Chung tình yêu nông thôn
2 vợ chồng cùng viết cho NTNN
Thời điểm đó, có lẽ trang văn hóa là trang “oách” nhất của tờ báo khi 1 tuần có đến 3 bài của các nhà văn, nhà phê bình giữ mục. Thứ 2 là mục “Sổ tay” của nhà phê bình Vương Trí Nhàn, thứ 4 là mục “Tản mạn hồn quê” của nhà văn Dạ Ngân và thứ 6 là mục “Nhật ký nhà văn” của nhà văn Nguyễn Quang Thân.
Từ trái qua phải : Nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhà văn Dạ Ngân, nhà phê bình Vương Trí Nhàn, họa sỹ Đỗ Đức .
Nhà văn Dạ Ngân là người giữ mục “Tản mạn hồn quê” khá lâu, đủ để bà tập hợp những bài viết in thành một tập sách cùng tên. Những tản văn ngắn, mang đậm văn phong miệt vườn Nam Bộ của nhà văn Dạ Ngân là một “đặc sản” của báo NTNN hồi đó. Nhiều bạn đọc là các chiến sĩ còn viết thư báo tâm sự: “Đọc bài của nhà văn Dạ Ngân trên báo NTNN tôi thấy rưng rưng nhớ nhà, cô kể về những thứ vô cùng thân thuộc với dân đồng bằng sông Cửu Long như khóm lục bình, rơm con cúi, khói đốt đồng… vô cùng xao xuyến”.
Nhà văn Nguyễn Quang Thân- phu quân của nhà văn Dạ Ngân thì giữ mục “Nhật ký nhà văn”- mục có tuổi thọ cao nhất trên báo NTNN, đến nay cũng đã hơn 10 năm trời. “Nhật ký nhà văn” dưới góc nhìn của nhà văn Nguyễn Quang Thân là một tiếng nói đầy sức nặng về những vấn đề văn hóa, xã hội liên quan đến người nông dân. Ông lý giải, bình luận, đề xuất các hướng giải quyết để gỡ khó cho nhà nông bằng tấm lòng của một nhà văn xuất thân từ nông thôn, luôn yêu quý, trân trọng người nông dân hết mực.
Còn phải kể đến một nhà văn khác nữa, nhà văn Nguyễn Quang Lập, – người đã giữ mục “Góc quê” trên NTNN trong gần 2 năm. Mục này mở ra với mục đích để nhà văn kể những phong tục tập quán đẹp trong đời sống của người nông dân xưa, từ chuyện tín ngưỡng, thờ cúng chúc tết, ăn mặc cho đến đặt tên con… để khơi lại những mạch nguồn văn hóa cũ.
Quy tụ nhiều cây viết
Tiếp nối mục “Sổ tay” của nhà phê bình Vương Trí Ngàn là họa sĩ Đỗ Đức- một cây viết tản văn được nhiều tờ báo lớn thường xuyên đặt hàng. Khác với người tiền nhiệm, “Sổ tay” của họa sĩ Đỗ Đức là những câu chuyện ông nghe và thấy trên dọc đường thiên lý, đặc biệt là mảng các tỉnh miền núi phía Bắc- nơi ông đã đi thực tế sáng tác nhiều lần. Chuyện người Mông, người Thái, người Tày… và chuyện nông thôn miền Bắc- nơi họa sĩ Đỗ Đức sinh ra đã đem đến khá nhiều những suy tư thú vị cho độc giả.
Ngoài những nhà văn, nhà phê bình, họa sĩ… chuyên giữ mục, NTNN còn là mảnh đất quy tụ rất nhiều cây viết lớn. Số đặc biệt, chuyên san, số Xuân nào cũng đầy ắp những bài viết giá trị từ các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ tên tuổi như Hoàng Cầm, Nguyên Ngọc, Đỗ Chu, NSND Đào Trọng Khánh, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tư… Tất cả các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ tên tuổi ấy đã dành cho NTNN những trang viết tâm huyết nhất về những vấn đề của nông nghiệp, nông thôn, thể hiện những góc nhìn độc đáo, sắc sảo và đưa ra những kiến giải sâu sắc về nhiều vấn đề nóng.
Những người làm báo NTNN vô cùng trân trọng những cộng tác viên đáng kính đó, họ đã viết cho NTNN với một tấm lòng dành cho người nông dân, như một sự trả ơn những hạt lúa củ khoai cần cù nuôi lớn cả dân tộc này. Đặc biệt trong thời điểm này, những vấn đề của nông dân lại đang là vấn đề nóng của xã hội, sự quan tâm của các nhà văn tên tuổi đến số phận người nông dân và khu vực nông thôn lại càng đáng quý hơn bao giờ hết.
30 năm qua, các nhà văn đã đồng hành với báo NTNN, đồng hành với người nông dân bằng một tình yêu lâu bền và thầm lặng.
Người đầu tiên giữ mục trên trang văn hóa là nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, mục “Sổ tay” của ông ra đều đặn vào số báo thứ 2 hàng tuần, là những ghi chép, nghiên cứu đúc rút từ cuộc đời cần mẫn tìm tòi của ông. Những câu chuyện về nông thôn trong sự va đập và mối quan hệ giữa người nông thôn, người thành thị được kể bằng giọng văn tản mạn nhưng rất khúc triết, sâu xa.Thời điểm đó, có lẽ trang văn hóa là trang “oách” nhất của tờ báo khi 1 tuần có đến 3 bài của các nhà văn, nhà phê bình giữ mục. Thứ 2 là mục “Sổ tay” của nhà phê bình Vương Trí Nhàn, thứ 4 là mục “Tản mạn hồn quê” của nhà văn Dạ Ngân và thứ 6 là mục “Nhật ký nhà văn” của nhà văn Nguyễn Quang Thân.Nhà văn Dạ Ngân là người giữ mục “Tản mạn hồn quê” khá lâu, đủ để bà tập hợp những bài viết in thành một tập sách cùng tên. Những tản văn ngắn, mang đậm văn phong miệt vườn Nam Bộ của nhà văn Dạ Ngân là một “đặc sản” của báo NTNN hồi đó. Nhiều bạn đọc là các chiến sĩ còn viết thư báo tâm sự: “Đọc bài của nhà văn Dạ Ngân trên báo NTNN tôi thấy rưng rưng nhớ nhà, cô kể về những thứ vô cùng thân thuộc với dân đồng bằng sông Cửu Long như khóm lục bình, rơm con cúi, khói đốt đồng… vô cùng xao xuyến”.Nhà văn Nguyễn Quang Thân- phu quân của nhà văn Dạ Ngân thì giữ mục “Nhật ký nhà văn”- mục có tuổi thọ cao nhất trên báo NTNN, đến nay cũng đã hơn 10 năm trời. “Nhật ký nhà văn” dưới góc nhìn của nhà văn Nguyễn Quang Thân là một tiếng nói đầy sức nặng về những vấn đề văn hóa, xã hội liên quan đến người nông dân. Ông lý giải, bình luận, đề xuất các hướng giải quyết để gỡ khó cho nhà nông bằng tấm lòng của một nhà văn xuất thân từ nông thôn, luôn yêu quý, trân trọng người nông dân hết mực.Còn phải kể đến một nhà văn khác nữa, nhà văn Nguyễn Quang Lập, – người đã giữ mục “Góc quê” trên NTNN trong gần 2 năm. Mục này mở ra với mục đích để nhà văn kể những phong tục tập quán đẹp trong đời sống của người nông dân xưa, từ chuyện tín ngưỡng, thờ cúng chúc tết, ăn mặc cho đến đặt tên con… để khơi lại những mạch nguồn văn hóa cũ.Tiếp nối mục “Sổ tay” của nhà phê bình Vương Trí Ngàn là họa sĩ Đỗ Đức- một cây viết tản văn được nhiều tờ báo lớn thường xuyên đặt hàng. Khác với người tiền nhiệm, “Sổ tay” của họa sĩ Đỗ Đức là những câu chuyện ông nghe và thấy trên dọc đường thiên lý, đặc biệt là mảng các tỉnh miền núi phía Bắc- nơi ông đã đi thực tế sáng tác nhiều lần. Chuyện người Mông, người Thái, người Tày… và chuyện nông thôn miền Bắc- nơi họa sĩ Đỗ Đức sinh ra đã đem đến khá nhiều những suy tư thú vị cho độc giả.Ngoài những nhà văn, nhà phê bình, họa sĩ… chuyên giữ mục, NTNN còn là mảnh đất quy tụ rất nhiều cây viết lớn. Số đặc biệt, chuyên san, số Xuân nào cũng đầy ắp những bài viết giá trị từ các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ tên tuổi như Hoàng Cầm, Nguyên Ngọc, Đỗ Chu, NSND Đào Trọng Khánh, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tư… Tất cả các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ tên tuổi ấy đã dành cho NTNN những trang viết tâm huyết nhất về những vấn đề của nông nghiệp, nông thôn, thể hiện những góc nhìn độc đáo, sắc sảo và đưa ra những kiến giải sâu sắc về nhiều vấn đề nóng.Những người làm báo NTNN vô cùng trân trọng những cộng tác viên đáng kính đó, họ đã viết cho NTNN với một tấm lòng dành cho người nông dân, như một sự trả ơn những hạt lúa củ khoai cần cù nuôi lớn cả dân tộc này. Đặc biệt trong thời điểm này, những vấn đề của nông dân lại đang là vấn đề nóng của xã hội, sự quan tâm của các nhà văn tên tuổi đến số phận người nông dân và khu vực nông thôn lại càng đáng quý hơn bao giờ hết.30 năm qua, các nhà văn đã đồng hành với báo NTNN, đồng hành với người nông dân bằng một tình yêu lâu bền và thầm lặng.
Bạn đang đọc: Chung tình yêu nông thôn
Source: https://laodongdongnai.vn
Category: Nông Thôn