nghiên cứu then Tày và văn hóa miền cao – Tài liệu text
nghiên cứu then Tày và văn hóa miền cao
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.68 KB, 27 trang )
Bạn đang đọc: nghiên cứu then Tày và văn hóa miền cao – Tài liệu text
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Từ bao đời nay, Then đã trở thành sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào
các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Then là một loại hình
nghệ thuật tổng hợp chứa nhiều thành tố ngữ văn, âm nhạc, mỹ thuật, múa, diễn
xướng dân gian và có giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, xã hội. Đồng bào các dân
tộc Tày, Nùng, Thái thường sử dụng then vào những dịp trọng đại như hội làng,
cầu đảo của từng gia đình, dòng họ vào dịp năm mới, sinh con đầu lòng, giải trừ
tà ma và chữa bệnh. Tháng 3/ 2017, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
thay mặt Chính phủ ký hồ sơ “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt
Nam” để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Theo quan niệm dân gian, Then có nghĩa là Thiên, tức là “Trời”, cũng được
coi là điệu hát của thần tiên truyền lại. Chính vì thế, trong đời sống của người Tày
cổ, Then được dùng trong những sự kiện trọng đại hay lễ cầu an, cầu mùa, gọi
hồn… Đồng bào Tày quan niệm, những điệu Then giúp con người gửi lời cầu
khấn đến nhà trời. Thông qua những lời ca, tiếng hát, những điệu Then, âm hưởng
của đàn tính mà người ta cầu cho mưa thuận gió hòa, mọi nhà bình an, yên vui,
hạnh phúc…
Trên phương diện văn học, Then được xem như những bản trường ca về
nghệ thuật biểu diễn văn hóa dân tộc, với các đoạn, chương móc xích với nhau
logic từ đầu đến cuối. Then mang tính huyền thoại gắn với những sự tích để răn
dạy con cháu ăn ở có hiếu, có đức, như sự tích: Con ve sầu, Mụ yêu tinh (Dà
Dỉn), Núi hoa, Núi tuyết…
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, đây cũng là nơi tôi
học tập, nghiên cứu. Trong quá trình học học phần Văn học dân gian, được tìm
hiểu về Then Tày, tôi cảm thấy đây là một nét văn hóa độc đáo, có ý nghĩa nhiều
mặt, cần được lưu giữ và bảo tồn. Qua tìm hiểu, tôi được biết tại huyện Định Hóa
(tỉnh Thái Nguyên) dân tộc Tày, Nùng chiếm tới 65% dân số. Nơi đây còn lưu giữ
rất nhiều thư tịch cổ, các nghi thức cúng, tế thần linh trời đất, các trò chơi dân
gian… của người Tày, Nùng, trong đó có hát then. Then vùng Định Hóa là sự
dung hòa và kế thừa. Khi nghe hát then, người nghe như thấy ở đó có một chút
của các làn điệu then Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang và cả then
mới… phải chăng đây là lý do làm cho những nhà nghiên cứu loại hình văn hóa
này khó nhận diện, khiến cho hát Then Định Hóa có cái gì đó riêng biệt, thu hút
người nghe.
1
Huyện định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là một trong những nơi nghệ thuật trình
diễn hát then được bảo tồn và phát triển tương đối tốt. Định Hóa là mảnh đất lưu
giữ, phát triển không gian văn hóa hát then – đàn tính hết sức đồ sộ về khối
lượng, phong phú về thể loại, đa dạng về hình thức biểu diễn. Việc nhìn nhận và
đánh giá vị trí của Then trong đời sống tinh thần của người Tày ở huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên là một việc làm cần thiết để tôn vinh giá trị của then Tày,
đồng thời đóng góp cho việc tìm hiểu đời sống tôn giáo tín ngưỡng của các dân
tôc thiểu số nói chung, đồng bào Tày ở Định Hóa nói riêng.
Chính vì những lí do trên mà tôi quyết định nghiên cứu về then Tày. Chúng
tôi chọn địa điểm nghiên cứu ở xã Phúc Chu, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên là nơi nghiên cứu sưu tầm tư liệu.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Then Tày và sự phát triển của hát Then ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn xã Phúc Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và toàn
huyện Định Hóa nói chung.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về then Tày, có cái nhìn tổng quan, đưa ra đánh giá, nhận xét, định
hướng phát triển cho văn hóa hát Then vùng Định Hóa. Có những hiểu biết khái
quát về hát Then cũng như tìm hiểu được sức sống, sự phát triển, vị trí của hát
Then ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
4.Phương pháp nghiên cứu
_ Phương pháp ghi chép bằng phương tiện kĩ thuật ( máy ảnh, máy ghi âm)
_ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
_ Phương pháp giao tiếp thông thường
_ Phương pháp phỏng vấn
_ Phương pháp quan sát khách quan
2
5.Đóng góp của đề tài
Bài báo cáo cung cấp những nét cơ bản về văn hóa hát Then của dân tộc Tày
ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, đưa ra những đánh giá, nhận xét về sự phát
triển của hát Then trên địa bàn huyện Định Hóa. Sưu tầm được những thông tin
giúp ích cho bộ môn Văn học dân gian và các công trình đi sâu nghiên cứu tìm
hiểu Then Tày về sau.
6.Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, cấu trúc bài báo cáo
gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên
Chương 2: Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tế
Chương 3: Kết quả thu được
Chương 4: Nận xét và đánh giá kết quả thu hoạch
Chương 5: Những đề xuất, khuyến nghị nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa,
văn học dân gian
NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
1.1. Đặc điểm tự nhiên:
Định Hóa là một huyện miền núi phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, Diện tích tự
nhiên: 52.075,4 ha, dân số 90.086 người (năm 2005).Định Hoá là huyện miền núi
của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng toạ độ 105o29” đến 105o43” kinh độ
đông, 21o45”đến 22o30” vĩ độ bắc; phía tây – tây bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, bắc đông bắc giáp tỉnh Bắc Cạn, nam – đông nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương;
huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía tây bắc.
Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi
thấp, đồi cao. Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp.
Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phân làm hai vùng. Vùng
3
núi bao gồm các xã ở phía bắc huyện. Vùng này có các dãy núi cao từ 200 đến
400 m so với mặt biển, thuộc phần cuối của dãy núi đá vôi cánh cung Sông Gâm,
chạy theo Hướng tây bắc – đông nam, từ phía bắc qua trung tâm huyện đến xã
Trung Hội, tạo nên bức tường thành ở phía đông thị trấn Chợ Chu và những thung
lũng nhỏ hẹp. Nhiều hang động trong các dãy núi đá này có những nhũ đá hình
thù kỳ thú, đẹp mắt.
1.2. Đặc điểm văn hóa, xã hội
Trước đây huyện Định Hóa là nơi căn cứ địa cách mạng của Đảng và Chính
phủ. Huyện có 24 đơn vị hành chính cấp xã/phường gồm 1 thị trấn Chợ Chu và
23 xã: Bảo Cường, Bảo Linh, Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Điềm
Mặc, Định Biên, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Lam Vỹ, Linh Thông, Phú
Đình, Phú Tiến, Phúc Chu, Phượng Tiến, Quy Kỳ, Sơn Phú, Tân Dương, Tân
Thịnh, Thanh Định, Trung Hội, Trung Lương.
Trong huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên thì tộc người Tày và người Nùng
chiếm tới 65% dân số. Tại hầu hết 24 xã, thị trấn đều có các tộc Tày, Nùng định
cư, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng của vùng.
Định Hóa là một vùng có những nét đẹp văn hóa sâu sắc đặc biệt nó thể
hiện ở các phong tục tập quán. Người Tày ở Định Hóa cũng tổ chức những ngày
lễ khác nhau thể hiện ý nghĩa riêng mang đậm sắc thái dân tộc của người Tày tại
đây. Thường thì có Tết Nguyên Đán mở đầu năm mới và Tết rằm tháng bảy cúng
các vong hồn, đó là những lễ tết lớn được tổ chức linh đình hơn cả. Ngoài ra gồm
có các tết như Tết gọi hồn trâu bò được tổ chức vào mồng 6-6 ( âm lịch), Sau vụ
cấy là Tết cơm mới, tổ chức khi thu hoạch. Đó là những cái tết rất đặc trưng cho
đồng bào dân tộc Tày.
Chương 2: Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tế
2.1. Thuận lợi trong quá trình thực tế
_ Quá trình đi thực tế khá thuận lợi theo đúng kế hoạch đã đề ra.
_Các phương pháp sử dụng để nghiên cứu được áp dụng khá thuận lợi.
_Chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình điền dã sưu tầm
tại địa phương. Đồng thời đoàn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ trung
tâm văn hóa thể thao-Định Hóa.
_ Người dân địa phương đa phần cởi mở, nhiệt tình khi cho biết thông tin.
_ Các nghệ nhân nhiệt tình giúp đỡ.
_ Giao thông đi lại thuận lợi.
4
_ Có sự phân công công việc trong nhóm hợp lý, các thành viên phối hợp với
nhau ăn ý để chuyên đi đạt hiệu quả cao.
2.2. Khó khăn trong quá trình thực tế
_ Khó khăn đầu tiên là việc sắp xếp thời gian đi thực tế, cần không ảnh hưởng
đến thời gian học trên lớp, nhưng cũng phải phù hợp với lịch làm việc của ủy ban
xã và tất cả các thành viên trong nhóm.
_ Số người phỏng vấn bị hạn chế bởi một số nguyên nhân như thời gian, công
việc nên lượng thông tin được cung cấp chưa nhiều.
_ Thông tin người dân cung cấp có những ý kiến khác nhau có những ý đúng và
cũng có những ý kiến chưa chính xác nên người điều tra gặp đôi chút khó khăn
trong việc phân loại thông tin, tư liệu.
_ Mặc dù là người dân ở địa phương nhưng không phải ai cũng có thể cung cấp
thông tin nên việc chọn đối tượng giao tiếp và đối tượng điều tra có gặp khó khăn.
_ Có rất nhiều nguồn cung cấp thông tin nên việc phân loại, sắp xếp, tổng hợp tư
liệu đòi hỏi tính chuyên nghiệp.
_ Gặp khó khăn trong việc tìm chỗ ăn, chỗ nghỉ bởi điểm đến là một nơi xa xôi
kinh tế chưa phát triển.
_ Thời gian đi điền dã sưu tầm cũng như chi phí cho chuyến đi còn khá hạn hẹp vì
vây còn chưa thể tìm hiểu kĩ về vốn văn học ở địa phương.
Chương 3: Kết quả thu hoạch
3.1. Tìm hiểu chung về Then Tày
Hát Then là một loại hình diễn xướng tiêu biểu mang đậm văn hóa Tày Nùng của vùng Việt Bắc. Then gắn với đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người
Tày – Nùng, góp phần làm nên bản sắc văn hóa của cộng đồng Tày – Nùng. Hát
Then, đàn tính là linh hồn cho các lễ nghi, hội hè như: Then giải hạn, Then khai
rượi, Then kỳ yên, Then cứu bệnh, Cầu mát, Lẩu pụt (Then lẩu), Then thượng
thọ, Then hợp hôn…
Nghệ thuật Hát Then của dân tộc Tày, Nùng Việt Bắc có một quá trình phát
triển lâu dài, gắn bó mật thiết với cuộc sống lao động, sản xuất, đấu tranh dựng
nước và giữ nước, ngày một hoàn thiện về nghệ thuật, có sắc thái dân tộc, phong
cách và sắc màu riêng của nó. Chính vì vậy, nghệ thuật hát Then luôn là nguồn cảm
hứng sáng tác vô tận cho các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ và được đông đảo quần chúng
nhân dân các dân tộc yêu thích, đồng thời được Đảng, Nhà nước ta đánh giá cao và
được coi trọng là một trong những di sản văn hóa phi vật thể quý báu trong kho tàng
văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam phải được giữ gìn, kế thừa và phát triển.
Tại vùng Định Hóa, bên cạnh những làn điệu then cổ mang đậm bản sắc
dân tộc, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa, gắn liền với lao
5
động sản xuất…thì trong những sáng tác cải biên mới kế thừa có chọn lọc, chủ đề
sáng tác gắn liền với các cuộc vận động lớn trong cộng đồng được xã hội quan
tâm hưởng ứng như chủ đề ca ngợi về Đảng, Bác Hồ, xây dựng đời sống văn hóa,
về Định Hóa và núi rừng Việt Bắc…
3.2. Nguồn gốc của Then Tày
Dựa trên các cứ liệu dân gian ở địa phương, người ta cho rằng Then chính
thức được ra đời ở thời kỳ nhà Mạc lên cát cứ Cao Bằng, nhưng trước đó Then đã
được tồn tại trong dân gian từ lâu đời. Qua tìm hiểu từ nghệ nhân Triệu Đình Lợi
(xã Phúc Chu, huyện Định Hóa), ông đã kể cho chúng tôi nghe một số truyền
thuyết về nghề hát Then cũng như sự tích về cây đàn tính – nhạc cụ dùng trong
hát Then.
Truyền thuyết kể rằng, có một chàng trai tên là Xiên Câm, vì nghèo 30 tuổi
chưa lấy được vợ nên mới nghĩ cách làm ra chiếc đàn tính để giải sầu. Lúc đầu
đàn có 12 dây âm thanh quá hay khiến muôn vật mê mẩn mà chết, Bụt bèn bắt
Xiên Câm cắt bớt 9 dây nên từ đó cây đàn tính chỉ có 3 dây 2 .
Người Thái Trắng Tây Bắc cũng có truyền thuyết tương tự kể rằng cây đàn
tính là do một chàng trai làm ra với mục đích giải sầu. Câu chuyện này gần gũi
với cuộc sống hơn vì nó gắn liền với một câu chuyện tình cảm trai gái, đồng thời
còn giải thích việc chàng trai nghĩ ra cách làm cho đàn kêu được là do bắt chước
âm thanh của sợi dây vắt qua miệng hang.
Câu chuyện của người Tày thần bí hơn: chàng trai phải lên trời xin giống
tằm và bầu về trồng để làm nguyên vật liệu làm đàn. Ở cả người Tày và người
Thái, cây đàn tính vẫn thường được sử dụng làm nhạc cụ sinh hoạt văn nghệ giải
trí và là công cụ hành nghề của các bà Then. Trước đây, cây đàn tính còn là công
cụ đắc lực giúp các chàng trai Thái tìm bạn tình.
Từ những câu chuyện được lưu truyền trong tâm thức đồng bào Tày có thể
thấy được lời hát then cùng cây đàn tính của dân tộc đã ra đời từ rát lâu trở thành
một sản phẩm tinh thần đi sâu vào thần thoại cổ tích. Như vậy, có thể khẳng định
nguồn gốc của then đã có từ khi tổ tiên người Tày có nhu cầu sinh hoạt văn hóa
tín ngưỡng và sự phát triển tiếng bộ của cộng đồng.
3.3. Các hình thức sinh hoạt Then
3.3.1. Then cầu mong, Lễ cầu an
Người Tày – Nùng thường tổ chức lễ này vào tháng giêng hàng năm. Người
ta đón ông bà Then về nhà lễ để cầu an bình. Lễ cầu an còn là ngày hội tụ xóm
6
làng, vui xuân. Đây là loại Then vui, hát về tình ca, sử ca. Lễ giải hạn: Lễ này
được tổ chức vào bất kỳ ngày nào dịp nào trong năm. Người ta mời ông Then, bà
Then có nơi mời thầy mo thầy tạo về làm lễ với mục đích cầu mùa.
3.3.2. Loại Then chữa bệnh
Trước đây, dân tộc Tày – Nùng cũng như các dân tộc khác đều cho rằng
người ốm, chết do nhiều nguyên nhân. Nhiều người ốm do không hiểu nguyên
nhân sinh bệnh nên họ cho rằng do thần linh ma quỷ làm hại. Khi đó, nếu muốn
biết người ốm bị sao, người ta phải nhờ đến Then giải quyết có khả năng thương
lượng với thần linh dùng sức mạnh trấn áp quỷ thần có khả năng sai khiến âm
binh đi tìm hồn về nhập vào xác. Then chữa bệnh bằng sức truyền cảm âm nhạc,
thơ ca, phần nào làm trọng chức năng an ủi, dỗ dành nỗi đau của người bệnh, làm
cho mọi người thấy tâm hồn thanh thản hơn sau buổi làm Then. Đây là phương
pháp chữa bệnh bằng tinh thần của người Tày – Nùng xưa.
3.3.3 Loại Then tống tiễn
Những gia đình có người chết hoặc đứa trẻ xấu số, sau khi chôn cất xong,
chọn được ngày lành, người Tày – Nùng thường đón Then về làm lễ tiễn hồn
người chết đi khỏi nhà để không quấy rối những người còn đang sống.
3.3.4. Loại Then vui mừng, chúc tụng, ca ngợi
Thường những nhà giàu xưa kia khi có việc mừng thường hay mời Then đến
đàn, hát vui, chúc tụng ca ngợi. Những cuộc làm Then này phải theo trình tự như
các đám cúng lễ. Lời ca phần lớn ứng tác cho phù hợp với yêu cầu của hoàn cảnh.
Tuy nhiên, cũng có một số bài mẫu, đối tượng giao tiếp chủ yếu là người chức
không phải là thần linh
3.3.5. Loại Then trung lễ, đại lễ cấp sắc (lẩu Then, lẩu vửt…)
Những người làm Then thường 3-5 năm phải làm lễ cấp sắc một lần gọi là đại
lễ. Nhưng cũng có Then vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có khả năng làm lễ
đúng kỳ hạn thì phải làm lễ trung để khất. Trong Then có chức tước quyền hạn
được phân chia theo từng cấp độ khác nhau và rõ ràng. Lẩu Then là một lễ quan
trọng. Chức tước Then được đánh dấu bằng tua trên mũ của các ông bà Then. Khi
không còn làm Then nữa một số nơi làm lẩu Then nhưng với mục đích tạ ơn..
3.3.6.Then – loại hình âm nhạc
Then là một loại hình diễn xướng dân gian được tổ chức chủ yếu trong nhà,
thường là vào đên khuya thanh vắng. Do đó, âm nhạc trong Then là loại nhạc êm
dịu, ấm cúng, nhẹ nhàng và tâm tình. Phạm vi sân khấu của nó là một chiếc chiếu
7
gồm một người đàn hát và người xóc nhạc vừa đủ cho người nghe và xem trong
khuôn khổ một gia đình (ngoại trừ các cuộc đại lễ Then và Then ngoài trời). Âm
nhạc trong Then được diễn tả biểu hiện nội dung văn học có cốt truyện dài ngắn
khác nhau. Vì thế, cấu trúc âm nhạc khác với các loại dân ca ta thường gặp. Cũng
do quy định nội dung chặt chẽ của văn học nên âm nhạc trong Then khá phong
phú về giai điệu và chặt chẽ về tiết tấu nhịp điệu bởi nó luôn được đi đôi với nhịp
điệu của tiếng đàn và bộ xóc nhạc. Tuy nhiên, Then ở mỗi địa phương, mỗi tỉnh
khác nhau đều có những màu sắc âm nhạc khác nhau. Đặc điểm này tạo cho âm
nhạc trong Then có sự giàu có về màu sắc khúc thức và tiết tấu âm nhạc. Bên
cạnh ý nghĩa tôn giáo tín ngưỡng, Then còn được xem xét như một yếu tố là một
loại diễn xướng do chỉ có một người hát với cây tính Then và chùm xóc nhạc.
3.4. Âm nhạc trong Hát Then
3.4.1. Thang âm, điệu thức
Thang âm: là sự sắp xếp các âm thanh theo một thứ tự cao độ. Mỗi âm trong
thang âm được gọi là các bậc của nó. Cùng với cách hiểu trên đây còn có những ý
kiến khác cho rằng: thang âm là một khái niệm để chỉ tập hợp thành phần âm
trong bài chỉ có 3,4 bậc, trong đó có một bậc nổi rõ tính ổn định hơn các bậc
khác. Do vậy, âm này được gọi là âm gốc của thang âm.
Điệu Thức: là một khái niệm đã được chuẩn định về mặt ý nghĩa và hầu hết
các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian đều thống nhất ý kiến cho rằng: điệu thức là
một khái niệm để chỉ mối quan hệ về các bậc trong thang âm.
3.4.2. Âm điệu
Âm điệu thực chất là mối quan hệ về độ cao. Trong dân ca nói chung và
trong hát Then của người Tày, Nùng nói riêng, âm điệu không tách rời khỏi mối
quan hệ với một số yếu tố của ngôn ngữ dân tộc như: ngữ âm, ngữ nghĩa. Ngày
nay, trong hát Then ta còn thấy có những đoạn nhạc mà toàn bộ cao độ phần âm
nhạc theo âm điệu dấu giọng của lời thơ như: những đoạn Then đoán về tương lai,
về số phận và dặn dò con cháu dưới trần gian. Ở những đoạn này, âm điệu hoàn
toàn phụ thuộc vào âm điệu tiếng nói. Như vậy, tiếng nói giàu âm điệu được xem
như dạng đầu tiên mầm mống của âm nhạc.
3.3.3. Lối hát trong Then
Lối hát đọc thơ: Là lối hát biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa thơ ca và
âm nhạc. Ở đây, phương thức phát triển giai điệu thường là sự lặp đi, lặp lại của
một hoặc hai hướng chuyển động giai điệu đơn giản, số lượng âm sử dụng không
8
nhiều. Lối hát đọc thơ phù hợp với việc thể hiện những nội dung cảm xúc mộc
mạc, từ tốn, dõng dạc, khỏe mạnh và có một nhịp điệu rõ ràng, mạch lạc.
Lối hát ngâm :Lối hát này thường thể hiện tính chất dàn trải, ngâm ngợi,
nhịp điệu tự do hơn so với hát đọc thơ. Giai điệu âm nhạc trong lối hát ngâm
thường xuất hiện những nốt tô điểm, trang sức phù hợp với lối hát ngâm ngợi
trong văn chương và sự mềm mại, uyển chuyển co dãn về nhịp điệu, nó rất phù
hợp trong việc thể hiện những cảm xúc trữ tình, sâu lắng của nội tâm. Phương
thức phát triển giai điệu của lối hát ngâm về cơ bản giống hát đọc thơ, đó là khi
tiến hành giai điệu các câu thường lặp lại dáng dấp của nhau.
Lối hát pha trộn hát đọc thơ và hát ngâm: Giai điệu ở dạng này có sự
uyển chuyển, linh hoạt khá tinh tế. Nhịp điệu, cú pháp không mang tính đơn điệu,
đơn giản như hát nói nhưng cũng không quá phức tạp về hình thái giai điệu và
không thiên về sự trau chuốt, tô điểm như hát ngâm. Do tính pha trộn nên phương
thức phát triển giai điệu của lối hát này phong phú đa dạng, có ưu thế diễn đạt
được nhiều sắc thái, cảm xúc. Trong Then, những giai điệu pha trộn 2 lối hát đọc
thơ và hát ngâm thường gặp ở những chương đoạn mang nội dung kể truyện về
một công việc cần phải làm hoặc đang làm trong cuộc Then.
3.4.4. Tiết tấu, nhịp điệu
Tiết tấu là mối tương quan về trường độ của các âm thanh nối tiếp nhau.
Trong Then nói riêng và trong âm nhạc nói chung, tiết tấu đóng vai trò rất quan
trọng trong một tác phẩm âm nhạc. Loại tiết tấu có phân nhịp phách thường được
thể hiện qua loại nhịp đơn có một trọng âm. Loại tiết tấu không phân nhịp phách
thường thấy ở lối hát ngâm. Giai điệu có tính chất tự sự, giãi bày tâm tư tình cảm.
3.5. Về phần lời hát
Lời ca trong hát Then được biểu đạt chủ yếu bằng ngôn ngữ Tày – Nùn g.
Lời ca được truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác nên đôi khi cũng bị “Tam
sao thất bản”. Lời ca trong hát Then thường là những vần thơ tự do, không theo
một qui định nào cả, có bài viết ở thể thơ 5 chữ, có bài ở thể thơ 7 chữ nhưng thể
thơ phổ biến thường là 5 chữ và 7 chữ đan xen.
Bên cạnh cấu trúc thơ 5 chữ, 7 chữ là chủ yếu, lời ca trong hát Then còn gặp
cấu trúc thể thơ tự do (xen kẽ giữa thơ 3 chữ với 5 chữ, 3 chữ với 7 chữ, 4 chữ
với 8 chữ…). Loại thể thơ tự do này cũng ảnh hưởng ít nhiều tới cấu trúc câu,
đoạn của âm nhạc trong hát Then.
Nội dung lời ca trong hát Then là một trong những yếu tố quan trọng và thu
hút nhiều người yêu thích hát Then. Nội dung trong một cuộc Then trước hết
phản ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, ước mơ của người Tày – Nùng, phản
ánh hiện thực xã hội phong kiến xưa. Trong mỗi đoạn hát đều có cốt truyện, nhiều
9
chuyện mang tính thần thoại, yếu tố tâm linh nên nó gần gũi với quần chúng nhân
dân. Nhìn chung, lời ca trong hát Then còn mang tính ước lệ, phóng đại… nhưng
qua tác phẩm có thể thấy được ý tứ của nó, thấy được chính con người thật, con
người với canh tác ruộng nương ở miền núi.
Trong buổi thực tế, chúng tôi đã có dịp trực tiếp thưởng thức phần biểu
diễn của nghệ nhân Triệu Đình Lợi, Thầy đã hát cho chúng tôi bài “Trăng soi
đường Bác” và giải thích nội dung của bài hát này.
“Chủ đề chính rất nhiều ví dụ như bài Vầng trăng soi đường Bác có cả lời
Tày và lời Kinh, nội dung là trăng soi Bác ngồi làm thơ và nói với người dân, nói
về mai sau đất nước của mình. Hay chủ đề yêu quê hương đất nước, ca ngợi vẻ
đẹp quê hương đất nước mình hay ca ngợi công lao của Bác Hồ.”
Nhìn chung phần lời của hát Then gần gũi với mọi người dễ hiểu dễ nhớ.
Hay như cô Hoàng Thị Nhận – chủ nhiệm câu lạc bộ Then Tày tại xã Phúc Chu
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên chia sẻ “ Về nội dung của hát Then chủ yếu là
ca ngợi công lao của Bác hay ca ngợi vẻ đẹp của đất nước”. Và theo cô sự thành
công và hấp dẫn của hát Then nằm ở nhiều yếu tố về cả giai điệu, cả câu hát.
Phần lời bài hát “Trăng soi đường Bác”:
Tiếng Tày:
Hai chói khảu tảng bác
tím thơ
Bác nhằng cấn hai ơi
gỏi thả
Gằm thơ Bác bấu mà
pi bươn
Chao lục lan nặm
mường viết tiếp
Mởi nàng hai slương
sliết *g mà
ngoài dồm
Bác viết dân ta độc lập
Dồm song hai chói
phương
khóp slí
Gằm thơ Bác bấu mà
pi ơ ơ bươn
Chao lục lan nặm
á ơi
mường viết tiếp
10
Hai liếp slèo kha gần chiến sĩ pây nưa
tàng Bác lắt lí tiếng đàn
Gằm Bác ơ ơ ơ ơi Mong sum họp Bắc Nam
Giải … chang thành
Bác ới lan so hoàn bài thơ
Tiếng Kinh:
Trăng xuống nhòm cửa
Thơ Bác Hồ chỉ lối ta ơ ơ đi
Bác đòi thơ Bác bận quá, trăng ơi
hãy đợi
Trao đàn cháu lại ghi nối tiếp a ơi
Trăng soi bước chân người chiến sĩ đi
trên đường
Thơ Bác Hồ chỉ lối ta đi
Trao đàn cháu lại ghi nối tiếp
Bác bát ngát tiếng đàn Lời Bác ơ ơ ơ
ơi
Hỡi nàng trăng âu yếm thiết tha
trăng nhòm
Mong sum họp Bắc Nam Nghĩ trong
thành
Bác viết dân ta độc lập
Xem thêm: Bình Phước: Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Bác ơi con xin hoàn bài thơ
Ngoài song trăng chiếu khắp bốn
phương
11
3.6. Nhạc cụ
Hát Then bao giờ cũng phải đệm bằng Tính tẩu kết hợp cùng chùm xóc nhạc
mới đúng tính chất hát Then. Vì thế, nếu thiếu một trong hai nhạc cụ này thì
không thể thành diễn xướng Then được.
3.6.1.Tính tẩu
Tính tẩu có
bộ phận chính như
những
sau:
Bầu vang (bộ phận
tăng
âm): làm bằng nửa
quả
bầu khô (cắt
ngang).
Đường kính thường
tư 15
đến 25 cm. Để có
độ
vang, âm sắc chuẩn
người
ta thường chọn quả
bầu
tròn và dày đều để
làm
bầu vang. Mặt đàn
thường
làm bằng gỗ cây
ngô
đồng xẻ mỏng
khoảng
3mm. Trên mặt đàn
có
khoét 2 lỗ hình hoa
thị để
thoát âm (trước kia 2 lỗ hoa thị được khoét ở phía sau bầu đàn). Ngựa đàn tương
đối nhỏ nằm trên mặt đàn.
Cần đàn: bằng gỗ, thường là gỗ dâu hay gỗ thừng mục, nhẹ và thẳng. Cần
đàn dài khoảng 9 nắm tay của người chơi đàn. Mặt cần đàn trơn, không có phím
như đàn tam. Hốc luồn dây có 2 hoặc 3 trục dây.
Dây đàn: trước đây làm bằng tơ xe, nay là nilon. Tính tẩu có loại 2 dây và
loại 3 dây tùy theo từng vùng và từng chức năng âm nhạc. Loại mắc 2 dây phổ
biến ở Thái, Tày, thường được chỉnh cách nhau 1 quãng bốn đúng hay quãng năm
tùy theo hàng âm của giai điệu hoặc bài nhạc múa. Loại có 3 dây thường do người
Tày sử dụng. Họ thêm 1 dây trầm giữa 2 dây kia. Âm thanh của dây trầm thấp
hơn dây cao 1 quãng tám đúng. Loại 3 dây được gọi là tính then (đàn then)
thường dùng trong nghi lễ Then để phân biệt với loại 2 dây là tinh tẩu dùng để
đệm hát và múa.
Tính tẩu là nhạc cụ được sử dụng trong các sinh hoạt nghi lễ Then của
người dân Tày. Không phải ai cũng có thể chơi được đàn. Để làm ra được cây tính
tẩu đòi hỏi rất nhiều yếu tố: biết đàn, biết hát, cảm thụ tốt các âm thanh vang ra từ
cây đàn, cảm nhận được âm sắc của mỗi cây đàn, thật sự yêu quý cây đàn, hiểu
quy trình làm đàn và đặc biệt phải có một đôi bàn tay khéo léo mới có thể làm
được.
3.6.2. Chùm xóc nhạc
Chùm xóc nhạc là nhạc cụ thuộc họ tự thân vang, phương pháp kích âm là
rung hoặc lắc, các vòng tròn nhỏ cùng các quả nhạc (chuông nhỏ) tác động vào
nhau phát ra âm thanh. Chùm xóc nhạc thường gồm có 2 quả xóc to, 3 quả xóc
nhỏ bằng đồng, kèm vào đó là những vòng khuyên đồng có đường kính 15 đến
18mm, được móc nối với nhau thành những chuỗi xích dài khoảng 20 đến 25cm,
thường là 5 chuỗi, 9 chuỗi, hoặc 15 chuỗi xích, vì vậy người ta căn cứ vào số
chuỗi xích để bổ sung thêm các quả xóc cho phù hợp. Trong quá trình làm Then,
chùm xóc nhạc được các bà Then, ông Then sử dụng theo nhiều cách. Khi quân
binh vượt núi thì nhạc xóc thôi thúc, khi vượt sông thì tiết tấu nhanh hơn, dồn dập
hơn, khi linh hồn nhập vào thì xóc nhạc tốc độ càng nhanh hơn.
(Cây đàn tính do chính tay thầy Lợi làm ra)
3.7. Nghệ thuật biểu diễn
3.7.1. Hình thức
Người biểu diễn phải ăn mặc đẹp, bộ trang phục truyền thống màu đen của
dân tộc Tày, có khăn vấn, mặt tươi, có tác phong sân khấu. Khi trình diễn họ
thường tổ chức một lễ cúng nhỏ để xin phép tổ sư. Người trình diễn then theo
hình thức tổng hợp vừa hát vừa đệm đàn, kết hợp với chùm xóc và múa để thể
hiện nội dung câu hát. Khi hát càn hát đúng nhịp, đúng lời hát.
3.7.2. Cách biểu diễn
Khi đánh đàn người nghê nhân phải đặt bầu đàn trên đùi phải, dùng ngón tay
cái của tay trái đỡ lưng cần đàn, các ngón còn lại dùng để bấm dây. Và tuỳ theo
tình cảm giai điệu của bài hát múa, đàn, các nghệ nhân còn trình diễn với nhiều
sáng tạo phong phú khác nhau như: Ở những đoạn nhộn nhịp hoặc tương đối tự
do, các ngón bấm của tay phải có thể dùng ngón bấm của tay trái để dùng búng,
vuốt. Tính chất của tính Then nổi bật là tính trữ tình, chất phác, hồn nhiên, vui
tươi và những suy tư trong cuộc sống của người Tày – Nùng. Tuy không phải là
cây đàn hào nhoáng có sức mạnh nổi bật ở bề ngoài nhưng nó thực sự là cây đàn
phù hợp với kỹ thuật tinh tế như trượt, vuốt, láy rền, vê…
Với chùm xóc nhạc người trình diễn dùng phương pháp kích âm: gõ chùm
xóc nhạc xuống một miếng vải vuông, được đặt trên sàn nhà, mặt đất hoặc cầm
chùm nhạc rung, lắc, đập vào vai người khi múa. Nghệ nhân sử dụng chùm nhạc
theo nhiều cách khác nhau.
3.8. Vai trò của hát Then trong đời sống
3.8.1. Then chứa đựng mơ ước khát vọng về cuộc sống bình yên, ấm no,
hạnh phúc
Được nuôi dưỡng và phát triển trong dân gian nên trước hết Then là sự phản
ánh những tâm tư nguyện vọng chính đáng của người dân qua nhiều thế hệ. Đó là
những mong muốn rất bình dị của người nông dân: có thóc gạo trâu bò gà vịt đầy
nhà, cha mẹ già trường thọ, gia đình hòa thuận yên vui, con cái hiếu thảo trưởng
thành. Những lời ước nguyện này được thể hiện qua lời cầu khẩn nội dung từng
nghi lễ cụ thể. Hoạt động nghi lễ đã minh chứng, việc các thần các ma đem phước
lộc, sắc đẹp để con người mãi mãi khoe mạnh xinh tươi, tư tưởng này bao trùm và
hòa trộn vào lời Then khó có thể tách rời. Trước bàn thờ, các thầy Then một lòng
thành kính cầu mong các vị thần linh ban cho mọi người cuộc sống no đủ hạnh
phúc. Đó là ước mơ chung của mọi người, nó thể hiện trên gương mặt vui vẻ,
rạng rỡ của những người phụ nữ và trên gương mặt rắn rỏi, nghị lực của những
người đàn ông.
3.8.2. Then đề cao giá trị con người
Then có nhiều nội dung phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội, đề cao
phẩm chất tốt đẹp của con người. Thông qua nghệ thuật ngôn từ Then đã khắc
họa nên những hình tượng nhân vật tương phản: trai đần – trai giỏi; gà lười – gà
chăm với những ý nghĩa răn đe dạy dỗ người đời. Để khuyên dạy con cái có hiếu
thảo với cha mẹ, Then ca ngợi tình mẫu tử.
Bên cạnh hiện thực hóa đời sống khổ cực của người dân trong xã hội có giai
cấp, Then cũng tỏ rõ thái độ phê phán và ý thức phản kháng của người dân đối
với kẻ cầm quyền. Then châm biếm những kẻ quan lại “ăn trên ngồi trốc”, ngồi
mát đánh bát đầy với những thói xấu ham chơi, mê gái đẹp, tham lam vô độ…
Qua đó Then ca ngợi phẩm chấ cao quý của người lao động, trọng việc nghĩa, giữ
chữ tín, thủy chung như một… Cũng qua Then đã lột tả được bộ mặt thật của
những tên tham quan vô lại, ăn của đút lót, dối trên lừa dưới ở chốn quan trường.
Như vậy xét về mặt nội dung, Then chuyển tải trong nó những thông điệp
của một thời quá khứ. Ngày nay nhiều vấn đề trong Then không còn được phù
hợp với đời sống hiện đại nhưng những giá trị nhân bản trong giáo dục đạo đức
thì mãi mãi có giá trị.
3.8.3. Then tích hợp các giá trị văn hóa của người Tày
Then là sự hội tụ những tài hoa nghệ thuật trong dân gian. Những nghệ
nhân Then bằng công việc của mình đã góp phần đắc lực vào việc phổ biến và lưu
truyền nghệ thuật biểu diễn Then từ đời này sang đời khác. Nếu như trong lễ Then
thường, các nghệ nhân chỉ biểu diễn chính là đàn và hát thì trong Then cấp sắc họ
đã thực sự thể hiện hết mình thông qua các hình thức biểu diễn khác như múa,
diễn trò, nhập đồng… Đặc biệt ở đây phải kể đến các điệu múa trong Then. Chỉ có
thông qua lễ cấp sắc người xem mới thực sự được thưởng thức hết vẻ đẹp tinh tế,
sự phong phú và cuốn hút của các điệu múa dân gian Tày. Và vì vậy, cũng có thể
nói rằng Then đại lễ trong đó có Then cấp sắc là một diễn xướng góp phần lưu
giữ những giá trị văn hoá nghệ thuật tinh tuý của người Tày.
Then nói chung và đặc biệt là Then cấp sắc nói riêng là sự tập trung cao độ
nghệ thuật nguyên hợp của người Tày với sự tham gia của nhiều thành tố nghệ
thuật khác nhau mà tiêu biểu là nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn cộng với
môi trường diễn xướng mang đậm màu sắc tâm linh.
3.8.4. Vị trí của hát Then đối với huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Then vùng Định Hóa là sự kế thừa truyền thống văn hóa tộc người và dung
hòa với điều kiện sống trong một môi trường đa dạng về văn hóa, nên có thể nói,
nơi đây vốn sớm là vùng đất của Then. Điều này được minh chứng qua việc hiện
nay, trong bản, trong làng, các cụ già cao tuổi, những nghệ nhân vẫn tự trồng bầu
lấy quả làm đàn tính. Những nghệ nhân vùng Định Hóa thể hiện các loại hình
nghệ thuật dân gian phong phú và đa dạng kết hợp giữa Then cổ và Then hiện đại,
như biểu hiện qua các loại hình diễn xướng và cả độc diễn. Từ loại hình đạo cụ,
trang phục truyền thống….được tái hiện giữa không gian và sắc thái của Then. Vì
vậy nghiễm nhiên mỗi độ tết đến, xuân về, hoa đào đua sắc, Then được đặt trong
một không gian trang nghiêm của các buổi lễ trọng đại, như: Lễ Xuống đồng đầu
năm và bao giờ Then cũng được thể hiện trong màn khai hội giữa trung tâm Định
Hóa.
3.9. Vai trò của câu lạc bộ và địa phương trong việc giữ gìn và phát huy Then
Tày
Mặc dù Then gắn bó sâu sắc tới đời sống nhân dân và mang giá trị to lớn
tuy nhiên nó lại đang đứng trước nguy cơ bị hao mòn đi, không được các thế hệ
trẻ đón nhận một cách nhiệt tình. Bởi vậy Định Hóa đã tạo ra câu lạc bộ hát Then
do cô Hoàng Thị Nhận là chủ nhiệm câu lạc bộ. Câu lạc bộ được thành lập nhằm
mục đích lưu truyền và phát huy vai trò của hát Then, theo chia sẻ của cô: “ Câu
lạc bộ được thành lập vào năm 2009 với dự án của nhà nước và phòng văn hóa,
với số hội viên lên đến hơn 20 người”
Tuy nhiên những khó khăn mà câu lạc bộ gặp phải như đó là câu lạc bộ sở
thích, mọi người yêu môn này hay chưa có kinh phí cấp trên đưa xuống gây khó
khăn trong sinh hoạt câu lạc bộ. Trong câu lạc bộ có ít thành viên do phai đi học
hoặc làm ăn xa không thể tham gia được. Tuy nhiên các cô trong câu lạc bộ vẫn
cố gắng duy trì sinh hoạt đầy đủ, không những diễn trong xã mà còn đi ra các
huyện xã khác, thậm chí về những tỉnh khác biểu diễn như Hải Phòng, Quảng
Ninh…
Như vậy nhờ có câu lạc bộ đã giúp cho hát Then ở Định Hóa được lưu
truyền và phát triển rộng rãi hơn. Đặc biệt câu lạc bộ đã giúp cho nhiều thế hệ trẻ
có cơ hội được tiếp xúc với hát Then và từ đố có thể học hỏi và làm cho hát Then
được lan truyền ra các vùng khác không chỉ ở trong Định Hóa mà còn ra cả vùng
Tây Bắc và cả đất nước.
3.10. Sự khác biệt của then Định Hóa với các khu vực khác
Âm nhạc trong nghi lễ then của người Tày nói chung và người Tày ở huyện
Định Hóa, Thái Nguyên nói riêng là loại hình âm nhạc tổng hợp của khí nhạc
đệm (đàn, chùm xóc nhạc) và hát. Âm nhạc trong nghi lễ then của người Tày nơi
đây vừa mang đặc trưng của then Tày vùng Đông Bắc vừa mang sắc thái riêng
biệt thể hiện qua lời ca, tiết tấu, nhạc đệm, thang âm, điệu thức…
Về hát: Điểm chung trong lời hát của then Định Hóa với then ở các địa
phương khác thuộc vùng Đông Bắc chính là sự pha trộn ngôn ngữ Kinh và Tày
trong lời hát. Tuy nhiên, mức độ pha trộn với ngôn ngữ của người Kinh ở then
Tày Định Hóa có phần đậm đặc hơn, nhiều đoạn bị Kinh hóa hoàn toàn cả trong
câu hát lẫn thể thơ.
Về tính tẩu: Nhìn chung ở Định Hóa có sự tương đồng với các nơi khác, có
chăng, khác đôi chút về kích thước cũng như trang trí trên cần đàn, thân đàn, mặt
đàn, phụ thuộc vào sở thích của từng nghệ nhân làm tính tẩu cũng như mỗi thày
then.
Bên cạnh đó, các làn điệu hát then của người Tày ở huyện Định Hóa thường
được chia ra những tên gọi khác nhau tùy từng vùng bởi sự giao lưu tiếp biến với
văn hóa địa phương và khả năng tức hứng của mỗi nghệ nhân Then. Nhìn chung
có thể chia các làn điệu trong nghi lễ then Định Hóa thành: tàng bốc (đường bộ,
đường trên cạn): đi đường, khao quân, vượt núi…; tàng nặm (đường thủy): thủy
thượng (giãi bày, vượt sông…), thủy hạ (chèo đò, gọi én, cống sứ ngoại bang…).
Nghệ nhân then ở Định Hóa có thể ứng tấu các làn điệu trong nghi lễ một
cách linh hoạt. Họ có thể chơi và hát tất cả các làn điệu trong một nghi lễ hoặc chỉ
hát một làn điệu nhưng thể hiện được các tính chất cũng như sắc thái của nghi lễ
đó khi qua các cửa.
Đặc trưng nổi bật trong then Tày ở Định Hóa chính là sự xuất hiện làn điệu
thủy hạ. Làn điệu thủy hạ mô tả đoàn quân then đi qua vùng nước trôi êm đềm,
bình yên nên nghe điệu này cảm giác như điệu hò khoan và lả lướt của người
Kinh.
Về nghệ thuật trình diễn âm nhạc trong nghi lễ then: Điểm khác biệt của
âm nhạc trong then Định Hóa chính là cách thượng đàn và hạ đàn sau mỗi chặng
đường đi hay vào mỗi cửa. Theo đó, thày then dựng tính tẩu (thượng đàn) gảy dây
buông trì tục với tiết tấu chậm rãi, vừa gảy vừa khấn theo kiểu giãi bày, cầu xin…
Khi di chuyển từ nhà gia chủ đi tới các cửa để nộp lễ, âm nhạc biểu hiện rất
phong phú, có sự tham gia của tính tẩu với vai trò đệm hát, miêu tả chặng đường
đi, chùm xóc nhạc biểu thị cho ngựa, xe.
Như vậy, bên cạnh những đặc điểm chung của then Tày vùng Đông Bắc thì
then của người Tày ở huyện Định Hóa có những nét riêng thể hiện đậm nét dấu
ấn địa phương. Điều đó được thể hiện từ làn điệu cho đến thang âm, đặc biệt là
qua sự lưu lại dấu ấn cá nhân của nghệ nhân then ở Định Hóa với khả năng tự
sáng tác đàn, hát cũng như biểu diễn chuyên nghiệp. Điều đó góp phần làm nên
sự đa dạng trong thống nhất của then Tày nói chung.
Chương 4: Nhận xét và đánh giá kết quả thu hoạch
4.1. Vai trò của địa phương trong việc gìn giữ, phát huy Then Tày
Qua tìm hiểu từ các cán bộ công tác tại Trung tâm Văn hóa thể thao huyện
Đinh Hóa cũng như các nghệ nhân và chính quyền xã, nhóm nghiêm cứu chúng
tôi đã có cái nhìn sơ bộ về sự phát triển và kế hoạch phát huy Then Tày ở địa
phương.
Nhằm bảo tồn, gìn giữ một nét tinh hoa văn hóa truyền thống, huyện Định
Hóa (Thái Nguyên) đã thành lập các Câu lạc bộ Hát then thu hút đông đảo bà con
dân tộc Tày, Nùng tham gia. Không chỉ có các cụ già, Câu lạc bộ còn thu hút các
em nhỏ thường xuyên đến tập luyện. Trong các dịp lễ hội, Câu lạc bộ lại đem
tiếng hát ngọt ngào, hòa quyện trong giai điệu đàn tính trầm bổng đi giao lưu biểu
diễn trên khắp các nẻo đường đất nước…
Định Hóa có hơn 40.000 người dân tộc Tày Thái Nguyên, đông hơn cả so
với các địa phương khác trong khu vực, có 6 nghệ nhân hát Then, đàn tính. Đầu
năm 2007, Câu lạc bộ Dân ca các dân tộc huyện Định Hóa được thành lập trên cơ
sở nhóm nghệ nhân then. Với số hội viên ban đầu rất khiêm tốn 28 người, CLB
đàn tính Định Hóa (Thái Nguyên) đã tập hợp được các nghệ nhân, những người
yêu đàn tính, hát then để cùng nhau bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của vùng đất
chiến khu xưa. Rất đông người xin vào Câu lạc bộ, qua tuyển lựa đã kết nạp 42
hội viên của 4 dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Kinh… Các hội viên của Câu lạc bộ hầu
hết là nông dân, họ tranh thủ lúc nông nhàn để học đàn, hát các bài ca đã quen
thuộc từ khi còn trong bụng mẹ.
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết gìn giữ nét văn hóa truyền
thống của dân tộc Tày ở Định Hóa, chính quyền địa phương và người dân đã
thành lập Câu lạc bộ Hát then, từ đó đến nay đã thu hút rất nhiều thanh, thiếu niên
tham gia. Các nghệ nhân càng phát huy vai trò của mình, góp phần thành lập
thêm nhiều Câu lạc bộ Hát then ở các xã, giúp nhiều người, nhất là thế hệ trẻ yêu
thích loại hình nghệ thuật này.
(Thành viên của CLB hát Then Định Hóa, có những người còn rất trẻ)
4.2. Nhận xét, đánh giá kết quả thu hoạch
Then là một hình thức sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng lâu đời của người Tày
miền núi phía bắc Việt Nam. Việc nhìn nhận và đánh giá vị trí của Then trong đời
sống tinh thần của người Tày là một việc làm cần thiết đóng góp cho việc tìm
hiểu đời sống tôn giáo tín ngưỡng của các dân tôc thiểu số nói chung và đồng bào
Tày nói riêng đặc biệt là ở khu vực huyện Định Hóa-Thái Nguyên.Cũng như các
dân tộc khác, trong quá trình tồn tại và phát triển, dân tộc Tày đã sáng tạo ra một
di sản văn hóa quý báu, xây dựng được một nền nghệ thuật với nội dung phong
phú, đa dạng.
Then từ lâu đã gắn với cuộc sống tinh thần của các dân tộc Tày – Nùng, có vị
trí quan trọng trong đời sống thường ngày và đời sống tâm linh. Then là một loại
hình nghệ thuật tổng hợp có văn học, âm nhạc, múa, mỹ thuật… được lưu truyền
rộng rãi trong quần chúng.
Từ nhân lõi là yếu tố tín ngưỡng, Then đã sản sinh và tích hợp nhiều giá trị
nghệ thuật, tạo nên một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể rất tiêu biểu của
người Tày. Các yếu tố nghệ thuật này tồn tại trong một tổng thể nguyên hợp, đan
xen, cái nọ là tiền đề cho sự tồn tại của cái kia, tạo nên một môi trường diễn
xướng hài hòa, trọn vẹn.
Sau khi đi thực tế tại xã Phúc Chu- thị trấn Chợ Chu –huyện Định Hóa-tỉnh
Thái Nguyên để tìm hiểu về nét văn hóa hát Then của dân tộc Tày nơi đây, chúng
tôi đã thu thập được rất nhiều thông tin giúp ích cho bộ môn Văn học dân gian và
các công trình đi sâu nghiên cứu tìm hiểu Then Tày về sau.
Thứ nhất, về nguồn gốc của hát Then: Qua những thông tin phỏng vấn từ
phía những nghệ nhân lớn tuổi hiểu biết sâu sắc về hát Then sẽ là nguồn tài liệu
tham khảo cho các nhà nghiên cứu văn học dân gian sau này khi đi sâu tìm hiểu
về hát Then của dân tộc Tày huyện Định Hóa nói riêng và trên cả nước nói chung.
Thứ hai, về lời hát và nhạc cụ: Qua những tư liệu chúng tôi thu thập được
thì có thể thấy rằng nội dung của lời hát Then vô cùng phong phú và hầu hết được
viết bằng tiếng Tày.Phần lời những bài hát Then mang giá trị văn học-văn hóa to
lớn đặc biệt với văn học dân gian, bên cạnh đó chúng tôi được tiếp xúc trực tiếp
với các loại nhạc cụ được tìm hiểu kĩ hơn về cấu tạo cũng như cách sử dụng.
Những nhạc cụ này không thể thiếu trong hát Then bởi nó làm cho câu hát uyển
chuyển có nhịp điệu hơn.
Thứ ba, về không gian và thời gian: Hát Then là một hình thức sinh hoạt
văn hóa dân gian đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống, sinh hoạt, tín ngưỡng của
dân tộc Tày, đối với dân tộc Tày ở huyện Định Hóa cũng vậy.Trải qua nhiều đời ,
nhiều thế hệ con cháu nối tiếp nhau tiếp tục tập quán sinh hoạt tín ngưỡng mang
nét đặc sắc riêng của dân tộc mình.Hát Then thường được diễn gia vào các dịp lễ
hội, ma chay,…có thể ở trong nhà hay ngoài trời. Đến ngày nay hát Then còn
được biểu diễn trong các hoạt động giao lưu văn hóa.
Hát Then có một vị trí hết sức quan trọng trên địa bàn huyện Định Hóa, nó
không chỉ là hình thức giúp người nông dân cùng ngồi lại với nhau cất lên lời ca
tiếng hát sau những ngày lao động mệt mỏi,phục vụ giao lưu văn nghệ giữa các
địa phương mà còn đang nâng cao giá trị của Then Tày trong xã hội và đưa nó
đến với giới trẻ nhiều hơn qua các câu lạc bộ hát Then trên địa bàn, ta cũng thấy
được sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với việc giữ gìn bảo tồn nét
văn hóa này.
Những tư liệu mà chúng tôi có được hoàn toàn dựa vào lời kể của nghệ
nhân và các thành viên trong câu lạc bộ Then Tày cùng với sự giúp đỡ của các cơ
quan đoàn thể nơi đây nên tư liệu rất đa dạng phong phú.Qua đây chúng tôi biết
thêm nhiều về những câu hát, làn điệu Then cho chúng tôi những hiểu biết phong
phú hơn.
Bên cạnh đó Then vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: Then ít nhiều đã
hình thành trong quan niệm của một số người dân nhất là ở lớp phụ nữ cao tuổi tư
tưởng thần thánh hoá vai trò của Then, cho rằng Then có thể giải quyết được mọi
vấn đề liên quan đến thần linh và ma quỷ. Vì vậy họ tin tưởng một cách tuyệt đối
vào việc bói toán của các thầy cúng, gia đình có bất kỳ điều gì bất ổn cũng đi bói,
có trường hợp ốm đau nhưng không chịu đi bệnh viện mà chỉ muốn mời thầy
Then đến nhà giải hạn. Trong thực tế không thể phủ nhận vai trò của Then trong
chữa bệnh bằng liệu pháp tâm lý nhưng phải xác định không phải bất kỳ bệnh nào
Then cũng giải quyết được.
Ngoài ra hạn chế còn đến từ chính bản thân thầy Then. Do nhiều nguyên
nhân, có thể là do nhận thức kém hoặc do trục lợi hoặc do cuồng tín mà dẫn đến
có sự thần bí hoá nghề nghiệp của một số cá nhân lôi kéo những người cuồng tín
làm giảm đi giá trị văn hoá của Then.
Hạn chế khác liên quan đến thủ tục nghi lễ. Nhìn chung so với các hình
thức cúng bái khác kể cả so với Pụt là hình thức gần với Then thì Then là nghi lễ
có nhiều thủ tục nhất, thời gian kéo dài hơn. Trung bình một lễ Then đi hành nghề
phải thực hiện trọn một đêm kéo dài từ khoảng 9 giờ đêm hôm trước đến 4 giờ
sáng hôm sau. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khoẻ của người làm
Then mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ và đảo lộn giờ giấc sinh hoạt của các thành
viên trong gia đình gia chủ. Vì vậy việc xem xét có cần thiết phải kéo dài một
nghi lễ như vậy hay không cũng là một vấn đề cần thảo luận trong việc bảo tồn và
phát triển Then.
Vì ra đời trong xã hội cũ nên trong văn bản hành lễ của Then không tránh
khỏi những giải thích tiêu cực cho rằng số phận con người là do trời định làm kìm
hãm ý chí vươn lên vượt qua số phận của con người. Cũng như vậy, vì mang nặng
tính chất nghi lễ nên âm nhạc trong Then có nhiều đoạn buồn thiên về an ủi, xoa
dịu. Mặt khác, do trình diễn trong thời gian dài, các giai điệu cũng như lời hát
thường trùng lặp dễ gây sự nhàm chán cho người tham dự.
Do phương thức truyền miệng, hành nghề không dùng sách nên không thể
tránh khỏi tình trạng tam sao thất bản hoặc nhầm lẫn, hoặc thêm thắt bổ sung bởi
những người trực tiếp hành nghề. Hiện tượng này dễ dẫn đến tình trạng không
quy chuẩn trong diễn xướng Then cả về nội dung lẫn hình thức. Và như vậy giá
trị của một diễn xướng Then cụ thể lại lệ thuộc vào chính bản thân thầy Then.
Cùng là một nghi lễ Then như nhau nhưng với thầy Then giỏi, hành nghề có kinh
nghiệm thì sẽ mang lại cảm giác thành công hơn so với một thầy Then kém, hát
dở đàn tồi hoặc kém nhiệt tình. Đó cũng là một trong những đặc điểm trong
phương thức hành nghề Shaman của Then.
Một biểu hiện tiêu cực khác là về một khía cạnh nào đó Then đã ủng hộ
những phép ứng xử không lành mạnh trong xã hội. Then phơi bày bộ mặt xấu
trong xã hội có giai cấp nhưng một mặt Then còn a dua theo. Có thể nói toàn bộ
các nghi lễ Then, từ Then đại lễ đến các lễ Then thường đều có cùng một nội
dung là lễ lạt, cống nộp các bậc bề trên để mưu cầu tư lợi. Đối với tầng lớp trên
(mà Then là đại diện) thì cống nạp để mưu cầu thăng quan tiến chức. Trong Then
cấp sắc nhắc đi nhắc lại nhiều lần nội dung người đệ tử làm cỗ bàn, lễ lạt thịnh
soạn cống nạp Ngọc Hoàng và các vị thần linh để được phê chuẩn chức tước.
Trong các lễ Then thường thì phản ánh nhiều nội dung người dân hối lộ thần linh
để được ban phúc, ban lộc. Chẳng hạn như hối lộ Nam Tào Bắc Đẩu (tức ông vua
số) để ông này phê duyệt kéo dài tuổi thọ, hối lộ Mẹ Hoa để mẹ cho nhiều con
cái, v.v… Then nhấn mạnh nhiều đến yếu tố vật chất mà bỏ qua những giá trị tinh
thần như là công lao học hành đèn sách, tu dưỡng đạo đức của người đệ tử, khả
năng tự vươn lên chiến thắng số phận của con người, v.v…
Tuy nhiên, do giới hạn của một bài tiểu luận, chúng tôi chưa thể phân tích
đầy đủ và sâu sắc nội dung đã sưu tầm.Bài tiểu luận chỉ mang tính chất giới thiệu,
hệ thống lại nội dung sưu tầm chưa đi sâu nghiên cứu nội dung từng phần.
Chương 5 Những đề xuất khuyến nghị nhằm bảo tồn phát huy giá
trị văn hóa văn học dân gian
Dưới tác động của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập một số nét bản
sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc như trang phục, nếp sống văn hóa- văn
nghệ dân gian, phong tục tập quán đang bị pha tạp và dần mai một. Nhiều làn
điệu dân ca, điệu múa cổ truyền,nhạc cụ dân tộc, lễ hội dân gian, một số nghề thủ
công truyền thống bị thất truyền.Then Tày ở Định Hóa (Thái Nguyên) nói riêng
cũng dần bị mai một,các nghệ nhân hát Then không còn nhiều.Vì vậy những đề
xuất khuyến nghị là rất cấp thiết để bảo vệ phát huy giá trị văn hóa dân gian này.
5.1. Đối với nhà nước
Đảng và nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho các hoạt động tổ chức liên hoan
hát Then cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh để tăng độ cọ xát, nâng cao tinh thần
giao lưu và nhân rộng tình yêu Then tới nhân dân cả nước. Ngoài ra loại hình
nghệ thuật này cũng cần được quảng bá đồng bộ trên các phương tiện truyền
thông đại chúng qua một số chương trình giới thiệu âm nhạc.
Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho người dân.Tiếp tục đầu tư kinh phí
mở các lớp tập huấn cho những người có khả năng về âm nhạc(đàn tính-hát Then)
làm hạt nhân cho các phong trào văn hóa văn nghệ cơ sở.Như vậy công tác truyền
dạy hát Then đàn tính mới đạt hiệu quả
5.2. Đối với địa phương
Bên cạnh công tác sưu tầm, phục dựng các làn điệu Then cổ, các cấp chính
quyền địa phương và ngành văn hóa cần đặc biệt quan tâm đến nghệ nhân hát
Then, đây là những báu vật sông có khả năng truyền đạt cả giai điệu lẫn tình yêu,
niềm say mê then đến thế hệ trẻ. Nhờ những người nghệ nhân gìn giữ, thổi hồn
vào các làn điệu hát Then, đa dạng hóa phương thức bảo tồn trên cơ sở lưu giữ
những giá trị nguyên gốc. Tại các vùng then cần thành lập các lớp học hát Then,
câu lạc bộ hát Then, đội văn nghệ then sinh hoạt đều đặn hằng tuần hằng tháng.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng,tập huấn hát Then cho hạt nhân văn nghệ cơ sở,
mời các nghệ nhân đến truyền dạy các làn điệu then cổ, phối hợp với các xã có
nghệ nhân tâm huyết với các làn điệu Then cổ để mở lớp truyền dạy cho thế hệ trẻ
tại địa phương.
Then Tày với đặc thù là loại hình diễn xướng dân gian truyền khẩu, người
nghệ nhân đóng vai trò quan trọng trong công tác đào tạo những người kế nghiệp,
do đó các cấp chính quyền địa phương cần thường xuyên tổ chức hội nghị tôn
vinh các nghệ nhân văn hóa dân gian để động viên cổ vũ những người có đóng
góp tích cực cho cộng đồng. Có chính sách đãi ngộ cụ thể đối với các nghệ nhân,
nghệ sĩ, xây dựng chiến lược lâu dài để nghệ thuật trình diễn Then có thể biểu
diễn phục vụ khan giả mà không phụ thuộc vào kinh tế.
Đưa hát Then vào các hoạt động ngoại khóa tại các trường học tại địa
phương, tổ chức cho học sinh tập luyện và biểu diễn các làn điệu hát Then để
giúp các em hiểu rõ hơn về giá trị truyền thống, nét văn hóa của cha ông, từ đó
nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa
độc đáo này.
5.3. Đối với sinh viên khoa Ngữ văn
Then Tày là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng lâu đời của dân tộc Tày cần
được bảo tồn và phát huy. Là một sinh viên Khoa Ngữ Văn trong quá trình học
tập, Then Tày đã cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích, nhất là trong bộ môn Văn
học dân gian làm cho vốn ngữ liệu phong phú và đa dạng hơn. Qua đó chúng tôi
càng thêm trân trọng và tự hào về nét đẹp văn hóa này.
Giới thiệu cho bạn bè và người thân về Then Tày và sự ảnh hưởng của nó đối
với cuộc sống của người Tày để mọi người biết thêm những giá trị tốt đẹp của
loại hình sinh hoạt tín ngưỡng này.
Sưu tầm những cuốn sách đĩa nhạc về hát Then qua đó cũng cung cấp thêm
nhiều kiến thức trong qua trình học tập. Có thêm nhiều công trình nghiên cứu
công phu, nghiêm túc về văn hóa hát Then để thêm nguồn tư liệu cho việc bảo
tồn, giữ gìn nét văn hóa này.
KẾT LUẬN
Chuyến đi thực tế tại xã Phúc Chu – thị trấn Chợ Chu – huyện Định Hóa
-tỉnh Thái Nguyên để tìm hiểu về nét văn hóa hát Then của dân tộc Tày đã thu
được nhiều hiệu quả đáng mong đợi. Ở đây, tôi đã được trải nghiệm, tự mình tìm
hiểu về vốn văn hóa phục vụ cho công tác sưu tầm văn hóa dân gian. Mặc dù gặp
không ít những khó khăn trong quá trình tìm hiểu nhưng công tác sưu tầm cũng
diễn ra hết sức thuận lợi. Sau chuyến điền dã tôi thu được không chỉ về mặt kiến
thức mà còn có thêm hiểu biết về vốn văn hóa các dân tộc, cùng với đó là các kỹ
năng phỏng vấn, làm việc nhóm, thuyết phục… Điều mà trên giảng đường sinh
viên khó có thể học hỏi một cách toàn diện.
Chuyến thực tế đã đáp ứng được những yêu cầu và ý nghĩa của học phần
Điền dã, sưu tầm văn học dân gian, từ đó tôi có thêm những hiểu biết thực tế để
có những đánh giá riêng về văn hóa hát Then cũng như đời sống ở khu vực nơi
đây. Then là bản sắc Văn hoá riêng của vùng và đa số mọi người đều có mong
muốn, nguyện vọng hát Then sẽ được lưu truyền và phát triển rộng rãi không chỉ
riêng trong địa bàn xã mà còn được lưu truyền trong cả nước.
Có một thực tế rằng, tuy số lượng người biết đến hát Then là tương đối
nhiều nhưng số người biết hát Then và yêu thích hát Then vẫn còn khá khiêm tốn.
Người biết hát Then trong vùng chủ yếu là người trung tuổi, thế hệ trẻ chưa thật
sự yêu thích và đam mê với Nghệ thuật hát Then. Vì vậy để phát triển và đưa văn
hóa hát Then vào cuộc sống hàng ngày là cả một chặng đường dài.
Trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, việc bảo tồn lưu giữ các nền
văn hóa dân gian nói chung và Then Tày nói riêng không phải là điều đơn giản.
Nếu không có một lộ trình cụ thể, cũng như sự phối hợp của các ban ngành cùng
cả xã hội thì những nét văn hóa truyền thống tôt đẹp có thể dần bị mai một. Có
thể nói, Then nói chung và Then Tày Định Hóa nói riêng hội tụ những giá trị văn
học dân gian truyền thống của người Tày với các thể loại truyện kể, truyền thuyết,
các câu thành ngữ, tục ngữ đã được chau chuốt, gọt giũa mà qua đó đã làm sáng
tỏ được nhân sinh quan và quan niệm về đạo đức của người Tày. Điều quan trọng
ở đây là thông qua việc phê phán, khuyên răn, ca ngợi thực tiễn cuộc sống bằng
hình thức diễn xướng hát có đệm đàn, Then đã đạt được hiệu quả tích cực trong
giáo dục cộng đồng mà không phải hình thức tuyên truyền nào cũng làm được.
Trong đời sống xã hội người Tày, then có nhiều giá trị văn hóa: Then phản
ánh hiện thực xã hội ở các giai đoạn lịch sử, phản ánh thế giới tâm linh của các
giá trị gia đình truyền thống; đồng thời còn phản ánh sự đa dạng của văn hóa Tày
hay cũng có thể nói then chính là sự tích hợp những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc
trưng của người Tày, tiêu biểu là nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn cộng
với môi trường diễn xướng mang đậm màu sắc tâm linh, thông qua các thể loại
độc tấu, song tấu, hòa tấu, hỗn tấu cùng cây đàn tính…
Quả thực các điệu hát Then đã tạo thành một sức mạnh riêng làm xao
xuyến lòng người vàvang vọng mãi dư âm trong tâm trí người nghe. Hát Then đã
phản ánh vẻ đẹp tâm hồn và đời sống tinh thần, văn hóa phong phú của người
Tày. Ta hoàn toàn có thể khẳng định điệu Then chính là điệu hồn của văn hóa dân
gian trên mảnh đất Định Hóa. Mỗi chúng ta nên có những hành động và biện
pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
của những làn điệu then Cao Bằng, Bắc Kạn, Thành Phố Lạng Sơn, Tuyên Quang và cả thenmới … phải chăng đây là nguyên do làm cho những nhà nghiên cứu mô hình văn hóanày khó nhận diện, khiến cho hát Then Định Hóa có cái gì đó riêng không liên quan gì đến nhau, thu hútngười nghe. Huyện định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là một trong những nơi nghệ thuật và thẩm mỹ trìnhdiễn hát then được bảo tồn và tăng trưởng tương đối tốt. Định Hóa là mảnh đất lưugiữ, tăng trưởng khoảng trống văn hóa truyền thống hát then – đàn tính rất là đồ sộ về khốilượng, đa dạng và phong phú về thể loại, phong phú về hình thức màn biểu diễn. Việc nhìn nhận vàđánh giá vị trí của Then trong đời sống niềm tin của người Tày ở huyện ĐịnhHóa, tỉnh Thái Nguyên là một việc làm thiết yếu để tôn vinh giá trị của then Tày, đồng thời góp phần cho việc tìm hiểu và khám phá đời sống tôn giáo tín ngưỡng của những dântôc thiểu số nói chung, đồng bào Tày ở Định Hóa nói riêng. Chính vì những lí do trên mà tôi quyết định hành động điều tra và nghiên cứu về then Tày. Chúngtôi chọn khu vực điều tra và nghiên cứu ở xã Phúc Chu, thị xã Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là nơi nghiên cứu và điều tra sưu tầm tư liệu. 2. Đối tượng và khoanh vùng phạm vi nghiên cứu2. 1. Đối tượng nghiên cứuThen Tày và sự tăng trưởng của hát Then ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Phạm vi nghiên cứuĐịa bàn xã Phúc Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và toànhuyện Định Hóa nói chung. 3. Mục đích và trách nhiệm nghiên cứuTìm hiểu về then Tày, có cái nhìn tổng quan, đưa ra nhìn nhận, nhận xét, địnhhướng tăng trưởng cho văn hóa truyền thống hát Then vùng Định Hóa. Có những hiểu biết kháiquát về hát Then cũng như khám phá được sức sống, sự tăng trưởng, vị trí của hátThen ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 4. Phương pháp nghiên cứu_ Phương pháp ghi chép bằng phương tiện kĩ thuật ( máy ảnh, máy ghi âm ) _ Phương pháp tìm hiểu bằng bảng hỏi_ Phương pháp tiếp xúc thông thường_ Phương pháp phỏng vấn_ Phương pháp quan sát khách quan5. Đóng góp của đề tàiBài báo cáo giải trình phân phối những nét cơ bản về văn hóa truyền thống hát Then của dân tộc Tàyở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, đưa ra những nhìn nhận, nhận xét về sự pháttriển của hát Then trên địa phận huyện Định Hóa. Sưu tầm được những thông tingiúp ích cho bộ môn Văn học dân gian và những khu công trình đi sâu nghiên cứu và điều tra tìmhiểu Then Tày về sau. 6. Cấu trúc của đề tàiNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tìm hiểu thêm, cấu trúc bài báo cáogồm 5 chương : Chương 1 : Tổng quan về đặc thù tự nhiên, văn hóa truyền thống, xã hội huyện Định Hóa, tỉnhThái NguyênChương 2 : Thuận lợi và khó khăn vất vả trong quy trình thực tếChương 3 : Kết quả thu đượcChương 4 : Nận xét và nhìn nhận hiệu quả thu hoạchChương 5 : Những yêu cầu, khuyến nghị nhằm mục đích bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, văn học dân gianNỘI DUNGChương 1 : Tổng quan về đặc thù tự nhiên, văn hóa truyền thống, xã hội huyệnĐịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên1. 1. Đặc điểm tự nhiên : Định Hóa là một huyện miền núi phía tây-bắc tỉnh Thái Nguyên, Diện tích tựnhiên : 52.075,4 ha, dân số 90.086 người ( năm 2005 ). Định Hoá là huyện miền núicủa tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng chừng toạ độ 105 o29 ” đến 105 o43 ” kinh độđông, 21 o45 ” đến 22 o30 ” vĩ độ bắc ; phía tây – tây-bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, bắc đông bắc giáp tỉnh Bắc Cạn, nam – đông nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương ; huyện lỵ là thị xã Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía tây-bắc. Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núithấp, đồi cao. Xen giữa những dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp. Hướng địa hình thấp dần từ tây-bắc xuống đông nam, phân làm hai vùng. Vùngnúi gồm có những xã ở phía bắc huyện. Vùng này có những dãy núi cao từ 200 đến400 m so với mặt biển, thuộc phần cuối của dãy núi đá vôi cánh cung Sông Gâm, chạy theo Hướng tây-bắc – đông nam, từ phía bắc qua TT huyện đến xãTrung Hội, tạo nên bức tường thành ở phía đông thị xã Chợ Chu và những thunglũng nhỏ hẹp. Nhiều hang động trong những dãy núi đá này có những nhũ đá hìnhthù kỳ thú, thích mắt. 1.2. Đặc điểm văn hóa truyền thống, xã hộiTrước đây huyện Định Hóa là nơi căn cứ địa cách mạng của Đảng và Chínhphủ. Huyện có 24 đơn vị chức năng hành chính cấp xã / phường gồm 1 thị xã Chợ Chu và23 xã : Bảo Cường, Bảo Linh, Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, ĐiềmMặc, Định Biên, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Lam Vỹ, Linh Thông, PhúĐình, Phú Tiến, Phúc Chu, Phượng Tiến, Quy Kỳ, Sơn Phú, Tân Dương, TânThịnh, Thanh Định, Trung Hội, Trung Lương. Trong huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên thì tộc người Tày và người Nùngchiếm tới 65 % dân số. Tại hầu hết 24 xã, thị xã đều có những tộc Tày, Nùng địnhcư, góp thêm phần tạo nên truyền thống văn hóa truyền thống riêng của vùng. Định Hóa là một vùng có những nét đẹp văn hóa truyền thống thâm thúy đặc biệt quan trọng nó thểhiện ở những phong tục tập quán. Người Tày ở Định Hóa cũng tổ chức triển khai những ngàylễ khác nhau bộc lộ ý nghĩa riêng mang đậm sắc thái dân tộc của người Tày tạiđây. Thường thì có Tết Nguyên Đán mở màn năm mới và Tết rằm tháng bảy cúngcác vong hồn, đó là những lễ tết lớn được tổ chức triển khai linh đình hơn cả. Ngoài ra gồmcó những tết như Tết gọi hồn trâu bò được tổ chức triển khai vào mồng 6-6 ( âm lịch ), Sau vụcấy là Tết cơm mới, tổ chức triển khai khi thu hoạch. Đó là những cái tết rất đặc trưng chođồng bào dân tộc Tày. Chương 2 : Thuận lợi và khó khăn vất vả trong quy trình thực tế2. 1. Thuận lợi trong quy trình thực tế_ Quá trình đi trong thực tiễn khá thuận tiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. _Các giải pháp sử dụng để nghiên cứu và điều tra được vận dụng khá thuận tiện. _Chính quyền địa phương tạo điều kiện kèm theo thuận tiện trong quy trình điền dã sưu tầmtại địa phương. Đồng thời đoàn nhận được sự trợ giúp nhiệt tình của cán bộ trungtâm văn hóa thể thao-Định Hóa. _ Người dân địa phương đa số cởi mở, nhiệt tình khi cho biết thông tin. _ Các nghệ nhân nhiệt tình trợ giúp. _ Giao thông đi lại thuận tiện. _ Có sự phân công việc làm trong nhóm hài hòa và hợp lý, những thành viên phối hợp vớinhau hợp tác ăn ý để chuyên đi đạt hiệu suất cao cao. 2.2. Khó khăn trong quy trình thực tế_ Khó khăn tiên phong là việc sắp xếp thời hạn đi trong thực tiễn, cần không ảnh hưởngđến thời hạn học trên lớp, nhưng cũng phải tương thích với lịch thao tác của ủy banxã và tổng thể những thành viên trong nhóm. _ Số người phỏng vấn bị hạn chế bởi 1 số ít nguyên do như thời hạn, côngviệc nên lượng thông tin được cung ứng chưa nhiều. _ tin tức người dân phân phối có những quan điểm khác nhau có những ý đúng vàcũng có những quan điểm chưa đúng mực nên người tìm hiểu gặp đôi chút khó khăntrong việc phân loại thông tin, tư liệu. _ Mặc dù là người dân ở địa phương nhưng không phải ai cũng hoàn toàn có thể cung cấpthông tin nên việc chọn đối tượng người dùng tiếp xúc và đối tượng người dùng tìm hiểu có gặp khó khăn vất vả. _ Có rất nhiều nguồn cung ứng thông tin nên việc phân loại, sắp xếp, tổng hợp tưliệu yên cầu tính chuyên nghiệp. _ Gặp khó khăn vất vả trong việc tìm chỗ ăn, chỗ nghỉ bởi điểm đến là một nơi xa xôikinh tế chưa tăng trưởng. _ Thời gian đi điền dã sưu tầm cũng như ngân sách cho chuyến đi còn khá hạn hẹp vìvây còn chưa thể khám phá kĩ về vốn văn học ở địa phương. Chương 3 : Kết quả thu hoạch3. 1. Tìm hiểu chung về Then TàyHát Then là một mô hình diễn xướng tiêu biểu vượt trội mang đậm văn hóa truyền thống Tày Nùng của vùng Việt Bắc. Then gắn với đời sống tâm linh và tín ngưỡng của ngườiTày – Nùng, góp thêm phần làm ra truyền thống văn hóa truyền thống của hội đồng Tày – Nùng. HátThen, đàn tính là linh hồn cho những lễ nghi, hội hè như : Then hóa giải, Then khairượi, Then kỳ yên, Then cứu bệnh, Cầu mát, Lẩu pụt ( Then lẩu ), Then thượngthọ, Then hợp hôn … Nghệ thuật Hát Then của dân tộc Tày, Nùng Việt Bắc có một quy trình pháttriển lâu bền hơn, gắn bó mật thiết với đời sống lao động, sản xuất, đấu tranh dựngnước và giữ nước, ngày một hoàn thành xong về thẩm mỹ và nghệ thuật, có sắc thái dân tộc, phongcách và sắc màu riêng của nó. Chính vì thế, nghệ thuật và thẩm mỹ hát Then luôn là nguồn cảmhứng sáng tác vô tận cho những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ và được phần đông quần chúngnhân dân những dân tộc yêu dấu, đồng thời được Đảng, Nhà nước ta nhìn nhận cao vàđược coi trọng là một trong những di sản văn hóa truyền thống phi vật thể quý báu trong kho tàngvăn hóa những dân tộc thiểu số Nước Ta phải được giữ gìn, thừa kế và tăng trưởng. Tại vùng Định Hóa, bên cạnh những làn điệu then cổ mang đậm bản sắcdân tộc, ca tụng tình yêu quê nhà quốc gia, tình yêu đôi lứa, gắn liền với laođộng sản xuất … thì trong những sáng tác cải biên mới thừa kế có tinh lọc, chủ đềsáng tác gắn liền với những cuộc hoạt động lớn trong hội đồng được xã hội quantâm hưởng ứng như chủ đề ca tụng về Đảng, Bác Hồ, thiết kế xây dựng đời sống văn hóa truyền thống, về Định Hóa và núi rừng Việt Bắc … 3.2. Nguồn gốc của Then TàyDựa trên những cứ liệu dân gian ở địa phương, người ta cho rằng Then chínhthức được sinh ra ở thời kỳ nhà Mạc lên cát cứ Cao Bằng, nhưng trước đó Then đãđược sống sót trong dân gian từ truyền kiếp. Qua khám phá từ nghệ nhân Triệu Đình Lợi ( xã Phúc Chu, huyện Định Hóa ), ông đã kể cho chúng tôi nghe 1 số ít truyềnthuyết về nghề hát Then cũng như sự tích về cây đàn tính – nhạc cụ dùng tronghát Then. Truyền thuyết kể rằng, có một chàng trai tên là Xiên Câm, vì nghèo 30 tuổichưa lấy được vợ nên mới nghĩ cách làm ra chiếc đàn tính để giải sầu. Lúc đầuđàn có 12 dây âm thanh quá hay khiến muôn vật mê mệt mà chết, Bụt bèn bắtXiên Câm cắt bớt 9 dây nên từ đó cây đàn tính chỉ có 3 dây 2. Người Thái Trắng Tây Bắc cũng có thần thoại cổ xưa tương tự như kể rằng cây đàntính là do một chàng trai làm ra với mục tiêu giải sầu. Câu chuyện này gần gũivới đời sống hơn vì nó gắn liền với một câu truyện tình cảm trai gái, đồng thờicòn lý giải việc chàng trai nghĩ ra cách làm cho đàn kêu được là do bắt chướcâm thanh của sợi dây vắt qua miệng hang. Câu chuyện của người Tày thần bí hơn : chàng trai phải lên trời xin giốngtằm và bầu về trồng để làm nguyên vật liệu làm đàn. Ở cả người Tày và ngườiThái, cây đàn tính vẫn thường được sử dụng làm nhạc cụ hoạt động và sinh hoạt văn nghệ giảitrí và là công cụ hành nghề của những bà Then. Trước đây, cây đàn tính còn là côngcụ đắc lực giúp những chàng trai Thái tìm bạn tình. Từ những câu truyện được lưu truyền trong tâm thức đồng bào Tày có thểthấy được lời hát then cùng cây đàn tính của dân tộc đã sinh ra từ rát lâu trở thànhmột mẫu sản phẩm niềm tin đi sâu vào thần thoại cổ xưa cổ tích. Như vậy, hoàn toàn có thể khẳng địnhnguồn gốc của then đã có từ khi tổ tiên người Tày có nhu yếu hoạt động và sinh hoạt văn hóatín ngưỡng và sự tăng trưởng tiếng bộ của hội đồng. 3.3. Các hình thức hoạt động và sinh hoạt Then3. 3.1. Then cầu mong, Lễ cầu anNgười Tày – Nùng thường tổ chức triển khai lễ này vào tháng giêng hàng năm. Ngườita đón ông bà Then về nhà lễ để cầu an bình. Lễ cầu an còn là ngày quy tụ xómlàng, vui xuân. Đây là loại Then vui, hát về tình ca, sử ca. Lễ hóa giải : Lễ nàyđược tổ chức triển khai vào bất kể ngày nào dịp nào trong năm. Người ta mời ông Then, bàThen có nơi mời thầy mo thầy tạo về làm lễ với mục tiêu cầu mùa. 3.3.2. Loại Then chữa bệnhTrước đây, dân tộc Tày – Nùng cũng như những dân tộc khác đều cho rằngngười ốm, chết do nhiều nguyên do. Nhiều người ốm do không hiểu nguyênnhân sinh bệnh nên họ cho rằng do thần linh ma quỷ làm hại. Khi đó, nếu muốnbiết người ốm bị sao, người ta phải nhờ đến Then xử lý có năng lực thươnglượng với thần linh dùng sức mạnh trấn áp quỷ thần có năng lực sai khiến âmbinh đi tìm hồn về nhập vào xác. Then chữa bệnh bằng sức truyền cảm âm nhạc, thơ ca, phần nào làm trọng tính năng an ủi, dỗ dành nỗi đau của người bệnh, làmcho mọi người thấy tâm hồn thanh thản hơn sau buổi làm Then. Đây là phươngpháp chữa bệnh bằng niềm tin của người Tày – Nùng xưa. 3.3.3 Loại Then tống tiễnNhững mái ấm gia đình có người chết hoặc đứa trẻ xấu số, sau khi chôn cất xong, chọn được ngày lành, người Tày – Nùng thường đón Then về làm lễ tiễn hồnngười chết đi khỏi nhà để không quấy rối những người còn đang sống. 3.3.4. Loại Then vui mừng, chúc tụng, ca ngợiThường những nhà giàu xưa kia khi có việc mừng thường hay mời Then đếnđàn, hát vui, chúc tụng ca tụng. Những cuộc làm Then này phải theo trình tự nhưcác đám cúng lễ. Lời ca hầu hết ứng tác cho tương thích với nhu yếu của thực trạng. Tuy nhiên, cũng có một số ít bài mẫu, đối tượng người dùng tiếp xúc đa phần là người chứckhông phải là thần linh3. 3.5. Loại Then trung lễ, đại lễ cấp sắc ( lẩu Then, lẩu vửt … ) Những người làm Then thường 3-5 năm phải làm lễ cấp sắc một lần gọi là đạilễ. Nhưng cũng có Then vì thực trạng kinh tế tài chính khó khăn vất vả, không có năng lực làm lễđúng kỳ hạn thì phải làm lễ trung để khất. Trong Then có chức tước quyền hạnđược phân loại theo từng Lever khác nhau và rõ ràng. Lẩu Then là một lễ quantrọng. Chức tước Then được ghi lại bằng tua trên mũ của những ông bà Then. Khikhông còn làm Then nữa 1 số ít nơi làm lẩu Then nhưng với mục tiêu tạ ơn .. 3.3.6. Then – mô hình âm nhạcThen là một mô hình diễn xướng dân gian được tổ chức triển khai đa phần trong nhà, thường là vào đên khuya thanh vắng. Do đó, âm nhạc trong Then là loại nhạc êmdịu, ấm cúng, nhẹ nhàng và tâm tình. Phạm vi sân khấu của nó là một chiếc chiếugồm một người đàn hát và người xóc nhạc vừa đủ cho người nghe và xem trongkhuôn khổ một mái ấm gia đình ( ngoại trừ những cuộc đại lễ Then và Then ngoài trời ). Âmnhạc trong Then được diễn đạt biểu lộ nội dung văn học có diễn biến dài ngắnkhác nhau. Vì thế, cấu trúc âm nhạc khác với những loại dân ca ta thường gặp. Cũngdo lao lý nội dung ngặt nghèo của văn học nên âm nhạc trong Then khá phongphú về giai điệu và ngặt nghèo về tiết tấu nhịp điệu bởi nó luôn được song song với nhịpđiệu của tiếng đàn và bộ xóc nhạc. Tuy nhiên, Then ở mỗi địa phương, mỗi tỉnhkhác nhau đều có những sắc tố âm nhạc khác nhau. Đặc điểm này tạo cho âmnhạc trong Then có sự giàu sang về sắc tố khúc thức và tiết tấu âm nhạc. Bêncạnh ý nghĩa tôn giáo tín ngưỡng, Then còn được xem xét như một yếu tố là mộtloại diễn xướng do chỉ có một người hát với cây tính Then và chùm xóc nhạc. 3.4. Âm nhạc trong Hát Then3. 4.1. Thang âm, điệu thứcThang âm : là sự sắp xếp những âm thanh theo một thứ tự cao độ. Mỗi âm trongthang âm được gọi là những bậc của nó. Cùng với cách hiểu trên đây còn có những ýkiến khác cho rằng : thang âm là một khái niệm để chỉ tập hợp thành phần âmtrong bài chỉ có 3,4 bậc, trong đó có một bậc nổi rõ tính không thay đổi hơn những bậckhác. Do vậy, âm này được gọi là âm gốc của thang âm. Điệu Thức : là một khái niệm đã được chuẩn định về mặt ý nghĩa và hầu hếtcác nhà nghiên cứu và điều tra âm nhạc dân gian đều thống nhất quan điểm cho rằng : điệu thức làmột khái niệm để chỉ mối quan hệ về những bậc trong thang âm. 3.4.2. Âm điệuÂm điệu thực ra là mối quan hệ về độ cao. Trong dân ca nói chung vàtrong hát Then của người Tày, Nùng nói riêng, âm điệu không tách rời khỏi mốiquan hệ với 1 số ít yếu tố của ngôn từ dân tộc như : ngữ âm, ngữ nghĩa. Ngàynay, trong hát Then ta còn thấy có những đoạn nhạc mà hàng loạt cao độ phần âmnhạc theo âm điệu dấu giọng của lời thơ như : những đoạn Then đoán về tương lai, về số phận và dặn dò con cháu dưới trần gian. Ở những đoạn này, âm điệu hoàntoàn nhờ vào vào âm điệu lời nói. Như vậy, lời nói giàu âm điệu được xemnhư dạng tiên phong mầm mống của âm nhạc. 3.3.3. Lối hát trong ThenLối hát đọc thơ : Là lối hát biểu lộ mối quan hệ ngặt nghèo giữa thơ ca vàâm nhạc. Ở đây, phương pháp tăng trưởng giai điệu thường là sự lặp đi, lặp lại củamột hoặc hai hướng hoạt động giai điệu đơn thuần, số lượng âm sử dụng khôngnhiều. Lối hát đọc thơ tương thích với việc bộc lộ những nội dung cảm hứng mộcmạc, nhã nhặn, dõng dạc, khỏe mạnh và có một nhịp điệu rõ ràng, mạch lạc. Lối hát ngâm : Lối hát này thường bộc lộ đặc thù giàn trải, ngâm ngợi, nhịp điệu tự do hơn so với hát đọc thơ. Giai điệu âm nhạc trong lối hát ngâmthường Open những nốt tô điểm, trang sức đẹp tương thích với lối hát ngâm ngợitrong văn chương và sự thướt tha, uyển chuyển co dãn về nhịp điệu, nó rất phùhợp trong việc bộc lộ những xúc cảm trữ tình, sâu lắng của nội tâm. Phươngthức tăng trưởng giai điệu của lối hát ngâm về cơ bản giống hát đọc thơ, đó là khitiến hành giai điệu những câu thường lặp lại dáng dấp của nhau. Lối hát trộn lẫn hát đọc thơ và hát ngâm : Giai điệu ở dạng này có sựuyển chuyển, linh động khá tinh xảo. Nhịp điệu, cú pháp không mang tính đơn điệu, đơn thuần như hát nói nhưng cũng không quá phức tạp về hình thái giai điệu vàkhông thiên về sự trau chuốt, tô điểm như hát ngâm. Do tính trộn lẫn nên phươngthức tăng trưởng giai điệu của lối hát này đa dạng chủng loại phong phú, có lợi thế diễn đạtđược nhiều sắc thái, cảm hứng. Trong Then, những giai điệu trộn lẫn 2 lối hát đọcthơ và hát ngâm thường gặp ở những chương đoạn mang nội dung kể truyện vềmột việc làm cần phải làm hoặc đang làm trong cuộc Then. 3.4.4. Tiết tấu, nhịp điệuTiết tấu là mối đối sánh tương quan về trường độ của những âm thanh tiếp nối đuôi nhau nhau. Trong Then nói riêng và trong âm nhạc nói chung, tiết tấu đóng vai trò rất quantrọng trong một tác phẩm âm nhạc. Loại tiết tấu có phân nhịp phách thường đượcthể hiện qua loại nhịp đơn có một trọng âm. Loại tiết tấu không phân nhịp pháchthường thấy ở lối hát ngâm. Giai điệu có đặc thù tự sự, giãi bày tâm tư nguyện vọng. 3.5. Về phần lời hátLời ca trong hát Then được diễn đạt hầu hết bằng ngôn từ Tày – Nùn g. Lời ca được truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác nên đôi lúc cũng bị “ Tamsao thất bản ”. Lời ca trong hát Then thường là những vần thơ tự do, không theomột qui định nào cả, có bài viết ở thể thơ 5 chữ, có bài ở thể thơ 7 chữ nhưng thểthơ phổ cập thường là 5 chữ và 7 chữ xen kẽ. Bên cạnh cấu trúc thơ 5 chữ, 7 chữ là đa phần, lời ca trong hát Then còn gặpcấu trúc thể thơ tự do ( xen kẽ giữa thơ 3 chữ với 5 chữ, 3 chữ với 7 chữ, 4 chữvới 8 chữ … ). Loại thể thơ tự do này cũng tác động ảnh hưởng không ít tới cấu trúc câu, đoạn của âm nhạc trong hát Then. Nội dung lời ca trong hát Then là một trong những yếu tố quan trọng và thuhút nhiều người yêu thích hát Then. Nội dung trong một cuộc Then trước hếtphản ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, tham vọng của người Tày – Nùng, phảnánh hiện thực xã hội phong kiến xưa. Trong mỗi đoạn hát đều có diễn biến, nhiềuchuyện mang tính truyền thuyết thần thoại, yếu tố tâm linh nên nó thân thiện với quần chúng nhândân. Nhìn chung, lời ca trong hát Then còn mang tính ước lệ, phóng đại … nhưngqua tác phẩm hoàn toàn có thể thấy được ý tứ của nó, thấy được chính con người thật, conngười với canh tác ruộng nương ở miền núi. Trong buổi thực tiễn, chúng tôi đã có dịp trực tiếp chiêm ngưỡng và thưởng thức phần biểudiễn của nghệ nhân Triệu Đình Lợi, Thầy đã hát cho chúng tôi bài “ Trăng soiđường Bác ” và lý giải nội dung của bài hát này. “ Chủ đề chính rất nhiều ví dụ như bài Vầng trăng soi đường Bác có cả lờiTày và lời Kinh, nội dung là trăng soi Bác ngồi làm thơ và nói với người dân, nóivề tương lai quốc gia của mình. Hay chủ đề yêu quê nhà quốc gia, ca tụng vẻđẹp quê nhà quốc gia mình hay ca tụng công lao của Bác Hồ. ” Nhìn chung phần lời của hát Then thân mật với mọi người dễ hiểu dễ nhớ. Hay như cô Hoàng Thị Nhận – chủ nhiệm câu lạc bộ Then Tày tại xã Phúc Chuhuyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên san sẻ “ Về nội dung của hát Then hầu hết làca ngợi công lao của Bác hay ca tụng vẻ đẹp của quốc gia ”. Và theo cô sự thànhcông và mê hoặc của hát Then nằm ở nhiều yếu tố về cả giai điệu, cả câu hát. Phần lời bài hát “ Trăng soi đường Bác ” : Tiếng Tày : Hai chói khảu tảng báctím thơBác nhằng cấn hai ơigỏi thảGằm thơ Bác bấu màpi bươnChao lục lan nặmmường viết tiếpMởi nàng hai slươngsliết * g màngoài dồmBác viết dân ta độc lậpDồm tuy nhiên hai chóiphươngkhóp slíGằm thơ Bác bấu màpi ơ ơ bươnChao lục lan nặmá ơimường viết tiếp10Hai liếp slèo kha gần chiến sỹ pây nưatàng Bác lắt lí tiếng đànGằm Bác ơ ơ ơ ơi Mong sum vầy Bắc NamGiải … chang thànhBác ới lan so hoàn bài thơTiếng Kinh : Trăng xuống nhòm cửaThơ Bác Hồ chỉ lối ta ơ ơ điBác đòi thơ Bác bận quá, trăng ơihãy đợiTrao đàn cháu lại ghi tiếp nối đuôi nhau a ơiTrăng soi bước chân người chiến sỹ đitrên đườngThơ Bác Hồ chỉ lối ta điTrao đàn cháu lại ghi nối tiếpBác bát ngát tiếng đàn Lời Bác ơ ơ ơơiHỡi nàng trăng âu yếm thiết thatrăng nhòmMong đoàn viên Bắc Nam Nghĩ trongthànhBác viết dân ta độc lậpBác ơi con xin hoàn bài thơNgoài tuy nhiên trăng chiếu khắp bốnphương113. 6. Nhạc cụHát Then khi nào cũng phải đệm bằng Tính tẩu phối hợp cùng chùm xóc nhạcmới đúng đặc thù hát Then. Vì thế, nếu thiếu một trong hai nhạc cụ này thìkhông thể thành diễn xướng Then được. 3.6.1. Tính tẩuTính tẩu cóbộ phận chính nhưnhữngsau : Bầu vang ( bộ phậntăngâm ) : làm bằng nửaquảbầu khô ( cắtngang ). Đường kính thườngtư 15 đến 25 cm. Để cóđộvang, âm sắc chuẩnngườita thường chọn quảbầutròn và dày đều đểlàmbầu vang. Mặt đànthườnglàm bằng gỗ câyngôđồng xẻ mỏngkhoảng3mm. Trên mặt đàncókhoét 2 lỗ hình hoathị đểthoát âm ( trước kia 2 lỗ hoa thị được khoét ở phía sau bầu đàn ). Ngựa đàn tươngđối nhỏ nằm trên mặt đàn. Cần đàn : bằng gỗ, thường là gỗ dâu hay gỗ thừng mục, nhẹ và thẳng. Cầnđàn dài khoảng chừng 9 nắm tay của người chơi đàn. Mặt cần đàn trơn, không có phímnhư đàn tam. Hốc luồn dây có 2 hoặc 3 trục dây. Dây đàn : trước đây làm bằng tơ xe, nay là nilon. Tính tẩu có loại 2 dây vàloại 3 dây tùy theo từng vùng và từng công dụng âm nhạc. Loại mắc 2 dây phổbiến ở Thái, Tày, thường được chỉnh cách nhau 1 quãng bốn đúng hay quãng nămtùy theo hàng âm của giai điệu hoặc bài nhạc múa. Loại có 3 dây thường do ngườiTày sử dụng. Họ thêm 1 dây trầm giữa 2 dây kia. Âm thanh của dây trầm thấphơn dây cao 1 quãng tám đúng. Loại 3 dây được gọi là tính then ( đàn then ) thường dùng trong nghi lễ Then để phân biệt với loại 2 dây là tinh tẩu dùng đểđệm hát và múa. Tính tẩu là nhạc cụ được sử dụng trong những hoạt động và sinh hoạt nghi lễ Then củangười dân Tày. Không phải ai cũng hoàn toàn có thể chơi được đàn. Để làm ra được cây tínhtẩu yên cầu rất nhiều yếu tố : biết đàn, biết hát, cảm thụ tốt những âm thanh vang ra từcây đàn, cảm nhận được âm sắc của mỗi cây đàn, thật sự yêu quý cây đàn, hiểuquy trình làm đàn và đặc biệt quan trọng phải có một đôi bàn tay khôn khéo mới hoàn toàn có thể làmđược. 3.6.2. Chùm xóc nhạcChùm xóc nhạc là nhạc cụ thuộc họ tự thân vang, giải pháp kích âm làrung hoặc lắc, những vòng tròn nhỏ cùng những quả nhạc ( chuông nhỏ ) ảnh hưởng tác động vàonhau phát ra âm thanh. Chùm xóc nhạc thường gồm có 2 quả xóc to, 3 quả xócnhỏ bằng đồng, kèm vào đó là những vòng khuyên đồng có đường kính 15 đến18mm, được móc nối với nhau thành những chuỗi xích dài khoảng chừng 20 đến 25 cm, thường là 5 chuỗi, 9 chuỗi, hoặc 15 chuỗi xích, thế cho nên người ta địa thế căn cứ vào sốchuỗi xích để bổ trợ thêm những quả xóc cho tương thích. Trong quy trình làm Then, chùm xóc nhạc được những bà Then, ông Then sử dụng theo nhiều cách. Khi quânbinh vượt núi thì nhạc xóc thôi thúc, khi vượt sông thì tiết tấu nhanh hơn, dồn dậphơn, khi linh hồn nhập vào thì xóc nhạc vận tốc càng nhanh hơn. ( Cây đàn tính do chính tay thầy Lợi làm ra ) 3.7. Nghệ thuật biểu diễn3. 7.1. Hình thứcNgười trình diễn phải ăn mặc đẹp, bộ phục trang truyền thống cuội nguồn màu đen củadân tộc Tày, có khăn vấn, mặt tươi, có tác phong sân khấu. Khi trình diễn họthường tổ chức triển khai một lễ cúng nhỏ để xin phép tổ sư. Người trình diễn then theohình thức tổng hợp vừa hát vừa đệm đàn, phối hợp với chùm xóc và múa để thểhiện nội dung câu hát. Khi hát càn hát đúng nhịp, đúng lời hát. 3.7.2. Cách biểu diễnKhi đánh đàn người nghê nhân phải đặt bầu đàn trên đùi phải, dùng ngón taycái của tay trái đỡ sống lưng cần đàn, những ngón còn lại dùng để bấm dây. Và tuỳ theotình cảm giai điệu của bài hát múa, đàn, những nghệ nhân còn trình diễn với nhiềusáng tạo nhiều mẫu mã khác nhau như : Ở những đoạn sinh động hoặc tương đối tựdo, những ngón bấm của tay phải hoàn toàn có thể dùng ngón bấm của tay trái để dùng búng, vuốt. Tính chất của tính Then điển hình nổi bật là tính trữ tình, chất phác, hồn nhiên, vuitươi và những suy tư trong đời sống của người Tày – Nùng. Tuy không phải làcây đàn hào nhoáng có sức mạnh điển hình nổi bật ở hình thức bề ngoài nhưng nó thực sự là cây đànphù hợp với kỹ thuật tinh xảo như trượt, vuốt, láy rền, vê … Với chùm xóc nhạc người trình diễn dùng chiêu thức kích âm : gõ chùmxóc nhạc xuống một miếng vải vuông, được đặt trên sàn nhà, mặt đất hoặc cầmchùm nhạc rung, lắc, đập vào vai người khi múa. Nghệ nhân sử dụng chùm nhạctheo nhiều cách khác nhau. 3.8. Vai trò của hát Then trong đời sống3. 8.1. Then tiềm ẩn mơ ước khát vọng về đời sống bình yên, ấm no, hạnh phúcĐược nuôi dưỡng và tăng trưởng trong dân gian nên trước hết Then là sự phảnánh những tâm tư nguyện vọng nguyện vọng chính đáng của người dân qua nhiều thế hệ. Đó lànhững mong ước rất bình dị của người nông dân : có thóc gạo trâu bò gà vịt đầynhà, cha mẹ già trường thọ, mái ấm gia đình hòa thuận yên vui, con cháu hiếu thảo trưởngthành. Những lời ước nguyện này được biểu lộ qua lời cầu khẩn nội dung từngnghi lễ đơn cử. Hoạt động nghi lễ đã dẫn chứng, việc những thần những ma đem phướclộc, vẻ đẹp để con người mãi mãi khoe mạnh xinh xắn, tư tưởng này bao trùm vàhòa trộn vào lời Then khó hoàn toàn có thể tách rời. Trước bàn thờ cúng, những thầy Then một lòngthành kính cầu mong những vị thần linh ban cho mọi người đời sống no đủ hạnhphúc. Đó là tham vọng chung của mọi người, nó biểu lộ trên khuôn mặt vui tươi, rạng rỡ của những người phụ nữ và trên khuôn mặt rắn rỏi, nghị lực của nhữngngười đàn ông. 3.8.2. Then đề cao giá trị con ngườiThen có nhiều nội dung phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội, đề caophẩm chất tốt đẹp của con người. Thông qua nghệ thuật và thẩm mỹ ngôn từ Then đã khắchọa nên những hình tượng nhân vật tương phản : trai đần – trai giỏi ; gà lười – gàchăm với những ý nghĩa răn đe dạy dỗ người đời. Để khuyên dạy con cháu có hiếuthảo với cha mẹ, Then ca tụng tình mẫu tử. Bên cạnh hiện thực hóa đời sống khổ cực của người dân trong xã hội có giaicấp, Then cũng tỏ rõ thái độ phê phán và ý thức phản kháng của người dân đốivới kẻ cầm quyền. Then châm biếm những kẻ quan lại “ ăn trên ngồi trốc ”, ngồimát đánh bát đầy với những thói xấu ham chơi, mê gái đẹp, tham lam vô độ … Qua đó Then ca tụng phẩm chấ cao quý của người lao động, trọng việc nghĩa, giữchữ tín, thủy chung như một … Cũng qua Then đã lột tả được bộ mặt thật củanhững tên thăm quan vô lại, ăn của đút lót, dối trên lừa dưới ở chốn quan trường. Như vậy xét về mặt nội dung, Then chuyển tải trong nó những thông điệpcủa một thời quá khứ. Ngày nay nhiều yếu tố trong Then không còn được phùhợp với đời sống tân tiến nhưng những giá trị nhân bản trong giáo dục đạo đứcthì mãi mãi có giá trị. 3.8.3. Then tích hợp những giá trị văn hóa truyền thống của người TàyThen là sự quy tụ những tài hoa thẩm mỹ và nghệ thuật trong dân gian. Những nghệnhân Then bằng việc làm của mình đã góp thêm phần đắc lực vào việc phổ cập và lưutruyền nghệ thuật và thẩm mỹ trình diễn Then từ đời này sang đời khác. Nếu như trong lễ Thenthường, những nghệ nhân chỉ trình diễn chính là đàn và hát thì trong Then cấp sắc họđã thực sự biểu lộ hết mình trải qua những hình thức trình diễn khác như múa, diễn trò, nhập đồng … Đặc biệt ở đây phải kể đến những điệu múa trong Then. Chỉ cóthông qua lễ cấp sắc người xem mới thực sự được chiêm ngưỡng và thưởng thức hết vẻ đẹp tinh xảo, sự nhiều mẫu mã và hấp dẫn của những điệu múa dân gian Tày. Và vì thế, cũng có thểnói rằng Then đại lễ trong đó có Then cấp sắc là một diễn xướng góp thêm phần lưugiữ những giá trị văn hoá thẩm mỹ và nghệ thuật tinh tuý của người Tày. Then nói chung và đặc biệt quan trọng là Then cấp sắc nói riêng là sự tập trung chuyên sâu cao độnghệ thuật nguyên hợp của người Tày với sự tham gia của nhiều thành tố nghệthuật khác nhau mà tiêu biểu vượt trội là nghệ thuật và thẩm mỹ tạo hình, nghệ thuật và thẩm mỹ màn biểu diễn cộng vớimôi trường diễn xướng mang đậm sắc tố tâm linh. 3.8.4. Vị trí của hát Then so với huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênThen vùng Định Hóa là sự thừa kế truyền thống cuội nguồn văn hóa truyền thống tộc người và dunghòa với điều kiện kèm theo sống trong một môi trường tự nhiên phong phú về văn hóa truyền thống, nên hoàn toàn có thể nói, nơi đây vốn sớm là vùng đất của Then. Điều này được vật chứng qua việc hiệnnay, trong bản, trong làng, những cụ già cao tuổi, những nghệ nhân vẫn tự trồng bầulấy quả làm đàn tính. Những nghệ nhân vùng Định Hóa biểu lộ những loại hìnhnghệ thuật dân gian đa dạng và phong phú và phong phú phối hợp giữa Then cổ và Then văn minh, như bộc lộ qua những mô hình diễn xướng và cả độc diễn. Từ mô hình đạo cụ, phục trang truyền thống lịch sử …. được tái hiện giữa khoảng trống và sắc thái của Then. Vìvậy nghiễm nhiên mỗi độ tết đến, xuân về, hoa đào đua sắc, Then được đặt trongmột khoảng trống trang nghiêm của những buổi lễ trọng đại, như : Lễ Xuống đồng đầunăm và khi nào Then cũng được biểu lộ trong màn khai hội giữa TT ĐịnhHóa. 3.9. Vai trò của câu lạc bộ và địa phương trong việc giữ gìn và phát huy ThenTàyMặc dù Then gắn bó thâm thúy tới đời sống nhân dân và mang giá trị to lớntuy nhiên nó lại đang đứng trước rủi ro tiềm ẩn bị hao mòn đi, không được những thế hệtrẻ đảm nhiệm một cách nhiệt tình. Bởi vậy Định Hóa đã tạo ra câu lạc bộ hát Thendo cô Hoàng Thị Nhận là chủ nhiệm câu lạc bộ. Câu lạc bộ được xây dựng nhằmmục đích lưu truyền và phát huy vai trò của hát Then, theo san sẻ của cô : “ Câulạc bộ được xây dựng vào năm 2009 với dự án Bất Động Sản của nhà nước và phòng văn hóa, với số hội viên lên đến hơn 20 người ” Tuy nhiên những khó khăn vất vả mà câu lạc bộ gặp phải như đó là câu lạc bộ sởthích, mọi tình nhân môn này hay chưa có kinh phí đầu tư cấp trên đưa xuống gây khókhăn trong hoạt động và sinh hoạt câu lạc bộ. Trong câu lạc bộ có ít thành viên do phai đi họchoặc làm ăn xa không hề tham gia được. Tuy nhiên những cô trong câu lạc bộ vẫncố gắng duy trì hoạt động và sinh hoạt rất đầy đủ, không những diễn trong xã mà còn đi ra cáchuyện xã khác, thậm chí còn về những tỉnh khác trình diễn như TP. Hải Phòng, QuảngNinh … Như vậy nhờ có câu lạc bộ đã giúp cho hát Then ở Định Hóa được lưutruyền và tăng trưởng thoáng rộng hơn. Đặc biệt câu lạc bộ đã giúp cho nhiều thế hệ trẻcó thời cơ được tiếp xúc với hát Then và từ đố hoàn toàn có thể học hỏi và làm cho hát Thenđược Viral ra những vùng khác không chỉ ở trong Định Hóa mà còn ra cả vùngTây Bắc và cả quốc gia. 3.10. Sự độc lạ của then Định Hóa với những khu vực khácÂm nhạc trong nghi lễ then của người Tày nói chung và người Tày ở huyệnĐịnh Hóa, Thái Nguyên nói riêng là mô hình âm nhạc tổng hợp của khí nhạcđệm ( đàn, chùm xóc nhạc ) và hát. Âm nhạc trong nghi lễ then của người Tày nơiđây vừa mang đặc trưng của then Tày vùng Đông Bắc vừa mang sắc thái riêngbiệt bộc lộ qua lời ca, tiết tấu, nhạc đệm, thang âm, điệu thức … Về hát : Điểm chung trong lời hát của then Định Hóa với then ở những địaphương khác thuộc vùng Đông Bắc chính là sự trộn lẫn ngôn từ Kinh và Tàytrong lời hát. Tuy nhiên, mức độ trộn lẫn với ngôn từ của người Kinh ở thenTày Định Hóa có phần đậm đặc hơn, nhiều đoạn bị Kinh hóa trọn vẹn cả trongcâu hát lẫn thể thơ. Về tính tẩu : Nhìn chung ở Định Hóa có sự tương đương với những nơi khác, cóchăng, khác đôi chút về size cũng như trang trí trên cần đàn, thân đàn, mặtđàn, nhờ vào vào sở trường thích nghi của từng nghệ nhân làm tính tẩu cũng như mỗi thàythen. Bên cạnh đó, những làn điệu hát then của người Tày ở huyện Định Hóa thườngđược chia ra những tên gọi khác nhau tùy từng vùng bởi sự giao lưu tiếp biến vớivăn hóa địa phương và năng lực tức hứng của mỗi nghệ nhân Then. Nhìn chungcó thể chia những làn điệu trong nghi lễ then Định Hóa thành : tàng bốc ( đường đi bộ, đường trên cạn ) : đi đường, khao quân, vượt núi … ; tàng nặm ( đường thủy ) : thủythượng ( giãi bày, vượt sông … ), thủy hạ ( chèo đò, gọi én, cống sứ ngoại bang … ). Nghệ nhân then ở Định Hóa hoàn toàn có thể ứng tấu những làn điệu trong nghi lễ mộtcách linh động. Họ hoàn toàn có thể chơi và hát tổng thể những làn điệu trong một nghi lễ hoặc chỉhát một làn điệu nhưng biểu lộ được những đặc thù cũng như sắc thái của nghi lễđó khi qua những cửa. Đặc trưng điển hình nổi bật trong then Tày ở Định Hóa chính là sự Open làn điệuthủy hạ. Làn điệu thủy hạ diễn đạt đoàn quân then đi qua vùng nước trôi êm đềm, bình yên nên nghe điệu này cảm xúc như điệu hò khoan và lả lướt của ngườiKinh. Về nghệ thuật và thẩm mỹ trình diễn âm nhạc trong nghi lễ then : Điểm độc lạ củaâm nhạc trong then Định Hóa chính là cách thượng đàn và hạ đàn sau mỗi chặngđường đi hay vào mỗi cửa. Theo đó, thày then dựng tính tẩu ( thượng đàn ) gảy dâybuông trì tục với tiết tấu chậm rãi, vừa gảy vừa khấn theo kiểu giãi bày, cầu xin … Khi chuyển dời từ nhà gia chủ đi tới những cửa để nộp lễ, âm nhạc biểu lộ rấtphong phú, có sự tham gia của tính tẩu với vai trò đệm hát, miêu tả chặng đườngđi, chùm xóc nhạc bộc lộ cho ngựa, xe. Như vậy, bên cạnh những đặc thù chung của then Tày vùng Đông Bắc thìthen của người Tày ở huyện Định Hóa có những nét riêng bộc lộ đậm nét dấuấn địa phương. Điều đó được biểu lộ từ làn điệu cho đến thang âm, đặc biệt quan trọng làqua sự lưu lại dấu ấn cá thể của nghệ nhân then ở Định Hóa với năng lực tựsáng tác đàn, hát cũng như màn biểu diễn chuyên nghiệp. Điều đó góp thêm phần làm nênsự phong phú trong thống nhất của then Tày nói chung. Chương 4 : Nhận xét và nhìn nhận hiệu quả thu hoạch4. 1. Vai trò của địa phương trong việc gìn giữ, phát huy Then TàyQua khám phá từ những cán bộ công tác làm việc tại Trung tâm Văn hóa thể thao huyệnĐinh Hóa cũng như những nghệ nhân và chính quyền sở tại xã, nhóm nghiêm cứu chúngtôi đã có cái nhìn sơ bộ về sự tăng trưởng và kế hoạch phát huy Then Tày ở địaphương. Nhằm bảo tồn, gìn giữ một nét tinh hoa văn hóa truyền thống truyền thống cuội nguồn, huyện ĐịnhHóa ( Thái Nguyên ) đã xây dựng những Câu lạc bộ Hát then lôi cuốn phần đông bà condân tộc Tày, Nùng tham gia. Không chỉ có những cụ già, Câu lạc bộ còn lôi cuốn cácem nhỏ liên tục đến tập luyện. Trong những dịp liên hoan, Câu lạc bộ lại đemtiếng hát ngọt ngào, hòa quyện trong giai điệu đàn tính trầm bổng đi giao lưu biểudiễn trên khắp những nẻo đường quốc gia … Định Hóa có hơn 40.000 người dân tộc Tày Thái Nguyên, đông hơn cả sovới những địa phương khác trong khu vực, có 6 nghệ nhân hát Then, đàn tính. Đầunăm 2007, Câu lạc bộ Dân ca những dân tộc huyện Định Hóa được xây dựng trên cơsở nhóm nghệ nhân then. Với số hội viên bắt đầu rất nhã nhặn 28 người, CLBđàn tính Định Hóa ( Thái Nguyên ) đã tập hợp được những nghệ nhân, những ngườiyêu đàn tính, hát then để cùng nhau bảo tồn nét văn hóa truyền thống rực rỡ của vùng đấtchiến khu xưa. Rất đông người xin vào Câu lạc bộ, qua tuyển lựa đã kết nạp 42 hội viên của 4 dân tộc : Tày, Nùng, Dao, Kinh … Các hội viên của Câu lạc bộ hầuhết là nông dân, họ tranh thủ lúc nông nhàn để học đàn, hát những bài ca đã quenthuộc từ khi còn trong bụng mẹ. Nhận thức được tầm quan trọng và sự thiết yếu gìn giữ nét văn hóa truyền thống truyềnthống của dân tộc Tày ở Định Hóa, chính quyền sở tại địa phương và người dân đãthành lập Câu lạc bộ Hát then, từ đó đến nay đã lôi cuốn rất nhiều thanh, thiếu niêntham gia. Các nghệ nhân càng phát huy vai trò của mình, góp thêm phần thành lậpthêm nhiều Câu lạc bộ Hát then ở những xã, giúp nhiều người, nhất là thế hệ trẻ yêuthích mô hình nghệ thuật và thẩm mỹ này. ( Thành viên của CLB hát Then Định Hóa, có những người còn rất trẻ ) 4.2. Nhận xét, nhìn nhận tác dụng thu hoạchThen là một hình thức hoạt động và sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng truyền kiếp của người Tàymiền núi phía bắc Nước Ta. Việc nhìn nhận và nhìn nhận vị trí của Then trong đờisống niềm tin của người Tày là một việc làm thiết yếu góp phần cho việc tìmhiểu đời sống tôn giáo tín ngưỡng của những dân tôc thiểu số nói chung và đồng bàoTày nói riêng đặc biệt quan trọng là ở khu vực huyện Định Hóa-Thái Nguyên. Cũng như cácdân tộc khác, trong quy trình sống sót và tăng trưởng, dân tộc Tày đã phát minh sáng tạo ra mộtdi sản văn hóa truyền thống quý báu, kiến thiết xây dựng được một nền thẩm mỹ và nghệ thuật với nội dung phongphú, phong phú. Then từ lâu đã gắn với đời sống ý thức của những dân tộc Tày – Nùng, có vịtrí quan trọng trong đời sống thường ngày và đời sống tâm linh. Then là một loạihình nghệ thuật và thẩm mỹ tổng hợp có văn học, âm nhạc, múa, mỹ thuật … được lưu truyềnrộng rãi trong quần chúng. Từ nhân lõi là yếu tố tín ngưỡng, Then đã sản sinh và tích hợp nhiều giá trịnghệ thuật, tạo nên một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể và toàn diện rất tiêu biểu vượt trội củangười Tày. Các yếu tố thẩm mỹ và nghệ thuật này sống sót trong một tổng thể và toàn diện nguyên hợp, đanxen, cái nọ là tiền đề cho sự sống sót của cái kia, tạo nên một thiên nhiên và môi trường diễnxướng hòa giải, toàn vẹn. Sau khi đi trong thực tiễn tại xã Phúc Chu – thị xã Chợ Chu – huyện Định Hóa-tỉnhThái Nguyên để tìm hiểu và khám phá về nét văn hóa truyền thống hát Then của dân tộc Tày nơi đây, chúngtôi đã tích lũy được rất nhiều thông tin giúp ích cho bộ môn Văn học dân gian vàcác khu công trình đi sâu nghiên cứu và điều tra tìm hiểu và khám phá Then Tày về sau. Thứ nhất, về nguồn gốc của hát Then : Qua những thông tin phỏng vấn từphía những nghệ nhân lớn tuổi hiểu biết thâm thúy về hát Then sẽ là nguồn tài liệutham khảo cho những nhà nghiên cứu văn học dân gian sau này khi đi sâu tìm hiểuvề hát Then của dân tộc Tày huyện Định Hóa nói riêng và trên cả nước nói chung. Thứ hai, về lời hát và nhạc cụ : Qua những tư liệu chúng tôi tích lũy đượcthì hoàn toàn có thể thấy rằng nội dung của lời hát Then vô cùng nhiều mẫu mã và hầu hết đượcviết bằng tiếng Tày. Phần lời những bài hát Then mang giá trị văn học-văn hóa tolớn đặc biệt quan trọng với văn học dân gian, cạnh bên đó chúng tôi được tiếp xúc trực tiếpvới những loại nhạc cụ được khám phá kĩ hơn về cấu trúc cũng như cách sử dụng. Những nhạc cụ này không hề thiếu trong hát Then bởi nó làm cho câu hát uyểnchuyển có nhịp điệu hơn. Thứ ba, về khoảng trống và thời hạn : Hát Then là một hình thức sinh hoạtvăn hóa dân gian đã Open từ rất lâu trong đời sống, hoạt động và sinh hoạt, tín ngưỡng củadân tộc Tày, so với dân tộc Tày ở huyện Định Hóa cũng vậy. Trải qua nhiều đời, nhiều thế hệ con cháu tiếp nối đuôi nhau nhau liên tục tập quán hoạt động và sinh hoạt tín ngưỡng mangnét rực rỡ riêng của dân tộc mình. Hát Then thường được diễn gia vào những dịp lễhội, ma chay, … hoàn toàn có thể ở trong nhà hay ngoài trời. Đến ngày nay hát Then cònđược màn biểu diễn trong những hoạt động giải trí giao lưu văn hóa truyền thống. Hát Then có một vị trí rất là quan trọng trên địa phận huyện Định Hóa, nókhông chỉ là hình thức giúp người nông dân cùng ngồi lại với nhau cất lên lời catiếng hát sau những ngày lao động stress, Giao hàng giao lưu văn nghệ giữa cácđịa phương mà còn đang nâng cao giá trị của Then Tày trong xã hội và đưa nóđến với giới trẻ nhiều hơn qua những câu lạc bộ hát Then trên địa phận, ta cũng thấyđược sự chăm sóc của chính quyền sở tại địa phương so với việc giữ gìn bảo tồn nétvăn hóa này. Những tư liệu mà chúng tôi có được trọn vẹn dựa vào lời kể của nghệnhân và những thành viên trong câu lạc bộ Then Tày cùng với sự giúp sức của những cơquan đoàn thể nơi đây nên tư liệu rất phong phú đa dạng chủng loại. Qua đây chúng tôi biếtthêm nhiều về những câu hát, làn điệu Then cho chúng tôi những hiểu biết phongphú hơn. Bên cạnh đó Then vẫn còn sống sót một số ít hạn chế như sau : Then không ít đãhình thành trong ý niệm của một số ít người dân nhất là ở lớp phụ nữ cao tuổi tưtưởng thần thánh hoá vai trò của Then, cho rằng Then hoàn toàn có thể xử lý được mọivấn đề tương quan đến thần linh và ma quỷ. Vì vậy họ tin yêu một cách tuyệt đốivào việc bói toán của những thầy cúng, mái ấm gia đình có bất kể điều gì không ổn định cũng đi bói, có trường hợp ốm đau nhưng không chịu đi bệnh viện mà chỉ muốn mời thầyThen đến nhà hóa giải. Trong thực tiễn không hề phủ nhận vai trò của Then trongchữa bệnh bằng liệu pháp tâm ý nhưng phải xác lập không phải bất kể bệnh nàoThen cũng xử lý được. Ngoài ra hạn chế còn đến từ chính bản thân thầy Then. Do nhiều nguyênnhân, hoàn toàn có thể là do nhận thức kém hoặc do trục lợi hoặc do cuồng tín mà dẫn đếncó sự thần bí hoá nghề nghiệp của một số ít cá thể lôi kéo những người cuồng tínlàm giảm đi giá trị văn hoá của Then. Hạn chế khác tương quan đến thủ tục nghi lễ. Nhìn chung so với những hìnhthức cúng bái khác kể cả so với Pụt là hình thức gần với Then thì Then là nghi lễcó nhiều thủ tục nhất, thời hạn lê dài hơn. Trung bình một lễ Then đi hành nghềphải triển khai trọn một đêm lê dài từ khoảng chừng 9 giờ đêm hôm trước đến 4 giờsáng hôm sau. Điều này không những tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ của người làmThen mà còn tác động ảnh hưởng tới sức khoẻ và đảo lộn giờ giấc hoạt động và sinh hoạt của những thànhviên trong mái ấm gia đình gia chủ. Vì vậy việc xem xét có thiết yếu phải lê dài mộtnghi lễ như vậy hay không cũng là một yếu tố cần tranh luận trong việc bảo tồn vàphát triển Then. Vì sinh ra trong xã hội cũ nên trong văn bản hành lễ của Then không tránhkhỏi những lý giải xấu đi cho rằng số phận con người là do trời định làm kìmhãm ý chí vươn lên vượt qua số phận của con người. Cũng như vậy, vì mang nặngtính chất nghi lễ nên âm nhạc trong Then có nhiều đoạn buồn thiên về an ủi, xoadịu. Mặt khác, do trình diễn trong thời hạn dài, những giai điệu cũng như lời hátthường trùng lặp dễ gây sự nhàm chán cho người tham gia. Do phương pháp truyền miệng, hành nghề không dùng sách nên không thểtránh khỏi thực trạng tam sao thất bản hoặc nhầm lẫn, hoặc thêm thắt bổ trợ bởinhững người trực tiếp hành nghề. Hiện tượng này dễ dẫn đến thực trạng khôngquy chuẩn trong diễn xướng Then cả về nội dung lẫn hình thức. Và như vậy giátrị của một diễn xướng Then đơn cử lại phụ thuộc vào chính bản thân thầy Then. Cùng là một nghi lễ Then như nhau nhưng với thầy Then giỏi, hành nghề có kinhnghiệm thì sẽ mang lại cảm xúc thành công xuất sắc hơn so với một thầy Then kém, hátdở đàn tồi hoặc kém nhiệt tình. Đó cũng là một trong những đặc thù trongphương thức hành nghề Shaman của Then. Một bộc lộ xấu đi khác là về một góc nhìn nào đó Then đã ủng hộnhững phép ứng xử không lành mạnh trong xã hội. Then trình diện bộ mặt xấutrong xã hội có giai cấp nhưng một mặt Then còn a dua theo. Có thể nói toàn bộcác nghi lễ Then, từ Then đại lễ đến những lễ Then thường đều có cùng một nộidung là lễ lạt, cống nộp những bậc bề trên để mưu cầu tư lợi. Đối với những tầng lớp trên ( mà Then là đại diện thay mặt ) thì cống nạp để mưu cầu thăng quan tiến chức. Trong Thencấp sắc nhắc đi nhắc lại nhiều lần nội dung người đệ tử làm cỗ bàn, lễ lạt thịnhsoạn cống nạp Ngọc Hoàng và những vị thần linh để được phê chuẩn chức tước. Trong những lễ Then thường thì phản ánh nhiều nội dung người dân hối lộ thần linhđể được ban phúc, ban lộc. Chẳng hạn như hối lộ Nam Tào Bắc Đẩu ( tức ông vuasố ) để ông này phê duyệt lê dài tuổi thọ, hối lộ Mẹ Hoa để mẹ cho nhiều concái, v.v… Then nhấn mạnh vấn đề nhiều đến yếu tố vật chất mà bỏ lỡ những giá trị tinhthần như thể công lao học tập đèn sách, tu dưỡng đạo đức của người đệ tử, khảnăng tự vươn lên thắng lợi số phận của con người, v.v… Tuy nhiên, do số lượng giới hạn của một bài tiểu luận, chúng tôi chưa thể phân tíchđầy đủ và thâm thúy nội dung đã sưu tầm. Bài tiểu luận chỉ mang đặc thù trình làng, mạng lưới hệ thống lại nội dung sưu tầm chưa đi sâu nghiên cứu và điều tra nội dung từng phần. Chương 5 Những yêu cầu khuyến nghị nhằm mục đích bảo tồn phát huy giátrị văn hóa truyền thống văn học dân gianDưới tác động ảnh hưởng của cơ chế thị trường và quy trình hội nhập 1 số ít nét bảnsắc văn hóa truyền thống truyền thống lịch sử của những dân tộc như phục trang, nếp sống văn hóa truyền thống – vănnghệ dân gian, phong tục tập quán đang bị pha tạp và dần mai một. Nhiều lànđiệu dân ca, điệu múa truyền thống, nhạc cụ dân tộc, tiệc tùng dân gian, 1 số ít nghề thủcông truyền thống cuội nguồn bị thất truyền. Then Tày ở Định Hóa ( Thái Nguyên ) nói riêngcũng dần bị mai một, những nghệ nhân hát Then không còn nhiều. Vì vậy những đềxuất khuyến nghị là rất cấp thiết để bảo vệ phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân gian này. 5.1. Đối với nhà nướcĐảng và nhà nước cần góp vốn đầu tư hơn nữa cho những hoạt động giải trí tổ chức triển khai liên hoanhát Then cấp vương quốc, cấp vùng, cấp tỉnh để tăng độ cọ xát, nâng cao tinh thầngiao lưu và nhân rộng tình yêu Then tới nhân dân cả nước. Ngoài ra loại hìnhnghệ thuật này cũng cần được tiếp thị đồng nhất trên những phương tiện đi lại truyềnthông đại chúng qua một số ít chương trình trình làng âm nhạc. Tuyên truyền nhằm mục đích nâng cao ý thức cho người dân. Tiếp tục góp vốn đầu tư kinh phímở những lớp tập huấn cho những người có năng lực về âm nhạc ( đàn tính-hát Then ) làm hạt nhân cho những trào lưu văn hóa truyền thống văn nghệ cơ sở. Như vậy công tác làm việc truyềndạy hát Then đàn tính mới đạt hiệu quả5. 2. Đối với địa phươngBên cạnh công tác làm việc sưu tầm, phục dựng những làn điệu Then cổ, những cấp chínhquyền địa phương và ngành văn hóa truyền thống cần đặc biệt quan trọng chăm sóc đến nghệ nhân hátThen, đây là những bảo vật sông có năng lực truyền đạt cả giai điệu lẫn tình yêu, niềm mê hồn then đến thế hệ trẻ. Nhờ những người nghệ nhân gìn giữ, thổi hồnvào những làn điệu hát Then, đa dạng hóa phương pháp bảo tồn trên cơ sở lưu giữnhững giá trị nguyên gốc. Tại những vùng then cần xây dựng những lớp học hát Then, câu lạc bộ hát Then, đội văn nghệ then hoạt động và sinh hoạt đều đặn hằng tuần hằng tháng. Tổ chức những lớp tu dưỡng, tập huấn hát Then cho hạt nhân văn nghệ cơ sở, mời những nghệ nhân đến truyền dạy những làn điệu then cổ, phối hợp với những xã cónghệ nhân tâm huyết với những làn điệu Then cổ để mở lớp truyền dạy cho thế hệ trẻtại địa phương. Then Tày với đặc trưng là mô hình diễn xướng dân gian truyền khẩu, ngườinghệ nhân đóng vai trò quan trọng trong công tác làm việc giảng dạy những người kế nghiệp, do đó những cấp chính quyền sở tại địa phương cần tiếp tục tổ chức triển khai hội nghị tônvinh những nghệ nhân văn hóa dân gian để động viên cổ vũ những người có đónggóp tích cực cho hội đồng. Có chủ trương đãi ngộ đơn cử so với những nghệ nhân, nghệ sĩ, kiến thiết xây dựng kế hoạch lâu bền hơn để nghệ thuật và thẩm mỹ trình diễn Then hoàn toàn có thể biểudiễn Giao hàng khan giả mà không nhờ vào vào kinh tế tài chính. Đưa hát Then vào những hoạt động giải trí ngoại khóa tại những trường học tại địaphương, tổ chức triển khai cho học viên tập luyện và trình diễn những làn điệu hát Then đểgiúp những em hiểu rõ hơn về giá trị truyền thống cuội nguồn, nét văn hóa truyền thống của cha ông, từ đónâng cao hơn nữa nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn và gìn giữ nét văn hóađộc đáo này. 5.3. Đối với sinh viên khoa Ngữ vănThen Tày là một nét đẹp văn hóa truyền thống tín ngưỡng truyền kiếp của dân tộc Tày cầnđược bảo tồn và phát huy. Là một sinh viên Khoa Ngữ Văn trong quy trình họctập, Then Tày đã phân phối thêm nhiều kiến thức và kỹ năng có ích, nhất là trong bộ môn Vănhọc dân gian làm cho vốn ngữ liệu đa dạng và phong phú và phong phú hơn. Qua đó chúng tôicàng thêm trân trọng và tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống này. Giới thiệu cho bè bạn và người thân trong gia đình về Then Tày và sự ảnh hưởng tác động của nó đốivới đời sống của người Tày để mọi người biết thêm những giá trị tốt đẹp củaloại hình sinh hoạt tín ngưỡng này. Sưu tầm những cuốn sách đĩa nhạc về hát Then qua đó cũng cung ứng thêmnhiều kỹ năng và kiến thức trong qua trình học tập. Có thêm nhiều khu công trình nghiên cứucông phu, tráng lệ về văn hóa truyền thống hát Then để thêm nguồn tư liệu cho việc bảotồn, giữ gìn nét văn hóa truyền thống này. KẾT LUẬNChuyến đi trong thực tiễn tại xã Phúc Chu – thị xã Chợ Chu – huyện Định Hóa-tỉnh Thái Nguyên để tìm hiểu và khám phá về nét văn hóa truyền thống hát Then của dân tộc Tày đã thuđược nhiều hiệu suất cao đáng mong đợi. Ở đây, tôi đã được thưởng thức, tự mình tìmhiểu về vốn văn hóa truyền thống Giao hàng cho công tác làm việc sưu tầm văn hóa truyền thống dân gian. Mặc dù gặpkhông ít những khó khăn vất vả trong quy trình khám phá nhưng công tác làm việc sưu tầm cũngdiễn ra rất là thuận tiện. Sau chuyến điền dã tôi thu được không chỉ về mặt kiếnthức mà còn có thêm hiểu biết về vốn văn hóa truyền thống những dân tộc, cùng với đó là những kỹnăng phỏng vấn, thao tác nhóm, thuyết phục … Điều mà trên giảng đường sinhviên khó hoàn toàn có thể học hỏi một cách tổng lực. Chuyến trong thực tiễn đã cung ứng được những nhu yếu và ý nghĩa của học phầnĐiền dã, sưu tầm văn học dân gian, từ đó tôi có thêm những hiểu biết thực tiễn đểcó những nhìn nhận riêng về văn hóa truyền thống hát Then cũng như đời sống ở khu vực nơiđây. Then là truyền thống Văn hoá riêng của vùng và hầu hết mọi người đều có mongmuốn, nguyện vọng hát Then sẽ được lưu truyền và tăng trưởng thoáng đãng không chỉriêng trong địa phận xã mà còn được lưu truyền trong cả nước. Có một thực tiễn rằng, tuy số lượng người biết đến hát Then là tương đốinhiều nhưng số người biết hát Then và thương mến hát Then vẫn còn khá nhã nhặn. Người biết hát Then trong vùng hầu hết là người trung tuổi, thế hệ trẻ chưa thậtsự thương mến và đam mê với Nghệ thuật hát Then. Vì vậy để tăng trưởng và đưa vănhóa hát Then vào đời sống hàng ngày là cả một chặng đường dài. Trong xu thế tăng trưởng của xã hội văn minh, việc bảo tồn lưu giữ những nềnvăn hóa dân gian nói chung và Then Tày nói riêng không phải là điều đơn thuần. Nếu không có một lộ trình đơn cử, cũng như sự phối hợp của những ban ngành cùngcả xã hội thì những nét văn hóa truyền thống truyền thống lịch sử tôt đẹp hoàn toàn có thể dần bị mai một. Cóthể nói, Then nói chung và Then Tày Định Hóa nói riêng quy tụ những giá trị vănhọc dân gian truyền thống lịch sử của người Tày với những thể loại truyện kể, thần thoại cổ xưa, những câu thành ngữ, tục ngữ đã được chau chuốt, gọt giũa mà qua đó đã làm sángtỏ được nhân sinh quan và ý niệm về đạo đức của người Tày. Điều quan trọngở đây là trải qua việc phê phán, khuyên răn, ca tụng thực tiễn đời sống bằnghình thức diễn xướng hát có đệm đàn, Then đã đạt được hiệu suất cao tích cực tronggiáo dục hội đồng mà không phải hình thức tuyên truyền nào cũng làm được. Trong đời sống xã hội người Tày, then có nhiều giá trị văn hóa truyền thống : Then phảnánh hiện thực xã hội ở những tiến trình lịch sử vẻ vang, phản ánh quốc tế tâm linh của cácgiá trị mái ấm gia đình truyền thống lịch sử ; đồng thời còn phản ánh sự phong phú của văn hóa truyền thống Tàyhay cũng hoàn toàn có thể nói then chính là sự tích hợp những giá trị văn hóa truyền thống thẩm mỹ và nghệ thuật đặctrưng của người Tày, tiêu biểu vượt trội là thẩm mỹ và nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật và thẩm mỹ trình diễn cộngvới thiên nhiên và môi trường diễn xướng mang đậm sắc tố tâm linh, trải qua những thể loạiđộc tấu, song tấu, hòa tấu, hỗn tấu cùng cây đàn tính … Quả thực những điệu hát Then đã tạo thành một sức mạnh riêng làm xaoxuyến lòng người vàvang vọng mãi dư âm trong tâm lý người nghe. Hát Then đãphản ánh vẻ đẹp tâm hồn và đời sống niềm tin, văn hóa truyền thống đa dạng và phong phú của ngườiTày. Ta trọn vẹn hoàn toàn có thể khẳng định chắc chắn điệu Then chính là điệu hồn của văn hóa truyền thống dângian trên mảnh đất Định Hóa. Mỗi tất cả chúng ta nên có những hành vi và biệnpháp nhằm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân gian này. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Source: https://laodongdongnai.vn
Category: Nông Thôn