blog Archive – Tinh Kỳ

Phương pháp 5S được ý tưởng bởi người Nhật nhằm mục đích tạo ra thiên nhiên và môi trường thao tác lành mạnh, sạch sẽ và đẹp mắt, thoáng đãng, tiện nghi. Giúp ngày càng tăng hiệu suất lao động và tạo điều kiện kèm theo để việc vận dụng một mạng lưới hệ thống quản trị chất lượng hiệu suất cao hơn .

5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật: “SERI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” và “SHITSUKE”
Theo tiếng Anh là: “ SORT”, “SET IN ORDER”, “STANDARDIZE”, “SUSTAINT” và “SELF-DISCIPLINE”
Còn trong tiếng Việt là: “SÀNG LỌC”, “SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”, SĂN SÓC” và “SẴN SÀNG”.

Quy tac 5s cua nguoi Nhat

Nguyên tắc của thực hành 5S hết sức đơn giản, không đòi hỏi phải dùng các thuật ngữ hay phương pháp phức tạp nào trong quá trình thực hiện, được thực hiện theo thứ tự:

Bạn đang đọc: blog Archive – Tinh Kỳ

1. Seiri (Sàng lọc): Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc. Mọi thứ (vật dụng, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng hỏng …) không/chưa liên quan, không/chưa cần thiết cho hoạt động tại một khu vực sẽ phải được tách biệt ra khỏi những thứ cần thiết, sau đó loại bỏ hay đem ra khỏi nơi sản xuất. Chỉ có đồ vật cần thiết mới để tại nơi làm việc. Seiri thường được tiến hành theo tần suất định kì.

2. Seiton (Sắp xếp): Sau khi đã loại bỏ các vật dụng không cần thiết thì công việc tiếp theo là tổ chức các vật dụng còn lại một cách hiệu quả theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại. Nguyên tắc chung của Seiton là bất kì vật dụng cần thiết nào cũng có vị trí quy định riêng và kèm theo dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Seiton là hoạt động cần được tuân thủ triệt để.

3. Seiso (Sạch sẽ): Thường xuyên vệ sinh,giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông qua việc tổ chức vệ sinh tổng thể và tổ chức vệ sinh hàng ngày máy móc vật dụng và khu làm việc. Seiso hướng tới cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro, tai nạn đồng thời nâng cao tính chính xác của máy móc thiết bị (do ảnh hưởng của bụi bẩn).

4. Seiketsu (Săn sóc): Săn sóc được hiểu là việc duy trì định kì và chuẩn hóa 3S đầu tiên (Seri, Seiton và Seiso) một cách có hệ thống. Để đảm bảo 3S được duy trì, chúng ta có thể lập nên những quy định chuẩn nêu rõ phạm vi trách nhiệm 3S của bản thân, cách thức và tần suất triển khai 3S tại từng vị trí. Seiketsu là một quá trình trong đó ý thức tuân thủ của nhân viên trong một tổ chức được rèn rũa và phát triển. Bằng việc phát triển Seiketsu, các hoạt động 3S sẽ được cải tiến dần dựa theo tiêu chuẩn đã đặt ra và tiến tới hoàn thiện 5S trong doanh nghiệp.

5. Shitsuke (Sẵn sàng): Sẵn sàng nghĩa là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định tại nơi làm việc. Sẵn sàng được thể hiện ở ý thức tự giác của bản thân đối với hoạt động 5S. Các thành viên trong tổ chức đều nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S, tự giác và chủ động kết hợp nhuần nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc để đem lại năng suất công việc cá nhân và năng suất chung của Công ty cao hơn.

Sưu tầm – ( Sakichi Toyoda / Kiichiro / Taiichi Ohno )