Công nhân… ngại nhà lưu trú – CafeLand.Vn

Nhiều năm nay, TP Hồ Chí Minh đã hoạt động những doanh nghiệp trên địa phận tăng trưởng những mô hình nhà lưu trú để cung ứng nhu yếu nhà ở cho trên 250.000 công nhân tại 15 khu công nghiệp, khu công nghiệp ( KCX – KCN ). Đây là mô hình nhà ở rất được công nhân yêu thích, tuy nhiên thời hạn qua đã bị “ khước từ ” vì có nhiều chưa ổn. Công nhân... ngại nhà lưu trú
Các nhà trọ bên ngoài luôn lôi cuốn nhiều công nhân … Ảnh Hoàng Tuyết

Ghi nhận tại các nhà lưu trú cho công nhân ở KCN- KCX Linh Trung (Thủ
Đức), Tân Thuận (quận 7)… số công nhân đến ở rất thưa thớt. Theo Ban
quản lý, nhà lưu trú của KCX Tân Thuận với sức chứa khoảng 1.100 chỗ
nhưng hiện chỉ có khoảng 500 chỗ ở, vì số công nhân đăng ký vào ở rất
rải rác. Còn tại nhà lưu trú Linh Trung, số công nhân vào ở cũng không
nhiều, thậm chí vì có quá ít công nhân đến ở nên nơi đây còn cho sinh
viên thuê.

Chị
Nguyễn Thị Vân, công nhân đang sống trong khu nhà lưu trú KCX Tân
Thuận, than thở: “Nhiều công nhân “ngại” vào ở nhà lưu trú vì ở đây
thiếu dịch vụ như không có căng tin, không có thư viện, không có nhà
trẻ, thậm chí không có cả ban công phơi quần áo. Khu nhà ở lại xa chợ,
xa nơi làm việc và khá hẻo lánh nên khi trời tối những công nhân nữ rất
ngại đi về con đường dẫn vào khu lưu trú này”. Không chỉ vậy, nhiều nhà
lưu trú còn đưa ra những nguyên tắc gây khó chịu cho người ở lẫn người
thân tới thăm. Anh Hà Văn Thân (quê Nam Định) bức xúc cho biết: “Ngày
trước tôi cũng thích ở nhà lưu trú nhưng sau đợt bố mẹ tôi vào thăm mà
không được ở lại do quy định người thân không ở lại nhà lưu trú. Thấy
bất tiện nên giờ tôi đã ra ngoài thuê phòng cho tiện gia đình tới thăm”.

Ông
Trương Lâm Danh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh, cho
biết: “Để thu hút công nhân vào ở tại các nhà lưu trú nhiều hơn, rất cần
xây dựng những nhà lưu trú có các khu dịch vụ như căng tin, sân bóng
đá, thư viện… Các nhà lưu trú phải bố trí gần nơi làm việc, gần chợ,
siêu thị… Nếu ở xa nơi làm việc thì đường dẫn vào các nhà lưu trú phải
có đủ ánh sáng cho công nhân đi làm về khuya. Muốn làm được điều này,
khi xây nhà lưu trú chúng ta phải khảo sát nhu cầu của công nhân xem họ
muốn và cần gì khi vào ở trong nhà lưu trú sau đó mới xây dựng”.

Còn
theo ông Vũ Văn Hòa, Trưởng Ban quản lý các KCN – KCX TP.HCM (Hepza),
thì: “Nhà lưu trú trong các KCX-KCN chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều
lao động nhập cư. Trong thời gian tới, Ban quản lý KCX-KCN tập trung
hướng dẫn xây dựng nhà lưu trú công nhân trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch
quỹ đất tại các KCX-KCN. Cụ thể sẽ tăng cường quỹ đất cho các dịch vụ
vui chơi, giải trí, ăn uống nhằm đáp ứng điều kiện sinh hoạt tối thiểu
cho công nhân, để thu hút công nhân vào ở. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ kêu
gọi các DN chăm lo tốt hơn chỗ ăn, ở cho người lao động bằng việc đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như nhà trẻ, khu vui chơi…gần nhà
lưu trú để công nhân ổn định tâm lý khi đi làm. Điều này sẽ giúp DN hạn
chế nạn”chảy máu” lao động sau đào tạo trong bối cảnh thiếu nguồn nhân
lực có tay nghề như hiện nay”.

Thành
phố Hồ Chí Minh hiện có 7 dự án nhà lưu trú công nhân, đáp ứng 6.058
chỗ ở tại KCX Tân Thuận, Linh Trung 1, KCN Tân Bình, Tân Tạo, Hiệp
Phước. Ngoài ra, có 9 dự án nhà lưu trú và căn hộ đang trong quá trình
xây dựng tại khu Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân, Linh Trung 2… đáp ứng
12.000 chỗ ở, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2011. Theo đó, một số nhà
lưu trú sẽ được trang bị ti vi, dàn karaoke, tủ sách nhằm tạo điều kiện
cho công nhân giải trí, có thêm thông tin, kiến thức xã hội và những
hiểu biết trong cuộc sống.