Đơn Xin Việc – Cách Viết Dành Cho Người Chưa Có Kinh Nghiệm

Đơn xin việc là tài liệu quan trọng trong hồ sơ xin việc của các ứng viên. Làm thế nào để viết mẫu đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm chuyên nghiệp và ấn tượng nhất. Bài viết sau đây sẽ hé lộ những bí kíp giúp bạn chinh phục các nhà tuyển dụng dễ dàng nhất.

1. Điểm khác biệt ở mẫu đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm

Chúng ta dễ dàng thấy, nhiều người là sinh viên vừa mới ra trường và mới tốt nghiệp đang trong tình trạng chân ướt chân ráo bước vào cuộc sống mưu sinh. Chính vì vậy, họ sẽ rất hoang mang và mông lung không không biết làm thế nào để xin được việc làm. Ngoài ra, họ cũng chưa nắm được vai trò cũng như giá trị của mẫu đơn xin việc ảnh hưởng đến tương lai ra sao.

Mẫu đơn xin việc không chỉ là văn bản viết nguệch ngoạc vài thông tin để gửi cho nhà tuyển dụng trong hồ sơ xin việc.Điều đó sẽ làm cho hồ sơ của bạn nhanh chóng bị liệt vào danh sách đen ngay lập tức và sớm bị lãng quên đi. Thay vào đó, bạn cần phải đầu tư cho mình một mẫu đơn xin việc chuẩn nhất, chuyên nghiệp cả về nội dung lẫn hình thức.

Thông thường, mẫu đơn xin việc phải thể hiện được giá trị quan trọng mà ứng viên muốn gửi đến nhà tuyển dụng. Trong đó, điều đáng chú ý nhất chính là kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Nó được xem là yếu tố quyết định đến cơ hội làm việc của bản thân ứng viên nên cần phải đầu tư và chỉnh chu nhất có thể.

Tuy nhiên, nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm thì mẫu đơn xin việc mang một tầm quan trọng hơn nhiều. Bởi vì đó không chỉ thể hiện kinh nghiệm nghề nghiệp mà còn cung cấp cho các nhà tuyển dụng những thông tin cụ thể, chi tiết về các kỹ năng hoặc mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên đó. 

2. Bố cục mẫu đơn xin việc tiêu chuẩn

Nhiều bạn cho rằng khi đến xin việc chỉ cần mua một bộ hồ sơ được bán sẵn ngoài tiệm về điền thông tin vào thì chắc chắn đó là một sai lầm rất lớn. Bởi vì bạn chỉ là sinh viên vừa mới tốt nghiệp, kinh nghiệm làm việc còn hạn chế, nên điều có thể giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng là hồ sơ xin việc. Chính vì vậy, hãy dành thật nhiều thời gian để đầu tư cho mẫu đơn xin việc của mình chỉn chu và ấn tượng nhất.


Bố cục phù hợp và đầy đủ thông tin

Dựa trên bố cục tổng quan chuẩn của mẫu đơn xin việc, gồm có những phần sau :

  • Phần mở đầu: Phần này thể hiện lời chào hỏi của ứng viên đến nhà tuyển dụng, và đó cũng là điều đơn giản nhất mà ứng viên có thể làm khi viết mẫu đơn xin việc của mình.
  • Phần nội dung: Bạn cần tập trung vào phần giới thiệu vị trí muốn ứng tuyển, những vấn đề liên quan đến kinh nghiệm bản thân, lý do muốn ứng tuyển,… Điều này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt được các thông tin về bản thân bạn.
  • Phần kết luận: Phần này thể hiện những mong muốn, nguyện vọng của bạn đối với vị trí muốn ứng tuyển và với công ty. Cuối cùng là kèm theo một lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng.

Muốn biết rõ hơn về cách viết đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm, hãy đọc tiếp phần dưới đây.

3. Hướng dẫn cách viết đơn xin việc chuẩn nhất dành cho người chưa có kinh nghiệm

Bố cục của mẫu đơn xin việc cần phải được sắp xếp bố cục sao cho rõ ràng, theo thứ tự mở bài, thân bài và kết bài. Bạn tuyệt đối không được phép đảo lộn trật tự của bố cục để đảm bảo quy chuẩn. Cụ thể sẽ thể hiện những nội dung sau:


Thể hiện đầy đủ thông tin của bản thân

3.1. Phần mở đầu đơn xin việc

Đây  là phần đơn giản nhất và ngắn gọn nhất. Tuy nhiên, bạn không nên xem nhẹ phần này, nó mang lại thiện cảm để các nhà tuyển dụng đọc tiếp đơn xin việc của bạn. Còn nếu mọi thứ chỉ thể hiện qua loa thì đồng nghĩa với việc, mẫu đơn xin việc của bạn sẽ nằm gọn trong “sọt rác”. Do đó, bạn cần thể hiện lời chào hỏi một cách lịch sự, tôn trọng nhà tuyển dụng bằng cách sử dụng cụm từ “kính gửi”.

 Bạn cần phải lưu ý một điều là nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ thông tin về công ty, bộ phận muốn tuyển dụng để có thể viết đơn xin việc cụ thể nhất. Còn nếu bạn chỉ viết chung chung sẽ khiến cho mẫu đơn xin việc của bạn trở nên kém thu hút và cũng thể hiện rằng bạn chưa tìm hiểu gì về công ty cả. Thay vào đó, bạn cần viết với giọng điệu chân thành, tôn trọng hơn và cụ thể bộ phận muốn ứng tuyển.

3.2. Phần nội dung đơn xin việc

Nội dung là phần quan trọng nhất trong mẫu đơn xin việc, dành cho những người chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, chỉ nên trình bày ngắn gọn thông tin trong một trang giấy A4 mà thôi. Bạn nên phân chia nhiều đoạn để thể hiện cho các phần, mục đích khác nhau.

  • Đoạn thứ nhất, thể hiện trên 1 – 2 dòng, nêu ngắn gọn thông tin cá nhân như họ tên, trường học, chuyên ngành, cách tiếp cận thông tin của nhà tuyển dụng.

Ví dụ, “ Em tên là Hoàng Kỳ Duyên, tốt nghiệp chuyên ngành Marketing trường Đại học Công nghệ TP HCM. Em biết đến thông tin tuyển dụng vị trí nhân viên cấp dưới content của công ty trên website timviecnhanh.vn, … ”

  • Tiếp theo đó, bạn sẽ viết đoạn thứ hai, trình bày lý do ứng tuyển vào vị trí công việc mà bạn mong muốn, nêu rõ đam mê, lòng nhiệt huyết với công việc cho nhà tuyển dụng thấy. Từ đó họ sẽ đánh giá cụ thể về khả năng của bạn có thật sự phù hợp với công việc mà họ đang muốn tuyển dụng.
  • Đoạn thứ ba là đoạn quan trọng nhất của đơn xin việc. Phần này bạn có thể nêu lên những thông tin về kiến thức chuyên môn của mình, kỹ năng chuyên môn mà bạn có liên quan đến vị trí muốn ứng tuyển.

Trong một mẫu đơn xin việc thông thường, đây là phần giúp ứng viên tỏa sáng trong mắt nhà tuyển dụng, dựa vào các kinh nghiệm thực tế của bản thân mình. Điều này các nhà tuyển dụng vô cùng quan tâm. Thế nhưng, vì bạn là là ứng viên chỉ vừa mới tốt nghiệp thôi, chưa có nhiều hoặc thậm chí là chẳng có tí kinh nghiệm gì nữa. Chính vì vậy hãy thay thế nó bằng những kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã đạt được sau thời gian gắn bó trên ghế nhà trường.

Bạn có thể chọn ra những kiến thức nào chủ đạo, cần thiết và phù hợp với công việc muốn ứng tuyển để điền vào trong đơn xin việc của mình. Khẳng định cho nhà tuyển dụng thấy được là bạn đang cực kỳ nghiêm túc và đam mê với công việc này.

3.3. Phần kết thúc đơn xin việc

Một mẫu đơn xin việc hoàn chỉnh không thể nào thiếu phần kết thúc. Đó sẽ là lúc bạn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy sự mong muốn, thiện chí được làm việc đầy hào hứng đối với công việc như cam kết đã gửi đến cho họ. Nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy được bạn đã rất mong chờ để được đến buổi phỏng vấn này và nhiệt huyết đam mê với công việc. Mặc dù bạn có là người chưa có kinh nghiệm đi chăng nữa thì hãy vứt suy nghĩ đó đi. Hãy tự tin với những kiến thức bản thân mình đã tích lũy được và có niềm tin mãnh liệt vào kỹ năng mình sắp được học để áp dụng và làm việc thật tốt.

Và cuối cùng, đừng quên gửi đến nhà tuyển dụng lời cảm ơn chân thành. Điều đó thể hiện cho sự tôn trọng của bạn dành cho họ, sau đó ký tên ở cuối. Đây là tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá và xem xét có nên chọn bạn cho vị trí mà họ tuyển dụng không.

4. Một số lưu ý khi viết đơn xin việc mà bạn cần quan tâm

Đối với những ứng viên chưa có kinh nghiệm thì để viết một đơn xin việc chắc chắn không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện. Thế nhưng hãy hết sức cẩn thận để tạo một đơn xin việc hoàn chỉnh nhất. Nó giúp bạn gây được ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng khó tính hiện nay. Và từ đó nắm bắt được cơ hội tốt hơn để đậu vào vị trí mong muốn, có một việc làm ổn định.

Dưới đây là 1 số ít sai lầm đáng tiếc bạn cần tránh để không bị phạm sai lầm đáng tiếc :

  • Đơn xin việc cần viết ngắn gọn, không bị quá dài dòng, lan man và đi vào đúng trọng tâm mà nhà tuyển dụng cần quan tâm. Chỉ gói gọn nội dung trong một trang giấy A4 là hợp lý nhất. Thể hiện các thông tin chính gửi đến nhà tuyển dụng. Vấn đề này cần đặc biệt lưu ý vì ngoài đơn xin việc ra thì hồ sơ xin việc còn có các tài liệu khác như sơ yếu lý lịch, CV xin việc,.. Nhà tuyển dụng lại chẳng có quá nhiều thời gian để ngồi đọc tất cả thông tin của các bạn. Ngoài bạn ra, còn nhiều ứng viên khác cũng đang chờ đợi.
  • Trong đơn xin việc có các thông tin về một số thành tích bạn đã đạt được, tuy nhiên cần có dẫn chứng, bằng chứng cụ thể để tạo cho nhà tuyển dụng sự tin tưởng về những điều mà bạn nói.
  • Nhiều bạn khi viết đơn xin việc xong lại không hề kiểm tra lại một lần nữa, dẫn đến tình trạng bị sai lỗi chính tả. Đây là lỗi rất lớn, sẽ ảnh hưởng đến cách mà nhà tuyển dụng nhìn nhận và đánh giá về bạn. Họ sẽ nhận định rằng bạn là người không cẩn thận, làm việc cẩu thả và thiếu chuyên nghiệp. Chỉ như vậy thôi cũng đủ để bạn bị loại ngay từ vòng “gửi xe”.
  • Nhiều người lầm tưởng đơn xin việc và CV là hai thứ giống nhau. Nhưng thực chất nó là hai tài liệu khác nhau, nên bạn tránh lặp lại những nội dung đã viết ở đơn xin việc vào CV gây nhàm chán cho người đọc. 
  • Điều cuối cùng mà bạn cần lưu ý là tìm hiểu thật kỹ thông tin về nhà tuyển dụng để có thể trả lời các câu hỏi trôi chảy và đúng mục tiêu họ mong muốn. Như vậy sẽ tạo sức thuyết phục rất lớn cho nhà tuyển dụng.

Hy vọng với những chia sẻ kinh nghiệm trên đây có thể giúp cho bạn tích lũy cho mình bí kíp để tạo ra mẫu đơn xin việc hoàn chỉnh, thuyết phục. Chúc các bạn sẽ may mắn được chọn vào vị trí công việc mà mình mong muốn và luôn thành công trong cuộc sống. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của trang nữa để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!