Những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú ở Việt Nam

Ngày biến thành đêm, mây phượng hoàng, mây hình rồng … là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú diễn ra ở Việt Nam .

“Ngày biến thành đêm”

Sáng 3/4, một hiện tượng lạ đã xảy ra ở một số tỉnh thuộc dải đồng bằng Bắc Bộ ven biển như khu vực Hòn Gai, TP Hạ Long (Quảng Ninh), Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, trời đột nhiên tối sầm như ban đêm. 

Trên các tuyến phố, phương tiện tham gia giao thông, nhà dân đã phải bật đèn, mọi người đổ xô ra cửa nhà chứng kiến hiện tượng lạ.

Trời bỗng nhiên tối sầm vào lúc 9h05. (Ảnh độc giả cung cấp).
Trời bỗng nhiên tối sầm vào lúc 9h05. (Ảnh độc giả cung cấp).

Theo ông Phạm Văn Đức, nguyên nhân có lẽ là do mây thấp với sương mù. Mấy ngày vừa qua sương mù nhiều trong đó có loại sương mù bình lưu. Loại sương mù này không chỉ xuất hiện vào ban đêm mà nhiều khi còn xảy ra cả vào ban ngày. Cụ thể, khi các khối không khí lạnh, ẩm đến các vùng nóng hơn thì sẽ tạo thành sương mù. Khi trên trời có nhiều mây, các đám mây dày đặc và ở tầm thấp cộng với sương mù, ta sẽ có cảm giác như trời tối sầm lại. 

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Phường (nhà nghiên cứu về thiên văn vũ trụ, ĐH Quốc Gia Hà Nội) lại cho rằng đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy thời tiết đang có những diễn biến cực đoan hơn. “Dông, lốc xuất hiện nhiều là dấu hiệu cho thấy mùa hè năm nay sẽ nóng hơn”, ông Phường nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Phường ( nhà nghiên cứu về thiên văn vũ trụ, ĐH Quốc Gia TP. Hà Nội ) lại cho rằng đây cũng là một trong những tín hiệu cho thấy thời tiết đang có những diễn biến cực đoan hơn. ” Dông, lốc Open nhiều là tín hiệu cho thấy mùa hè năm nay sẽ nóng hơn ”, ông P. nhấn mạnh vấn đề .

Mặt trời tỏa hào quang ở Đà Nẵng

Sáng 30/7/2013, người dân được chứng kiến hiện tượng mặt trời tỏa hào quang ở Đà Nẵng.

Vầng sáng xung quanh mặt trời đậm dần.
Vầng sáng xung quanh mặt trời đậm dần.

Hiện tượng bắt đầu xuất hiện từ khoảng 9h30 và kết thúc vào khoảng 10h30 sáng 30/7. Ban đầu vòng tròn 7 sắc có đường kính nhỏ, mỏng, sau to và đậm dần. Hiện tượng này duy trì chừng 1 tiếng đồng hồ thì hào quang chuyển nhạt dần rồi biến mất.

Giới khoa học giải thích, hiện tượng khúc xạ gần giống như cầu vồng, khi ánh sáng mặt trời truyền qua khí quyển, do điều kiện hơi nước, ánh sáng bị tán sắc thành 7 màu rực rỡ. Đây là hiện tượng tương tự cầu vồng 7 sắc.

Mây phượng hoàng

Chiều 7/9/2010, một đám mây kỳ lạ đã xuất hiện trong cái nóng oi ả của tiết trời Hà Nội. Hình thù của đám mây không có gì khác thường, nhưng phía trên đám mây có những vệt như vết dầu loang với 7 sắc cầu vồng rực rỡ.

Mây
Mây”phượng hoàng” ở Hà Nội. Ảnh: Mar (Xóm nhiếp ảnh).

Mây lạ đã làm nhiều người ở Hà Nội ngạc nhiên và bàn tán xôn xao. Một số người cho rằng mây có hình đứa bé, người thì lại bảo mây giống như cánh phượng hoàng. Thậm chí có người còn cho rằng đây là điềm báo tốt lành cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. 

Vẩy rồng kỳ lạ trên bầu trời Hà Nội

Ngày 20/8/2009, sau trận mưa rào đầy bất ngờ, đổ xuống vào lúc 17h20, trên bầu trời Hà Nội bỗng dưng xuất hiện một hiện tượng hết sức lạ lẫm, thu hút rất nhiều sự chú ý của người dân Hà Thành, đó là hiện tượng vẩy rồng.

Đám mây kỳ thú trên bầu trời Hà Nội vào buổi chiều cuối tháng 8/2009.
Đám mây kỳ thú trên bầu trời Hà Nội vào buổi chiều cuối tháng 8/2009.

Hiện tượng này kéo dài trong vòng gần 40 phút, khoảng từ 17h40 đến 18h20 thì kết thúc.

Cụ thể, sau khi tạnh mưa, bầu trời bỗng xuất hiện những đám mây có màu vàng nhạt, hình vẩy rồng hay vẩy cá thần, xếp chồng lên nhau giống như những hình ảnh thường thấy trên các bức họa hình rồng thần hoặc cá thần.

Hiện tượng kỳ lạ này dàn trải thành một khu vực khá rộng trên bầu trời khiến cho rất nhiều người dân Hà Nội tò mò và thích thú. Nhìn thấy hiện tượng này rõ nhất chính là các khu vực Cầu Giấy, Mỹ Đình, Ba Đình, Đống Đa…

Mây hình rồng ở Đền Đô

Sáng 1/9/1989, nhiều người thấy đám mây hình rồng Đền Đô (Bắc Ninh).
Sáng 1/9/1989, nhiều người thấy đám mây hình rồng Đền Đô (Bắc Ninh).