An Giang: Thu hồi đất làm khu dân cư trái luật?

Theo Người Cao tuổi

Bà Lê Thị Dạng, ngụ tại khóm Đông Hưng, phường Đông Xuyên, TP Long Xuyên (An Giang) tố cáo ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên “cố ý làm trái pháp luật, vi phạm Luật Tố tụng Hành chính; cấu kết với Công ty Cổ phần Tiến Đạt cưỡng bức chiếm đoạt tài sản đất đai của nông dân…” tại dự án Khu dân cư Tây Đại học An Giang.

Mẹ con bà Dạng và mảnh đất trồng lúa bị thu hồi để kinh doanh địa ốc nhưng doanh nghiệp bồi thường không thỏa đáng.

Đại gia đình bà Dạng với nhiều thế hệ có 22 nhân khẩu, sống chủ yếu dựa vào ba thửa đất lúa 2 vụ, đã được cấp sổ đỏ, diện tích 12.761 m2. Vào tháng 6-2007, có người lạ đến nhà tự xưng là đại diện của Công ty Cổ phần Tiến Đạt nói đất của gia đình bà Dạng nằm trong quy hoạch và ra giá bằng miệng 330.000đồng/ m2.

Sau thỏa thuận bất thành, Công ty Cổ phần Tiến Đạt mời đại diện gia đình bà Dạng lên UBND phường Mỹ Phước đưa ra hai phương án bồi thường: Giải quyết 9.000 m2 với giá 580.000đồng/ m2, còn lại 3.761,2 m2 nhận 8 nền nhà; chia miếng đất lúa thành hai loại (đất ở đô thị và đất ruộng).
 
Đáng chú ý, Dự án xây dựng khu dân cư Tây Đại học An Giang mãi đến ngày 10-11-2009 UBND tỉnh An Giang mới có quyết định phê duyệt. Ngày 23-12-2009, UBND TP Long Xuyên cùng lúc ra hai Quyết định số 1063 và 1064 về việc thu hồi đất của gia đình bà Dạng và áp giá bồi thường.

Điều vô lí là cùng một miếng đất trồng lúa vuông vắn, liền thửa, canh tác từ bao đời nay lại được chia ra làm hai loại đất để áp giá bồi thường đất đô thị gồm 9.000m2 với giá 580.000đ/m2 và đất ruộng giá 80.000đồng/m2; trong khi, giá thị trường khoảng 2 triệu đồng/m2.

Điều không thể chấp nhận là hai quyết định nói trên gia đình bà Dạng chỉ nhận được bản Pho-to-co-py do ai đó ném vào nhà. Mặc cho gia đình bà Dạng liên tiếp khiếu nại, đề nghị nếu muốn thu hồi đất thì phải thỏa thuận giá bồi thường, vì đây là dự án kinh doanh địa ốc của doanh nghiệp, thế nhưng chính quyền vẫn ra lệnh cưỡng chế. Việc cưỡng chế đã gây thiệt hại 120 triệu đồng cho gia đình bà do lúc đó lúa đã được gieo trồng đến giai đoạn gần thu hoạch.

Như vậy, Quyết định số 1063 ngày 23-12-2009 của UBND TP Long Xuyên trái với Nghị định số 69 của Chính phủ, quy định: “Doanh nghiệp phải thỏa thuận với người dân, đền bù cho người dân theo giá thị trường, lo nơi tái định cư và chính sách chuyển đổi việc làm cho người dân”. Đơn tố cáo của bà Dạng gửi nhiều cơ quan chức năng nhưng hiện vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng

Tác giả: Hoàng Dũng

Đại gia đình bà Dạng với nhiều thế hệ có 22 nhân khẩu, sống chủ yếu dựa vào ba thửa đất lúa 2 vụ, đã được cấp sổ đỏ, diện tích 12.761 m2. Vào tháng 6-2007, có người lạ đến nhà tự xưng là đại diện của Công ty Cổ phần Tiến Đạt nói đất của gia đình bà Dạng nằm trong quy hoạch và ra giá bằng miệng 330.000đồng/ m2.Sau thỏa thuận bất thành, Công ty Cổ phần Tiến Đạt mời đại diện gia đình bà Dạng lên UBND phường Mỹ Phước đưa ra hai phương án bồi thường: Giải quyết 9.000 m2 với giá 580.000đồng/ m2, còn lại 3.761,2 m2 nhận 8 nền nhà; chia miếng đất lúa thành hai loại (đất ở đô thị và đất ruộng).Đáng chú ý, Dự án xây dựng khu dân cư Tây Đại học An Giang mãi đến ngày 10-11-2009 UBND tỉnh An Giang mới có quyết định phê duyệt. Ngày 23-12-2009, UBND TP Long Xuyên cùng lúc ra hai Quyết định số 1063 và 1064 về việc thu hồi đất của gia đình bà Dạng và áp giá bồi thường.Điều vô lí là cùng một miếng đất trồng lúa vuông vắn, liền thửa, canh tác từ bao đời nay lại được chia ra làm hai loại đất để áp giá bồi thường đất đô thị gồm 9.000m2 với giá 580.000đ/m2 và đất ruộng giá 80.000đồng/m2; trong khi, giá thị trường khoảng 2 triệu đồng/m2.Điều không thể chấp nhận là hai quyết định nói trên gia đình bà Dạng chỉ nhận được bản Pho-to-co-py do ai đó ném vào nhà. Mặc cho gia đình bà Dạng liên tiếp khiếu nại, đề nghị nếu muốn thu hồi đất thì phải thỏa thuận giá bồi thường, vì đây là dự án kinh doanh địa ốc của doanh nghiệp, thế nhưng chính quyền vẫn ra lệnh cưỡng chế. Việc cưỡng chế đã gây thiệt hại 120 triệu đồng cho gia đình bà do lúc đó lúa đã được gieo trồng đến giai đoạn gần thu hoạch.Như vậy, Quyết định số 1063 ngày 23-12-2009 của UBND TP Long Xuyên trái với Nghị định số 69 của Chính phủ, quy định: “Doanh nghiệp phải thỏa thuận với người dân, đền bù cho người dân theo giá thị trường, lo nơi tái định cư và chính sách chuyển đổi việc làm cho người dân”. Đơn tố cáo của bà Dạng gửi nhiều cơ quan chức năng nhưng hiện vẫn chưa có câu trả lời thỏa đángTác giả: