1 Khung chính sách tái định cư của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Phát triển – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 2.26 MB, 109 trang )

(3)). Ở trường hợp sau, giá trị quyền sử dụng đất được tính toán tương đương

với giá trị mảnh đất trong điều kiện thị trường bình thường, như đã xác định

trong các Quy định của UBND tỉnh ban hành hàng năm (Điều 56).

– Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà

không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc được bồi

thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định

đời sống (Điều 42 (4)).

– Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất trong các trường hợp

sau đây: a) Đất bị thu hồi từ tổ chức sử dụng vốn nhà nước để trả tiền thuế đất

đối với diện tích đất được giao hoặc đất cho thuê lại, hoặc diện tích đất được

giao không phải trả tiền thuế đất; b) Đất thu hồi là đất lấn chiếm hoặc ở trái

phép, hoặc người ở không được cấp giấy sử dụng đất; c) Đất thu hồi là đất

thuê của Nhà nước; và, d) Đất thu hồi là đất giao thông hoặc đất thủy lợi,

hoặc đất làm nghĩa trang/nghĩa địa (Điều 43 (1)).

– Vật kiến trúc và các tài sản cố định khác trên phần đất thu hồi sẽ không

được đền bù trong trường hợp xây dựng trái phép; ngược lại với kế hoạch sử

dụng đất cho phép; hoặc, khi vật kiến trúc xây dựng trên phần đất lấn chiếm

trái phép (Điều 43 (2)).

Nghị định 197/2004/NĐ-CP quy định tính hợp lệ và các bước thực hiện

đền bù, hỗ trợ và tái định cư trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất. Nguyên

tắc chính trong đền bù là: (i) thu hồi đất có chủ sử dụng hợp lệ sẽ phải bồi

thường; (ii) trong trường hợp, người bị ảnh hường không đủ điều kiện hợp lệ

để được đền bù, Nhà nước sẽ xem xét có các hình thức hỗ trợ; (iii) trong

trường hợp việc đền bù phần đất bị ảnh hưởng được thực hiện theo hình thức

cấp mới thì phần đất mới phải đảm bảo có cùng mục đích sử dụng, hoặc nếu

không có đất để đền bù, việc đền bù sẽ thực hiện bằng tiền mặt có cùng giá trị

với quyền sử dụng đất tại thời điểm thu hồi đất; và (iv) các khoản tiền nợ (nếu

có) gắn liền với diện tích đất bị thu hồi sẽ được khấu trừ tính vào phần tiền

bồi thường hoặc hỗ trợ. Nghị định nói trên và Thông tư số 116/2004/TT-BTC

48

đã quy định rõ các loại đền bù cho từng đối tượng sử dụng đất và các loại

thiệt hại khác nhau; chính sách hỗ trợ; các hỗ trợ cho cá nhân và nhóm tái

định cư; vai trò và trách nghiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện

các dự án tái định cư.

Nghị định số 17/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 197/2004/NĐ-CP đã

giúp cải thiện một số khía cạnh trong việc thực hiện đền bù, hỗ trợ và tái định

cư bao gồm: (i) Yêu cầu cập nhật đơn giá đền bù chính thức của UBND tỉnh

khi cần thiết để phản ánh giá thị trường cho các tài sản bị ảnh hưởng; (ii) Hỗ

trợ ổn định cuộc sống cho những hộ nghèo; và (iii) hỗ trợ trong việc chuyển

đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho người bị ảnh hưởng nặng (mất đáng kể

các tài sản/đất sản xuất) cũng như những người bi ảnh hưởng phải chuyển đến

các khu tái định cư.

Nghị định số 188/2004/NĐ-CP quy định phương pháp xác định giá đất

và khung giá đất áp dụng khi Nhà nước thu hồi đất cũng như khi đánh thuế sử

dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thuê đất công. Nghị định cũng

xây dựng mức giá cao nhất/thấp nhất đối với các loại đất khác nhau. Việc xác

định giá đất dựa trên các giao dịch chuyển nhượng thực tế trên thị trường

trong điều kiện bình thường giữa người mua và người bán, không xét đến các

yếu tố: đầu cơ tích trữ, thay đổi quy hoạch, chuyển nhượng bắt buộc, quan hệ

huyết thống. Thông tư số 114/2004/TT-BTC hướng dẫn chi tiết các phương

pháp xác định giá (phương pháp so sánh trực tiếp hoặc dựa vào thu nhập).

Nghị định số 17/2001/NĐ-CP quy định khi các Hiệp định tài trợ quốc tế

có những điều khoản không giống với điều khoản trong luật Việt Nam, các

điều khoản quy định trong Hiệp định ODA sẽ được sử dụng (Điều 29). Nghị

định số 197/2004/NĐ-CP khẳng định trong trường hợp đền bù, hỗ trợ và tái

định cư cho các dự án sử dụng vốn ODA khác với các điều khoản của Nghị

định, dự án phải được trình lên Thủ tướng để xem xét và quyết định. Nghị

định số 131/2006/NĐ-CP quy định trong trường hợp Hiệp định quốc tế sử

49

dụng vốn ODA không tương đồng với chính sách của Chính phủ Việt Nam,

Hiệp định quốc tế sẽ được sử dụng.

Tất cả những quy định trên là cơ sở pháp lý để nhà nước thực hiện giám

sát và kiểm tra về tình hình thực hiện dự án ADB.

2.1.2 Khung chính sách tái định cư của ADB

Mục tiêu của Chính sách Tái định cư Bắt buộc của ADB (ADB, 1995) là

cần tránh hoặc giảm thiểu tác động lên người dân, hộ gia đình, doanh nghiệp

và những đối tượng khác bị ảnh hưởng bởi hoạt động thu hồi đất của một dự

án. Trong trường hợp không tránh khỏi tái định cư, mục tiêu chung trong

chính sách của ADB là đền bù và hỗ trợ người bị ảnh hưởng để phục hồi cuộc

sống nếu không được tốt hơn thì phải tương đương với điều kiện họ đã có

trước Dự án.

– Mục tiêu và nguyên tắc chung của Chính sách ADB về Tái định cư Bắt

buộc như sau:

– Hạn chế tái định cư trong khả năng có thể.

– Nếu việc tái định cư dẫn đến việc thay đổi chỗ ở của người dân trong

vùng thì có thể giảm thiểu tác động bằng cách đưa ra các lựa chọn dự án;

– Người dân trong vùng phải thay đổi chỗ ở do ảnh hưởng của tái định cư

sẽ được đền bù và hỗ trợ để cuộc sống của họ vẫn được duy trì như trước đó;

– Những người bị ảnh hưởng (AP) cần được thông báo đầy đủ và tư vấn

về các lựa chọn đền bù và tái định cư;

– Những tổ chức văn hoá, xã hội của AP chịu tác động của tái định cư sẽ

được giữ gìn và duy trì hoạt động; và AP cần được hội nhập về mặt kinh tế và

xã hội với cộng đồng tiếp nhận;

– Với những trường hợp người dân mà chưa chứng minh được quyền

pháp lý sử dụng tài sản mà đã bị mất hay ảnh hưởng nghiêm trọng do việc tái

định cư gây nên thì Dự án vẫn tiến hành đền bù cho những trường hợp đó.

Những người không có quyền sở hữu đất hợp pháp (ví dụ AP không có quyền

50

sở hữu đất) sẽ được hưởn các hình thức hỗ trợ tái định cư khác nhau để cải

thiện tình trạng kinh tế xã hội của họ;

– Đặc biệt chú ý đến nhu cầu của người bị ảnh hưởng nghèo nhất và các

nhóm dễ bị tổn thương khác có nguy cơ bần cùng hóa cao. Có thể bao gồm

các AP không có quyền sở hữu đất và các tà sản khác một cách hợp pháp, hộ

gia đình có nữ làm chủ hộ, các nhóm người già, người tàn tật và dễ bị tổn

thương khác, đặc biệt là người dân tộc thiểu số. Cần có hỗ trợ thích hợp để

giúp họ nâng cao điều kiện kinh tế xã hội;

– Bất cứ khâu nào trong qua trình xác định quy mô tái định cư, lập kế

hoạch và quản lý tái định cư sẽ bảo đảm chú trọng đến các vấn đề liên quan

đến giới, bao gồm việc tham vấn trọng tâm về giới và phổ biến thông tin về

giới. Chú trọng đặc biệt đến tài sản, quyền sở hữu và quyền sử dụng đất của

phụ nữ; và nhằm bảo đảm việc phục hồi thu nhập và điều kiện sống;

2.2 Một vài nét về các đối tượng trực tiếp liên quan đến dự án ADB

2.2.1 Về đối tượng hưởng lợi từ dự án Cải thiện môi trường

Miền trung

Dự án ADB với mục đích cải thiện môi trường đô thị và nâng cao năng

lực con người tại những đô thị tỉnh lị nghèo ở Miền trung của Việt Nam. Phần

lớn dân số đô thị tại đây không được tiếp cận với các dịch vụ vệ sinh đô thị,

trong đó người dân nghèo đô thị là những người phải hứng chịu nhiều nhất.

Họ thường sống tập trung tại những nơi nghèo khó, những nơi không có hệ

thống thoát nước hoặc nếu có thì yếu kém, đường vào thu gom rác còn hạn

chế, điều kiện vệ sinh nghèo nàn và môi trường ô nhiễm do thói quen phóng

uế bừa bãi. (Nguồn: Văn kiện dự án Cải thiện môi trường đô thị Miền trung

(Dự án ADB)). Dự án được thực hiện ở năm thành phố, thị xã thuộc tỉnh và

một thị trấn thuộc huyện đó là thành phố Thanh Hoá (tỉnh Thanh Hoá) và

Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi), thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh), Đông Hà

(tỉnh Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam).

51

Dự án sẽ cải thiện điều kiện sống, sức khoẻ cộng đồng và môi trường đô thị

cho cư dân tại những địa phương này, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế

nhờ việc phát triển cơ sở hạ tầng khu vực nội thị các địa phương được chọn,

do vậy có thể nói người dân các thành phố trong dự án nói chung và người

dân nghèo tại các đô thị trên nói riêng đều là đối tượng hưởng lợi từ dự án

này.

2.2.2 Về đối tượng bị ảnh hưởng buộc phải tái định cư

Những người bị ảnh hưởng là những người phải chịu thiệt hại, do hậu

quả của dự án, toàn bộ hay một phần tài sản vật chất và phi vật chất bao gồm

nhà cửa, cộng đồng, đất canh tác, tài nguyên như rừng, đất chăn nuôi, nơi

đánh bắt cá, hoặc những điểm văn hóa quan trọng, những tài sản có giá trị

thương mại, sự thuê mướn, những cơ hội tạo thu nhập, những mạng lưới và

các hoạt động xã hội và văn hóa. Những tác động như vậy có thể là vĩnh viễn

hoặc tạm thời. Điều này thường xảy ra thông qua việc thu hồi đất bằng cách

sử dụng đặc quyền hay những biện pháp điều tiết khác. Người bị ảnh hưởng

không có sự lựa chọn nào ngoài việc phải tái ổn định ở nơi khác. Toàn dự án

có 10.545 người (2.112 hộ gia đình) bị ảnh hưởng, có 301 hộ bị ảnh hưởng

nặng phải di dời đến khu tái định cư mới [Nguồn: Văn kiện dự án ADB].

2.2.3 Về đối tượng tiếp nhận cư dân tái định cư

Sự phân bố định cư của người dân sau tái định cư là rất khác nhau do có

một số hộ gia đình có nguyện vọng tự tìm nơi ở mới và nhận đền bù bằng tiền

mặt ví dụ ở thành phố Thanh Hóa và ở thị xã Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế,

các hộ gia đình tái định cư đã xin bồi thường bằng tiền mặt và tự bố trí nơi ở

mới. Ở thành phố Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam, người dân tái định cư sống

tập trung tại năm khu tái định cư bao gồm khu Nam Quảng Nam, Khu nam

Trường Nguyễn Huệ, khu bắc Trung tâm thương mại, khu khối phố 6,

Phường An Sơn; khu Tái định cư ADB. Ở tiểu dự án thành phố Hà Tĩnh tỉnh

52