Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam

!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Một trong những cuốn sách/công trình nghiên cứu tuyệt vời nhất từng được viết bằng tiếng Việt!
(Có thể là nói quá do mình ko đọc nhiều sách gốc Việt).

Cuốn sách là một nỗ lực nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc của dân tộc Việt Nam dựa trên nhiều mặt: tài liệu lịch sử, dữ liệu về nhân chủng học dựa trên hình thái sọ, và hay nhất là so sánh ngôn ngữ. Để làm được việc đó các nhà nghiên cứu phải xét tới vô số tài liệu lịch sử và nghiên cứu đương thời. Xét về bối cảnh

!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Một trong những cuốn sách/công trình nghiên cứu tuyệt vời nhất từng được viết bằng tiếng Việt!
(Có thể là nói quá do mình ko đọc nhiều sách gốc Việt).

Cuốn sách là một nỗ lực nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc của dân tộc Việt Nam dựa trên nhiều mặt: tài liệu lịch sử, dữ liệu về nhân chủng học dựa trên hình thái sọ, và hay nhất là so sánh ngôn ngữ. Để làm được việc đó các nhà nghiên cứu phải xét tới vô số tài liệu lịch sử và nghiên cứu đương thời. Xét về bối cảnh ra đời (trước năm 1975) thì đó quả là một kỳ công học thuật.
Đúng như tiêu đề của cuốn sách, công trình này nỗ lực chứng tỏ rằng dân Việt Nam không có nguồn gốc từ trung quốc như nhiều sử gia hồi đó thừa nhận, mà có anh em với các nhóm dân Mã Lai vốn có chung tổ tiên xa xưa từ chân núi Himalaya.
Cuốn sách có vẻ rất phức tạp (mà quả thực là phức tạp, đặc biệt là ở nửa đầu khi nói về khả năng dân Việt xuất phát từ trung quốc và so sánh hình thái sọ) vì số lượng dẫn chứng mà nó đưa ra, và cũng vì trong toàn bộ cuốn sách đồ sộ chỉ có duy nhất một bản đồ và rất ít hình ảnh. Đây là đặc điểm chung của các công trình nghiên cứu thời xưa do các khó khăn về in ấn. Tuy nhiên, người đọc không nhất thiết phải thấu hiểu mọi dẫn chứng đưa ra để nắm bắt được luận điểm chung của tác giả. Nửa sau nói về so sánh ngôn ngữ và các đặc điểm văn hóa quả là vô cùng đáng đọc. Người đọc sẽ vỡ ra rất nhiều điều về lịch sử, địa lý và văn hóa các dân tộc Việt Nam khi đọc cuốn sách. Ví dụ, bạn có biết Cửa Lò và Kuala Lumpur có gì chung không?
Hẳn nhiên một công trình khoa học viết 50 năm trước có nhiều hạn chế. Quan trọng nhất là việc phân tích hình thái sọ không hẳn là một phương pháp xác định chủng tộc (ngay cả khái niệm chủng tộc cũng biến đổi hàng ngày) tốt nhất như các tác giả thường tuyên bố. Rất hi vọng có một ngày được thấy một công trình tầm cỡ tương tự nhưng với các dữ liệu hiện đại hơn từ ngành di truyền học và khảo cổ học.
Cuốn sách cũng cho ta thấy những tổn thất to lớn mà quá trình hiện đại hóa gây ra cho các ngành sử học. Các so sánh ngôn ngữ và văn hóa chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta có đủ dữ liệu về các thứ tiếng và hoạt động văn hóa của các dân tộc ít người sống trong hay quanh đất nước Việt Nam. Và thực tế là các thứ tiếng hay văn hóa này ngày càng ít được thực hành hơn do nhiều nguyên nhân, như dân số suy giảm và sự phổ cập của tiếng Việt (song song với việc bỏ các giọng hay ngôn ngữ địa phương). Việc chấn chỉnh văn hóa, hay từ bỏ các hoạt động mà bị cho là không phù hợp với đời sống hiện đại (ví dụ, lên đồng theo đúng hình thức cổ), cũng làm nghèo đi vốn văn hóa của một số nhóm người, qua đó làm mất đi các chứng tích lịch sử.

Đây là một cuốn sách hay cho những ai yêu thích lịch sử, văn hóa và nhất là ngôn ngữ.

…more