Bài 6. Một số dân tộc ở Tây Nguyên (Địa lý 4)

1. Tây Nguyên – nơi có nhiều dân tộc sinh sống
– Các dân tộc bản địa: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng …
– Một số dân tộc khác đến đây xây dựng kinh tế: Kinh, Tày, Nùng, Mông…
=> Tây Nguyên có nhiều dân tộc nhưng lại thưa dân nhất Việt Nam, các dân tộc đang chung sức xây dựng Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp.

2. Nhà rông ở Tây Nguyên
– Ở Tây Nguyên các dân tộc thường sống tập trung thành Buôn, các buôn thường có ngôi nhà Rông (ngôi nhà chung lớn nhất).
– Nhà Rông dùng để sinh hoạt tập thể, hội họp, tiếp khách
– Nhà Rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn làng giàu có thịnh vượng.

3. Trang phục, lễ hội
– Trang phục: Nam thường đóng khố, Nữ thường quấn váy. Riêng ngày hội trang phục được trang trí hoa văn nhiều màu sắc, mang theo nhiều đồ kim loại.
– Lễ hội: Thường diễn ra vào mùa xuân hoặc sau vụ mùa thu hoạch. Tiêu biểu lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới…
– Người Tây Nguyên rất yêu thích nghệ thuật, với các nhạc cụ độc đáo: đàn tơ-rưng, đàn krông–pút, cồng, chiêng ….

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 85 SGK Địa lý 4) Quan sát hình 4 (trang 85 SGK Địa lý 4), em hãy mô tả về nhà rông.
– Nhà Rông là ngôi nhà to làm bằng cây tre, cây chổi, có mái rất cao (dốc).
– Nhà Rông dùng để sinh hoạt tập thể, hội họp, tiếp khách
– Nhà Rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn làng giàu có thịnh vượng.

? (trang 85 SGK Địa lý 4) Em hãy nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tọc trong các hình 1, 2, 3, 5, 6 (trang 84, 85, 86 SGK Địa lý 4)
– Nam thường đóng khố, Nữ thường quấn váy.
– Riêng ngày hội trang phục được trang trí hoa văn nhiều màu sắc, mang theo nhiều đồ kim loại.

? (trang 86 SGK Địa lý 4) Em hãy kể một số hoạt động trong lễ hội của người dân ở Tây Nguyên.
Một số hoạt động trong lễ hội của người dân ở Tây Nguyên: nhảy múa, đàn hát, khua chiêng, nhảy sạp, uống rượu cần, đốt lửa trại…

? (trang 86 SGK Địa lý 4) Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên.
Một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng…

? (trang 86 SGK Địa lý 4) Nêu một số nét về trang phục và sinh hoạt của người dân Tây Nguyên.
– Trang phục: Nam thường đóng khố, Nữ thường quấn váy. Riêng ngày hội trang phục được trang trí hoa văn nhiều màu sắc, mang theo nhiều đồ kim loại.
– Lễ hội: Thường diễn ra vào mùa xuân hoặc sau vụ mùa thu hoạch. Tiêu biểu lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, hội đam trâu, lễ ăn cơm mới…
– Người Tây Nguyên rất yêu thích nghệ thuật, với các nhạc cụ độc đáo: đàn tơ-rưng, đàn krông–pút, cồng, chiêng ….

? (trang 86 SGK Địa lý 4) Hãy mô tả nhà rông. Nhà rông dùng để làm gì?
– Nhà Rông là ngôi nhà to làm bằng cây tre, cây chổi, có mái rất cao (dốc).
– Nhà Rông dùng để sinh hoạt tập thể, hội họp, tiếp khách
– Nhà Rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn làng giàu có thịnh vượng.

Xem thêm Tây Nguyên tại đây !