giải thích nguyên nhân quan niệm của nhà thơ ” người làm xiếc đi dây rất khó, nhưng chưa khó bằng làm nhà văn, đi trọn đời trên con đường chân thật.?

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:Người làm xiếc đi dây rất khóNhưng chưa khó bằng làm nhà vănĐi trọn đời trên con đường chân thật.Yêu ai cứ bảo là yêuGhét ai cứ bảo là ghétDù ai ngon ngọt nuông chiềuCũng không nói yêu thành ghétDù ai cầm dao dọa giếtCũng không nói ghét thành yêu.Tôi muốn làm nhà văn chân thật chân thật trọn đờiĐường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôiSét nổ trên đầu không xô tôi ngãBút giấy tôi ai cướp giật điTôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.(Phùng Quán, Lời mẹ dặn)Đọc hiểu:Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về ý thơ: Tôi muốn làm nhà văn chân thật – chân thật trọn đời.Câu 3: Nêu cảm nhận của anh/chị về nhân vật “tôi” trong đoạn thơ trên. (Trả lời trong khoảng 3 – 5 câu)Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Người làm xiếc đi dây rất khó – nhưng không khó bằng làm nhà văn – Đi trọn đời trên con đường chân thật” không? Vì sao?Nghị luận xã hội:Từ đoạn thơ ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ với chủ đề: Làm một người chân thật.Gợi ý trả lời:Phần đọc hiểuCâu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.Câu 2: Ý thơ Tôi muốn làm nhà văn chân thật – chân thật trọn đời có thể hiểu là Tác giả muốn làm một nhà văn phản ánh chân thực đời sống, không tô hồng hay bôi đen hiện thực.Câu 3: Học sinh cần nêu cảm nhận riêng của mình về nhân vật tôi trong đoạn thơ, cần nhấn mạnh ý đó là một con người – nhà văn trung thực và dũng cảm.Câu 4: Học sinh bày tỏ sự đồng tình, phản đối hoặc vừa phản đối quan điểm “Người làm xiếc đi dây rất khó – nhưng không khó bằng làm nhà văn – Đi trọn đời trên con đường chân thật”. – Nếu đồng tình, cần lập luận theo hướng: nhà văn cần phản ánh chân thực đời sống, để góp phần cải tạo, xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn nhưng đôi khi do yếu tố khách quan hoặc chủ quan, do vô tình hay hữu ý nhà văn có thể bóp méo, tô hồng hoặc bôi đen hiện thực. Vì thế để trọn đời làm một nhà văn chân thật là điều không dễ bởi nó đòi hỏi nhà văn phải suốt đời trung thực và dũng cảm.- Nếu phản đối, cần lập luận theo hướng: Phản ánh chân thật có nghĩa là nhà văn chỉ phản ánh hiện thực như nó vốn có theo kiểu “quay phim, chụp ảnh” bởi như vậy cũng có nghĩa sẽ không có sự sáng tạo về nghệ thuật và tư tưởng. Nhà văn phải là người có trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo mãnh liệt để tạo nên những thế giới nghệ thuật hấp dẫn, kích thích người đọc hành động để xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.- Nếu vừa đồng tình, vừa phản đối, học sinh có thể kết hợp cả hai hướng lập luận trên hoặc theo hướng khác nhưng phải chặt chẽ, hợp lí, không đi ngược lại các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.Phần nghị luận xã hội.Học sinh cần thấy trong đoạn thơ ở phần đọc hiểu, nhà thơ đã cho thấy nhân vật “tôi” là một người “chân thật” (ở đây được hiểu là một người trung thực và dũng cảm). Liên hệ thực tế, HS cần thấy được những lợi ích của việc làm một người “chân thật” để từ đó viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp, song hành hoặc tổng – phân – hợp; sử dụng một trong các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ… hoặc kết hợp các thao tác này, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu… với chủ đề:Học sinh có thể trả lời các câu hỏi sau để tìm ý cho đoạn văn:- Thế nào là một người chân thật?- Tại sao phải sống chân thật?- Để sống chân thật, con người cần làm gì?