Cơ cấu tổ chức
Phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn
- Số fax: 06513563598 – 06513564314
A. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ
1. Vị trí: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bù Đốp là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của sở Nông nghiệp phát triển nông thôn
2. Chức năng:
– Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có chức năng tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nuớc ở địa phương về các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông thôn, kinh tế hộ, kinh tế trang trại,, kinh tế hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn huyện.
– Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Uỷ ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương.
3. Nhiệm vụ: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
– Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn để Uỷ ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao trên địa bàn huyện.
– Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
– Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý được giao.
– Tổ chức thực hiện công tác phát triển sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp; công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh trên địa bàn huyện.
– Tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; công trình nuôi trồng thuỷ sản; công trình cấp, thoát nước nông thôn; công trình phòng, chống lũ, lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
– Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn; về thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản; chế biến nông sản, lâm sản và thuỷ sản; phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn.
– Là đầu mối phối hợp tổ chức và hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan đến phát triển nông nghiệp và nông thôn; tổng hợp tình hình, báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện việc xây dựng và phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn huyện về các lĩnh vực: phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp; phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn; khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn; chế biến nông sản, lâm sản và thuỷ sản; hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện.
– Thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, diễn biến rừng; tổ chức thực hiện các biện pháp canh tác phù hợp để khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
– Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; Sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, vật tư nông lâm nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện.
– Tổ chức thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện.
– Thực hiện chức năng cơ quan thường trực điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện thẩm định, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới các xã; hướng dẫn các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí nông thôn mới do Chính phủ ban hành.
– Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
-. Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi Chính phủ trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định của pháp luật.
– Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật; tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão; tìm kiếm cứu nạn; các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng của huyện theo quy định; đề xuất phương án, biện pháp và tham gia chỉ đạo việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai về lũ, lụt, bão, sạt, lở, hạn hán, úng ngập và dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn huyện.
– Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.
– Phối hợp với trạm Khuyến nông, Thú y, Bảo vệ thực vật và các ngành liên quan tổ chức kiểm tra công tác khuyến nông, Bảo vệ thực vật, công tác Thú y và kiểm soát giết mổ, phòng chống dịch bệnh về cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng hóa chất trong sản xuất và bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm.
– Thực hiện công tác kiểm tra định kì, đột xuất các lĩnh vực do phòng quản lý.
– Quản lý lao động, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật.
– Tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện về công tác đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện.
– Phòng được quyền đề nghị các trạm: Khuyến nông, Bảo vệ bảo vệ thực vật, Thú y, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và các lĩnh vực có liên quan bằng văn bản hoặc trao đổi trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của huyện trước ngày 10 hàng tháng, phòng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cán bộ phụ trách các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, khuyến nông, thú y và bảo vệ thực vật.
– Tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện đình chỉ, xử phạt hành chính hoặc kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh các dịch vụ thuộc phòng quản lý khi các tổ chức, cá nhân hoạt động vi phạm pháp luật.
– Yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh các dịch vụ thuộc phòng quản lý cung cấp số liệu để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
B/ Các văn bản pháp luật có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của đơn vị
Luật thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 25/12/2001
Pháp lệnh thú y số: 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 04 năm 2004.
Nghị định số: 33/2005/NĐ-CP của chính phủ ngày 15 tháng 03 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
Nghị định số 119/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
Quyết định số 30/2008/QĐ-UBND ngày 8/2008 của UBND tỉnh Bình Phước ban hành quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản trên địa bàn huyện.
Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý giống thủy sản.
Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 24/5/2005 của Thủ tưởng chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản
Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 03 năm 2011 của bộ Nông nghiệp & PTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản. Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT: Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT và một số biểu mẫu được ban hành kèm theo thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011.
Quyết định số 42/2009/QĐ-UBND ngày 28/8/2009 của UBND tỉnh Bình Phước ban hành quy định về điều kiện nuôi trồng và khai thác thủy sản trên lòng hồ Thác mơ.
Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2010 của chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
Thông tư số 51 /2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 Quy định kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y, thú y thuỷ sản.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm – điều kiện vệ sinh thú y (QCVN 01-80:2011/BNNPTNT) được ban hành kèm theo thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thú y.
Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
Thông tư số 39/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hỗ trợ theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Thông tư số 33/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Điều 2, Thông tư số 187/2010/TT-BTC
Quyết định số 68/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Phước ngày 21/12/2011 về việc ban hành Quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ về nhà, vật kiến trúc và cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Luật Hợp tác xã ngày 26/11/2003
Quyết định số 2179/QĐ-UBND ngày 19/11/2013 quyết định phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Bình Phước.
Quyết định số 2179/QĐ-UBND ngày 19/11/2013 quyết định thành lập quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Bình Phước.
Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 04 năm 2011 Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
Nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng và Nghị định số 172/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2007 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2005/NĐ-CP.
Thông tư số: 36/2010/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2010 Về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ v/v ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ v/v sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ v/v sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ v/v bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Thông tư số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của liên Bộ: Nông nghiệp và PTNT – Kế hoạch và Đầu tư – Tài chính v/v hướng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ: Xây dựng – Nông nghiệp và PTNT – Tài nguyên và Môi trường v/v quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
Quyết định số 523/QĐ-UBND ngày 05/4/2013 của UBND tỉnh Bình Phước v/v ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 06/5/2013 của UBND tỉnh v/v ban hành quy định mức hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2020;
C/ Quy trình thủ tục hành chính của đơn vị:
Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: UBND xã nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp & PTNT
Bước 2: Phòng NN và PTNT thẩm định hồ sơ, lập tờ trình trình UBND cấp huyện cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trạng trại.UBND cấp huyện quyết định cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho tổ chức, cá nhân..
Trường hợp không cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi văn bản cho UBND cấp xã, trong đó nêu rõ lý do không cấp để cho tổ chức, cá nhân được rõ.
Bước 3: UBND xã nhận kết quả tại Phòng NN và PTNT
b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Phòng Nông nghiệp & PTNT
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại
+ Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Đối với diện tích đất cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đất xác nhận là người đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng NN & PTNT.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp & PTNT.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
h) Lệ phí : Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai :
Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận Kinh tế trang trại
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính : Không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc: Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
– Công văn số 261/HTX ngày 20/5/2004 của Cục Hợp tác xã và phát triển Nông thôn về việc: Hướng dẫn cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
– Công văn số 439/SNN-PTNT ngày 08/5/2012 của Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước về việc: Hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Bạn đang đọc: Cơ cấu tổ chức
Source: https://laodongdongnai.vn
Category: Nông Thôn