​Bác sĩ tâm lý có tồn tại? Chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần khác nhau như thế nào?

​Bác sĩ tâm lý có tồn tại? Chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần khác nhau như thế nào?

Bạn không phải là người duy nhất bối rối với những câu hỏi trên, vì vậy bài viết sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ khái niệm bác sĩ tâm lý và sự khác biệt của chuyên gia tâm lý với bác sĩ tâm thần.

Bác sĩ tâm lý có tồn tại?
Nhiều người nhầm lẫn chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm lý là một. Mặc dù trong quan niệm của mọi người, chuyên gia tâm lý hay bác sĩ tâm lý đều là để giúp đỡ những người có những triệu chứng bệnh liên quan đến tâm lý, nhưng xét trên khía cạnh nghề nghiệp và chuyên môn, khái niệm “bác sĩ tâm lý” là không tồn tại.

Đúng vậy, có sự khác biệt quan trọng giữa “bác sĩ” và “chuyên gia”. Chuyên gia tâm lý được trang bị kiến thức về sự hoạt động của bộ não, những cảm xúc, suy nghĩ của con người và họ có thể trị liệu vấn đề dựa trên các phương pháp trị liệu trò chuyện (talk therapy). Tuy nhiên, họ không phải là “bác sĩ”, bởi bác sĩ cần học về y khoa. Cụ thể, bác sĩ chữa trị các vấn đề sức khỏe tâm thần thường sẽ phải tham gia trường y và trở thành bác sĩ đa khoa, sau đó họ chọn chuyên khoa tâm thần để theo học, và trở thành Bác sĩ tâm thần.

Bác sĩ tâm thần là người hiểu được mối liên hệ giữa các vấn đề về tinh thần và thể chất, đồng thời họ chẩn đoán bệnh, kiểm soát quá trình điều trị và kê toa thuốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên họ thường không cung cấp các trị liệu về tâm lý như liệu pháp trò chuyện. Vì vậy, khái niệm “bác sĩ tâm lý” là không phù hợp. Nếu bạn muốn tìm một bác sĩ để điều trị cho vấn đề sức khỏe tâm thần của mình, hãy chắc chắn rằng đó là bác sĩ tâm thần, bởi “bác sĩ tâm lý” không tồn tại.

Chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần khác nhau như thế nào?

Chắc hẳn bạn cũng đôi lúc nhầm lẫn giữa bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý. Cả bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý đều có nền tảng kiến thức về cách thức hoạt động của não bộ, cảm xúc, tình cảm và suy nghĩ của chúng ta. Họ đều có thể tham gia điều trị các vấn đề sức khỏe tinh thần bằng các phương pháp khác nhau.

Tuy nhiên, bác sĩ tâm thần sẽ phải đi học tại trường y và trở thành bác sĩ y khoa trước khi được đào tạo chuyên sâu về sức khỏe tâm thần. Vì là bác sĩ, nên họ hiểu rõ mối liên hệ giữa các vấn đề về tâm thần và thể chất, vì vậy có thể kê đơn thuốc.

Đề nhận diện rõ hơn những khác biệt giữa bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý, chúng ta sẽ xem xét các khía cạnh sau:

  • Quá trình đào tạo
  • Các phương pháp điều trị
  • Các tình trạng điều trị
  • Đặt lịch hẹn

  1. Quá trình đào tạo

Bác sĩ tâm thần là bác sĩ y khoa có ít nhất 11 năm đào tạo – thông thường sẽ nhiều hơn. Đầu tiên họ học để lấy bằng y khoa tại trường đại học. Tiếp theo, họ dành ít nhất 1 hoặc 2 năm đào tạo để trở thành bác sĩ đa khoa. Sau đó, họ hoàn thành khóa đào tạo ít nhất 5 năm về chẩn đoán và điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Chuyên gia tâm lý thì cần có ít nhất 6 – 8 năm đào tạo và phải trải qua quá trình làm việc có giám sát. Họ cũng có thể có bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ về tâm lý học. Nếu có bằng Tiến sĩ, họ có thể được coi là “tiến sĩ” (Dr) tâm lý, nhưng họ vẫn không phải “bác sĩ” (doctor) y khoa về tâm lý. Bên cạnh đó, cũng có các chuyên gia tâm lý lâm sàng được đào tạo chuyên về chẩn đoán và trị liệu các rối nhiễu tâm thần. Nhưng một lần nữa, họ không phải là “bác sĩ tâm lý”.

  1. Các phương pháp điều trị

Bác sĩ tâm thần có thể cung cấp một loạt các phương pháp điều trị, tùy theo vấn đề cụ thể và tính hiệu quả của các phương pháp trong mỗi trường hợp. Bao gồm:

  • Thuốc
  • Chăm sóc y tế tổng quát, bao gồm kiểm tra sức khỏe thể chất và kiểm tra tác dụng của thuốc trên cơ thể người bệnh.
  • Các liệu pháp kích thích não như liệu pháp sốc điện (ECT).
  • Một số phương pháp trị liệu tâm lý

Chuyên gia tâm lý thì chủ yếu tập trung vào điều trị bằng các liệu pháp tâm lý. Liệu pháp này thường được bắt đầu bằng giai đoạn chuyên gia tâm lý tìm hiểu về mối quan tâm, lo lắng của thân chủ. Sau khi nắm rõ vấn đề của thân chủ, họ sẽ đưa ra chiến lược điều trị, các phương pháp cụ thể, những bài tập thân chủ cần thực hiện và đánh giá sự cải thiện của thân chủ.

  1. Các tình trạng điều trị

Bác sĩ tâm thần có thể điều trị cho những ai có các nhu cầu về y tế, tâm lý và xã hội. Đây thường là những người có tình trạng phức tạp và nặng, ví dụ:

  • Trầm cảm nặng
  • Tâm thần phân liệt
  • Rối loạn lưỡng cực.

Một số người cố gắng tự tử hoặc có ý định tự tử thường đặc biệt cần phải được khám bởi bác sĩ tâm thần.

Chuyên gia tâm lý thì thường làm việc với những vấn đề mà có thể tiến triển tốt khi sử dụng trị liệu bằng phương pháp tâm lý. Các vấn đề đó bao gồm: vấn đề về hành vi, khó khăn trong học tập, trầm cảm, lo âu.

  1. Đặt lịch hẹn

Tương tự với tất cả các chuyên khoa về y tế, để gặp bác sĩ tâm thần, bạn cần có giấy giới thiệu của bác sĩ đa khoa (hoặc bác sĩ gia đình).

Để gặp chuyên gia tâm lý, bạn không cần giấy giới thiệu. Tuy nhiên, ở Úc, một bác sĩ đa khoa có thể giới thiệu bạn đến gặp chuyên gia tâm lý – như một bước trong kế hoạch trị liệu sức khỏe tâm thần cho bạn.

Sự phối kết hợp trong công việc
Bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý thường phối hợp làm việc cùng nhau. Bác sĩ tâm thần có thể đưa ra đánh giá và chẩn đoán ban đầu, sau đó giới thiệu bạn đến một nhà tâm lý để trị liệu tâm lý (liệu pháp trò chuyện – talking therapy).

Bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý cũng có thể làm việc cùng nhau tại các bệnh viện, trong cùng một bộ phận chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Tôi nên gặp ai?
Nếu bạn không chắc mình nên gặp bác sĩ tâm thần hay chuyên gia tâm lý, hãy nói chuyện với một bác sĩ đa khoa. Họ có thể cho bạn lời khuyên về việc gặp bác sĩ tâm thần hay gặp chuyên gia tâm lý là phù hợp với bạn.

Điều này sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bạn và phương pháp điều trị bạn cần. Một số người có thể sẽ phải đi gặp cả hai.

Hãy ghi nhớ

  • Không tồn tại nghề “bác sĩ tâm lý”.
  • Bác sĩ tâm thần KHÁC chuyên gia tâm lý. Bác sĩ tâm thần là những bác sĩ y khoa, có thể khám, chẩn đoán, kê thuốc, cũng như lập kế hoạch điều trị tổng thể cho bạn. Chuyên gia tâm lý có thể trị liệu cho bạn dựa trên các phương pháp trị liệu trò chuyện.
  • Bác sĩ đa khoa có thể cho bạn lời khuyên xem bác sĩ tâm thần hay chuyên gia tâm lý là người phù hợp với tình trạng của bạn.

Nguồn: Psychiatrists and psychologists: what’s the difference?, Your Health in Mind.
Vân Anh dịch

Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay ngày hôm nay để được tư vấn tận tình .

Khi gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, điều quan trọng là cần có hiểu biết rõ ràng về nhà chuyên môn phù hợp với vấn đề của bạn và họ sẽ làm việc với bạn như thế nào. Tuy nhiên, mọi người thường dễ hoang mang khi tìm hiểu về chức năng của các nhà chuyên môn. “Chuyên gia tâm lý hay bác sĩ tâm lý, họ có là một? Bác sĩ tâm thần có làm tâm lý? Khi nào và vấn đề gì thì sẽ gặp ai?”Bạn không phải là người duy nhất bối rối với những câu hỏi trên, vì vậy bài viết sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ khái niệm bác sĩ tâm lý và sự khác biệt của chuyên gia tâm lý với bác sĩ tâm thần.Nhiều người nhầm lẫn chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm lý là một. Mặc dù trong quan niệm của mọi người, chuyên gia tâm lý hay bác sĩ tâm lý đều là để giúp đỡ những người có những triệu chứng bệnh liên quan đến tâm lý, nhưng xét trên khía cạnh nghề nghiệp và chuyên môn, khái niệm “bác sĩ tâm lý” là không tồn tại.Đúng vậy, có sự khác biệt quan trọng giữa “bác sĩ” và “chuyên gia”. Chuyên gia tâm lý được trang bị kiến thức về sự hoạt động của bộ não, những cảm xúc, suy nghĩ của con người và họ có thể trị liệu vấn đề dựa trên các phương pháp trị liệu trò chuyện (talk therapy). Tuy nhiên, họ không phải là “bác sĩ”, bởi bác sĩ cần học về y khoa. Cụ thể, bác sĩ chữa trị các vấn đề sức khỏe tâm thần thường sẽ phải tham gia trường y và trở thành bác sĩ đa khoa, sau đó họ chọn chuyên khoa tâm thần để theo học, và trở thành Bác sĩ tâm thần.Bác sĩ tâm thần là người hiểu được mối liên hệ giữa các vấn đề về tinh thần và thể chất, đồng thời họ chẩn đoán bệnh, kiểm soát quá trình điều trị và kê toa thuốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên họ thường không cung cấp các trị liệu về tâm lý như liệu pháp trò chuyện. Vì vậy, khái niệm “bác sĩ tâm lý” là không phù hợp. Nếu bạn muốn tìm một bác sĩ để điều trị cho vấn đề sức khỏe tâm thần của mình, hãy chắc chắn rằng đó là bác sĩ tâm thần, bởi “bác sĩ tâm lý” không tồn tại.Chắc hẳn bạn cũng đôi lúc nhầm lẫn giữa bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý. Cả bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý đều có nền tảng kiến thức về cách thức hoạt động của não bộ, cảm xúc, tình cảm và suy nghĩ của chúng ta. Họ đều có thể tham gia điều trị các vấn đề sức khỏe tinh thần bằng các phương pháp khác nhau.Tuy nhiên, bác sĩ tâm thần sẽ phải đi học tại trường y và trở thành bác sĩ y khoa trước khi được đào tạo chuyên sâu về sức khỏe tâm thần. Vì là bác sĩ, nên họ hiểu rõ mối liên hệ giữa các vấn đề về tâm thần và thể chất, vì vậy có thể kê đơn thuốc.Đề nhận diện rõ hơn những khác biệt giữa bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý, chúng ta sẽ xem xét các khía cạnh sau:là bác sĩ y khoa có ít nhất 11 năm đào tạo – thông thường sẽ nhiều hơn. Đầu tiên họ học để lấy bằng y khoa tại trường đại học. Tiếp theo, họ dành ít nhất 1 hoặc 2 năm đào tạo để trở thành bác sĩ đa khoa. Sau đó, họ hoàn thành khóa đào tạo ít nhất 5 năm về chẩn đoán và điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần.thì cần có ít nhất 6 – 8 năm đào tạo và phải trải qua quá trình làm việc có giám sát. Họ cũng có thể có bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ về tâm lý học. Nếu có bằng Tiến sĩ, họ có thể được coi là “tiến sĩ” (Dr) tâm lý, nhưng họ vẫn không phải “bác sĩ” (doctor) y khoa về tâm lý. Bên cạnh đó, cũng có các chuyên gia tâm lý lâm sàng được đào tạo chuyên về chẩn đoán và trị liệu các rối nhiễu tâm thần. Nhưng một lần nữa, họ không phải là “bác sĩ tâm lý”.có thể cung cấp một loạt các phương pháp điều trị, tùy theo vấn đề cụ thể và tính hiệu quả của các phương pháp trong mỗi trường hợp. Bao gồm:thì chủ yếu tập trung vào điều trị bằng các liệu pháp tâm lý. Liệu pháp này thường được bắt đầu bằng giai đoạn chuyên gia tâm lý tìm hiểu về mối quan tâm, lo lắng của thân chủ. Sau khi nắm rõ vấn đề của thân chủ, họ sẽ đưa ra chiến lược điều trị, các phương pháp cụ thể, những bài tập thân chủ cần thực hiện và đánh giá sự cải thiện của thân chủ.có thể điều trị cho những ai có các nhu cầu về y tế, tâm lý và xã hội. Đây thường là những người có tình trạng phức tạp và nặng, ví dụ:Một số người cố gắng tự tử hoặc có ý định tự tử thường đặc biệt cần phải được khám bởi bác sĩ tâm thần.thì thường làm việc với những vấn đề mà có thể tiến triển tốt khi sử dụng trị liệu bằng phương pháp tâm lý. Các vấn đề đó bao gồm: vấn đề về hành vi, khó khăn trong học tập, trầm cảm, lo âu.Tương tự với tất cả các chuyên khoa về y tế, để gặp, bạn cần có giấy giới thiệu của bác sĩ đa khoa (hoặc bác sĩ gia đình).Để gặp, bạn không cần giấy giới thiệu. Tuy nhiên, ở Úc, một bác sĩ đa khoa có thể giới thiệu bạn đến gặp chuyên gia tâm lý – như một bước trong kế hoạch trị liệu sức khỏe tâm thần cho bạn.Bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý thường phối hợp làm việc cùng nhau. Bác sĩ tâm thần có thể đưa ra đánh giá và chẩn đoán ban đầu, sau đó giới thiệu bạn đến một nhà tâm lý để trị liệu tâm lý (liệu pháp trò chuyện – talking therapy).Bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý cũng có thể làm việc cùng nhau tại các bệnh viện, trong cùng một bộ phận chăm sóc sức khỏe tâm thần.Nếu bạn không chắc mình nên gặp bác sĩ tâm thần hay chuyên gia tâm lý, hãy nói chuyện với một bác sĩ đa khoa. Họ có thể cho bạn lời khuyên về việc gặp bác sĩ tâm thần hay gặp chuyên gia tâm lý là phù hợp với bạn.Điều này sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bạn và phương pháp điều trị bạn cần. Một số người có thể sẽ phải đi gặp cả hai.Nguồn: Psychiatrists and psychologists: what’s the difference?, Your Health in Mind.Vân Anh dịch

Hình ảnh một số ít bác sĩ tinh thần và chuyên viên tâm lý được đào tạo và giảng dạy chuyên nghiệp và bài bản và giàu kinh nghiệm tay nghề của Viện Tâm Lý Việt – Pháp :

Hình ảnh 1 số ít hoạt động giải trí của Viện Tâm Lý Việt – Pháp :