Sống ở nông thôn hay thành phố sẽ tốt hơn?

Ví dụ so sánh, nếu ở thành phố về mặt tiêu cực, người dân dễ bị trầm cảm, dị ứng lẫn hen suyễn nhiều hơn, thì mặt tốt là họ có xu hướng ít tự sát và ít có khả năng thiệt mạng. Đơn giản điều kiện sống (y tế, giao thông, phúc lợi…) ở thành phố bao giờ cũng cao hơn.

Như vậy, nhưng mặt tích cực của cuộc sống thành phố sẽ trở thành những mặt hạn chế ở nông thôn. Mặc dù, khoảng cách này ngày càng được xích gần lại nhưng khi chấp nhận về quê sống có nghĩa bạn phải hy sinh một vài thứ. Chẳng hạn đơn giản, sống ở nông thôn bạn phải chấp nhận côn trùng, nhện, rắn… Mà trong câu chuyện người đàn ông sống ở Tây Ninh bị rắn hổ mang chúa cắn, là một ví dụ điển hình.

Trong các trường hợp khác, tình trạng ô nhiễm ở nông thôn cũng không hề thua kém thành phố. Theo một con số được công bố năm 2015, ở Ấn Độ ô nhiễm không khí làm 1,1 triệu người chết. Điều đáng nói, nạn nhận ở nông thôn chiếm tới 75%. Và nguyên do nằm ở việc cuộc sống mưu sinh ở nông thôn gây ra ô nhiễm: đốt rơm rạ, đốt củi, phân bò để nấu, sưởi…

Hay ở nhiều nơi, tình trạng đốt rẫy cũng làm phát sinh khói độc nhiều tháng liền. Điều mà chỉ có ở nông thôn mới có (thành phố có rẫy đâu mà đốt).

Vậy lên núi sống thì không khí trong lành hơn chứ? Câu trả lời là đúng, ở trên cao tỷ lệ CO2 thấp hơn ở dưới thấp nhưng lại trả giá với các hậu quả khác. Ví dụ với những người sống ở độ cao 2.500 mét trở lên thường ít bệnh tim, đột quỵ hay ung thư, nhưng họ lại dễ bị phổi mãn tính. Từ đây, các nhà khoa học đề xuất, có lẽ nên sống ở độ cao trung bình 1.500 – 2.000 mét là tốt nhất.

Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho thấy việc sống gần biển (hoặc gần nơi nào có nguồn nước sông, suối…) giúp sức khỏe tốt lên nhiều. Ví dụ, có bằng chứng cho thấy người dân Anh sống gần biển ít phải trả tiền chữa bệnh hơn người dân Anh sống trên đất liền. Ngoài ra, việc thấy biển thường xuyên còn giúp giảm căng thẳng thần kinh hơn.

Tất nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh bảo: Việc sống gần biển, sát rừng sẽ không giải quyết được câu hỏi sống hạnh phúc hơn. Vì mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, bạn có nhà ở vẫn quan trọng hơn việc sống trong công viên nhưng vô gia cư. Do đó, yêu thiên nhiên cũng cần phải tính toán điều kiện sống khác nữa.

Và trên thực tế, việc gần gũi thiên nhiên đang bị xếp hạng thấp trong danh sách những yếu tố quan trọng của con người. Thông thường chúng ta chỉ cân nhắc đến nó sau khi đã tính toán đầy đủ những lợi ích khác. Thế nhưng, với những ai đang sống gần thiên thiên thì hãy tận hưởng, vì đó là một món quà vô giá mà hàng triệu người ao ước. Và bạn hãy tự trả lời câu hỏi

Với những lợi ích ở trên, chúng ta dễ thấy khát khao trong mình rằng càng gần với thiên nhiên thì càng tốt. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc tất cả người dân thành thị chuyển đến nông thôn ở. Vì nói gì thì nói, ở đâu cũng có những mặt trái.Ví dụ so sánh, nếu ở thành phố về mặt tiêu cực, người dân dễ bị trầm cảm, dị ứng lẫn hen suyễn nhiều hơn, thì mặt tốt là họ có xu hướng ít tự sát và ít có khả năng thiệt mạng. Đơn giản điều kiện sống (y tế, giao thông, phúc lợi…) ở thành phố bao giờ cũng cao hơn.Như vậy, nhưng mặt tích cực của cuộc sống thành phố sẽ trở thành những mặt hạn chế ở nông thôn. Mặc dù, khoảng cách này ngày càng được xích gần lại nhưng khi chấp nhận về quê sống có nghĩa bạn phải hy sinh một vài thứ. Chẳng hạn đơn giản, sống ở nông thôn bạn phải chấp nhận côn trùng, nhện, rắn… Mà trong câu chuyện người đàn ông sống ở Tây Ninh bị rắn hổ mang chúa cắn, là một ví dụ điển hình.Trong các trường hợp khác, tình trạng ô nhiễm ở nông thôn cũng không hề thua kém thành phố. Theo một con số được công bố năm 2015, ở Ấn Độ ô nhiễm không khí làm 1,1 triệu người chết. Điều đáng nói, nạn nhận ở nông thôn chiếm tới 75%. Và nguyên do nằm ở việc cuộc sống mưu sinh ở nông thôn gây ra ô nhiễm: đốt rơm rạ, đốt củi, phân bò để nấu, sưởi…Hay ở nhiều nơi, tình trạng đốt rẫy cũng làm phát sinh khói độc nhiều tháng liền. Điều mà chỉ có ở nông thôn mới có (thành phố có rẫy đâu mà đốt).Vậy lên núi sống thì không khí trong lành hơn chứ? Câu trả lời là đúng, ở trên cao tỷ lệ CO2 thấp hơn ở dưới thấp nhưng lại trả giá với các hậu quả khác. Ví dụ với những người sống ở độ cao 2.500 mét trở lên thường ít bệnh tim, đột quỵ hay ung thư, nhưng họ lại dễ bị phổi mãn tính. Từ đây, các nhà khoa học đề xuất, có lẽ nên sống ở độ cao trung bình 1.500 – 2.000 mét là tốt nhất.Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho thấy việc sống gần biển (hoặc gần nơi nào có nguồn nước sông, suối…) giúp sức khỏe tốt lên nhiều. Ví dụ, có bằng chứng cho thấy người dân Anh sống gần biển ít phải trả tiền chữa bệnh hơn người dân Anh sống trên đất liền. Ngoài ra, việc thấy biển thường xuyên còn giúp giảm căng thẳng thần kinh hơn.Tất nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh bảo: Việc sống gần biển, sát rừng sẽ không giải quyết được câu hỏi sống hạnh phúc hơn. Vì mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, bạn có nhà ở vẫn quan trọng hơn việc sống trong công viên nhưng vô gia cư. Do đó, yêu thiên nhiên cũng cần phải tính toán điều kiện sống khác nữa.Và trên thực tế, việc gần gũi thiên nhiên đang bị xếp hạng thấp trong danh sách những yếu tố quan trọng của con người. Thông thường chúng ta chỉ cân nhắc đến nó sau khi đã tính toán đầy đủ những lợi ích khác. Thế nhưng, với những ai đang sống gần thiên thiên thì hãy tận hưởng, vì đó là một món quà vô giá mà hàng triệu người ao ước. Và bạn hãy tự trả lời câu hỏi sống ở nông thôn hay thành phố sẽ tốt với chính mình, bạn nhé!