và phối hợp hợp lý, hài hoà giữa Trung ương và
địa phương; giữa các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã
hội; giữa chính quyền và cộng đồng dân cư; giữa các ngành nông nghiệp, xây
dựng, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường nhằm phát huy tối đa
nguồn lực sẵn có./.

24

Bảng tổng hợp, so sánh tiêu chí môi trường cơ bản,
nâng cao và kiểu mẫu xã nông thôn mới

25

đồng, tỷ suất hộ nghèo giảm còn 8,56 %, tỷ trọng công nghiệp, kiến thiết xây dựng và dịchvụ chiếm 71,93 %, nông – lâm – ngư nghiệp giảm còn 18,12 %, thu ngân sách đạt8. 930 tỷ đồng. Các nghành văn hóa truyền thống, giáo dục, y tế có nhiều chuyển biến tíchcực ; quốc phòng, bảo mật an ninh được bảo vệ. Công tác kiến thiết xây dựng đảng và những tổ chứctrong mạng lưới hệ thống chính trị có nhiều thay đổi và đạt được tác dụng khá rõ nét. Đạtđược tác dụng đó là nhờ được sự chăm sóc, giúp sức của Trung ương, sự san sẻ, hợp tác của những địa phương trong cả nước, sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dânHà Tĩnh. Cùng với việc chỉ huy chỉ huy thực thi trách nhiệm chính trị mang tínhchiến lược, trong năm 2017, tỉnh TP Hà Tĩnh đã tập trung chuyên sâu vào không thay đổi đời sốngnhân dân, Phục hồi tăng trưởng sản xuất, bảo vệ bảo mật an ninh trật tự. Biển miềnTrung đã bảo đảm an toàn từ năm 2017, đã cơ bản triển khai xong việc chi trả bồi thường, khắc phục sự cố thiên nhiên và môi trường biển ; hoạt động giải trí nuôi trồng, đánh bắt cá thủy hải sảntừng bước phục sinh và tăng trưởng trở lại. Đồng thời, với việc tập trung chuyên sâu pháttriển nâng tầm trong tăng trưởng công nghiệp, thành phố Hà Tĩnh đặc biệt quan trọng chăm sóc phát triểntoàn diện nông nghiệp nông thôn, nhất là thực thi Chương trình MTQG xâydựng nông thôn mới. Với sự chỉ huy chỉ huy kinh khủng của Ban chỉ huy tỉnh, sựvào cuộc của cả mạng lưới hệ thống chính trị, sự đống ý, hưởng ứng của dân cư, Chương trình MTQG thiết kế xây dựng nông thôn mới đã đạt được tác dụng khá toàndiện, ngày càng đi vào chiều sâu, vững chắc với nhiều dấu ấn rõ nét, đến nay toàntỉnh có 115 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm trên 50 % số xã ( về trước 02 nămso với tiềm năng Nghị quyết Đảng bộ tỉnh ) ; trung bình đạt 15,1 tiêu chuẩn / xã, khôngcòn có xã dưới 10 tiêu chuẩn. Xuất phát từ thực tiễn thành phố Hà Tĩnh là vùng quê “ chảo lửa ”, “ túi mưa ” thườngxuyên chịu ảnh hưởng tác động của đổi khác khí hậu và thời tiết cực đoan, những năm đầuthực hiện Chương trình kiến thiết xây dựng nông thôn mới, hầu hết đang tập trung chuyên sâu vào cácchỉ tiêu lao lý trong Bộ Tiêu chí nên những xã sau khi đạt chuẩn nông thôn mớichưa thật sự rõ về chiều sâu và tính vững chắc chưa cao. Tỉnh chỉ huy mạnh dạnthí điểm thiết kế xây dựng 05 Khu dân cư NTM kiểu mẫu và 240 Vườn mẫu đại diệncho 03 vùng sinh thái xanh. Sau một thời hạn thực thi, tỉnh đã tổ chức triển khai sơ kết, kếtquả trong bước đầu mang lại hiệu suất cao rõ nét, thuyết phục, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đã phát hành BộTiêu chí. Đồng thời, để khuyến khích triển khai chủ trương này, tỉnh đã ban hànhchính sách tương hỗ thiết kế xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu. Giai đoạn đầu ( 20142016 ), so với xã phấn đấu đạt chuẩn trong năm và năm sau đó, tương hỗ 300 triệuđồng / 1 khu dân cư NTM kiểu mẫu ; 20 triệu đồng / 01 vườn mẫu ( mỗi xã 10 vườn ), phần vốn tương hỗ đa phần cho những nội dung như : Quy hoạch, làm hàng rào xanh, hỗtrợ giống cây, ứng dụng văn minh khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất ( mạng lưới hệ thống tướitiết kiệm, chế phẩm sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ … ). Hiện nay, tỉnh đãban hành chính sách thưởng theo hiệu quả đầu ra, mỗi khu dân cư NTM kiểu mẫuđạt chuẩn thưởng 300 triệu đồng, mỗi vườn mẫu đạt chuẩn thưởng 5 triệu đồngcho diện đại trà phổ thông trên toàn tỉnh. Chủ trương kiến thiết xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫunhanh chóng được người dân hưởng ứng, tự giác tham gia và đang dần trở thànhphong trào có sức lan tỏa nhanh, trên diện rộng. Từ thiết kế xây dựng quy mô điểm, đếnnay có 1.116 / 1.802 thôn tiến hành thiết kế xây dựng ( chiếm 62 % ), trên 8.200 vườn triểnkhai triển khai, trong đó có 228 khu dân cư, 2.300 vườn mẫu đạt chuẩn, thu nhậpbình quân / vườn ở vùng đồng bằng đạt trên 70 triệu đồng, miền núi và bán sơn địatrên 150 triệu đồng, có trên 1.200 vườn lệch giá từ 500 triệu đồng / năm trở lên, trong đó có 261 vườn lệch giá trên 1 tỷ đồng / năm ; nhiều khu dân cư kinh tếphát triển, thiên nhiên và môi trường tốt, cảnh sắc đẹp, văn hóa truyền thống được phát huy, đã trở thànhvùng quê “ Trù Phú – An lành ”, là “ nơi đáng sống ” như Nam Trà – xã Hương Trà, Yên Mỹ – xã Cẩm Yên, Hà Thanh – xã Tượng Sơn, Phong Giang – xã Tiên Điền, Châu Nội – xã Tùng Ảnh, Thanh Bình – xã Đức Lĩnh, Hương Phố – xã ĐứcHương … và 1 số ít điểm khác. Xây dựng nông thôn mới đi ngày càng đi vào thựcchất, hướng tới hội đồng dân cư nhiều hơn. Mặc dù đây mới chỉ là hiệu quả trong bước đầu, nhưng hoàn toàn có thể khẳng định chắc chắn hiệuquả và ý nghĩa thực tiễn việc thiết kế xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu mạng lại làrất lớn, đó là : 1. Việc kiến thiết xây dựng khu dân cư kiểu mẫu vườn mẫu theo quy hoạch đã tạo radiện mạo mới cho khu vực nông thôn và hội đồng dân cư, tạo ra xã đạt chuẩnNTM thuyết phục và bền vững và kiên cố hơn. 2. Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu tạo động lựctrực tiếp cho người dân và hội đồng dân cư tham gia, bởi quyền lợi thiết thực manglại gắn với dân cư, bất kể mái ấm gia đình, thôn xóm nào cũng hoàn toàn có thể triển khai được. Chính vì thế, kêu gọi được tối đa sự vào cuộc của người dân, từ đó quyền chủthể của dân cư và hội đồng dân cư được phát huy một cách cao nhất. 3. Việc tái tạo, thiết kế xây dựng vườn mẫu, tạo ra hướng tăng trưởng kinh tế tài chính mớiđối với nhiều địa phương lâu nay còn bế tắc, lúng túng trong thực thi Đề ánphát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, góp thêm phần phong phú hóanguồn thu nhập, triển khai xong thêm tiêu chuẩn thu nhập. 4. Việc thiết kế xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu gắn chặtvới thiên nhiên và môi trường, tạo cảnh sắc nông thôn xanh sạch sẽ và đẹp mắt, văn minh hơn, hìnhthành những vùng quê thực sự đáng sống hơn. Đối với TP Hà Tĩnh, điều này càngcó ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn trong điều kiện kèm theo rất nhiều con em của mình ly hương ra khỏi địabàn, nay tự hào, kết nối, cùng hướng tấm lòng và trí tuệ góp phần, chung tay xâydựng quê nhà. 5. Ý thức, nhận thức người dân về việc chấp hành pháp lý, quy ước, hương ước ngày càng được nâng cao hơn, kiến thiết xây dựng xã hội nông thôn tiếp cận, bắt nhịp với xu thế tăng trưởng, giúp cho khu vực nông thôn không bị tụt hậu sovới nhịp độ tăng trưởng lúc bấy giờ. 6. Tăng cường hơn vai trò chỉ huy của đảng, nâng cao hiệu suất cao hoạt độngcủa chính quyền sở tại, đoàn thể những cấp. Đội ngũ cán bộ qua thực tiễn chỉ huy xây dựngkhu dân cư mẫu, vườn mẫu đã lăn lộn, sát thực tiễn, trưởng thành, gắn bó vớinhân dân hơn ; củng cố lòng tin người dân so với cán bộ ngày càng tốt hơn. Qua thực tiễn của tỉnh, TP Hà Tĩnh xin san sẻ 1 số ít kinh nghiệm tay nghề bước đầurút ra trong quy trình chỉ huy, tổ chức triển khai thực thi thiết kế xây dựng khu dân cư NTM kiểumẫu, vườn mẫu : 1. Trước hết, cấp ủy Đảng phải xác lập rõ chủ trương mang tính khẳngđịnh kiên trì trong chỉ huy, phải kêu gọi cả mạng lưới hệ thống chính trị vào cuộc mộtcách tích cực, công tác làm việc kiểm tra, giám sát liên tục. Mỗi người dân phảinhận thức và phát huy tốt vai trò chủ thể, tự giác triển khai ngay từ mỗi gia đìnhcộng đồng thôn xóm và toàn xã hội. 2. Các nội dung, những tiêu chuẩn đều kiến thiết xây dựng mô hình mẫu thuyết phục đểnhân rộng ( như tuyến đường mẫu, đường điện mẫu, vườn mẫu … ) ; đưa vào chỉtiêu, điều kiện kèm theo bắt buộc so với một số ít mô hình mẫu, ví dụ : xã đạt chuẩn NTMphải có thôn đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểumẫu phải có 100 % số thôn phải đạt chuẩn. 3. Cần có chủ trương tương hỗ, chính sách thưởng theo tác dụng đầu ra tạo độnglực lớn cho những địa phương triển khai ; khuyến khích, ghi nhận những phát minh sáng tạo … 4. Công tác tuyên truyền, giảng dạy, tập huấn phải nâng cao để người dânhiểu rõ hơn về vai trò, quyền lợi thiết thực của việc kiến thiết xây dựng khu dân cư NTM kiểumẫu, vườn mẫu, kêu gọi tối đa sự tham gia góp phần cả về trí tuệ, sức lực lao động vànguồn lực của dân cư. 5. Cán bộ những cấp, những ngành phải luôn sát cánh với xã, với thôn trongquá trình thực thi, có phân công, phân nhiệm đơn cử cho từng tổ chức triển khai, đoàn thểtheo từng nội dung, tiêu chuẩn ; tiếp tục kiểm tra, tương hỗ cơ sở, người dân, cộngđồng, xử lý kịp thời những vướng mắc, khó khăn vất vả trong quy trình thực thi. 6. Tăng cường tổ chức triển khai du lịch thăm quan học tập ; giao lưu, tọa đàm thực tiễn giữacác địa phương là hoạt động giải trí mang lại hiệu suất cao một cách nhanh nhất. 7. Sơ, tổng kết phải đúc rút những bài học kinh nghiệm kinh nghiệm tay nghề, lượng tính nhữngkhó khăn, thử thách ; xác lập trách nhiệm và giải pháp trọng tâm theo từng thờikỳ. Các địa phương cũng tổ chức triển khai nhìn nhận theo chuyên đề, bầu chọn, tuyêndương tổ chức triển khai, cá thể nổi bật, có bổ trợ tương thích với trong thực tiễn của địaphương ( như huyện Nghi Xuân bổ trợ thêm tiêu chuẩn “ Có Câu lạc bộ dân ca VíGiặm ” vào Bộ Tiêu chí Khu dân cư NTM kiểu mẫu ). 8. Tạo ra trào lưu thi đua nhà nhà với nhau, tổ liên gia với nhau, thônvới nhau và định kỳ tổ chức triển khai những cuộc thi tạo trào lưu thi đua rộng rãi vàngày càng đi vào chiều sâu. Hà Tĩnh luôn xác lập thiết kế xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm chính trịquan trọng số 1, liên tục và lâu dài hơn ; với thực tiễn “ dừng lại là rớtchuẩn ”, “ chuyển biến chậm sẽ bỏ lại phía sau ” thiết kế xây dựng nông thôn mới kiểumẫu phải là xu thế tất yếu đi lên của những xã đã đạt chuẩn. Trong thời hạn tới ( từ2019-2020 ), tỉnh sẽ ưu tiên hơn tiềm năng kiến thiết xây dựng khu dân cư nông thôn mớikiểu mẫu đạt chuẩn ( so với tiềm năng xã đạt chuẩn ), đồng thời những chính sách, chínhsách sẽ được thiết kế xây dựng và ưu tiên triển khai theo tiềm năng này. Chính việc xâydựng những khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu sẽ tạo tiền đề vững chãi choviệc duy trì, nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến trình kiến thiết xây dựng nông thôn mớitại những xã ; tạo ra xã đạt chuẩn NTM thuyết phục hơn, là cơ sở quan trọng để HàTĩnh phấn đấu có nhiều xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu và Tỉnh đạt chuẩnnông thôn mới tiến trình 2020 – 2025 một cách thiết thực, vững chắc. Kiến nghị : 1. Đề nghị Ban chỉ huy Trung ương cho điều tra và nghiên cứu, bổ trợ tiêu chuẩn 20 – Khu dân cư kiễu mẫu, vườn mẫu trong Bộ Tiêu chí Quốc gia về thiết kế xây dựng nôngthôn mới. 2. Đề nghị Trung ương định kỳ ( 2 năm / lần ) phát động và tổ chức triển khai Cuộc thikhu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu để động viên và tạo động lực cho phongtrào, quan trọng hơn là tìm ra tác nhân nổi bật, khuynh hướng cho chủ trương nàyngày càng hoàn thành xong hơn. /. THAM LUẬNBỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNGBỘ XÂY DỰNGNHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH XÂY DỰNGKHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, VƯỜN MẪUNghị quyết 26 – NQ / TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấphành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu rõmục tiêu tăng trưởng nông thôn Nước Ta đến năm 2020 “ … Xây dựng nôngthôn mới có kiến trúc kinh tế tài chính – xã hội tân tiến ; cơ cấu tổ chức kinh tế tài chính vàcác hình thức tổ chức triển khai sản xuất hài hòa và hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triểnnhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch ; xã hội nông thôn ổnđịnh, giàu truyền thống văn hoá dân tộc bản địa ; dân trí được nâng cao, môi trườngsinh thái được bảo vệ … ”. Để triển khai tiềm năng trên, cần tiến hànhchuyển dịch cơ cấu tổ chức kinh tế tài chính, gắn tăng trưởng nông nghiệp với công nghiệpchế biến, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự link nông công nghiệp – dịch vụ và thị trường ngay trên địa phận nông thôn nhằm mục đích tạora sự phân công lao động mới, xử lý việc làm, nâng cao đời sống, xoáđói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa thành thị vànông thôn. Công tác quy hoạch kiến thiết xây dựng nông thôn mới luôn được nhà nước, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG thiết kế xây dựng nông thôn mớiquan tâm đặt ở vị trí số 1 trong những Bộ tiêu chuẩn kiến thiết xây dựng xã, huyệnnông thôn mới ( đơn cử Bộ tiêu chuẩn theo Quyết định 491 / QĐ-TTg và hiệnnay là Bộ tiêu chuẩn theo Quyết định 1980 / QĐ-TTg, so với huyện đạt chuẩnnông thôn mới là Bộ tiêu chuẩn theo Quyết định 558 / QĐ-TTg ). Trong những năm qua, công tác làm việc quy hoạch kiến thiết xây dựng nông thôn mớiđã đạt được nhiều tác dụng tốt. Công tác lập, thẩm định và đánh giá và phê duyệt quyhoạch thiết kế xây dựng nông thôn mới tại những địa phương đã có những chuyểnbiến rõ nét từ trong nhận thức đến việc làm, góp thêm phần quan trọng đẩynhanh tiến trình và có hiệu suất cao trong trào lưu kiến thiết xây dựng nông thôn mới. Nhiều xã đã thực thi đúng những bước lập, thẩm định và đánh giá, trình, phêduyệt quy hoạch theo đúng ý thức nội dung những văn bản hướng dẫn, quyđịnh của Nhà nước, đồng thời thực thi công bố quy hoạch được duyệt, cắm mốc kiến thiết xây dựng và lập dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư theo quy hoạch. Nhiều nơi nhândân đã nắm được và tham gia quan điểm sâu về trình độ, nhiều gia đìnhcòn tự nguyện hiến đất, phá tường rào, tự giải phóng mặt phẳng để địaphương lan rộng ra đường giao thông vận tải, đường ra đồng, hoặc hiến đất cho việcxây dựng những khu công trình công cộng nhằm mục đích thực thi quy hoạch xây dựngnông thôn mới. Nhiều chính quyền sở tại địa phương đã bỏ kinh phí đầu tư để tuyêntruyền, trình làng, lập pa-nô dựng hình vẽ ra mắt cho nhân dân nắmđược nội dung quy hoạch, quy mô, lộ trình, quá trình thiết kế xây dựng những dự án Bất Động Sản … được dư luận đống ý, nhân dân hiểu, tự giác và dữ thế chủ động phối hợp quảnlý thực thi rất thành công xuất sắc. Thực trạng công tác làm việc quy hoạch thiết kế xây dựng nông thôn mới gắn với khudân cư kiểu mẫu, vườn mẫu chưa được chăm sóc sát đáng, đơn cử như : Các điểm dân cư nông thôn tập trung chuyên sâu còn manh mún, không thuận tiện chocanh tác theo kiểu cơ giới hoá, không có lợi cho việc góp vốn đầu tư kiến trúc vàhình thành những điều kiện kèm theo thuận tiện cho tăng trưởng sản xuất dịch vụ trong khu vựcnông thôn. Tình trạng dân cư tự phát bám dọc theo những trục quốc lộ, biến đườnggiao thông quốc lộ trở thành những tuyến phố, gây tác động ảnh hưởng đến lưu thông trêncác tuyến quốc lộ và khó khăn vất vả trong tổ chức triển khai dịch vụ công cộng cho điểm dâncư. Mặc dù hiện tượng kỳ lạ tăng trưởng tự phát này có cái lợi nhỏ là đã phần nào tạođiều kiện việc làm cho người dân, nhưng gây ra cái hại lớn là gây cản trở lưuthông, gây khó khăn vất vả và làm giảm nhịp điệu, vận tốc CNH trên góc nhìn vĩ mô củađất nước. Điều kiện tự nhiên cũng là yếu tố tác động ảnh hưởng tới công tác làm việc quy hoạch xâydựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu như một số ít bản làng ở vùng núi phía bắc sinhsống không tập trung chuyên sâu chia cắt bởi địa hình đồi núi. Điều kiện kinh tế tài chính của ngườidân còn nhiều khó khăn vất vả đặc biệt quan trọng là khu vực Miền núi phía Bắc. Định hướng quy hoạch thiết kế xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu cầnthực hiện ngay từ khâu lập quy hoạch chung kiến thiết xây dựng xã và chú trọng đếnmột số yếu tố như : Một là, chủ trương của cấp ủy Đảng, chỉ huy chính quyền sở tại cần cómột ý chí quyết tâm triển khai kiến thiết xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫuđối với từng khu vực đơn cử trong địa phận xã. Hai là, cần tìm hiểu, khảo sát thật kỹ điều kiện kèm theo tự nhiên, tìm thấy nhữngưu điểm hoặc lợi thế do điều kiện kèm theo tự nhiên của khu vực lập quy hoạch. Ba là, lấy quan điểm tham gia góp ý của người dân là đối tượng người dùng trựctiếp thực thi và chịu sự ảnh hưởng tác động của quy hoạch cũng như chủ trương xâydựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu. Bốn là, cần có xu thế gìn giữ cảnh sắc vạn vật thiên nhiên, bảo vệ cácsông hồ, suối trong khu vực lập quy hoạch cũng như những khu công trình di tíchlịch sử đã được xếp hạng cần được bảo vệ, chống lấn chiếm. Nhằm đảmbảo cảnh sắc khu dân cư, nghĩa trang nhân dân cần bổ trợ diện tích quy hoạnh đấttrồng cây xanh bảo vệ cách ly bảo đảm an toàn vệ sinh, tránh thực trạng xây dựngnhà để ở trong khu vực nuôi trồng thủy hải sản, trồng cây xanh tạo hàng ràothoáng ( không xây tường đặc ) giữa đất ở của dân với tuyến đường nội bộkhu dân cư. Năm là, so với những huyện dự kiến hình thành Q. ( huyện chịu sựtác động của đô thị hóa ) phải được xu thế quy hoạch, góp vốn đầu tư cơ sởhạ tầng, thiên nhiên và môi trường và những dịch vụ xã hội tương thích với khuynh hướng đô thịhóa nhằm mục đích từng bước nâng cao điều kiện kèm theo sống của dân cư trên địa bànhuyện cũng như bảo vệ cảnh sắc sinh thái xanh khu dân cư. Sáu là, so với khu vực nông thôn đã được xác lập trong ranh giớiquy hoạch đô thị, việc kiến thiết xây dựng khu công trình nói chung cũng như nhà ở củakhu dân cư cần được cấp phép kiến thiết xây dựng để quản trị chặt về không giankiến trúc cảnh sắc. Bảy là, thiết kế xây dựng kế hoạch tiến hành từng quý, từng năm phù hợpvới điều kiện kèm theo kinh tế tài chính – xã hội của xã, cũng như điều kiện kèm theo kinh tế tài chính củangười dân trong khu vực. /. 10B Ộ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCHVAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNGVĂN HÓA CƠ SỞ TRONG XÂY DỰNGKHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪUXây dựng đời sống văn hóa truyền thống là một trong những nội dung quan trọng trongchiến lược kiến thiết xây dựng, tăng trưởng con người Nước Ta, nhất là trong toàn cảnh hộinhập quốc tế và văn hóa truyền thống đại chúng như lúc bấy giờ. Đời sống văn hóa truyền thống cơ sở gồm có toàn bộ những hoạt động giải trí của con ngườidiễn ra ở hội đồng, mái ấm gia đình, thôn, làng, ấp, bản ( gọi chung là khu dân cư ). Cụmtừ kiến thiết xây dựng đời sống văn hóa truyền thống cơ sở hoàn toàn có thể xác lập được sinh ra vào năm 1946, khi Open 1 bài viết dưới dạng hỏi – đáp về “ Đời sống mới ” của quản trị HồChí Minh, trong đó có những nội dung kiến thiết xây dựng mái ấm gia đình văn hóa truyền thống, làng văn hóa truyền thống. Chặng đường đã qua, ở nhiều thời gian khác nhau đã Open những quy mô, ngọn cờ đầu về thiết kế xây dựng đời sống văn hóa truyền thống tại nhiều địa phương trong cả nước : Vào năm 1960, ở thôn Ngọc Tỉnh, xã Ngọc Long ( Hưng Yên ) có 06 giađình tự nguyện giao ước thi đua với nhau kiến thiết xây dựng mái ấm gia đình ấm no, niềm hạnh phúc. Hạt giống 06 mái ấm gia đình này gieo mầm nhanh gọn lan tỏa và Ngọc Long trởthành nơi khởi xướng của trào lưu thiết kế xây dựng mái ấm gia đình văn hóa truyền thống trong cả nước. Năm 1990, từ làng Trang Liệt ( Thành Phố Bắc Ninh ) và làng Đông Cao ( Thanh Hóa ) dân làng cùng nhau tranh luận thiết kế xây dựng quy ước Làng văn hóa truyền thống và cùng nhauthực hiện. Năm 1992, Bộ VHTT tổ chức triển khai Hội nghị nhìn nhận hiệu quả và công nhậnviệc kiến thiết xây dựng Làng văn hóa truyền thống là hợp lòng dân và nhân rộng quy mô ra cả nước, mở màn cho cuộc hoạt động kiến thiết xây dựng Làng Văn hóa. Với truyền thống lịch sử “ Mỹ tục khả phong ” “ Thiện tục khả phong ” được cáctriều đại phong kiến ban, trong thời đại Hồ Chí Minh, Hải Hậu ( Tỉnh Nam Định ) luônlà ngọn cờ đầu trong thiết kế xây dựng đời sống văn hóa truyền thống cơ sở, từ năm 1978 đã được BộVHTT công nhận là “ nổi bật văn hóa truyền thống cấp huyện của cả nước ” và liên tiếpnhững năm sau đó, cho đến năm 1998 được công nhận 20 năm liền là mô hìnhđiển hình văn hóa truyền thống cấp huyện. Điểm sáng này cũng là lợi thế để Hải Hậu ( NamĐịnh ) một lần nữa chứng minh và khẳng định mình trong kiến thiết xây dựng NTM ( là một trong nhữnghuyện tiên phong trong cả nước được công nhận huyện đạt chuẩn NTM ), bằngnhững hiệu quả, thành tích điển hình nổi bật đó, Hải Hậu vinh dự là 01 trong 04 huyện đượcchọn kiến thiết xây dựng thử nghiệm huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Điểm qua như vậy để chứng tỏ rằng, việc thiết kế xây dựng đời sống văn hóacơ sở là nghĩa vụ và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là nhu yếu, nguyện11vọng của người dân. Trong thực tiễn, người dân đã phát minh sáng tạo và tự nguyện thựchiện bằng nhiều hình thức rất sinh động trong đời sống. Năm 1998, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về kiến thiết xây dựng, phát triểnnền văn hóa truyền thống Nước Ta tiên tiến và phát triển đậm đà truyền thống dân tộc bản địa sinh ra với những giảipháp đơn cử, trong đó có giải pháp Phát động trào lưu “ Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa truyền thống ”. Tháng 4/2000, tại Quảng Nam, chính thức phát độngphong trào trong cả nước ; trào lưu là sợi dây đan kết những trào lưu xây dựngđời sống văn hóa truyền thống ở cơ sở và đi vào đời sống, trở thành một trào lưu quầnchúng sâu rộng, lôi cuốn sự tham gia phần đông của những những tầng lớp nhân dân, sựquan tâm, chỉ huy, chỉ huy và tổ chức triển khai thực thi của cả mạng lưới hệ thống chính trị. Năm2014, Nghị quyết Trung ương 9 ( khóa XI ) về thiết kế xây dựng và tăng trưởng văn hóa truyền thống, con người Nước Ta phân phối nhu yếu tăng trưởng bền vững và kiên cố quốc gia, liên tục đềra những trách nhiệm để công tác làm việc kiến thiết xây dựng đời sống văn hóa truyền thống cơ sở phân phối yêucầu tăng trưởng bền vững và kiên cố quốc gia. Nghị quyết 26 – NQ / TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn với tiềm năng nâng cao đời sống vật chất và niềm tin cho người dân, chủtrương đó đã được cụ thể hóa bằng nhiều chủ trương đơn cử, trong đó có Chươngtrình MTQG kiến thiết xây dựng NTM. Qua hơn 07 năm thực thi, với sự nỗ lực, tráchnhiệm của đảng bộ, chính quyền sở tại những cấp, sự hưởng ứng, đồng thuận của nhândân đã đem đến những diện mạo mới cho vùng nông thôn trên những nghành nghề dịch vụ kinhtế, văn hóa truyền thống, xã hội. Trong đó, không hề không nói đến văn hóa truyền thống, với vai trò vừalà tiềm năng, vừa là động lực của sự tăng trưởng, văn hóa truyền thống đã góp thêm phần không nhỏvào hiệu quả thiết kế xây dựng NTM.Xác định kiến thiết xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kếtthúc, để khắc phục tín hiệu tự thỏa mãn nhu cầu sau khi đã cố gắng nỗ lực đạt chuẩn, hoặc khiđã được công nhận đạt chuẩn rồi lại có tín hiệu chững lại, cầm chừng. Do vậy, việc kiến thiết xây dựng quy mô khu dân cư NTM kiểu mẫu là thực sự thiết yếu. Tại Hộinghị tiến hành kiến thiết xây dựng quy mô, tham luận của Bộ VHTTDL tiếp cận ở gócnhìn công tác làm việc kiến thiết xây dựng đời sống văn hóa truyền thống cơ sở có vai trò như thế nào trong xâydựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Xác định “ người dân là chủ thể trong sáng tạo và tận hưởng những giá trịvăn hóa ”, công tác làm việc thiết kế xây dựng đời sống văn hóa truyền thống cơ sở luôn gắn bó mật thiết vớicộng đồng dân cư. Từ ảnh hưởng tác động của công tác làm việc thiết kế xây dựng đời sống văn hóa truyền thống cơ sở đãxuất hiện ngày càng nhiều gương người tốt, việc tốt, những điển hình nhân tốmới trên những nghành của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, những cơ quan, đơn vị chức năng, địaphương trong cả nước đã thi đua tăng trưởng kinh tế tài chính, xóa đói giảm nghèo, quantâm thiết kế xây dựng thiết chế văn hóa truyền thống, chú trọng đến việc thực thi nếp sống vănminh, thiết kế xây dựng môi trường tự nhiên văn hóa truyền thống, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống truyềnthống của dân tộc bản địa. 12Q ua triển khai tiêu chuẩn văn hóa truyền thống ( 6 và 16 ) trong Bộ tiêu chuẩn vương quốc về xãNTM, công tác làm việc thiết kế xây dựng đời sống văn hóa truyền thống đã góp thêm phần nâng cao ý thức, tráchnhiệm của dân cư tại hội đồng, đời sống niềm tin của người dân đã đượcnâng lên rõ ràng. Các thiết chế văn hóa truyền thống ( cấp xã, cấp thôn ) được chăm sóc, xâydựng ( lúc bấy giờ, có 66.513 / 109.727 thôn, bản, buôn, làng … có nhà văn hoá, đạttỷ lệ 60,6 % ), những hoạt động giải trí văn hóa truyền thống văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng ngàycàng sinh động, đa dạng và phong phú, hình thức phong phú, mê hoặc, lôi cuốn người dân thamgia, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa truyền thống. Nhiều địa phương có nhữngcách làm phát minh sáng tạo riêng trong bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn nghệtruyền thống1. Những tập tục không còn tương thích với xã hội văn minh được loạibỏ dần, ví dụ : Trong việc cưới : Xưa có nạn tảo hôn, ép hôn, quá nhiều nghi lễ. Nay triển khai nếp sống văn minh, những nét đẹp vẫn được bảo tồn, phát huy, tính tự nguyện trong hôn nhân gia đình được tôn vinh, tổ chức triển khai cưới gọn nhẹ hơn, giảmnhững thủ tục rườm rà, chỉ mời khách trong khoanh vùng phạm vi mái ấm gia đình, dòng tộc, khôngthuốc lá và hạn chế rượu, bia. Việc tang : Xưa diễn ra với nhiều thủ tục côngđoạn, trong đó có cả trừ tà, xem bói, khóc mướn, lăn đường, nhà hàng linh đình … Nay, những nội dung kiến thiết xây dựng mái ấm gia đình văn hoá, làng văn hoá đã đưa việc tang vàohương ước, quy ước ở hội đồng cam kết cùng nhau triển khai theo hướng vănminh, tân tiến. Lễ hội và giữ gìn truyền thống văn hóa truyền thống : Cộng đồng 54 dân tộc bản địa, bản sắcvăn hóa đa dạng và phong phú phong phú. Hoạt động tiệc tùng đã phát huy được vai trò chủ thểcủa nhân dân và còn có tính năng giáo dục truyền thống cuội nguồn “ Uống nước nhớnguồn ”, tôn vinh người có công với dân, với nước. Hiện nay, Nước Ta có 25 disản văn hóa truyền thống được UNESCO ghi danh2 ; có 85 di tích lịch sử vương quốc đặc biệt quan trọng ; 3.329 ditích vương quốc ; 9.857 di tích lịch sử cấp tỉnh / thành phố ; nhiều di sản văn hóa truyền thống phi vật thểđặc sắc ( điệu múa, làn điệu dân ca, tiệc tùng, tuyệt kỹ nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học truyền thống … ). Đó không chỉ là những giá trị văn hóa truyền thống ôngcha ngàn đời để lại, là gia tài vô giá, mà còn là mẫu sản phẩm văn hóa truyền thống – du lịch phụcvụ thiết thực nhu yếu hoạt động và sinh hoạt văn hoá hội đồng, góp thêm phần tích cực vào sựphát triển kinh tế tài chính – xã hội của địa phương và trong thiết kế xây dựng NTM. Trong đề ánxây dựng huyện NTM kiểu mẫu, Tỉnh Nam Định ( Hải Hậu ) chú trọng tăng trưởng kinhtế để nâng cao thu nhập người dân nông thôn, trong đó dịch vụ du lịch sẽ là mộttrong những tiềm năng tăng trưởng ( kiến thiết xây dựng những mô hình du lịch trải nghiệmđời sống ở nông thôn trong đó có văn hóa truyền thống truyền thống lịch sử, cảnh sắc môi trường tự nhiên, di tích lịch sử lịch sử vẻ vang, danh lam thắng cảnh … của quê nhà Tỉnh Nam Định ). Công tác thiết kế xây dựng đời sống văn hóa truyền thống cơ sở góp thêm phần phát huy tinh thầnlàm chủ, tính tự giác, tính phát minh sáng tạo của dân cư. Nhận thức của người dânđược nâng lên, họ có ý thức tham gia những khu công trình thiết kế xây dựng ở địa phương, trong đó có kiến thiết xây dựng cầu, đường giao thông vận tải, bảo vệ môi trường tự nhiên, làm đẹp cảnhBắc Ninh ( chủ trương đãi ngộ nghệ nhân quan họ ; CLB nhà chứa quan họ ) ; TP Lạng Sơn ( hội bảo tồn dân ca ) ; SơnLa ; Hòa Bình ( liên hoan những đội VNQC thôn bản ) ; TP Hà Tĩnh những CLB văn hóa truyền thống văn nghệ …… Gồm 08 di sản văn hóa truyền thống vật thể, 11 di sản văn hóa truyền thống phi vật thể và 06 di sản tư liệu. 13 quan, đường làng, ngõ xóm sạch sẽ và đẹp mắt hơn, nhiều nơi làm hàng rào cây xanh 3, nhiều khu công trình văn hóa truyền thống, thể dục, thể thao sinh ra từ sự tự nguyện góp phần đấtđai, tiền của, sức lực lao động của nhân dân, góp thêm phần làm cho bức tranh nông thôn mớingày càng khởi sắc. … Có thể chứng minh và khẳng định, diện mạo nông thôn ngày càng thayđổi, khang trang hơn. Nếu trước đây, nhiều nơi rác thải gây mất mỹ quan, ônhiễm môi trường tự nhiên … nay ở nhiều địa phương đã khắc phục được điều này, xétcho cùng những tiêu chuẩn thiết kế xây dựng NTM để đạt được tác dụng vững chắc, cũng bắtnguồn từ ý thức và sự tự giác của dân cư, đó là ý thức văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trước tác động của kinh tế thị trường, khi quyền lợi cá thể đượckích lên đến mức cao nhất, một bộ phận người dân đã quên đi tiềm năng lớn nhấtđó là vì sự tăng trưởng vững chắc của xã hội để chạy theo quyền lợi cục bộ trước mắt, công tác làm việc kiến thiết xây dựng đời sống văn hóa truyền thống cơ sở đã và đang đương đầu với những khókhăn nhất định. Một trong thực tiễn lúc bấy giờ, tỷ suất “ Gia đình, khu dân cư văn hóa truyền thống ” cao, nhưng cácbiểu hiện xấu đi, thực trạng suy thoái và khủng hoảng tư tưởng, đạo đức lối sống, đấm đá bạo lực giađình, tệ nạn xã hội, tội phạm … cũng cao. Điều tra xã hội học cho thấy mức độxuống cấp đạo đức lúc bấy giờ ở nước ta đang ở mức báo động ( chiếm tới 53.0 % ). Danh hiệu được xét Tặng Ngay một cách dễ dãi, hình thức, chạy theo thành tích, theosố lượng mà không quan tâm đến chất lượng của những tiêu chuẩn nên đã làm mất đi giátrị cao quý của thương hiệu. Nguyên nhân của thực trạng trên là do việc tổ chứcđăng ký, bình xét, công nhận, khen thưởng ở một số ít địa phương thiếu nghiêmtúc, hoặc có địa phương vì đích phấn đấu được công nhận đạt chuẩn xây dựngNTM nên có việc dễ dãi trong bình xét và công nhận. Kết quả lúc bấy giờ phongtrào chưa tạo được động lực mê hoặc để hấp dẫn mọi những tầng lớp tham gia. Mặtkhác, trào lưu được kết nối nhiều tiêu chuẩn về kinh tế tài chính – xã hội – văn hóa truyền thống ở cơsở, nhưng đội ngũ cán bộ thực thi thiếu và yếu cũng dẫn đến sự chưa ổn trongtổ chức tiến hành, hoạt động và giám sát việc thực thi từ cơ sở4. Công tác tuyên truyền, hoạt động quần chúng nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu và thiếu tập trung chuyên sâu. Nhiều nổi bật tiên tiến và phát triển, hạt nhân cho phong tràochưa được nhân rộng. Bên cạnh đó, trong quy trình thiết kế xây dựng nông thôn mới, ở 1 số ít địaphương, một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa hiểu đúng mục tiêu, ý nghĩa củaChương trình, coi thiết kế xây dựng NTM chỉ là góp vốn đầu tư thiết kế xây dựng hạ tầng mà xemnhẹ tăng trưởng văn hóa truyền thống, xã hội. Do đó việc kiến thiết xây dựng đời sống văn hóa truyền thống cũng gặpnhững khó khăn vất vả nhất định. Mô hình trồng hoa làm đẹp cảnh sắc ( Hải Hậu, Tỉnh Nam Định ) ; Hàng rào xanh, vườn mẫu ( Đức Thọ, HươngKhê-Hà Tĩnh ) đã lan toả rộng nhiều địa phương trong cả nước ; Mô hình du lịch thưởng thức đời sống ở nôngthôn ( Nghi Xuân – TP Hà Tĩnh ). Phụ trách trào lưu văn hóa truyền thống ở xã, phường đơn cử là công chức văn hóa truyền thống xã hội kiêm nhiệm nhiềuviệc. Công tác chỉ huy trào lưu mở màn từ cơ sở và việc nhìn nhận trào lưu có hiệu suất cao hay không cũng bắtđầu từ cơ sở, tuy nhiên Ngành Văn hóa không có cán bộ làm công tác làm việc tiến hành thực thi Phong trào ở địa bànkhu dân cư, mà chỉ đến cấp xã, còn ở khu dân cư, Ban hoạt động do Ban công tác Mặt trận trực tiếp chủ trì. 14X ây dựng NTM trên cơ sở bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống truyền thốngkhông chỉ đổi khác bộ mặt nông thôn mà còn nâng cao đời sống niềm tin củanhân dân, tạo thiên nhiên và môi trường văn hóa truyền thống lành mạnh để nhân lên những giá trị văn hóatruyền thống. Làm sao để kiến thiết xây dựng NTM giàu mạnh nhưng vẫn giữ được vẻ đẹpvốn có của làng quê, đây là những ý tưởng sáng tạo để kiến thiết xây dựng khu dân cư nông thônmới kiểu mẫu. Trên thực tiễn nhiều địa phương đã và đang có hướng đi riêng phùhợp với đặc thù đặc trưng của địa phương 5. Công tác kiến thiết xây dựng đời sống văn hóacơ sở tập trung chuyên sâu những nội dung sau để nâng cao chất lượng, ý thức người dân : Xây dựng đời sống văn hóa truyền thống không chỉ có tác động ảnh hưởng trực tiếp mà còn lâu dàiđến những thế hệ con cháu sau này, do đó liên tục tuyên truyền sâu rộng về mụcđích, nhu yếu, trách nhiệm thiết kế xây dựng đời sống văn hóa truyền thống trong kiến thiết xây dựng nông thônmới, tôn vinh nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá thể và mái ấm gia đình. Tuyên truyền thông quanhiều hình thức làm cho mỗi người, mỗi mái ấm gia đình nhận thức đúng và tự giác thựchiện, làm biến hóa tư tưởng trông chờ ỷ lại, từ bị động sang dữ thế chủ động đóng gópxây dựng NTM, từ ý thức vì quyền lợi của cá thể sang quyền lợi của tập thể, củacộng đồng. Khi đời sống văn hóa truyền thống lành mạnh, tình làng nghĩa xóm được kết nối, bảo mật an ninh trật tự, bảo đảm an toàn xã hội được bảo vệ, thiên nhiên và môi trường trong lành, đời sốngđược nâng cao thì hiệu quả thiết kế xây dựng nông thôn mới sẽ thực sự vững chắc. Xây dựng đời sống văn hóa truyền thống luôn có tính thừa kế và phát minh sáng tạo : Kế thừa cácgiá trị truyền thống cuội nguồn tốt đẹp của những thế hệ đi trước để tạo ra sự không thay đổi và tiền đềkhẳng định những giá trị mới, phát minh sáng tạo. Do đó, trên cơ sở Bộ tiêu chuẩn vương quốc, những địa phương hoàn toàn có thể cụ thể hóa tiêu chuẩn văn hóa truyền thống thành những pháp luật đơn cử phùhợp với điều kiện kèm theo, phong tục tập quán của mỗi vùng, miền, dân tộc bản địa, với tìnhhình thực tiễn của địa phương. Hiện nay, có nhiều địa phương đã dữ thế chủ động nghiêncứu phát hành bộ quy tắc ứng xử trong hội đồng dân cư .. Phát huy vai trò của hương ước, quy ước ở những khu dân cư, tuy khôngphải là cấp chính quyền sở tại nhưng là nơi hội đồng sinh sống, là nơi triển khai dânchủ trực tiếp và xử lý những việc làm của dân cư. Việc thực hiệnnghiêm túc những quy ước, hương ước sẽ là động lực để phát huy những giá trị vănhóa truyền thống cuội nguồn, làm cho quan hệ mái ấm gia đình, hàng xóm ngày càng gắn bó, anninh chính trị, trật tự bảo đảm an toàn xã hội được giữ vững, nâng cao mức tận hưởng vềvăn hóa cho người dân nông thôn. Xây dựng mái ấm gia đình văn hóa truyền thống chú trọng : Hòa thuận, bình đẳng, văn minh, hạnhphúc, nề nếp, có đời sống kinh tế tài chính không thay đổi, tăng trưởng, thừa kế và phát huy những giáQuảng Nam : Mô hình Dòng họ văn hóa truyền thống ; Đồng Nai : Mô hình khu dân cư sáng xanh sạch sẽ và đẹp mắt ; thành phố Hà Tĩnh : quy mô thực thi tiêu chuẩn 20 ( vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu ) ; Quảng Ninh : pháp luật trên 90 % hàng rào bằngcây xanh hoặc phủ bằng cây xanh tại Nhà văn hóa, Khu thể thao xã và thôn ; 70 % người dân tham gia sinh hoạttại những câu lạc bộ văn hóa truyền thống, văn nghệ, thể thao ; trên 70 % người dân tham gia những lớp giảng dạy, tập huấn về văn hóaứng xử ; Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa truyền thống truyền thống cuội nguồn, có đặc trưng riêng ; Tỉnh Quảng Ngãi : tiêu chuẩn số 10 : ý thứccông dân, trong đó lao lý ( 100 % người dân chấp hành nghiêm pháp lý, quyước, hương ước của địa phương, không có cá thể bị phê bình, cảnh cáo trước nhân dân …. ; Thành Phố Hải Dương kiến thiết xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu vì mụctiêu bảo vệ phúc lợi xã hội. 15 trị truyền thống cuội nguồn mái ấm gia đình Nước Ta, vun bồi những giá trị tốt đẹp ; tiếp thu cóchọn lọc những giá trị tiên tiến và phát triển của mái ấm gia đình trong xã hội tân tiến, khơi dậy đượctinh thần “ Một người vì mọi người ” ; hình thành ý thức tự giác hướng đến lợi íchcủa từng mái ấm gia đình gắn với quyền lợi hội đồng, quyền lợi xã hội. Xây dựng làng văn hóa truyền thống : Tập trung nâng cao tính tự quản, ý thức cộngđồng, phát huy vai trò chủ thể của dân cư, nhất là về ứng xử, thiết kế xây dựng vàbảo vệ hạ tầng, cảnh sắc, môi trường tự nhiên … Quan tâm công tác làm việc giảng dạy, tu dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác làm việc vănhóa cấp cơ sở, trang bị những kỹ năng và kiến thức, kiến thức và kỹ năng cơ bản trong tuyên truyền, hoạt động và tổ chức triển khai triển khai. Văn hóa phải được nuôi dưỡng ở trong nhân dân, do đó cần thay đổi nộidung hoạt động giải trí của những thiết chế văn hóa truyền thống, thể thao trên địa phận nông thôn, tíchcực đưa văn hóa truyền thống dân gian vào giảng dạy ở nhà trường ; xây dựng những tổ, nhóm, câu lạc bộ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ; đưa vào hương ước, quy ước củathôn / bản về thực thi, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống truyền thống cuội nguồn. Gương mẫu thực thi thiết kế xây dựng đời sống văn hóa truyền thống trong thiết kế xây dựng NTMtheo mục tiêu “ đảng viên đi trước, làng nước đi sau ”. Nếu mỗi cán bộ, đảngviên đều gương mẫu thực thi thì hiệu ứng lan tỏa rất tích cực trong cộng đồngdân cư. Đời sống văn hoá cơ sở là một bộ phận của đời sống xã hội, ảnh hưởng tác động qualại lẫn nhau, trực tiếp hình thành nhân cách và lối sống của con người. Mỗingười có ý thức, mỗi mái ấm gia đình có ý thức cùng chung tay kiến thiết xây dựng thì tác dụng sẽbền vững, vùng nông thôn sẽ là những vùng đất đáng sống, niềm vui và tự hàocủa người dân sẽ là câu vấn đáp rõ nhất về thiết kế xây dựng NTM kiểu mẫu. /. 16B Ộ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNGGIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔITRƯỜNG, XÂY DỰNG CẢNH QUAN SÁNG – XANH – SẠCH – ĐẸPTRONG XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU1. Sự thiết yếu phải phát hành và tiến hành những pháp luật về tiêu chínông thôn mới kiểu mẫuQua 02 năm tiến hành Chương trình tiềm năng vương quốc kiến thiết xây dựng nôngthôn mới tiến trình năm nay – 2020 cho thấy việc triển khai tiêu chuẩn thiên nhiên và môi trường trongxây dựng nông thôn mới có nhiều sự cải tổ rõ nét qua những năm. Nhận thứccủa những cấp chính quyền sở tại và người dân địa phương về bảo vệ môi trường tự nhiên ngàycàng nâng cao, coi đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trìnhthực hiện tiềm năng kiến thiết xây dựng nông thôn mới của địa phương. Nhiều địa phươngđã kêu gọi sự tham gia của nhiều bên tương quan vào công tác làm việc bảo vệ môitrường, đặc biệt quan trọng là phát huy vai trò của hội đồng ; chú trọng công tác làm việc tuyêntruyền, nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Kết quả đó đượcthể hiện qua tỷ suất những xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng từ 42,2 % tiến trình năm2011-2015 lên 54,4 % tính đến hết năm 2017. Từ tác dụng tiến hành trong thực tiễn chothấy, tiêu chuẩn môi trường tự nhiên là tiêu chuẩn dễ nhận diện nhất so với tiềm năng “ thay đổidiện mạo nông thôn ”, là một trong những thành quả dễ nhận thấy nhất của xâydựng nông thôn mới. Tuy nhiên, đây cũng là tiêu chuẩn rất kém bền vững và kiên cố, được vàcó thể mất rất nhanh nếu không được chăm sóc, chỉ huy triển khai tiếp tục ; là tiêu chuẩn không phải góp vốn đầu tư lớn nhưng rất cần sự quyết tâm và lòng kiên trì, sựvào cuộc của cấp uỷ, chính quyền sở tại đến từng người dân ( đổi khác từ nhận thứcđến hành vi ). Đồng thời, đây cũng là tiêu chuẩn đặc trưng nổi bật của nôngthôn kiểu mẫu ( kiểu mẫu về sản xuất hay văn hoá hay giáo dục thì vẫn khôngthể rời xa môi trường tự nhiên ) và là tiêu chuẩn tác động ảnh hưởng trực tiếp, liên tục đến chấtlượng đời sống người dân nông thôn. Do đó, việc phát hành và tiến hành thựchiện tiêu chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về một số ít nghành nghề dịch vụ môi trường tự nhiên là cần thiếtvà cấp bách lúc bấy giờ để khuynh hướng cho những huyện, xã đã được công nhận tiếptục thực thi thiết kế xây dựng nông thôn mới tiếp tục và vững chắc. 2. Quy định và tình hình tiến hành thực thi những lao lý về khu dâncư kiểu mẫu2. 1. Xây dựng và tiến hành những pháp luật về bảo vệ thiên nhiên và môi trường nôngthôn mới kiểu mẫu17Ở cấp Trung ương, trong những năm qua, công tác làm việc quản trị và bảo vệ môitrường nông thôn đã nhận được sự chăm sóc của Đảng và Nhà nước. Các nộidung về quản trị môi trường tự nhiên nông thôn được kiểm soát và điều chỉnh bằng nhiều văn bản quyphạm pháp lý như Luật BVMT năm năm trước có lao lý nội dung về BVMTnông thôn ( Điều 69 lao lý BVMT trong nông nghiệp, Điều 70 lao lý vềtrách nhiệm BVMT làng nghề, Điều 71 lao lý về BVMT thủy hải sản ) và tại cácNghị định : số 19/2015 / NĐ-CP, số 38/2015 / NĐ-CP ; thiết kế xây dựng lao lý vềBVMT so với những cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ ; pháp luật về BVMTtrong giải quyết và xử lý vỏ hộp thuốc bảo vệ thực vật, BVMT trong nghành thú y … Đồngthời, những pháp luật về bảo vệ môi trường tự nhiên cũng đã được cụ thể hóa bằng việc triểnkhai thực thi những Chương trình, kế hoạch … như Chương trình tiềm năng quốcgia kiến thiết xây dựng nông thôn mới phát hành tại Quyết định số 1600 / QĐ-TTg ngày16 / 8/2016 của Thủ tướng nhà nước. Trong đó, tiêu chuẩn môi trường tự nhiên ( gồm 08 chỉtiêu ) là một trong những tiêu chuẩn quan trọng được tăng cường, tập trung chuyên sâu chỉ huy, triển khai, kiểm tra, giám sát ngặt nghèo trong thời hạn vừa mới qua. Để liên tục nângcao và duy trì vững chắc những tiêu chuẩn, Bộ Nông nghiệp và nông thôn đang khẩntrương hoàn thành xong để trình Thủ tướng nhà nước phát hành pháp luật về xã nôngthôn mới kiểu mẫu, trong đó tiêu chuẩn thiên nhiên và môi trường nhấn mạnh vấn đề vào những vấn đềnổi cộm, cần liên tục duy trì và siết chặt theo hướng lượng hóa những chỉ tiêu đểgiữ gìn cảnh sắc và hạn chế ô nhiễm thiên nhiên và môi trường tại khu vực nông thôn. Ở cấp địa phương, nhiều địa phương trong cả nước đã coi trọng vấn đềBVMT, chỉ huy những huyện, xã kêu gọi sự tham gia của nhiều bên tương quan vàocông tác BVMT, đặc biệt quan trọng là phát huy vai trò của hội đồng ; chú trọng công táctuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về BVMT ; tăng trưởng những cơ sởcông nghiệp, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh thương mại nông thôn phải gắn liền với công tácBVMT. Các quan điểm chỉ huy này đã được cụ thể hóa vào những chủ trương thôngqua 1 số ít văn bản chuyên biệt hoặc có pháp luật lao lý về BVMT nôngthôn lồng ghép trong văn bản chung, đặc biệt quan trọng là những lao lý, hướng dẫn thựchiện tiêu chuẩn môi trường tự nhiên trong quy trình kiến thiết xây dựng nông thôn mới. Đây là mộttrong những chuyển biến rất tích cực trong công tác làm việc quản trị nhà nước về BVMTnông thôn. 18T uy nhiên trong quy trình tiến hành thực thi vẫn còn một bộ phận cánbộ, nhân dân chưa hiểu đúng mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình, coi xây dựngNTM chỉ là góp vốn đầu tư thiết kế xây dựng hạ tầng mà xem nhẹ tăng trưởng văn hóa truyền thống, xãhội, những giá trị truyền thống cuội nguồn, giá trị truyền thống văn hóa truyền thống làng, xã đang dần mất đi, những cây đa, bến nước sân đình, những hàng cây xanh mát, hàng rào … được thaythế bằng những khối bê tông bao kín làng ; khoảng trống làng quê yên bình, tươimát sửa chữa thay thế bằng khói bụi, tiếng ồn … Do đó, nhiều địa phương như TP Hà Tĩnh, Quảng Nam, Tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ninh … 6 đã dữ thế chủ động kiến thiết xây dựng phát hành cácquy định, tiêu chuẩn về xã nông thôn mới kiểu mẫu, khu dân cư kiểu mẫu để những xãđạt chuẩn nông thôn mới liên tục triển khai kiến thiết xây dựng nông thôn mới thườngxuyên và bền vững và kiên cố, tương thích với đặc trưng của từng địa phương mà vẫn giữ gìnđược truyền thống truyền thống cuội nguồn của nông thôn Nước Ta. Tại 1 số ít địa phương đã nêu, quy trình tiến hành kiến thiết xây dựng những khu dân cưkiểu mẫu đã phát huy tối đa vai trò chủ thể của dân cư trong kiến thiết xây dựng nôngthôn mới, hạn chế sự chủ quan, thoả mãn sau khi đạt chuẩn nông thôn mới. Đồngthời, cũng làm chuyển biến đáng kể nhận thức của dân cư tại những khu dân cư, nhất là ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, chỉnh trang nhà tại, thiết kế xây dựng hàng rào xanh, pháttriển kinh tế tài chính hộ mái ấm gia đình. Diện mạo những khu dân cư đã có những chuyển biến khárõ nét, nhiều tuyến đường giao thông vận tải được tăng cấp, bê tông thoáng đãng, sạchsẽ, rợp bóng cây xanh, nhiều hộ mái ấm gia đình đã biết sắp xếp, chỉnh trang lại nhà cửa, củng cố và bảo vệ được vẻ đẹp của những làng quê truyền thống lịch sử … 2.2. Một số quy mô tiêu biểu vượt trội công tác làm việc bảo vệ môitrường tại khu dân cưa ) Mô hình giải quyết và xử lý rác cấp xã bằng công nghệ tiên tiến đốt tại xã Xuân Kiên, huyệnXuân Trường, Tỉnh Nam Định – Được kiến thiết xây dựng trên bãi rác 20 năm, được góp vốn đầu tư của Bộ TNMT để xâydựng theo quy chuẩn, tuy nhiên đã bị quá tải và gây ô nhiễm môi trường tự nhiên. Xã đầutư thiết kế xây dựng cơ sở mới, khắc phục ô nhiễm bãi rác cũ, góp vốn đầu tư lò đốt mới. Bêncạnh lò đốt rác có hồ chứa nước rỉ rác ( cạnh lò đốt ) : 1000 m 2. Kinh phí góp vốn đầu tư : gần 10 tỷ đồng, trong đó, lò đốt quy mô 20-25 tấn : 980 triệu đồng, hoàn toàn có thể thiếtkế lò hiệu suất lớn hơn. – Quyết định số 2542 / QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh thành phố Hà Tĩnh ban hànhSổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chuẩn xã đạt chuẩn nông thôn mới và xã đạt chuẩnnông thôn mới kiểu mẫu trên địa phận tỉnh thành phố Hà Tĩnh, quá trình 2017 – 2020. – Quyết đính số 721 / QĐ-UBND ngày 11/10/2017 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh phát hành Bộ tiêu chíKhu dân cư nông thôn kiểu mẫu trên địa phận tỉnh Tỉnh Quảng Ngãi. – Quyết định số 2663 / QĐ-UBND ngày 26/7/2016 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Ban hành Bộ tiêu chuẩn “ Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu ” trên địa phận tỉnh Quảng Nam, quy trình tiến độ 20162020. – Quyết định số 848 / QĐ-UBND ngày 17/3/2017 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ninh banhành Bộ tiêu chuẩn về Khu dân cư ( thôn ) nông thôn mới kiểu mẫu vận dụng trên địa bàncác xã thuộc tỉnh Quảng Ninh19 – Ưu điểm : 20 + Xây dựng mạng lưới hệ thống giải quyết và xử lý rác thải trên nền bãi rác cũ đã hoạt động giải trí 20 năm, xử lý được đồng thời nhiều yếu tố : bức xúc của người dân so với bãi rác cũ, xử lý được lượng rác mới phát sinh, không phải tìm kiếm mặt phẳng mới. + Xử lý rác theo hướng thân thiện với thiên nhiên và môi trường, không tác động ảnh hưởng đếnkhông gian sống của nhân dân khu vực lân cận ( có âm nhạc, khoảng trống câyxanh … ), người dân giảm ác cảm với rác, coi đây là nguồn tài nguyên. + Xử lý rác với ngân sách thấp, phân phối được nhu yếu của nhiều địa phươngtrong cả nước lúc bấy giờ. Quy mô góp vốn đầu tư hoàn toàn có thể linh động, tương thích với trong thực tiễn củanhiều địa phương ( về mặt phẳng, lượng rác thu gom và giải quyết và xử lý … ). + Cơ chế kinh tế tài chính cho quy mô tương đối bền vững và kiên cố : Thu đủ bù chi ( tiềnthu từ phí vệ sinh của người dân đủ bù cho ngân sách thu gom và quản lý và vận hành hệthống giải quyết và xử lý ) ; 1 số ít phát minh sáng tạo trong thu phí vệ sinh tương thích với văn hóa truyền thống và từngbước nâng cao nhận thức của dân cư ( thu phí từ ma chay, hiếu hỉ … ). – Một số chú ý quan tâm : + Cần thực thi việc phân loại rác tại nguồn để giảm khối lượng rác phảiđốt và nâng cao hiệu suất cao của lò đốt ( giảm đốt sinh khối, là nguồn phát sinhfuran / dioxin ). + Quy mô góp vốn đầu tư : Nên là liên xã, cấp huyện. + Cần giám sát kỹ ngân sách ( gồm có cả ngân sách góp vốn đầu tư, quản lý và vận hành, khấuhao, bảo trì thiết bị … ), bảo vệ thu đủ bù chi. Đồng thời, việc quản lý và vận hành lòđốt phái phân phối nhu yếu kỹ thuật, bảo vệ duy trì được vĩnh viễn. + Nên tăng cường hiên chạy cây xanh ( 3 lớp, cây cao, cây hoa … ). b ) Mô hình giải quyết và xử lý chất thải rắn cấp huyệnKhu giải quyết và xử lý chất thải rắn cấp huyện tại tại xóm Bình Hải, xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An với quy mô 3,1 ha, hiệu suất giải quyết và xử lý rác thải 75100 tấn / ngày, tổng vốn góp vốn đầu tư trên 68 tỷ đồng do Tập đoàn Công nghệ T-TECHViệt Nam kiến thiết và quản lý và vận hành. Lò đốt rác CNC được phong cách thiết kế khoa học từ côngđoạn : Sấy rác – Đốt rác – Đốt tro – Đốt khí – Tản nhiệt – Lọc bụi – Hấp thụ khíđộc, tạo nên một dây chuyền sản xuất được tích hợp trong một mạng lưới hệ thống đồng điệu và tốiưu. Không chỉ khắc phục được nhiều điểm yếu kém của giải quyết và xử lý rác thải bằngphương pháp chôn lấp lỗi thời, mạng lưới hệ thống giải quyết và xử lý rác thải của Tập đoàn T-TECHViệt Nam còn tái chế được từ rác thải hoạt động và sinh hoạt với thành phẩm là hạt nhựa, gạch không nung mang lại hiệu suất cao kinh tế tài chính. c ) Khu xử lý chất thải quy mô liên huyện – Khu xử lý chất thải tại xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh ĐồngNai kiến thiết xây dựng trên tổng diện tích quy hoạnh 130 ha nhằm mục đích giải quyết và xử lý chất thải hoạt động và sinh hoạt, chất thảicông nghiệp không nguy cơ tiềm ẩn và nguy cơ tiềm ẩn, gồm có những khuôn khổ góp vốn đầu tư sau : Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh. 21 + Trạm tái chế chất thải làm phân Compost, hiệu suất 200 tấn / ngày. đêmBãi chôn lấp chất thải bảo đảm an toàn, hiệu suất 20 tấn / ngày. đêm + Trạm tịch thu sắt kẽm kim loại từ chất thải, hiệu suất 10 tấn / ngày. đêmLò đốt chất thải công nghiệp, hiệu suất 12,4 tấn / ngày. đêm + Trạm giải quyết và xử lý hóa rắn, hiệu suất 20 tấn / ngày. đêm + Trạm giải quyết và xử lý hóa lý chất thải lỏng, hiệu suất 20 tấn / ngày. đêm – Đối với chất thải hoạt động và sinh hoạt : Hiện xí nghiệp sản xuất đang tiếp đón và giải quyết và xử lý chấtthải rắn hoạt động và sinh hoạt của 3 địa phương là : huyện Thống Nhất, Tân Phú và thị xãLong Khánh với tổng khối lượng 150 tấn / ngày. Dự án này đã hoàn thành xong lắp đặtvà đang quản lý và vận hành khuôn khổ phân loại, sản xuất compost với hiệu suất 200 tấn / ngày. Trong đó, trên 80 % rác hữu cơ trong rác thải đầu vào được làm nguyênliệu sản xuất phân compost và 5 % rác thải được tịch thu, tái chế, tái sử dụng. Như vậy, tỷ suất rác trơ còn lại phải chôn lấp hợp vệ sinh dưới 15 %. d ) Mô hình giải quyết và xử lý nước thải hoạt động và sinh hoạt, làng nghềDự án “ Đầu tư kiến thiết xây dựng Nhà máy giải quyết và xử lý nước thải Cầu Ngà ” do Công tyCổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền thiết kế xây dựng và quản lý và vận hành theohình thức xã hội hóa, Giao hàng giải quyết và xử lý nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạttại 3 xã Dương Liễu, Cát Quế và xã Minh Khai huyện Hoài Đức, với tổng diệntích 9.397 mét vuông, hiệu suất phong cách thiết kế 20.000 m 3 / ngày đêm, vận dụng công nghệ tiên tiến xử lýsinh học khép kín, với dây chuyền sản xuất thiết bị tự động hoá trọn vẹn. Dự án đã gópphần giải quyết và xử lý ô nhiễm môi trường tự nhiên tại Kênh trục chính T2 chảy qua địa phận huyệnHoài Đức với chiều dài 10 km từ xã Minh Khai đến xã Vân Canh. e ) Mô hình cấp nước sinh hoạtMô hình cấp nước hoạt động và sinh hoạt từ nước nhiễm mặn tại xã Liêu Tú, huyệnTrần Đề tỉnh Sóc Trăng : Đây là khu công trình tiên phong của tỉnh Sóc Trăng sử dụngcông nghệ lọc nước mặn bằng công nghệ RO để sản xuất ra nước sạch đạt quychuẩn 02 / BYT Giao hàng cấp nước hoạt động và sinh hoạt cho người dân. Trạm cấp nước đượcxây dựng trên diện tích quy hoạnh mặt phẳng 1.000 mét vuông với những khuôn khổ giếng khoan, bơmgiếng hiệu suất 240 m3 / ngàyđêm ; Hệ thống bơm cấp 2 biến tầng ; Bể chứa nướcsạch 120 m3 ; Nhà quản trị, trạm bơm, hóa chất ; Hệ thống giải quyết và xử lý nước mặn bằngcông nghệ RO ; Hàng rào, sân đường, mạng lưới hệ thống thoát nước ; Hệ thống điện 3 phavà đường ống cấp nước dài 7.370 m ( trong đó ống PVC đường kính 200 là2. 700 m, ống PVC đường kính 140 là 4.670 m ), cấp nước cho 413 hộ dân trongkhu vực với tổng mức góp vốn đầu tư là 5,886 tỷ đồng. Đây là quy mô có thể nhân rộngcho những huyện / xã hòn đảo nơi mà khan hiếm nước mặt và nước ngầm. g ) Mô hình về làng nghề thân thiện với thiên nhiên và môi trường gắn với du lịch văn hoá22Làng gốm bát tràng tại xã Bát Tràng huyện Gia Lâm, thành phố Thành Phố Hà Nội ( xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm năm ngoái ). Từ một làng nghềtruyền thống quanh năm xả bụi gốm, bụi than thì nay làng Bát Tràng đã vănminh hơn. Môi trường đã được cải tổ thật sạch. Làng gốm sứ Bát Tràng trởhình mẫu xử lý ô nhiễm môi trường tự nhiên – một tình hình khá nhức nhối ở nhiềulàng nghề truyền thống cuội nguồn lúc bấy giờ. Khách du lịch hoàn toàn có thể thưởng thức quy trình tạohình loại sản phẩm gốm, rồi tiếp cận với loại sản phẩm gốm mỹ nghệ hạng sang, rực rỡ, do những nghệ nhân biểu lộ, những loại gốm trang trí nội thất bên trong, gốm gia dụng ( đồdùng nhà hàng siêu thị ), đồ sứ công nghiệp do những lò tư nhân sản xuất, với chất lượngngày càng cao. Môi trường làng nghề đã được cải tổ đáng kể. 2. Một số giải pháp đa phần thực thi hiệu suất cao công tác làm việc bảo vệ môitrường, kiến thiết xây dựng cảnh sắc sáng – xanh – sạch – đẹp trong kiến thiết xây dựng khudân cư nông thôn mới kiểu mẫuĐể tăng cường hiệu suất cao công tác làm việc BVMT nông thôn trải qua việc thựchiện những chỉ tiêu của tiêu chuẩn môi trường tự nhiên trong Chương trình tiềm năng quốc giavề thiết kế xây dựng nông thôn mới, cũng như việc triển khai tiêu chuẩn khu dân cư mẫu tạicác địa phương, trong thời hạn tới, cần tập trung chuyên sâu vào những giải pháp đơn cử : Thứ nhất, tập trung chuyên sâu công tác làm việc tiếp thị quảng cáo, tuyên tuyền nâng cao nhậnthức trong hội đồng về công tác làm việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở nông thôn ; phát độngphong trào kiến thiết xây dựng tuyến đường, cơ quan, văn phòng, trường học xanh – sạch sẽ và đẹp mắt ; phát huy tối đa vai trò của dân cư trong những công giữ gìn vệ sinh, cảnhquan môi trường tự nhiên nông thôn đúng như lời bác Hồ đã nói “ Dễ trăm lần không dâncũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong ” ; hoạt động nhân dân góp vốn đầu tư xây dựngvà tăng cấp những khu công trình hợp vệ sinh, chỉnh trang nhà vườn, sắp xếp chuồng trạichăn nuôi hài hòa và hợp lý và triển khai tốt nếp sống văn hóa truyền thống, văn minh. Thứ hai, cần có sự quyết tâm vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền sở tại ; tìm tòivận dụng những bài học kinh nghiệm tốt, cách làm hay, vận dụng phát minh sáng tạo và kiểm soát và điều chỉnh chophù hợp với đặc thù văn hoá, kinh tế tài chính, xã hội của từng vùng miền, đia phương. Phát huy và nhân rộng những quy mô khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Thứ ba, xử lý từng việc theo hướng “ tốt hơn mỗi ngày ”, nhưngkhông bỏ cuộc, có tổ chức triển khai, có kêu gọi người dân vào cuộc, có kiểm tra đônđốc nhắc nhở để bảo vệ sự vững chắc trải qua việc đưa những pháp luật về bảovệ môi trường tự nhiên và thiết kế xây dựng cảnh sắc vào những quy ước, hương ước của thôn, bản … để những hộ mái ấm gia đình tráng lệ triển khai. Đồng thời, nâng cao vai trò giámsát hội đồng so với những hành vi vi phạm pháp lý về bảo vệ thiên nhiên và môi trường trongkhu dân cư. Thứ tư, lựa chọn và ứng dụng những phương pháp quản trị và công nghệ tiên tiến phùhợp trong giải quyết và xử lý những loại chất thải hoạt động và sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt, làng nghề … ( rắn, lỏng, khí ). 23T hứ năm, tiếp bổ trợ, hoàn thành xong khung pháp lý tương thích, đặc biệt quan trọng là cơchế, chủ trương nhằm mục đích xã hội hoá, lôi cuốn góp vốn đầu tư của những doanh nghiệp trong xửlý chất thải và bảo vệ môi trường tự nhiên. Thứ sáu, có sự phân công và phối hợp hài hòa và hợp lý, hài hoà giữa Trung ương vàđịa phương ; giữa những cấp chính quyền sở tại địa phương và những tổ chức triển khai đoàn thể xãhội ; giữa chính quyền sở tại và hội đồng dân cư ; giữa những ngành nông nghiệp, xâydựng, khoa học và công nghệ tiên tiến, tài nguyên và môi trường tự nhiên nhằm mục đích phát huy tối đanguồn lực sẵn có. /. 24B ảng tổng hợp, so sánh tiêu chuẩn môi trường tự nhiên cơ bản, nâng cao và kiểu mẫu xã nông thôn mới25