PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC Ở TIỂU HỌC – Tài liệu text

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC Ở TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.64 KB, 52 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1 Những nghiên cứu ở ngoài nước
2.2 Những nghiên cứu ở trong nước
3. Mục đích nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
6. Giả thuyết khoa học
7. Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN……………………………………..…………..…6
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Hợp tác
1.1.2 Phương pháp dạy học
1.1.3 Dạy học hợp tác
1.2 Cơ sở khoa học của dạy học hợp tác
1.2.1 Thuyết học tập mang tính xã hội: Sự làm việc đồng đội
1.2.2 Thuyết Piaget: Sự giải quyết mâu thuẫn
1.2.3 Thuyết Vygotski: Sự học tập tập thể
1.2.4 Thuyết khoa học nhận thức mới: Dạy lẫn nhau
1.3 Đặc điểm của dạy học hợp tác
1.4 Vai trò của dạy học hợp tác
1.5 Yêu cầu khi vận dụng dạy học hợp tác
1.6 Vận dụng dạy học hợp tác trong môn Toán ở Tiểu học:
1.7 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học
1.7.1. Đặc điểm nhận thức
1.7.2 Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO MẠCH KIẾN THỨC
DIỆN TÍCH LỚP 5
2.1 Vị trí, vai trò của mạch kiến thức diện tích trong môn Toán ở lớp 5
2.2 Quy trình thiết kế kế hoạch bài học môn Toán ở Tiểu học
2.3 Hình thức của một kế hoạch bài học
2.4 Thiết kế kế hoạch bài học theo mạch kiến thức diện tích lớp 5 trong môn
Toán ở Tiểu học
2.4.1 Diện tích hình tam giác
2.4.2 Diện tích hình thang
2.4.4 Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
2.4.5 Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Ngày nay, khi mà xu thế toàn cầu hóa, hiện đại hóa đang diễn ra trong khu vực và
trên thế giới với một tốc độ vượt bậc thì đòi hỏi mỗi quốc gia phải đầu tư và phát triển
nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị – xã hội,… nhưng quan trọng nhất đó chính là việc
đầu tư cho giáo dục, một lĩnh vực góp phần quan trọng trong việc đào tạo ra nguồn nhân
lực đáp ứng sự phát triển của mỗi đất nước.
Trước những yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển giáo dục trong thời kì mới thì
việc đổi mới phương pháp dạy học rất cần thiết vì phương pháp dạy học là một trong
những yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Theo định hướng đổi
mới phương pháp dạy học được nêu trong Luật giáo dục: “ Phương pháp giáo dục phải

phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng
lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” thì ta càng thấy rõ
hơn về vai trò của phương pháp dạy học. Như một yêu cầu tất yếu, phương pháp dạy học
hợp tác là một trong những phương pháp dạy học tích cực theo xu hướng dạy học không
truyền thống, góp phần thực hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta.
Hợp tác giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên thành công trong mọi mặt hoạt
động, phát triển một số năng lực của con người đáp ứng những thách thức của cuộc sống,
trong đó có năng lực tương tác, hòa đồng với nhiều nhóm xã hội. Đặc biệt, trong giai
đoạn hiện nay, khi Việt Nam chính thức tham gia chương trình đánh giá học sinh quốc tế
(PISA) và đang triển khai dự án mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) thì dạy học
hợp tác càng phát huy thế mạnh trong việc đáp ứng cho học sinh tiêu chuẩn các nhóm
năng lực nhằm hội nhập theo thang đánh giá quốc tế này. Đối với học sinh Tiểu học, do
đặc điểm tâm lí lứa tuổi và hình thức tư duy đặc thù, nhu cầu hợp tác của học sinh được
đặt ra một cách tự nhiên. Hơn nữa việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong
môn Toán nói riêng và các môn học khác nói chung giúp cho người học sinh có thể phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, góp phần hình thành ở các em các phẩm chất trí tuệ
và các kĩ năng xã hội cần thiết để các em có thể áp dụng trong quá trình học tập ở các cấp
bậc cao hơn. Đồng thời vận dụng phương pháp này còn có ý nghĩa trong việc hướng đích
mục tiêu kết nối tích hợp giữa con người với con người trong giáo dục.
Vì những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài “ Vận dụng phương pháp dạy học
hợp tác thiết kế kế hoạch bài học mạch kiến thức diện tích môn Toán lớp 5 ”.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1 Những nghiên cứu ở ngoài nước
Học hợp tác là quan điểm học tập rất phổ biến ở các nước có nền giáo dục phát
triển và nó đem lại hiệu quả giáo dục không thể phủ nhận. Dạy học hợp tác không phải là
vấn đề mới đối với một số nền giáo dục nước ngoài. Các nhà nghiên cứu giáo dục đã đề
cập đến vấn đề này trong nhiều công trình:

– Năm 1878, hai nhà giáo dục người Anh là Ben và Lancanxto đã tiến hành hình

thức dạy kèm cặp. Hình thức này gọi là “hệ thống kèm cặp”. Những học sinh tuổi có kinh
nghiệm được giáo viên dạy trước và họ sẽ thay mặt giáo viên kèm cặp cho nhiều học sinh
khác cùng lớp, giáo viên ngồi ở vị trí khác chỉ đạo việc dạy kèm cặp của các học sinh lớn
này.
– Đóng góp đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của Georg Michael
Kerschensteiner (1854-1932), giáo sư người Đức chuyên nghiên cứu về lí luận giáo dục,
giám đốc của các trường học công lập ở Munich từ 1895 đến năm 1919, là ông đã đưa
nguyên tắc của “nhà trường tích cực” vào giảng dạy ở trường Trung học và Tiểu học. Ông
cho rằng, giáo viên có thể thông qua hình thức học tập tự quản theo nhóm để phát triển
tính cách của học sinh. Theo ông, hoạt động chung trong nhóm không chỉ khơi dậy tinh
thần trách nhiệm, ý thức của học sinh mà còn loại bỏ những động cơ ích kỉ. Tuy nhiên,
Kerschensteiner lưu ý, nếu sử dụng không tốt hình thức dạy học này vẫn có thể dẫn tới
một loạt ích kỉ đặc biệt – đó là ích kỉ cộng đồng. Ganh đua với động cơ không tốt có thể
tạo nên thói ích kỉ của học sinh.
– Roger Cousinet (1881 – 1973) là người có công lớn trong việc giúp hình thức
dạy học hợp tác phát triển. Ông là một giáo viên và là nhà tiên phong trong hệ thống giáo
dục tiến bộ ở Pháp. Ông đã xuất bản rất nhiều cuốn sách quan trọng: phương pháp của
các nhóm học tập (1945), Đời sống xã hội của trẻ (1950),… Trong bài viết đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu khoa học công nghệ Pháp, số 11 năm 1993, trang 191 – 206, tác giả Ross
đã dẫn quan điểm của Cousinet, cho rằng hình thức tổ chức cho học sinh học tập tự do
theo nhóm có ý nghĩa lớn. Hình thức đó giúp tạo cho học sinh khả năng hòa hợp với cộng
đồng, có thói quen làm việc không cần sự kiểm soát của giáo viên, từ đó khắc phục được
tình trạng lười suy nghĩ, biết xấu hổ với bạn khi không tham gia hay không hết lòng với
công việc.
– Theo Dotten trường Ecole – Dumal, trong học tập hợp tác nhóm, học sinh có thể
thường xuyên so sánh các kết quả học tập của mình với các bạn, từ đó tránh lơ là, sao
nhãng, loại bỏ sự lười biếng, ghen tị, luôn tự ý thức về bản thân. Đó chính là điều kiện
tiên quyết của sự trưởng thành về mặt xã hội.
– Công trình nghiên cứu của Peter Peterson ở Viện Đại học Iena đã đưa ra kế
hoạch hoạt động có hệ thống bao gồm các bài giảng của giáo viên và các hoạt động của

học sinh theo nhóm. Các nhóm học tập hợp tác được thành lập trước mỗi bài học, trước
một vấn đề quan trọng cần nghiên cứu và sẽ hỗ trợ cho nhau. Điều này tạo nên sự hài hòa
trong phối hợp công việc của toàn lớp.
– Trong cuốn sách “Quản lí nhóm”, tác giả Lawrence Holp đã cung cấp tổng quan
các kĩ năng liên quan đến việc xây dựng và hoạt động của nhóm, từ việc xác định mục
tiêu, tạo văn hoá làm việc cho nhóm. Đặc biệt cách giải quyết và giảm thiểu các mâu
thuẫn trong làm việc nhóm.
-Nhà nghiên cứu Jan Terwel đã tiến hành nhiều lần thử nghiệm về mô hình tổ chức
học hợp tác. Cuộc thử nghiệm đầu tiên tại Trường Đại học Utrecht và gọi là dự án ID 1216 với 763 học sinh. Cuộc thử nghiệm lần thứ hai là dự án AGO với 582 học sinh tham
gia, tiếp theo là các cuộc thử nghiệm lần thứ 3, thứ 4 và thứ 5. Qua các cuộc thử nghiệm

đó, ông và một số người bạn đã đưa ra khẳng định: Học hợp tác không phải là phương
pháp tốt nhất, nếu tổ chức nhóm không tốt thì nhiều khi gây bất lợi cho học sinh yếu kém.
Như vậy có thể nói các ý tưởng về việc tổ chức dạy học hợp tác của những thế kỉ
trước đã được áp dụng ngày càng mạnh mẽ trong thực tiễn dạy học của hầu hết các nước
trên thế giới và phương pháp dạy học này đã từng bước khẳng định và ngày càng thể hiện
được ưu thế của nó trong hệ thống các phương pháp dạy học tích cực. Bước sang những
năm đầu của thế kỉ XXI, dạy học hợp tác đang ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò
của nó trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Cho nên hiện nay, dạy học hợp tác là
phương pháp dạy học được rất nhiều nhà giáo dục tán thành và đang được sử dụng ở
nhiều nơi.
2.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Những năm gần đây với xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
hóa hoạt động của người học, cùng với trào lưu hội nhập thế giới trong điều kiện mới,
hầu hết các nhà giáo dục Việt Nam đều nhận thấy rằng cần phải tổ chức dạy học cho học
sinh cách học hợp tác. Về phương diện lí thuyết, thời gian gần đây đã có nhiều công trình
nghiên cứu cũng như nhiều bài viết quan tâm tới dạy học mang tính hợp tác như:
– Tác giả Lê Văn Tạc đã đăng bài viết “Một số vấn đề về cơ sở lí luận học hợp tác
nhóm” trên Tạp chí Giáo dục số 81 (3/2004), nội dung bài bài viết nêu khái niệm của dạy

học hợp tác, cơ sở lí luận của dạy học hợp tác cũng như các bước thực hiện trong quá
trình dạy học.
– Tác giả Trần Bá Hoành, một trong những người đi đầu trong việc nghiên cứu về
phát triển đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và SGK ở Việt Nam, trong bài viết
“Những đặc trưng của phương pháp tích cực” trên Tạp chí Giáo dục số 32(6/2002) có
nêu: “Từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực giáo viên đưa ra các hoạt động độc lập
hoặc theo nhóm để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến
thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình”.
– Tác giả Đặng Thành Hưng trong cuốn sách “Dạy học hiện đại” khi đề cập đến
dạy học hợp tác đã khẳng định: “Các quan hệ của dạy học hiện đại sẽ phát triển theo xu
hướng tăng cường sự tương tác, hợp tác và cạnh tranh, tham gia và chia sẻ”, “trong quan
hệ Thầy – Trò, tính chất hợp tác là xu thế nổi bật…
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận phương pháp dạy học hợp tác để vận dụng thiết kế kế hoạch bài
học mạch kiến thức diện tích lớp 5 trong dạy học môn Toán ở Tiểu học nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả dạy học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp dạy học hợp tác.
– Tìm hiểu nội dung mạch kiến thức diện tích trong chương trình môn Toán lớp 5.
– Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác thiết kế kế hoạch bài học mạch kiến thức
diện tích lớp 5 trong môn Toán ở Tiểu học.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học hợp tác.
– Phạm vi nghiên cứu: Mạch kiến thức diện tích trong môn Toán lớp 5.
6. Giả thuyết khoa học
Từ việc nghiên cứu lí luận của phương pháp dạy học hợp tác, nếu có thể vận dụng
để thiết kế các kế hoạch bài học theo mạch kiến thức diện tích lớp 5 trong môn Toán ở
Tiểu học thì có thể giúp giáo viên nâng cao hiệu quả dạy học, đồng thời phát huy được

tính tích cực, chủ động và góp phần hình thành kĩ năng xã hội cho học sinh Tiểu học.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu về phương pháp dạy học môn Toán trong
và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
7.2 Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Thu thập các thông tin trực tiếp từ những người am hiểu đề tài để bổ sung, hoàn
thiện về mặt lí luận và các vấn đề khác của đề tài.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Hợp tác
Theo từ điển Tiếng Việt: “Hợp tác là cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong công
việc, một lĩnh vực nào đó nhằm một mục đích chung”
Theo Nguyễn Hữu Châu: “Hợp tác nghĩa là cùng chung sức để đạt những mục tiêu
chung. Trong các tình huống hợp tác, cá nhân tìm kiếm những kết quả có ích cho họ và
đồng thời cho các thành viên của nhóm”.
Như vậy có thể hiểu, hợp tác là (các cá nhân) cùng làm, cùng chia sẻ những khó
khăn, giúp đỡ nhau để hoàn thành công việc nhằm đem lại lợi ích cho chính mình và cho
các thành viên khác trong nhóm.
Sự hợp tác là điều không thể thiếu trong cuộc sống của nhân loại và những tiến bộ
xã hội. Nó là trung tâm của các mối quan hệ giữa các cá nhân, gia đình, các hệ thống kinh
tế, xã hội. Xu hướng hợp tác và hội nhập quốc tế hiện nay là yêu cầu tất yếu dựa trên
công nghệ, kinh tế, sinh thái, chính trị xuyên qua các biên giới lãnh thổ và gắn bó các
quốc gia trong một thế giới chung. Hợp tác đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của
con người. Nó quyết định sự thành bại của mỗi cá nhân trong xã hội.
1.1.2 Phương pháp dạy học
Phương pháp nói chung là con đường, cách thức để đạt được mục đích đề ra.
Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp
thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục

đích dạy học.
1.1.3 Dạy học hợp tác

Dạy học theo quan điểm ( dạy học hợp tác) bao hàm cả phương pháp dạy của giáo
viên và phương pháp học của học sinh. Đối với giáo viên ta thường nói “ dạy học hợp
tác” còn với học sinh thì là “ học tập hợp tác”. Liên quan đến vấn đề này, một số tác giả
sử dụng thuật ngữ: dạy học hợp tác nhóm, dạy học nhóm tương tác hay phương pháp dạy
học hợp tác,… Nghiên cứu về dạy học hợp tác đã được nhiều nhà giáo dục quan tâm, có
thể điểm qua một số quan niệm về dạy học hợp tác như sau:
D.Johnson, R.Johnson và Holubec (1990) cho rằng: “ Học tập hợp tác là toàn bộ
những hoạt động học tập mà học sinh thực hiện cùng nhau trong các nhóm, trong hoặc
ngoài phạm vi lớp học”
J. Cooper và các tác giả khác (1990) khẳng định “ Học hợp tác là một chiến lược
học tập có cấu trúc, có chỉ dẫn một cách có hệ thống, được thực hiện cùng nhau trong
nhóm nhỏ nhằm đạt được nhiệm vụ chung”
Theo Nguyễn Hữu Châu: “ Dạy học hợp tác là việc sử dụng các nhóm nhỏ để học
sinh làm việc cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả học tập của bản thân mình cũng như
người khác”
Tác giả Trần Vui cho rằng: “ Dạy học hợp tác là việc dùng các nhóm nhỏ học sinh
trong dạy học, sao cho các thành viên trong nhóm cùng nhau làm việc, học tập để đạt
được nội dung Toán và các kĩ năng xã hội. Các em học sinh cùng nhau làm việc hướng
đến mục đích chung”
Theo Hoàng Lê Minh (2013): “ Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học trong đó,
mỗi học sinh được học tập trong một nhóm, có sự cộng tác giữa các thành viên trong
nhóm, giữa các nhóm để đạt đến mục đích chung”.
Theo Nguyễn Hoài Anh (2013): “Dạy học hợp tác là một phương pháp dạy học,
trong đó giáo viên tổ chức lớp học thành nhóm, các thành viên trong nhóm phải cùng
nhau làm việc, hợp tác để thực hiện nhiệm vụ dạy học mà giáo viên đã giao, nhằm đạt
được mục tiêu dạy học”.

Như vậy, các nhà giáo dục đều có những nét tương đồng khi quan niệm về dạy học
hợp tác. Trong dạy học hợp tác, học sinh được cùng làm việc ở từng nhóm nhỏ. Quan
điểm hợp tác yêu cầu sự tham gia, đóng góp trực tiếp của học sinh vào quá trình học tập,
đồng thời yêu cầu học sinh phải làm việc cùng nhau để đạt được kết quả học tập chung.
Trong quá trình hợp tác mỗi cá nhân tìm thấy lợi ích cho chính mình và cho các thành
viên khác trong lớp, nghĩa là thúc đẩy sự ảnh hưởng tích cực lẫn nhau trong tập thể học
sinh. Học sinh học bằng cách làm chứ không chỉ học tập bằng cách nghe giáo viên thuyết
giảng.
1.2 Cơ sở khoa học của dạy học hợp tác
1.2.1 Thuyết học tập mang tính xã hội: Sự làm việc đồng đội
Thuyết học tập mang tính xã hội được xây dựng trên nguyên tắc phổ biến là trẻ sẽ
nỗ lực đối với những nhiệm vụ giáo viên đưa ra mà trẻ sẽ được khen thưởng sau khi hoàn
thành và và sẽ không cố gắng đối với những việc trẻ không được khen hoặc bị chê. Tư
tưởng chính của thuyết này là khi các cá nhân làm việc cùng nhau hướng tới mục tiêu
chung thì sự phụ thuộc lẫn nhau thúc đẩy học hoạt động tích cực hơn để giúp nhóm, và
qua đó giúp chính bản thân mình đạt đến thành công. Hơn nữa nhóm thường tìm cách

giúp những thành viên yếu kém, mọi người có xu hướng vươn tới sự thống nhất và coi
trọng thành viên nhóm mình. Thuyết này được áp dụng rộng rãi trong nhà trường.
1.2.2 Thuyết Piaget: Sự giải quyết mâu thuẫn
Theo Piaget, để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho học sinh, giáo viên đưa trẻ vào
những tình huống làm xuất hiện những quan điểm mâu thuẫn. Giáo viên sẽ đặt cho từng
cặp học sinh có quan điểm đối lập về cách giải quyết vấn đề thành một nhóm và yêu cầu
từng cặp hai em này hoạt động cùng nhau khi nào nhất trí hoặc có câu trả lời chung thì
kết luận về bài học. Sau khi các em thống nhất, giáo viên kiểm tra riêng từng em và luôn
thấy rằng, những em lúc đầu còn kém cỏi về một vấn đề nào đó thì bây giờ có thể tự mình
giải quyết một cách đúng đắn, không khác với cách giải quyết của bạn mình. Đôi khi
giáo viên cũng dạy trẻ theo từng đôi một nhằm mục đích cho trẻ bắt chước cách giải
quyết đúng một vấn đề, hoặc có thể dạy một trẻ với sự chứng kiến của những trẻ khác để

chúng học cách tìm ra nguyên nhân theo cách cùng phát triển.
1.2.3 Thuyết Vygotski: Sự học tập tập thể
Vygotski cho rằng, mọi chức năng tâm lí cao cấp đều có nguồn gốc xã hội và xuất
hiện trước hết ở cấp độ liên cá nhân. Theo ông, “ trong sự phát triển của trẻ, mọi chức
năng tâm lí cao cấp đều xuất hiện hai lần: lần thứ nhất như là một hoạt động tập thể, một
hoạt động xã hội, nghĩa là như một chức năng liên tâm lí, lần thứ hai như là một hoạt
động cá nhân, như là một chức năng tâm lí bên trong”. Vygotski đã đưa ra khái niệm và
xây dựng lí thuyết về vùng phát triển gần. Dạy học chỉ có hiệu quả đối với việc thúc đẩy
sự phát triển khi tác động của nó nằm ở vùng phát triển gần của học sinh. Phải làm sao
kích thích và làm thức tỉnh quá trình chuyển vào trong và phạm vi mối quan hệ với những
người xung quanh và sự hợp tác với bạn bè. Các quá trình hướng vào trong này sẽ tạo
nên những kết quả bên trong của chính bản thân người học.
1.2.4 Thuyết khoa học nhận thức mới: Dạy lẫn nhau
Thuyết khoa học nhận thức mới được Palincsar và Brown xây dựng và phát triển.
Theo học thuyết này, học sinh và giáo viên thay phiên nhau đóng vai trò người dạy sau
khi cùng nghiên cứu tài liệu học tập. Giáo viên làm mẫu, nêu ra các vấn đề, đặt các câu
hỏi, cách tóm tắt, cách phân tích làm sáng tỏ vấn đề,… Học sinh học cách làm của giáo
viên và áp dụng vào trong nhóm hợp tác của mình. Các thành viên khác trong nhóm tham
gia vào thảo luận bằng cách nêu ra các câu hỏi và nêu câu trả lời, bình luận, tìm kiếm
những từ ngữ chính xác, thích hợp, khái quát và rút ra những kết luận. Vai trò của từng
thành viên được luân phiên thay đổi.
1.3 Đặc điểm của dạy học hợp tác
Dạy học hợp tác theo nhóm không chỉ là việc học sinh phải ngồi cạnh nhau, cùng
nhau trao đổi, thảo luận, giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ hiểu biết kinh nghiệm mà còn có
những đặc điểm sau:
*Sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính tích cực
Trong dạy học hợp tác, thành quả của mỗi cá nhân hay của nhóm có liên quan một
cách tích cực với nhau. Kết quả học tập của mỗi người trong nhóm sẽ có ý nghĩa góp

phần để tiến tới đạt được kết quả chung của nhóm. Mỗi thành viên chỉ có thể đạt được kết
quả nếu các thành viên khác đạt được kết quả. Do đó, tất cả các thành viên trong nhóm
hợp tác cần nhận thấy sự cần thiết cùng làm để đạt được kết quả cuối cùng của nhóm.
Việc giúp đỡ bất kì một thành viên nào trong nhóm cũng đều nhằm đạt đến mục tiêu
chung của nhóm. Nguyên tắc này là điểm cốt yếu của có sự hợp tác.
Để đạt được sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực, theo Van Denkey(1991),
giáo viên cần tạo ra một hoàn cảnh mà trong đó giữa các thành viên trong nhóm có sự
phụ thuộc lẫn nhau về mục đích, nội dung bài học, về khen thưởng, về vai trò và về cả
môi trường học tập. Điều đó thể hiện ở những điểm sau:
– Cả nhóm được giao một bài tập lớn.
– Cả nhóm ngồi tập trung làm việc xung quanh một bàn.
– Mỗi thành viên đều thực hiện một phần của bài tập.
– Mỗi nội dung chỉ được phân công cho một thành viên của nhóm.
– Từng thành viên đều đóng góp điểm để tạo điểm chung cho cả nhóm.
– Sản phẩm cần đạt là giải quyết được công việc một cách trọn vẹn.
– Khen thưởng theo nhóm.
Nếu trong nhóm đạt được sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực, học sinh sẽ:
– Được thu hút vào công việc được phân công.
– Thân thiện, đồng cảm với nhau.
– Chia sẻ tài liệu và câu trả lời một cách tích cực hơn.
– Quan tâm tới kết quả của các thành viên khác trong nhóm.
– Thúc đẩy, giúp đỡ lẫn nhau để đạt kết quả chung.
* Thể hiện rõ trách nhiệm của cá nhân và của nhóm:
Nhóm phải có trách nhiệm đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời mỗi cá nhân phải có
trách nhiệm đóng góp vào công việc chung, không ai được phép “dựa dẫm” vào công
việc của người khác. Nhóm phải xác định rõ mục đích của mình và đánh giá được cả tiến
trình đạt tới mục đích đó cũng như nỗ lực của mỗi cá nhân. Trách nhiệm cá nhân tồn tại
khi thực hiện mỗi nhiệm vụ của học sinh được đánh giá và kết quả được trao lại cho
nhóm và cá nhân đó, từ đó xác định xem ai cần được hỗ trợ và khuyến khích thêm để
hoàn thiện nhiệm vụ. Mục đích nhóm hợp tác là làm cho thành viên mạnh dạn, tự tin hơn,

thông qua việc cùng nhau hoạt động, học sinh dần đạt được kết quả cá nhân tốt hơn.
*Rút kinh nghiệm của nhóm:
Việc rút kính nghiệm của nhóm hợp tác là một hoạt động cộng tác giúp cho học
sinh nhận thức tầm quan trọng của những kĩ năng học với tinh thần hợp tác, tự đánh giá
việc thực hiện của nhóm và rút ra những bài học để việc hợp tác trong những bài học sau
đạt hiệu quả cao hơn. Việc rút kinh nghiệm của nhóm bao gồm: đánh giá của cá nhân,
đánh giá của nhóm.
Ngoài ra giáo viên có thể đưa ra những nhận xét về công việc của nhóm đã làm
hoặc cũng có thể yêu cầu mỗi nhóm viết ra 2, 3 kĩ năng nhóm đã làm tốt và 1, 2 kĩ năng
nhóm sẽ cố gắng làm tốt hơn ở lần sau.
Viết đánh giá của nhóm diễn ra vào thời gian diễn ra vào cuối bài học với tinh thần
hợp tác và có tác dụng thúc đẩy sự đồng cảm với nhau giữa các thành viên và đó cũng là
dịp để các thành viên cam kết với nhau về cách tiến hành công việc ở những bài học sau.

*Rèn luyện kĩ năng hợp tác:
Học tập hợp tác vốn phức tạp hơn kiểu học cạnh tranh hay cá nhân, vì nó đòi hỏi
học sinh phải lĩnh hội các kiến thức môn học lẫn các kĩ năng hoạt động liên các nhân và
nhóm nhỏ cần thiết cho việc trở thành một thành phần của nhóm. Không có các kĩ năng
xã hội làm việc hợp tác sẽ không đạt kết quả. Trong thực tế nhiều học sinh vẫn thiếu
những kĩ năng xã hội cần thiết, họ không biết làm thế nào để hợp tác tốt với nhau. Do đó,
học sinh cần phải được học những kĩ năng này và được thúc đẩy để sử dụng chúng một
cách thường xuyên và có hiệu quả ( ví dụ: kĩ năng hỏi- trả lời bạn, kĩ năng sử dụng lời nói
khi giao tiếp…)
Theo Johnson David W. và Johnson Roger T. (1990), để dạy từng kĩ năng hợp tác
cho học sinh, giáo viên có thể theo những bước sau:
1. Học sinh phải thấy nhu cầu sử dụng kĩ năng thông qua việc giải thích của
giáo viên.
2. Học sinh phải hiểu rõ kĩ năng đó là gì và khi nào được sử dụng.
3. Học sinh phải được thực hành kĩ năng đó nhiều lần.

4. Học sinh phải có ý thức thường xuyên suy nghĩ: Làm thế nào để sử dụng tốt
kĩ năng này.
5. Học sinh phải kiên trì thực hiện kĩ năng để tiến tới thực sự thành thục kĩ
năng.
*Sự hợp tác diễn ra trong suốt quá trình hoạt động nhóm
Quá trình hoạt động nhóm tồn tại đến khi các thành viên nhóm thảo luận được về
việc học đã đạt được mục tiêu tốt đến mức độ nào và duy trì hiệu quả các mối quan hệ
hợp tác ra sao. Nhóm cần nhận thức được những hoạt động nào đạt hiệu quả tốt, hoạt
động nào chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, hành vi nào cần tiếp tục hay cần thay
đổi, thái độ của thành viên nào tích cực, thành viên nào chưa tích cực để lưu ý nhắc nhở.
Sự tiến bộ liên tục của kết quả học tập là nhờ vào việc phân tích kĩ các thành viên học tập
cùng nhau và hiệu quả của nhóm có thể được tăng cường như thế nào.

4.

Vai trò của dạy học hợp tác
Các công trình nghiên cứu của các nhà sư phạm đã chỉ ra rằng: Dạy học hợp tác
đem lại hiệu quả học tập tích cực cho học sinh trong quá trình dạy học môn Toán cũng
như dạy học các môn học khác, thể hiện cụ thể như sau:
– Dạy học hợp tác góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh.
– Thông qua hoạt động hợp tác, học sinh nhận ra được sức mạnh đoàn kết
trong việc giải quyết các vấn đề. Ý tưởng là động viên học sinh “ cùng bơi hoặc
cùng chìm” với nhau hơn là sản xuất ra những kẻ thắng kẻ thua như trong môi
trường học tập có tính ganh đua một cách truyền thống.
– Dạy học hợp tác tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng học sinh cùng
tham gia nhiều vào trong các hoạt động học tập trong lớp. Nhờ đó học sinh được có
cơ hội phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực tư duy, thay vì chỉ học từ
thầy, học sinh còn học từ bạn bè, học từ sách vở.
– Thông qua hoạt động làm việc nhóm, học sinh phát triển năng lực giao tiếp:
biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến của người khác, biết trình bày, bảo vệ ý

kiến của mình trong nhóm. Đồng thời rèn luyện tinh thần học tập hợp tác giữa các học
sinh trong lớp, tăng cường sự tự tin và trách nhiệm cá nhân trong tập thể, tạo nên ý
thức cộng đồng, tính kỉ luật, giúp học sinh thích ứng nhanh hơn với những đòi hỏi
ngày càng cao của đời sống xã hội.
1.5 Yêu cầu khi vận dụng dạy học hợp tác
Cũng như các quan điểm dạy học khác, dạy học hợp tác muốn đạt hiệu quả cao
giáo viên khhông thể sử dụng một cách tùy tiện mà cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Dạy học hợp tác trên cơ sở khai thác tốt các nội dung dạy học và dự tính các
năng lực cá nhân của học sinh. Việc khai thác nội dung dạy học để vận dụng dạy học hợp
tác theo các cấp độ khác nhau, các phương thức phù hợp vói từng nội dung bài học sẽ
đem lại hiệu quả cao hơn.
– Các tình huống hợp tác phải phù hợp với mục tiêu nội dung bài dạy, phải phù
hợp với trình độ nhận thức của học sinh, đảm bảo tính lôgic của các kiến thức trong môn
học. Tránh đưa ra những tình huống hợp tác quá dễ hay quá khó làm học sinh ỷ lại hay
chay lười trong suy nghĩ.
– Giáo viên phải nắm rõ đặc điểm của từng đối tượng học sinh và từng quan hệ
bình đẳng trong nhóm. Chính sự không đồng nhất giữa các thành viên trong nhóm về
trình độ, về kĩ năng xã hội, về tính cách,… là yếu tố tạo nên một nhóm làm việc hợp tác
kém hiệu quả và không ăn ý.
– Dạy học hợp tác đòi hỏi sự tham gia tích cực của tất cả các đối tượng học sinh.
Nếu không tạo được thói quen có ý thức tự giác, thái độ tích cực tham gia hoạt động của
các thành viên trong nhóm thì dạy học hợp tác không đạt được hiệu quả. Các yếu tố chủ
yếu quyết định việc tham gia tích cực của các thành viên đó là sự phân chia công việc, sự
điều hành của nhóm trưởng, trách nhiệm của từng cá nhân. Điều này đòi hỏi giáo viên
ngay từ khi thiết kế các nhiệm vụ giao cho các nhóm phải tính đến đặc điểm của nhóm,
tạo ra sự linh hoạt trong vai trò của mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong nhóm đều có thể
tham gia ở một thời điểm cụ thể.
– Trong quá trình tổ chức học hợp tác, giáo viên phải thường xuyên theo dõi, giám

sát và điều chỉnh những sai sót của các em, để tránh tình trạng một học sinh phụ trách
theo kiểu độc đoán, đa số các thành viên trong nhóm không làm bài mà lại quan tâm đến
những việc khác. Trong nhóm và giữa các nhóm phát sinh tình trạng đối địch, lo sợ, giận
dữ.
– Tạo ra được không khí học tập sôi nổi, cởi mở, khuyến khích các ý tưởng sáng
tạo nhằm kích thích hứng thú học tập và tinh thần tự giác tích cực của học sinh.
1.6 Phân biệt phương pháp dạy học hợp tác với hình thức tổ chức dạy học
theo nhóm
Như chúng ta đã biết thì phương pháp dạy học hợp tác là một phương pháp dạy
học trong đó giáo viên tổ chức cả lớp thành các nhóm nhỏ, các thành viên trong nhóm
phải cùng nhau làm việc để đạt được nhiệm vụ dạy học mà giáo viên đã giao, nhằm đạt
được mục tiêu dạy học đã đề ra. Còn đối với hình thức tổ chức dạy học theo nhóm là một
trong các hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh, góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học.

Qua đó, ta thấy được rằng ở phương pháp dạy học hợp tác đòi hỏi học sinh phải có
kĩ năng tư duy độc lập, kĩ năng hợp tác thì mới có thể tham gia hoạt động thảo luận để
thực hiện các nhiệm vụ học tập, đồng thời các thành viên trong một nhóm phải có sự
đóng góp để tạo nên kết quả, sản phẩm chung của cả nhóm. Đó không chỉ là sự trao đổi,
thảo luận một cách đơn thuần mà đó là những hành vi thể hiện tính tích cực, góp phần
hình thành cho học sinh kĩ năng hợp tác – một kĩ năng xã hội cần thiết cho các em học
sinh. Các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra khi áp dụng phương pháp dạy học hợp tác có sự
phân chia rõ ràng về nhiệm vụ của các cá nhân và nhiệm vụ chung của nhóm, đo lường
mức độ nhận thức của học sinh và nhóm trưởng có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động
của các thành viên để có thể điều chỉnh, nhắc nhở. Còn đối với hình thức tổ chức dạy học
theo nhóm thì nó thường không thể hiện tối đa khả năng phối hợp cùng thực hiện nhiệm
vụ học tập, thường thì kết quả học tập của các nhóm trong hình thức tổ chức dạy học
không khách quan và công bằng như khi áp dụng phương pháp pháp dạy học hợp tác, chủ
yếu là dựa vào kết quả của người điều hành (nhóm trưởng) để có kết quả chung.

1.7 Vận dụng dạy học hợp tác trong môn Toán ở Tiểu học:
*Quy trình dạy học hợp tác:
Dạy học hợp tác phù hợp với định hướng đổi mới dạy học hiện nay. Tuy nhiên, để
vận dụng một cách thành công tùy thuộc vào việc lựa chọn tình huống áp dụng, phụ
thuộc vào năng lực tổ chức và điều khiển của người giáo viên và ý thức thái độ việc tích
cực hợp tác của học sinh.
Bước 1: Thiết kế nhiệm vụ học tập cụ thể
Ở bước này giáo viên cần thực hiện những nội dung sau:
– Xác định mục tiêu bài học:
Mục tiêu chính vẫn là chiếm lĩnh kiến thức cụ thể trong hoạt động học tập, cần chú
trọng hơn đến mục tiêu rèn luyện cho học sinh cách học và cách giao tiếp. Bên cạnh đó,
trong dạy học hợp tác, còn phải dạy cho học sinh phương pháp hợp tác và rèn luyện tư
duy đối thoại có phê phán.
– Lựa chọn nội dung:
Không phải nội dung nào cũng có thể đưa ra để tổ chức học tập hợp tác, vì vậy
phải chọn nội dung thích hợp. Đó là những nội dung hình thành nhu cầu hợp tác, những
nội dung kích thích sự tranh luận trong tập thể, đòi hỏi trẻ phải vận dụng kinh nghiệm cá
nhân của mình để giải quyết vấn đề.
Trong dạy học môn Toán ở Tiểu học, có thể chọn những nội dung như: Những tình
huống để tiếp cận một biểu tượng mới và quy tắc hình học, tìm và sữa chữa sai lầm khi
giải toán, tìm nhiều cách giải cho một bài toán, tổng kết chương.
– Thiết kế tình huống và dự kiến huống giải quyết của học sinh:
Sau khi lựa chọn nội dung, giáo viên tiến hành thiết kế tình huống học tập bằng
nhiều hình thức khác nhau. Tình huống phải có tác dụng gợi ra vấn đề, nhiệm vụ đề ra
phải vừa sức với trình độ nhận thức của học sinh, tức là học sinh có thể giải quyết được
tình huống đặt ra, có nhu cầu hợp tác với nhau và hy vọng sự hợp tác đó sẽ mang lại hiệu
quả tốt. Thông thường nhiệm vụ của các nhóm là giống nhau nhưng cũng có thể khác
nhau. Trong một tiết dạy có thể kết hợp nhiều tình huống dạy học hợp tác khác nhau theo

một trình tự lôgic. Trong quá trình thiết kế tình huống hợp tác, giáo viên nên dự kiến các
cách nghĩ khác nhau và phương hướng giải quyết của học sinh. Dự kiến càng nhiều
phương án thì quá trình dạy học sẽ trở nên thuận lợi hơn.
– Chuẩn bị những câu hỏi phụ gợi ý học sinh tìm tòi cách thức giải quyết vấn đề.
Tùy theo mức độ phức tạp của câu hỏi phụ để gơi ý học sinh trong quá trình dạy học hợp
tác.
Bước 2: Tổ chức nhóm học tập
*Chia nhóm
Có thể chia nhóm ngẫu nhiên hay chia nhóm chủ định, phụ thuộc vào mục đích
của việc hoạt động nhóm.
– Khi chia nhóm cần lưu ý: Số lượng thành viên trong mỗi nhóm phụ thuộc:
+ Nhiệm vụ bài học cũng như các thiết bị phục vụ cho hoạt động nhóm.
+ Thời gian hoạt động nhóm nhỏ: với thời gian thì ít nhóm nhỏ sẽ có hiệu quả hơn
nhóm lớn vì trong nhóm nhỏ trách nhiệm của mỗi cá nhân cao hơn, mất ít thời gian di
chuyển.
Học sinh phải chủ động hình thành nhóm học tập khẩn trương theo sự phân chia
của giáo viên, biết lựa chọn được người có khả năng làm nhóm trưởng phù hợp với công
việc.
*Tổ chức vị trí ngồi cho học sinh
Cần bố trí các thành viên trong nhóm học tập ngồi gần nhau hơn sao cho các em
có thể dễ dàng chia sẻ tài liệu học tập, duy trì được sự liên hệ với nhau bằng ánh mắt và
trao đổi nhỏ, đủ nghe trong nhóm mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các nhóm
khác. Tốt nhất là các thành viên trong nhóm ngồi đối mặt nhau, điều này sẽ làm cho học
sinh tích cực hơn, chủ động hơn, trách nhiệm hơn, đồng thời có cơ hội khuyến khích,
động viên, ủng hộ lẫn nhau trong quá trình học tập.
Cần có các khoảng trống làm lối đi để giáo viên có thể dễ dàng di chuyển từ nhóm
này sang nhóm khác nhằm quản lí và hỗ trợ khi cần thiết.
Việc tổ chức vị trí ngồi của học sinh cần phải làm nhanh để không tốn thời gian và
giữ được trật tự…
* Giao nhiệm vụ cho nhóm

Nhiệm vụ cho nhóm cần đươc giao cụ thể. Xác định rõ mục tiêu về kiến thức và kĩ
năng mà các nhóm cần đạt được. Phiếu giao việc phải rõ ràng có thể sử dung hai dạng
câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ như nhau hoặc khác
nhau.
Quy định thời gian làm việc của nhóm: giáo viên dự tính thời gian hoạt động
nhóm sao cho thích hợp, vừa đủ đối với học sinh trung bình khá có thể giải quyết được
nhiệm vụ học tập.
* Yêu cầu về cách thức làm việc nhóm
– Về phía học sinh
+ Sau khi nhận nhiệm vụ, các nhóm học sinh cần tích cực, chủ động nghiên cứu,
tìm tòi để lập dàn ý trả lời dưới sự điểu khiển của nhóm trưởng.
+ Phải xác định nội dung câu trả lời: “ Dựa vào thông tin nào?”

+ Câu trả lời của một thành viên trong nhóm cần được tất cả các thành viên trong
nhóm đồng ý, mỗi em đều phải có khả năng giải thích cách giải quyết vấn đề hay tiến
hành để có được kết quả, hoàn thành bài được giao khi giáo viên gọi ngẫu nhiên một số
thành viên trong nhóm thì bạn đó có thể trình bày kết quả.
+ Đánh giá bằng điểm cho cả nhóm bằng cách cộng điểm cho từng thành viên
trong nhóm, hoặc đánh giá sản phẩm.
+ Khen thưởng cho những nhóm nào hoàn thành nhanh và tốt nhiệm vụ được giao,
đồng thời nhắc nhở một số nhóm chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bước 3: Điều hành các hoạt động học tập hợp tác
Trong nhóm, trách nhiệm của nhóm trưởng là điều hành mọi hoạt động học tập
hợp tác nhằm đảm bảo cho các thành viên trong nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao, từ đó nâng cao kết quả của nhóm.
Các thành viên trong nhóm thực hiện theo sự điều khiển của nhóm trưởng, tích
cực thảo luận, đảm bảo nguyên tắc dân chủ trong quá trình hợp tác.
Trong các nhóm hoạt động, giáo viên cần quan sát nhạy cảm, nắm bắt kịp thời
thông tin ngược từ phía học sinh xem các nhóm đã hiểu rõ nhiệm vụ của mình hay chưa,

kịp thời phát hiện khó khăn, lúng túng trong khi thực hiện, giúp đỡ các nhóm vận hành
đúng hướng và duy trì mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực, khuyến khích
động viên các nhóm hoặc các nhân làm việc tốt, can thiệp, điều chỉnh khéo kéo để hình
thành và khắc sâu những kĩ năng hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ cho các thành viên
trong nhóm. Thời điểm tốt nhất để dạy kĩ năng hợp tác cho học sinh là khi giáo viên nhận
thấy học sinh cần thiết có các kĩ năng.
Quy trình can thiệp của giáo viên cần làm sao để mỗi khi hoạt động nhóm kết thúc
học sinh có được những kĩ năng mới hữu ích. Điều quan trọng là các kĩ năng hợp tác phải
được thường xuyên hoặc thực hành trong môi trường lớp học nhà trường và ngoài sân
trường.
Bước 4: Tổng kết, đánh giá và rút ra kết luận
Các nhóm lần lượt cử đại diện hoặc luân phiên nhau trình bày kết quả làm việc để
phát huy hiệu quả tốt của mọi thành viên trong nhóm.
Thảo luận chung: giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện, nhận xét bổ sung, đánh
giá hoặc sửa chữa những thiếu sót của các nhóm bạn để rút kinh nghiệm và hoàn thiện
kiến thức mới. Giáo viên tổng kết và chốt lại kiến thức cần học hay kết quả của bài toán.
*Một số tình huống có thể áp dụng dạy học hợp tác trong dạy học Toán ở Tiểu
học:
Trong dạy học môn Toán có thể áp dụng ở một số tình huống cụ thể sau:
+ Tình huống 1: Hoàn thiện kiến thức cũ.
+ Tình huống 2: Phát triển các kiến thức và kĩ năng mới của bài học, giáo viên có
thể cung cấp kiến thức tới một mức độ nhất định sau đó yêu cầu học sinh thảo luận để
phát triển làm rõ mối quan hệ giữa các kiến thức cũ và kiến thức mới, giữa các kĩ năng đã
có và các kĩ năng cần hình thành. Đây cũng là một tình huống thích hợp để áp dụng dạy
học hợp tác.
+ Tình huống 3: Luyện tập thực hành, củng cố lý thuyết hoặc ôn tập hệ thống hóa
các kiến thức đã có.

Hoạt động thực hành và ôn tập thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy

học Toán đối với học sinh Tiểu học. Nó giúp học sinh hiểu rõ những nội dung lí thuyết và
hoàn thiện các kĩ năng, hình thành kĩ xảo. Việc hướng dẫn thực hành, ôn tập môn Toán có
hiệu quả cũng là một tình huống thích hợp để áp dụng dạy học hợp tác.
Dạy học hợp tác là một phương pháp dạy học thích hợp với nhiều tình huống dạy
học toán ở Tiểu học. Tuy nhiên để áp dụng phương pháp dạy học hợp tác một cách thành
công còn tùy thuộc vào việc lựa chọn tình huống áp dụng, phụ thuộc vào tài tổ chức, điều
khiển của mỗi giáo viên với việc tích cực hợp tác của học sinh.
1.8 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học
1.8.1. Đặc điểm nhận thức
1.8.1.1 Về tri giác
Mang tính không chủ định, chỉ biết nhìn mà chưa biết quan sát, phụ thuộc vào
chính đối tượng được tri giác, đượm màu sắc xúc cảm.Tri giác của các em mang tính đại
thể, ít đi vào chi tiết ngẫu nhiên, không tìm ra các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng, chỉ
dừng lại ở nhận biết và gọi tên, chưa có khả năng phân tích và tổng hợp mà chỉ liệt kê
những gì nhìn thấy.
Đặc biệt tri giác của các em phát triển dựa vào hoạt động học tập: Càng ngày càng
có khả năng quan sát tinh tế, có mục đích và phương pháp rõ ràng…
1.8.1.2 Về chú ý
Chú ý không chủ định phát triển mạnh và chiếm ưu thế ở học sinh tiểu học và càng
trở nên tập trung, bền vững hơn khi có tài liệu học tập mang tính trực quan, sinh động
hoặc khơi gợi ở trẻ những rung cảm tích cực. Ngược lại thì chú ý có chủ định còn yếu,
nhưng khả năng phát triển của nó ở các em trong quá trình học tập là rất cao. Bên cạnh sự
hình thành chú ý có chủ định thì sự hình thành chú ý sau chủ định cũng có ý nghĩa lớn
cho hoạt động nhận thức của trẻ.
1.8.1.3 Về tư duy
Đặc điểm nổi bật trong tư duy của học sinh tiểu học là sự chuyển từ tính trực quan,
cụ thể sang tính trừu tượng, khái quát. Tư duy của học sinh các lớp đầu tiểu học là tư duy
cụ thể dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng. Còn tư duy của các học sinh lớp
cuối tiểu học đã thoát ra khỏi tính chất trực tiếp của tri giác và mang tính trừu tượng khái
quát.

1.8.1.4 Về tưởng tượng
Nó được hình thành, phát triển trong hoạt động học tập và các hoạt động khác của
các em. Trong giai đoạn lứa tuổi này, các em rất giàu trí tưởng tượng, nhiều khi quá tin
vào những điều huyền hoặc. Hình ảnh tượng trưng của trẻ lúc đầu còn dựa vào những đối
tượng cụ thể, về sau nó được phát triển dựa trên cơ sở của ngôn từ. Ở các lớp cuối tiểu
học, tưởng tượng của các em phát triển theo xu hướng rút gọn và khái quát hơn.
1.8.1.5 Về trí nhớ
Đầu tuổi đi học, hầu hết các em còn bị trí nhớ tự do, thiếu chủ định chi phối. Học
sinh tiểu học có khả năng ghi nhớ tốt, đặc biệt là ghi nhớ máy móc. Tình cảm có ảnh
hưởng rất lớn đến độ bền vững và độ nhanh của sự ghi nhớ đối với học sinh. Vào năm

cuối tiểu học với sự tham gia tích cực của ngôn ngữ, từ đó tạo điều kiện trí nhớ, tư duy và
tưởng tượng phát triển.
1.8.2 Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học
Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học chủ yếu diễn ra và bị chi phối bởi
hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập. Quan hệ giữa giáo viên và học sinh là nét đặc thù
trong nhân cách của học sinh tiểu học. Lúc đầu các em còn bỡ ngỡ nhưng chỉ sau vài tuần
đi học các em có thể làm quen và xác lập được mối quan hệ giữa mình với giáo viên và
các bạn cùng tuổi. Trong tính cách trẻ có đặc điểm là tính hay bắt chước những điểm tốt
cả điểm xấu của mọi người xung quanh. Đặc biệt trong tình cảm của các em thì chưa bền
vững, chưa sâu sắc, hay thay đổi.Trẻ tiểu học có tâm hồn đa cảm, rất dễ xúc động nên bất
cứ hành động thô bạo nào đối với chính bản thân các em sẽ để lại trong tâm trí các em
những ấn tượng xấu rất khó xóa mờ.
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO MẠCH KIẾN THỨC
DIỆN TÍCH LỚP 5
2.1 Vị trí, vai trò của mạch kiến thức diện tích trong môn Toán ở lớp 5
Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ
sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người. Trong đó, môn Toán là môn học mà
nó có những kiến thức, kĩ năng có thể ứng dụng trong đời sống, chúng cần thiết cho

người lao động, và cần thiết đối với các môn học khác.
Vị trí, vai trò của mạch kiến thức diện tích môn Toán lớp 5 trong nội dung chương
trình Tiểu học:
-Vị trí: Mạch kiến thức diện tích nằm chương 3: Hình học, sách giáo khoa Toán 5.
-Vai trò: Sau khi học xong chương này, cụ thể là học phần kiến thức diện tích các
hình hình học thì giúp học sinh có thể nhận biết các hình hình học, hiểu và có kĩ năng vận
dụng kiến thức (công thức, quy tắc) vào việc giải các bài tập liên quan, đồng thời phát
huy năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua liên hệ thực tế đời sống. Nó còn tạo
cho học sinh tiền đề để các em có thể học tốt các yếu tố hình học ở các cấp học tiếp theo.
2.2 Quy trình thiết kế kế hoạch bài học môn Toán ở Tiểu học
Thiết kế kế hoạch bài học là một công việc mà bất kì một giáo viên nào cũng phải
thực hiện. Một kế hoạch bài học phát huy được tính tích cực, sáng tạo không chỉ đơn
thuần là chép y nguyên sách giáo khoa, sách giáo viên hay các loại sách hướng dẫn mà nó
phải thể hiện mối quan hệ giữa mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cùng
với cách trình bày, diễn đạt của giáo viên. Quy trình thiết kế kế hoạch bài học được diễn
ra theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình để
xác định mục tiêu ( kiến thức, kĩ năng, thái độ).
Bước 2: Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan
Việc nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan nhằm mục đích:
+ Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học.

+ Xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở
học sinh.
+ Xác định trình tự lôgic của bài học.
Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh
+ Xác định những kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã có, cần có.
+ Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án

giải quyết.
Bước 4: Lựa chọn phương pháp, phương tiện và những hình thức dạy học, cách
thức đánh giá.
Bước 5: Thiết kế kế hoạch bài học
Thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt
cho từng hoạt động của giáo viên và học sinh.
2.3 Hình thức của một kế hoạch bài học
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TOÁN
Bài:………………………………….
Lớp:……….
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
2.Kĩ năng
3.Thái độ
II.Đồ dùng dạy học
-Giáo viên
-Học sinh
III. Hoạt động dạy học
Thời
gian

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
3. Củng cố
4. Nhận xét, dặn dò

2.4 Thiết kế kế hoạch bài học theo mạch kiến thức diện tích lớp 5 trong môn
Toán ở Tiểu học
2.4.1 Diện tích hình tam giác

Đối với bài này, giáo viên vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào phần hình
thành kiến thức mới cho học sinh. Hình thành cho học sinh thao tác tư duy như: phân
tích, so sánh, khái quát hóa, tổng hợp, góp phần phát huy kĩ năng hợp tác trong hoạt động
thảo luận nhóm.
2.4.1.1Dạy học hợp tác trong việc hình thành công thức, quy tắc tính diện tích
hình tam giác thông qua diện tích hình chữ nhật
*Quy trình thực hiện:
Bước 1: Thiết kế nhiệm vụ học tập hợp tác:
PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Hãy so sánh diện tích hình chữ nhật với diện tích của hai hình tam giác?
2. Nếu biết diện tích hình chữ nhật, ta tìm diện tích 2 hình tam giác như thế nào?
3. So sánh diện tích hình chữ nhật ABCD với diện tích hình tam giác EDC?
4. Xác định chiều dài, chiều rộng, đường cao, cạnh đáy tương ứng của tam giác EDC?
Bước 2: Tổ chức nhóm học tập
– Giáo viên chia nhóm 4 – 5 em học sinh để các em có thể cùng phối hợp thực
hiện nhiệm vụ học tập.
– Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua “Phiếu học tập”. Mỗi thành
viên trong nhóm nhận phiếu học tập của mình, độc lập suy nghĩ.
Bước 3: Điều hành các hoạt động hợp tác
– Các nhóm thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. Các thành viên trong
nhóm sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ cá nhân qua việc trả lời các câu hỏi trong phiếu
học tập thì trao đổi với bạn để xem bạn mình có ý kiến khác mình hay không. Sau đó,
nhóm trưởng tiến hành tổng hợp thông tin từ các thành viên trong nhóm để trao đổi,
thống nhất về nội dung thảo luận. Các thành viên phải độc lập suy nghĩ để đóng góp vào
kết quả của nhóm.
– Giáo viên quan sát, nắm bắt kịp thời những học sinh không tham gia tích cực vào
quá trình thảo luận, không hợp tác để có biện pháp điều chỉnh. Đồng thời giáo viên dự
kiến các câu hỏi gợi ý cần thiết như:

+ Chiều dài của hình chữ nhật ABCD như thế nào so với độ dài cạnh đáy của tam
giác EDC?
+ Chiều rộng của hình chữ nhật ABCD như thế nào so với chiều cao của tam giác
EDC?
Bước 4: Dự kiến các tình huống thảo luận
Giáo viên cần phải đưa ra những dự kiến các tình huống thảo luận như:
– Diện tích hình chữ nhật ABCD bằng diện tích hình tam giác EDC.
– Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
+ Học sinh A: Diện tích hình chữ nhật là DC AD vì hình chữ nhật có chiều dài
bằng DC, chiều rộng bằng AD.
+ Học sinh B: Diện tích hình chữ nhật là DC EH vì EH và AD bằng nhau…

Lưu ý nên nhận xét rằng câu trả lời của 2 em đều đúng
Bước 5: Tổng kết, đánh giá và rút ra kết luận
Sau khi hết thời gian quy định, giáo viên mời ngẫu nhiên 1 – 2 học sinh trong các
nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (để xem xét các em có tham giac vào quá trình thảo
luận hay không)
Giáo viên mời học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, đánh giá chung về nội dung trình bày của học sinh. Sau đó
tiến hành đưa ra kết luận và rút ra công thức tính diện tích cho học sinh biết và nắm được
để giải các bài tập liên quan
– Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích của diện tích của hai hình tam giác.
– Ta có hình chữ nhật ABCD có chiều dài bằng độ dài cạnh đáy DC của hình tam
giác EDC, chiều rộng bằng chiều cao EH của tam giác EDC.
– Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình tam giác EDC.
2.4.1.2 Hợp tác thông qua hoạt động luyện tập
*Quy trình thực hiện:
Bước 1: Thiết kế nhiệm vụ học tập hợp tác:

PHIẾU HỌC TẬP 2
Bài tập 3( SGK, Toán 5, trang 88):
a, Độ dài đáy là 5m và chiều cao là 24dm.
Bạn An giải câu a như sau:
Giải:
Diện tích hình tam giác là:
= 60 (m)
Đáp số: 60 (m)
Câu hỏi thảo luận: Quan sát bài giải trên và hãy cho biết bạn An giải đúng hay sai?
Nếu sai thì sai ở chỗ nào? Em hãy trình bày lại cách giải nếu em cho rằng bài bạn An
làm sai?
Bước 2: Tổ chức nhóm học tập
– Giáo viên chia nhóm 4 em học sinh để các em có thể cùng phối hợp thực hiện
nhiệm vụ học tập.
– Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua “Phiếu học tập”. Mỗi thành
viên trong nhóm nhận phiếu học tập của mình, độc lập suy nghĩ.
Bước 3: Điều hành các hoạt động hợp tác
– Các nhóm thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. Các thành viên trong
nhóm độc lập suy nghĩ, tự tìm cách giải quyết, sau đó mới tiến hành trao đổi với các
thành viên khác trong nhóm.

– Giáo viên quan sát, nắm bắt kịp thời những học sinh không tham gia tích cực vào
quá trình thảo luận, không hợp tác để có biện pháp điều chỉnh. Đồng thời giáo viên dự
kiến các câu hỏi gợi ý cần thiết như:
– Quy tắc, công thức mà ta vừa được học đã nêu những nội dung gì?
– Bài tập này có gì đặc biệt?
– Bạn An chưa thực hiện công việc gì trước khi giải bài tập này?
Bước 4: Dự kiến các tình huống thảo luận
Giáo viên cần phải đưa ra những dự kiến các tình huống thảo luận như:

– Học sinh A cho rằng bạn An làm đúng.
– Học sinh B cho rằng bạn An làm sai.
Giáo viên phải can thiệp kịp thời để giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề
đúng hướng.
Bước 5: Tổng kết, đánh giá và rút ra kết luận
Sau khi hết thời gian quy định, giáo viên mời các nhóm trình bày ý kiến thảo luận.
Giáo viên mời học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên tiến hành nhận xét cách giải của các nhóm đưa ra, và rút kết luận đúng
đắn về cách giải và đáp án cho nhiệm vụ trong phiếu học tập cho học sinh:
– Trong cách giải này, bạn An đã làm sai vì đã không thực hiện đổi đơn vị trước
khi làm bài.
– Giáo viên chỉ ra cách giải đúng cho các nhóm để học sinh sửa vào vở và tạo cơ
sở nắm chắc kiến thức cho học sinh khi giải các bài tập tính diện tích không có sự thống
nhất về đơn vị đo.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TOÁN
Bài: Diện tích hình tam giác
Lớp: 5
I.Mục tiêu
– Học sinh nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
– Học sinh biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để giải toán.
– Học sinh tích cực, chủ động trong hoạt động thảo luận, tham gia phát biểu xây
dựng bài học, giáo dục học sinh niềm yêu thích học Toán.
II. Đồ dùng dạy học
– Giáo viên: 2 hình tam giác to bằng nhau, sách giáo khoa, phiếu học tập.
– Học sinh: 2 hình tam giác bằng nhau, kéo cắt giấy, sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy học
Thời
gian

Hoạt động của giáo viên

1.Ổn định lớp
– Bắt bài hát.
2.Kiểm tra bài cũ
-Giáo viên gọi học sinh lên kiểm tra bài cũ.

Hoạt động của
học sinh
– Hát tập thể
– Học sinh lên

– Gọi học sinh nhận xét.
– Nhận xét, đánh giá.
3.Dạy bài mới
*Giới thiệu bài:
– Giáo viên giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng.
* Giảng bài:
– Giáo viên lấy hình tam giác đặt lên bàn và yêu cầu học
sinh thực hiện đặt hình tam giác lên bàn học của mình.
– Giáo viên cầm 2 hình tam giác đưa lên cho học sinh quan
sát và thực hiện chồng 2 hình tam giác lên nhau.
– Yêu cầu học sinh thực hiện chồng hai hình tam giác vào
nhau.
-Hỏi: Khi chồng hai hình tam giác này thì diện tích của hai
hình tam giác này như thế nào?
– Nhận xét.
– Giáo viên gắn 1 hình tam giác lên bảng. Lấy hình tam giác
còn lại, cắt theo đường cao để thành hai hình tam giác. Sau
đó đánh số vào hai hình tam giác vừa cắt.
Đường cắt

kiểm tra bài cũ.
– Học sinh nhận
xét.
– Lắng nghe
– Học sinh quan
sát, lắng nghe
và ghi vở.
– Học sinh thực
hiện.
– Học sinh quan
sát.
– Học sinh thực
hiện.
– Học sinh trả
lời.
– Lắng nghe.
– Học sinh quan
sát.

– Ghép hai hình tam giác vừa cắt vào hình tam giác đã được
dán trên bảng để được hình chữ nhật.
A
E
B

-Học sinh thực
hiện.
D
H

C
– Đặt tên cho hình tam giác trên bảng, đường cao, và tên
hình chữ nhật ABCD

– Yêu cầu học sinh thực hiện cắt, ghép hình vào tam giác để
được hình chữ nhật như trên bảng.
– Nhận xét việc thực hiện của học sinh.
– Giáo viên tiến hành chia nhóm cho học sinh trong lớp
(mỗi nhóm từ 4- 5 học sinh) và phát cho mỗi nhóm 1 phiếu
ghi kết quả thảo luận chung và phát cho mỗi thành viên
trong các nhóm các phiếu học tập gồm những nhiệm vụ như
sau:
Dựa vào hình đã ghép trên. Hãy :
1. So sánh diện tích hình chữ nhật với diện tích của hai hình
tam giác?
2. Nếu biết diện tích hình chữ nhật, ta tìm diện tích 2 hình
tam giác như thế nào?
3. So sánh diện tích hình chữ nhật ABCD với diện tích hình
tam giác EDC?
4. Xác định chiều dài, chiều rộng, đường cao, cạnh đáy
tương ứng của tam giác EDC?
-Yêu cầu từng học sinh tự hoàn thành nhiệm vụ rồi sau đó
tổng hợp lại thông tin trong nhóm để trình bày.
– Mời ngẫu nhiên 1 – 2 học sinh trong các nhóm lên trình
bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
– Mời các nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm
bạn.
– Giáo viên nhận xét, rút ra kết luận về các nội dung trên.
– Giáo viên gọi 1 học sinh nêu lại quy tắc tính diện tích hình

chữ nhật.
– Yêu cầu học sinh tính diện tích hình chữ nhật ABCD trên
bảng.
– Giáo viên ghi bảng: Diện tích hình chữ nhật ABCD là: DC
AD
– Giáo viên hỏi tiếp học sinh: Diện tích hình chữ nhật
ABCD còn tính theo cách nào nữa?
– Giáo viên viết lên bảng tiếp phía sau DC AD = DC EH
– Yêu cầu học sinh nêu cách tính diện tích hình tam giác
EDC khi biết diện tích hình chữ nhật ABCD.
– Giáo viên ghi bảng: Diện tích hình tam giác là :

– Quan sát, lắng
nghe.
– Học sinh thực
hiện theo yêu
cầu của giáo
viên.
– Lắng nghe.
-Học sinh lập
nhóm theo số
lượng
thành
viên mà giáo
viên nêu ra.

– Học sinh thực
hiện theo yêu
cầu của giáo
viên.

hay (DC EH): 2
– Học sinh trình
– Giáo viên viết kí hiệu lên hình tam giác EDC: h là chiều bày.
cao EH, độ dài cạnh đáy DC là a.
– Học sinh nhận

xét.
– Học sinh lắng
nghe.

a
– Giáo viên hướng dẫn học sinh viết dưới dạng công thức:
S=
Trong đó :
S: là diện tích của đáy
a: là độ dài đáy
h: là chiều cao
-Gọi học sinh phát biểu thành lời công thức trên.
– Giáo viên kết luận: Muốn tính diện tích hình tam giác ta
lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng 1 đơn vị đo)
rồi chia cho 2.
– Gọi học sinh nhắc lại.
* Luyện tập
Bài 1:
– Gọi 1 học sinh đọc đề bài tập 1.
– Yêu cầu cả lớp làm bài câu a, gọi 1 học sinh lên bảng làm.
– Nhận xét.
– Gọi 1 học sinh đọc lại câu b.

– Hỏi: Ở câu b, ta cần chú ý điều gì?
– Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
– Mời học sinh nêu kết quả.
– Nhận xét, xác định kết quả đúng.
Bài 2:
– Gọi 1 học sinh đọc đề bài câu a.
– Chia nhóm 4 học sinh, phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ để
ghi kết quả thảo luận, phát cho mỗi học sinh 1 phiếu học tập
và yêu cầu các em thưc hiện nhiệm vụ cá nhân và thảo luận
nhóm.
– Mời các nhóm trình bày nội dung.
– Mời học sinh nhận xét.
– Giáo viên nhận xét và chỉ ra cách giải đúng cho học sinh.
4. Củng cố, dặn dò

– Học sinh nêu
chiều dài nhân
với chiều rộng.
– Học sinh trả
lời.
– Quan sát.
– Học sinh trả
lời.
– Học sinh quan
sát, ghi vở.
– Học sinh trả
lời
– Quan sát.

– Quan sát, ghi

vở.

– Quan sát, lắng
nghe và ghi vở.

– Giáo viên hỏi lại học sinh quy tắc tính diện tích hình tam
giác, và những lưu ý khi tính diện tích hình tam giác.
– Học sinh phát
– Nhận xét tiết học.
biểu.
– Bắt bài hát.
– Lắng nghe.

– 3 Học sinh
nhắc lại.
– Học sinh đọc
đề bài tập 1.
– Học sinh thực
hiện.
– Lắng nghe.
– Học sinh đọc
– Độ dài đều là
số thập phân.
– Học sinh thực
hiện.
– Học sinh nêu
kết quả.
– Lắng nghe,
chữa bài (nếu

sai).
– Học sinh đọc.
– Học sinh lắng
nghe và thực
hiện.

– Học sinh trình
bày.
– Nhận xét.
– Lắng nghe,
sửa bài vào vở.

– Học sinh trả
lời.
– Học sinh lắng
nghe.
– Hát tập thể.

2.4.2 Diện tích hình thang
2.4.2.1 Dạy học hợp tác trong hoạt động hình thành kiến thức mới cho học sinh về
công thức tính diện tích hình thang.
Quy trình này được thực hiện khi giáo viên hướng dẫn cho học sinh cắt hình tam
giác ABM từ hình thang ABCD và ghép vào hình tứ giác AMCD như trong sách giáo
khoa
*Quy trình thực hiện
Bước 1: Thiết kế nhiệm vụ học tập hợp tác:
PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Qua hình trên, em có nhận xét gì về diện tích hình tam giác ADK với diện tích hình
thang ABCD?

2. Nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK?
3. So sánh độ dài của các cạnh sau:
a, DK với DC và CK
b, CK với AB
c, DK với DC và AB
Bước 2: Tổ chức nhóm học tập
– Giáo viên chia nhóm 4 em học sinh để các em có thể cùng phối hợp thực hiện
nhiệm vụ học tập.
– Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua “Phiếu học tập”. Mỗi thành
viên trong nhóm nhận phiếu học tập của mình, độc lập suy nghĩ.
Bước 3: Điều hành các hoạt động hợp tác
– Các nhóm thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. Các thành viên trong
nhóm sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ cá nhân qua việc trả lời các câu hỏi trong phiếu
học tập thì trao đổi với bạn để xem bạn mình có ý kiến khác mình hay không. Sau đó,
nhóm trưởng tiến hành tổng hợp thông tin từ các thành viên trong nhóm để trao đổi,
thống nhất về nội dung thảo luận. Các thành viên phải độc lập suy nghĩ để đóng góp vào
kết quả của nhóm.

CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO MẠCH KIẾN THỨCDIỆN TÍCH LỚP 52.1 Vị trí, vai trò của mạch kiến thức và kỹ năng diện tích quy hoạnh trong môn Toán ở lớp 52.2 Quy trình phong cách thiết kế kế hoạch bài học kinh nghiệm môn Toán ở Tiểu học2. 3 Hình thức của một kế hoạch bài học2. 4 Thiết kế kế hoạch bài học kinh nghiệm theo mạch kiến thức và kỹ năng diện tích quy hoạnh lớp 5 trong mônToán ở Tiểu học2. 4.1 Diện tích hình tam giác2. 4.2 Diện tích hình thang2. 4.4 Diện tích xung quanh và diện tích quy hoạnh toàn phần của hình hộp chữ nhật2. 4.5 Diện tích xung quanh và diện tích quy hoạnh toàn phần của hình lập phươngKẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢOMỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiNgày nay, khi mà xu thế toàn thế giới hóa, tân tiến hóa đang diễn ra trong khu vực vàtrên quốc tế với một vận tốc vượt bậc thì yên cầu mỗi vương quốc phải góp vốn đầu tư và phát triểnnhiều nghành nghề dịch vụ như kinh tế tài chính, chính trị – xã hội, … nhưng quan trọng nhất đó chính là việcđầu tư cho giáo dục, một nghành nghề dịch vụ góp thêm phần quan trọng trong việc giảng dạy ra nguồn nhânlực phân phối sự tăng trưởng của mỗi quốc gia. Trước những nhu yếu mới của sự nghiệp tăng trưởng giáo dục trong thời kì mới thìviệc thay đổi giải pháp dạy học rất thiết yếu vì giải pháp dạy học là một trongnhững yếu tố cơ bản quyết định hành động đến chất lượng giáo dục và đào tạo và giảng dạy. Theo khuynh hướng đổimới chiêu thức dạy học được nêu trong Luật giáo dục : “ Phương pháp giáo dục phảiphát huy tính tự giác, tích cực, dữ thế chủ động, tư duy phát minh sáng tạo của người học ; tu dưỡng nănglực tự học, năng lực thực hành thực tế, lòng mê hồn học tập và ý chí vươn lên ” thì ta càng thấy rõhơn về vai trò của giải pháp dạy học. Như một nhu yếu tất yếu, chiêu thức dạy họchợp tác là một trong những chiêu thức dạy học tích cực theo xu thế dạy học khôngtruyền thống, góp thêm phần triển khai xu thế thay đổi giải pháp dạy học ở nước ta. Hợp tác giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên thành công xuất sắc trong mọi mặt hoạtđộng, tăng trưởng một số ít năng lượng của con người phân phối những thử thách của đời sống, trong đó có năng lượng tương tác, hòa đồng với nhiều nhóm xã hội. Đặc biệt, trong giaiđoạn lúc bấy giờ, khi Nước Ta chính thức tham gia chương trình nhìn nhận học viên quốc tế ( PISA ) và đang tiến hành dự án Bất Động Sản quy mô trường học mới Nước Ta ( VNEN ) thì dạy họchợp tác càng phát huy thế mạnh trong việc phân phối cho học viên tiêu chuẩn những nhómnăng lực nhằm mục đích hội nhập theo thang nhìn nhận quốc tế này. Đối với học viên Tiểu học, dođặc điểm tâm lí lứa tuổi và hình thức tư duy đặc trưng, nhu yếu hợp tác của học viên đượcđặt ra một cách tự nhiên. Hơn nữa việc vận dụng giải pháp dạy học hợp tác trongmôn Toán nói riêng và những môn học khác nói chung giúp cho người học viên hoàn toàn có thể pháthuy tính tích cực, dữ thế chủ động, phát minh sáng tạo, góp thêm phần hình thành ở những em những phẩm chất trí tuệvà những kĩ năng xã hội thiết yếu để những em hoàn toàn có thể vận dụng trong quy trình học tập ở những cấpbậc cao hơn. Đồng thời vận dụng giải pháp này còn có ý nghĩa trong việc hướng đíchmục tiêu liên kết tích hợp giữa con người với con người trong giáo dục. Vì những lí do trên tôi quyết định hành động chọn đề tài “ Vận dụng chiêu thức dạy họchợp tác phong cách thiết kế kế hoạch bài học mạch kỹ năng và kiến thức diện tích quy hoạnh môn Toán lớp 5 ”. 2. Lịch sử nghiên cứu và điều tra đề tài2. 1 Những điều tra và nghiên cứu ở ngoài nướcHọc hợp tác là quan điểm học tập rất thông dụng ở những nước có nền giáo dục pháttriển và nó đem lại hiệu suất cao giáo dục không hề phủ nhận. Dạy học hợp tác không phải làvấn đề mới so với một số ít nền giáo dục quốc tế. Các nhà nghiên cứu giáo dục đã đềcập đến yếu tố này trong nhiều khu công trình : – Năm 1878, hai nhà giáo dục người Anh là Ben và Lancanxto đã triển khai hìnhthức dạy kèm cặp. Hình thức này gọi là ” mạng lưới hệ thống kèm cặp “. Những học viên tuổi có kinhnghiệm được giáo viên dạy trước và họ sẽ đại diện thay mặt giáo viên kèm cặp cho nhiều học sinhkhác cùng lớp, giáo viên ngồi ở vị trí khác chỉ huy việc dạy kèm cặp của những học viên lớnnày. – Đóng góp so với sự nghiệp tăng trưởng giáo dục của Georg MichaelKerschensteiner ( 1854 – 1932 ), giáo sư người Đức chuyên nghiên cứu và điều tra về lí luận giáo dục, giám đốc của những trường học công lập ở Munich từ 1895 đến năm 1919, là ông đã đưanguyên tắc của “ nhà trường tích cực ” vào giảng dạy ở trường Trung học và Tiểu học. Ôngcho rằng, giáo viên hoàn toàn có thể trải qua hình thức học tập tự quản theo nhóm để phát triểntính cách của học viên. Theo ông, hoạt động giải trí chung trong nhóm không chỉ khơi dậy tinhthần nghĩa vụ và trách nhiệm, ý thức của học viên mà còn vô hiệu những động cơ ích kỉ. Tuy nhiên, Kerschensteiner chú ý quan tâm, nếu sử dụng không tốt hình thức dạy học này vẫn hoàn toàn có thể dẫn tớimột loạt ích kỉ đặc biệt quan trọng – đó là ích kỉ hội đồng. Ganh đua với động cơ không tốt có thểtạo nên thói ích kỉ của học viên. – Roger Cousinet ( 1881 – 1973 ) là người có công lớn trong việc giúp hình thứcdạy học hợp tác tăng trưởng. Ông là một giáo viên và là nhà tiên phong trong mạng lưới hệ thống giáodục tân tiến ở Pháp. Ông đã xuất bản rất nhiều cuốn sách quan trọng : giải pháp củacác nhóm học tập ( 1945 ), Đời sống xã hội của trẻ ( 1950 ), … Trong bài viết đăng trên Tạpchí Nghiên cứu khoa học công nghệ tiên tiến Pháp, số 11 năm 1993, trang 191 – 206, tác giả Rossđã dẫn quan điểm của Cousinet, cho rằng hình thức tổ chức triển khai cho học viên học tập tự dotheo nhóm có ý nghĩa lớn. Hình thức đó giúp tạo cho học viên năng lực hòa hợp với cộngđồng, có thói quen thao tác không cần sự trấn áp của giáo viên, từ đó khắc phục đượctình trạng lười tâm lý, biết xấu hổ với bạn khi không tham gia hay không hết lòng vớicông việc. – Theo Dotten trường Ecole – Dumal, trong học tập hợp tác nhóm, học viên có thểthường xuyên so sánh những hiệu quả học tập của mình với những bạn, từ đó tránh không cẩn thận, saonhãng, vô hiệu sự lười biếng, ghen tị, luôn tự ý thức về bản thân. Đó chính là điều kiệntiên quyết của sự trưởng thành về mặt xã hội. – Công trình nghiên cứu và điều tra của Peter Peterson ở Viện Đại học Iena đã đưa ra kếhoạch hoạt động giải trí có mạng lưới hệ thống gồm có những bài giảng của giáo viên và những hoạt động giải trí củahọc sinh theo nhóm. Các nhóm học tập hợp tác được xây dựng trước mỗi bài học kinh nghiệm, trướcmột yếu tố quan trọng cần nghiên cứu và điều tra và sẽ tương hỗ cho nhau. Điều này tạo nên sự hài hòatrong phối hợp việc làm của toàn lớp. – Trong cuốn sách ” Quản lí nhóm “, tác giả Lawrence Holp đã phân phối tổng quancác kĩ năng tương quan đến việc thiết kế xây dựng và hoạt động giải trí của nhóm, từ việc xác lập mụctiêu, tạo văn hoá thao tác cho nhóm. Đặc biệt cách xử lý và giảm thiểu những mâuthuẫn trong thao tác nhóm. – Nhà điều tra và nghiên cứu Jan Terwel đã triển khai nhiều lần thử nghiệm về quy mô tổ chứchọc hợp tác. Cuộc thử nghiệm tiên phong tại Trường Đại học Utrecht và gọi là dự án Bất Động Sản ID 1216 với 763 học viên. Cuộc thử nghiệm lần thứ hai là dự án Bất Động Sản AGO với 582 học viên thamgia, tiếp theo là những cuộc thử nghiệm lần thứ 3, thứ 4 và thứ 5. Qua những cuộc thử nghiệmđó, ông và 1 số ít người bạn đã đưa ra chứng minh và khẳng định : Học hợp tác không phải là phươngpháp tốt nhất, nếu tổ chức triển khai nhóm không tốt thì nhiều khi gây bất lợi cho học viên yếu kém. Như vậy hoàn toàn có thể nói những ý tưởng sáng tạo về việc tổ chức triển khai dạy học hợp tác của những thế kỉtrước đã được vận dụng ngày càng can đảm và mạnh mẽ trong thực tiễn dạy học của hầu hết những nướctrên quốc tế và giải pháp dạy học này đã từng bước chứng minh và khẳng định và ngày càng thể hiệnđược lợi thế của nó trong mạng lưới hệ thống những chiêu thức dạy học tích cực. Bước sang nhữngnăm đầu của thế kỉ XXI, dạy học hợp tác đang ngày càng khẳng định chắc chắn được vị trí, vai tròcủa nó trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Cho nên lúc bấy giờ, dạy học hợp tác làphương pháp dạy học được rất nhiều nhà giáo dục ưng ý và đang được sử dụng ởnhiều nơi. 2.2 Những điều tra và nghiên cứu ở trong nướcNhững năm gần đây với xu thế thay đổi giải pháp dạy học theo hướng tích cựchóa hoạt động giải trí của người học, cùng với trào lưu hội nhập quốc tế trong điều kiện kèm theo mới, hầu hết những nhà giáo dục Nước Ta đều nhận thấy rằng cần phải tổ chức triển khai dạy học cho họcsinh cách học hợp tác. Về phương diện lí thuyết, thời hạn gần đây đã có nhiều công trìnhnghiên cứu cũng như nhiều bài viết chăm sóc tới dạy học mang tính hợp tác như : – Tác giả Lê Văn Tạc đã đăng bài viết “ Một số yếu tố về cơ sở lí luận học hợp tácnhóm ” trên Tạp chí Giáo dục đào tạo số 81 ( 3/2004 ), nội dung bài bài viết nêu khái niệm của dạyhọc hợp tác, cơ sở lí luận của dạy học hợp tác cũng như những bước thực thi trong quátrình dạy học. – Tác giả Trần Bá Hoành, một trong những người đi đầu trong việc điều tra và nghiên cứu vềphát triển thay đổi giải pháp dạy học, chương trình và SGK ở Nước Ta, trong bài viết “ Những đặc trưng của chiêu thức tích cực ” trên Tạp chí Giáo dục đào tạo số 32 ( 6/2002 ) cónêu : “ Từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực giáo viên đưa ra những hoạt động giải trí độc lậphoặc theo nhóm để học viên tự sở hữu nội dung học tập, dữ thế chủ động đạt tiềm năng kiếnthức, kĩ năng, thái độ theo nhu yếu của chương trình ”. – Tác giả Đặng Thành Hưng trong cuốn sách “ Dạy học tân tiến ” khi đề cập đếndạy học hợp tác đã khẳng định chắc chắn : “ Các quan hệ của dạy học văn minh sẽ tăng trưởng theo xuhướng tăng cường sự tương tác, hợp tác và cạnh tranh đối đầu, tham gia và san sẻ ”, “ trong quanhệ Thầy – Trò, đặc thù hợp tác là xu thế điển hình nổi bật … 3. Mục đích nghiên cứuNghiên cứu lí luận chiêu thức dạy học hợp tác để vận dụng phong cách thiết kế kế hoạch bàihọc mạch kiến thức và kỹ năng diện tích quy hoạnh lớp 5 trong dạy học môn Toán ở Tiểu học nhằm mục đích góp phầnnâng cao hiệu suất cao dạy học. 4. Nhiệm vụ điều tra và nghiên cứu – Nghiên cứu cơ sở lí luận về chiêu thức dạy học hợp tác. – Tìm hiểu nội dung mạch kỹ năng và kiến thức diện tích quy hoạnh trong chương trình môn Toán lớp 5. – Vận dụng giải pháp dạy học hợp tác phong cách thiết kế kế hoạch bài học kinh nghiệm mạch kiến thứcdiện tích lớp 5 trong môn Toán ở Tiểu học. 5. Đối tượng, khoanh vùng phạm vi nghiên cứu và điều tra – Đối tượng nghiên cứu và điều tra : Phương pháp dạy học hợp tác. – Phạm vi nghiên cứu và điều tra : Mạch kỹ năng và kiến thức diện tích quy hoạnh trong môn Toán lớp 5.6. Giả thuyết khoa họcTừ việc điều tra và nghiên cứu lí luận của chiêu thức dạy học hợp tác, nếu hoàn toàn có thể vận dụngđể phong cách thiết kế những kế hoạch bài học kinh nghiệm theo mạch kỹ năng và kiến thức diện tích quy hoạnh lớp 5 trong môn Toán ởTiểu học thì hoàn toàn có thể giúp giáo viên nâng cao hiệu suất cao dạy học, đồng thời phát huy đượctính tích cực, dữ thế chủ động và góp thêm phần hình thành kĩ năng xã hội cho học viên Tiểu học. 7. Phương pháp nghiên cứu7. 1 Phương pháp điều tra và nghiên cứu lí thuyếtNghiên cứu, nghiên cứu và phân tích, tổng hợp tài liệu về chiêu thức dạy học môn Toán trongvà ngoài nước có tương quan đến đề tài. 7.2 Phương pháp hỏi quan điểm chuyên giaThu thập những thông tin trực tiếp từ những người am hiểu đề tài để bổ trợ, hoànthiện về mặt lí luận và những yếu tố khác của đề tài. NỘI DUNGCHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN1. 1 Một số khái niệm cơ bản1. 1.1 Hợp tácTheo từ điển Tiếng Việt : “ Hợp tác là cùng chung sức trợ giúp lẫn nhau trong côngviệc, một nghành nghề dịch vụ nào đó nhằm mục đích một mục tiêu chung ” Theo Nguyễn Hữu Châu : “ Hợp tác nghĩa là cùng chung sức để đạt những mục tiêuchung. Trong những trường hợp hợp tác, cá thể tìm kiếm những hiệu quả có ích cho họ vàđồng thời cho những thành viên của nhóm ”. Như vậy hoàn toàn có thể hiểu, hợp tác là ( những cá thể ) cùng làm, cùng san sẻ những khókhăn, trợ giúp nhau để hoàn thành xong việc làm nhằm mục đích đem lại quyền lợi cho chính mình và chocác thành viên khác trong nhóm. Sự hợp tác là điều không hề thiếu trong đời sống của quả đât và những tiến bộxã hội. Nó là TT của những mối quan hệ giữa những cá thể, mái ấm gia đình, những mạng lưới hệ thống kinhtế, xã hội. Xu hướng hợp tác và hội nhập quốc tế lúc bấy giờ là nhu yếu tất yếu dựa trêncông nghệ, kinh tế tài chính, sinh thái xanh, chính trị xuyên qua những biên giới chủ quyền lãnh thổ và gắn bó cácquốc gia trong một quốc tế chung. Hợp tác đóng vai trò quan trọng trong đời sống củacon người. Nó quyết định hành động sự thành bại của mỗi cá thể trong xã hội. 1.1.2 Phương pháp dạy họcPhương pháp nói chung là con đường, phương pháp để đạt được mục tiêu đề ra. Phương pháp dạy học là phương pháp thao tác của thầy và trò trong sự phối hợpthống nhất dưới sự chỉ huy của thầy nhằm mục đích làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mụcđích dạy học. 1.1.3 Dạy học hợp tácDạy học theo quan điểm ( dạy học hợp tác ) bao hàm cả giải pháp dạy của giáoviên và phương pháp học của học viên. Đối với giáo viên ta thường nói “ dạy học hợptác ” còn với học viên thì là “ học tập hợp tác ”. Liên quan đến yếu tố này, một số ít tác giảsử dụng thuật ngữ : dạy học hợp tác nhóm, dạy học nhóm tương tác hay chiêu thức dạyhọc hợp tác, … Nghiên cứu về dạy học hợp tác đã được nhiều nhà giáo dục chăm sóc, cóthể điểm qua 1 số ít ý niệm về dạy học hợp tác như sau : D.Johnson, R.Johnson và Holubec ( 1990 ) cho rằng : “ Học tập hợp tác là toàn bộnhững hoạt động giải trí học tập mà học viên thực thi cùng nhau trong những nhóm, trong hoặcngoài khoanh vùng phạm vi lớp học ” J. Cooper và những tác giả khác ( 1990 ) chứng minh và khẳng định “ Học hợp tác là một chiến lượchọc tập có cấu trúc, có hướng dẫn một cách có mạng lưới hệ thống, được thực thi cùng nhau trongnhóm nhỏ nhằm mục đích đạt được trách nhiệm chung ” Theo Nguyễn Hữu Châu : “ Dạy học hợp tác là việc sử dụng những nhóm nhỏ để họcsinh thao tác cùng nhau nhằm mục đích tối đa hóa tác dụng học tập của bản thân mình cũng nhưngười khác ” Tác giả Trần Vui cho rằng : “ Dạy học hợp tác là việc dùng những nhóm nhỏ học sinhtrong dạy học, sao cho những thành viên trong nhóm cùng nhau thao tác, học tập để đạtđược nội dung Toán và những kĩ năng xã hội. Các em học viên cùng nhau thao tác hướngđến mục tiêu chung ” Theo Hoàng Lê Minh ( 2013 ) : “ Dạy học hợp tác là giải pháp dạy học trong đó, mỗi học viên được học tập trong một nhóm, có sự cộng tác giữa những thành viên trongnhóm, giữa những nhóm để đạt đến mục tiêu chung ”. Theo Nguyễn Hoài Anh ( 2013 ) : “ Dạy học hợp tác là một chiêu thức dạy học, trong đó giáo viên tổ chức triển khai lớp học thành nhóm, những thành viên trong nhóm phải cùngnhau thao tác, hợp tác để thực thi trách nhiệm dạy học mà giáo viên đã giao, nhằm mục đích đạtđược tiềm năng dạy học ”. Như vậy, những nhà giáo dục đều có những nét tương đương khi ý niệm về dạy họchợp tác. Trong dạy học hợp tác, học viên được cùng thao tác ở từng nhóm nhỏ. Quanđiểm hợp tác nhu yếu sự tham gia, góp phần trực tiếp của học viên vào quy trình học tập, đồng thời nhu yếu học viên phải thao tác cùng nhau để đạt được hiệu quả học tập chung. Trong quy trình hợp tác mỗi cá thể tìm thấy quyền lợi cho chính mình và cho những thànhviên khác trong lớp, nghĩa là thôi thúc sự ảnh hưởng tác động tích cực lẫn nhau trong tập thể họcsinh. Học sinh học bằng cách làm chứ không chỉ học tập bằng cách nghe giáo viên thuyếtgiảng. 1.2 Cơ sở khoa học của dạy học hợp tác1. 2.1 Thuyết học tập mang tính xã hội : Sự thao tác đồng độiThuyết học tập mang tính xã hội được thiết kế xây dựng trên nguyên tắc thông dụng là trẻ sẽnỗ lực so với những trách nhiệm giáo viên đưa ra mà trẻ sẽ được khen thưởng sau khi hoànthành và và sẽ không cố gắng nỗ lực so với những việc trẻ không được khen hoặc bị chê. Tưtưởng chính của thuyết này là khi những cá thể thao tác cùng nhau hướng tới mục tiêuchung thì sự nhờ vào lẫn nhau thôi thúc học hoạt động giải trí tích cực hơn để giúp nhóm, vàqua đó giúp chính bản thân mình đạt đến thành công xuất sắc. Hơn nữa nhóm thường tìm cáchgiúp những thành viên yếu kém, mọi người có xu thế vươn tới sự thống nhất và coitrọng thành viên nhóm mình. Thuyết này được vận dụng thoáng rộng trong nhà trường. 1.2.2 Thuyết Piaget : Sự xử lý mâu thuẫnTheo Piaget, để thôi thúc sự tăng trưởng trí tuệ cho học viên, giáo viên đưa trẻ vàonhững trường hợp làm Open những quan điểm xích míc. Giáo viên sẽ đặt cho từngcặp học viên có quan điểm trái chiều về cách xử lý yếu tố thành một nhóm và yêu cầutừng cặp hai em này hoạt động giải trí cùng nhau khi nào nhất trí hoặc có câu vấn đáp chung thìkết luận về bài học kinh nghiệm. Sau khi những em thống nhất, giáo viên kiểm tra riêng từng em và luônthấy rằng, những em lúc đầu còn kém cỏi về một yếu tố nào đó thì giờ đây hoàn toàn có thể tự mìnhgiải quyết một cách đúng đắn, không khác với cách xử lý của bạn mình. Đôi khigiáo viên cũng dạy trẻ theo từng đôi một nhằm mục đích mục tiêu cho trẻ bắt chước cách giảiquyết đúng một yếu tố, hoặc hoàn toàn có thể dạy một trẻ với sự tận mắt chứng kiến của những trẻ khác đểchúng học cách tìm ra nguyên do theo cách cùng tăng trưởng. 1.2.3 Thuyết Vygotski : Sự học tập tập thểVygotski cho rằng, mọi tính năng tâm lí hạng sang đều có nguồn gốc xã hội và xuấthiện trước hết ở Lever liên cá thể. Theo ông, “ trong sự tăng trưởng của trẻ, mọi chứcnăng tâm lí hạng sang đều Open hai lần : lần thứ nhất như thể một hoạt động giải trí tập thể, mộthoạt động xã hội, nghĩa là như một tính năng liên tâm lí, lần thứ hai như thể một hoạtđộng cá thể, như thể một công dụng tâm lí bên trong ”. Vygotski đã đưa ra khái niệm vàxây dựng lí thuyết về vùng tăng trưởng gần. Dạy học chỉ có hiệu suất cao so với việc thúc đẩysự tăng trưởng khi tác động ảnh hưởng của nó nằm ở vùng tăng trưởng gần của học viên. Phải làm saokích thích và làm thức tỉnh quy trình chuyển vào trong và khoanh vùng phạm vi mối quan hệ với nhữngngười xung quanh và sự hợp tác với bè bạn. Các quy trình hướng vào trong này sẽ tạonên những hiệu quả bên trong của chính bản thân người học. 1.2.4 Thuyết khoa học nhận thức mới : Dạy lẫn nhauThuyết khoa học nhận thức mới được Palincsar và Brown kiến thiết xây dựng và tăng trưởng. Theo học thuyết này, học viên và giáo viên thay phiên nhau đóng vai trò người dạy saukhi cùng nghiên cứu và điều tra tài liệu học tập. Giáo viên làm mẫu, nêu ra những yếu tố, đặt những câuhỏi, cách tóm tắt, cách nghiên cứu và phân tích làm sáng tỏ yếu tố, … Học sinh học cách làm của giáoviên và vận dụng vào trong nhóm hợp tác của mình. Các thành viên khác trong nhóm thamgia vào đàm đạo bằng cách nêu ra những câu hỏi và nêu câu vấn đáp, phản hồi, tìm kiếmnhững từ ngữ đúng chuẩn, thích hợp, khái quát và rút ra những Kết luận. Vai trò của từngthành viên được luân phiên biến hóa. 1.3 Đặc điểm của dạy học hợp tácDạy học hợp tác theo nhóm không chỉ là việc học viên phải ngồi cạnh nhau, cùngnhau trao đổi, tranh luận, trợ giúp lẫn nhau, san sẻ hiểu biết kinh nghiệm tay nghề mà còn cónhững đặc thù sau : * Sự phụ thuộc vào lẫn nhau mang tính tích cựcTrong dạy học hợp tác, thành quả của mỗi cá thể hay của nhóm có tương quan mộtcách tích cực với nhau. Kết quả học tập của mỗi người trong nhóm sẽ có ý nghĩa gópphần để tiến tới đạt được hiệu quả chung của nhóm. Mỗi thành viên chỉ hoàn toàn có thể đạt được kếtquả nếu những thành viên khác đạt được hiệu quả. Do đó, tổng thể những thành viên trong nhómhợp tác cần nhận thấy sự thiết yếu cùng làm để đạt được hiệu quả ở đầu cuối của nhóm. Việc giúp sức bất kể một thành viên nào trong nhóm cũng đều nhằm mục đích đạt đến mục tiêuchung của nhóm. Nguyên tắc này là điểm cốt yếu của có sự hợp tác. Để đạt được sự phụ thuộc vào lẫn nhau một cách tích cực, theo Van Denkey ( 1991 ), giáo viên cần tạo ra một thực trạng mà trong đó giữa những thành viên trong nhóm có sựphụ thuộc lẫn nhau về mục tiêu, nội dung bài học kinh nghiệm, về khen thưởng, về vai trò và về cảmôi trường học tập. Điều đó bộc lộ ở những điểm sau : – Cả nhóm được giao một bài tập lớn. – Cả nhóm ngồi tập trung chuyên sâu thao tác xung quanh một bàn. – Mỗi thành viên đều triển khai một phần của bài tập. – Mỗi nội dung chỉ được phân công cho một thành viên của nhóm. – Từng thành viên đều góp phần điểm để tạo điểm chung cho cả nhóm. – Sản phẩm cần đạt là xử lý được việc làm một cách toàn vẹn. – Khen thưởng theo nhóm. Nếu trong nhóm đạt được sự nhờ vào lẫn nhau một cách tích cực, học viên sẽ : – Được lôi cuốn vào việc làm được phân công. – Thân thiện, đồng cảm với nhau. – Chia sẻ tài liệu và câu vấn đáp một cách tích cực hơn. – Quan tâm tới hiệu quả của những thành viên khác trong nhóm. – Thúc đẩy, giúp sức lẫn nhau để đạt hiệu quả chung. * Thể hiện rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của cá thể và của nhóm : Nhóm phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đạt được tiềm năng đề ra, đồng thời mỗi cá thể phải cótrách nhiệm góp phần vào việc làm chung, không ai được phép “ lệ thuộc ” vào côngviệc của người khác. Nhóm phải xác lập rõ mục tiêu của mình và nhìn nhận được cả tiếntrình đạt tới mục tiêu đó cũng như nỗ lực của mỗi cá thể. Trách nhiệm cá thể tồn tạikhi thực thi mỗi trách nhiệm của học viên được nhìn nhận và tác dụng được trao lại chonhóm và cá thể đó, từ đó xác lập xem ai cần được tương hỗ và khuyến khích thêm đểhoàn thiện trách nhiệm. Mục đích nhóm hợp tác là làm cho thành viên mạnh dạn, tự tin hơn, trải qua việc cùng nhau hoạt động giải trí, học viên dần đạt được tác dụng cá thể tốt hơn. * Rút kinh nghiệm tay nghề của nhóm : Việc rút kính nghiệm của nhóm hợp tác là một hoạt động giải trí cộng tác giúp cho họcsinh nhận thức tầm quan trọng của những kĩ năng học với niềm tin hợp tác, tự đánh giáviệc triển khai của nhóm và rút ra những bài học kinh nghiệm để việc hợp tác trong những bài học kinh nghiệm sauđạt hiệu suất cao cao hơn. Việc rút kinh nghiệm tay nghề của nhóm gồm có : nhìn nhận của cá thể, nhìn nhận của nhóm. Ngoài ra giáo viên hoàn toàn có thể đưa ra những nhận xét về việc làm của nhóm đã làmhoặc cũng hoàn toàn có thể nhu yếu mỗi nhóm viết ra 2, 3 kĩ năng nhóm đã làm tốt và 1, 2 kĩ năngnhóm sẽ cố gắng nỗ lực làm tốt hơn ở lần sau. Viết nhìn nhận của nhóm diễn ra vào thời hạn diễn ra vào cuối bài học kinh nghiệm với tinh thầnhợp tác và có tính năng thôi thúc sự đồng cảm với nhau giữa những thành viên và đó cũng làdịp để những thành viên cam kết với nhau về cách thực thi việc làm ở những bài học kinh nghiệm sau. * Rèn luyện kĩ năng hợp tác : Học tập hợp tác vốn phức tạp hơn kiểu học cạnh tranh đối đầu hay cá thể, vì nó đòi hỏihọc sinh phải lĩnh hội những kỹ năng và kiến thức môn học lẫn những kĩ năng hoạt động giải trí liên những nhân vànhóm nhỏ thiết yếu cho việc trở thành một thành phần của nhóm. Không có những kĩ năngxã hội thao tác hợp tác sẽ không đạt hiệu quả. Trong thực tiễn nhiều học viên vẫn thiếunhững kĩ năng xã hội thiết yếu, họ không biết làm thế nào để hợp tác tốt với nhau. Do đó, học viên cần phải được học những kĩ năng này và được thôi thúc để sử dụng chúng mộtcách tiếp tục và có hiệu suất cao ( ví dụ : kĩ năng hỏi – vấn đáp bạn, kĩ năng sử dụng lời nóikhi tiếp xúc … ) Theo Johnson David W. và Johnson Roger T. ( 1990 ), để dạy từng kĩ năng hợp táccho học viên, giáo viên hoàn toàn có thể theo những bước sau : 1. Học sinh phải thấy nhu yếu sử dụng kĩ năng trải qua việc lý giải củagiáo viên. 2. Học sinh phải hiểu rõ kĩ năng đó là gì và khi nào được sử dụng. 3. Học sinh phải được thực hành thực tế kĩ năng đó nhiều lần. 4. Học sinh phải có ý thức tiếp tục tâm lý : Làm thế nào để sử dụng tốtkĩ năng này. 5. Học sinh phải kiên trì triển khai kĩ năng để tiến tới thực sự thành thục kĩnăng. * Sự hợp tác diễn ra trong suốt quy trình hoạt động giải trí nhómQuá trình hoạt động giải trí nhóm sống sót đến khi những thành viên nhóm bàn luận được vềviệc học đã đạt được tiềm năng tốt đến mức độ nào và duy trì hiệu suất cao những mối quan hệhợp tác ra làm sao. Nhóm cần nhận thức được những hoạt động giải trí nào đạt hiệu suất cao tốt, hoạtđộng nào chưa đạt được hiệu suất cao như mong ước, hành vi nào cần liên tục hay cần thayđổi, thái độ của thành viên nào tích cực, thành viên nào chưa tích cực để quan tâm nhắc nhở. Sự tân tiến liên tục của hiệu quả học tập là nhờ vào việc nghiên cứu và phân tích kĩ những thành viên học tậpcùng nhau và hiệu suất cao của nhóm hoàn toàn có thể được tăng cường như thế nào. 4. Vai trò của dạy học hợp tácCác khu công trình nghiên cứu và điều tra của những nhà sư phạm đã chỉ ra rằng : Dạy học hợp tácđem lại hiệu suất cao học tập tích cực cho học viên trong quy trình dạy học môn Toán cũngnhư dạy học những môn học khác, biểu lộ đơn cử như sau : – Dạy học hợp tác góp thêm phần nâng cao hiệu quả học tập của học viên. – Thông qua hoạt động giải trí hợp tác, học viên nhận ra được sức mạnh đoàn kếttrong việc xử lý những yếu tố. Ý tưởng là động viên học viên “ cùng bơi hoặccùng chìm ” với nhau hơn là sản xuất ra những kẻ thắng kẻ thua như trong môitrường học tập có tính ganh đua một cách truyền thống lịch sử. – Dạy học hợp tác tạo điều kiện kèm theo cho toàn bộ những đối tượng người tiêu dùng học viên cùngtham gia nhiều vào trong những hoạt động giải trí học tập trong lớp. Nhờ đó học viên được cócơ hội phát huy tính dữ thế chủ động, phát minh sáng tạo, tăng trưởng năng lượng tư duy, thay vì chỉ học từthầy, học viên còn học từ bạn hữu, học từ sách vở. – Thông qua hoạt động giải trí thao tác nhóm, học viên tăng trưởng năng lượng tiếp xúc : biết lắng nghe, gật đầu và phê phán quan điểm của người khác, biết trình diễn, bảo vệ ýkiến của mình trong nhóm. Đồng thời rèn luyện niềm tin học tập hợp tác giữa những họcsinh trong lớp, tăng cường sự tự tin và nghĩa vụ và trách nhiệm cá thể trong tập thể, tạo nên ýthức hội đồng, tính kỉ luật, giúp học viên thích ứng nhanh hơn với những đòi hỏingày càng cao của đời sống xã hội. 1.5 Yêu cầu khi vận dụng dạy học hợp tácCũng như những quan điểm dạy học khác, dạy học hợp tác muốn đạt hiệu suất cao caogiáo viên khhông thể sử dụng một cách tùy tiện mà cần quan tâm một số ít yếu tố sau : – Dạy học hợp tác trên cơ sở khai thác tốt những nội dung dạy học và dự trù cácnăng lực cá thể của học viên. Việc khai thác nội dung dạy học để vận dụng dạy học hợptác theo những Lever khác nhau, những phương pháp tương thích vói từng nội dung bài học kinh nghiệm sẽđem lại hiệu suất cao cao hơn. – Các trường hợp hợp tác phải tương thích với tiềm năng nội dung bài dạy, phải phùhợp với trình độ nhận thức của học viên, bảo vệ tính lôgic của những kỹ năng và kiến thức trong mônhọc. Tránh đưa ra những trường hợp hợp tác quá dễ hay quá khó làm học viên ỷ lại haychay lười trong tâm lý. – Giáo viên phải nắm rõ đặc thù của từng đối tượng người dùng học viên và từng quan hệbình đẳng trong nhóm. Chính sự không như nhau giữa những thành viên trong nhóm vềtrình độ, về kĩ năng xã hội, về tính cách, … là yếu tố tạo nên một nhóm thao tác hợp táckém hiệu suất cao và không hợp tác ăn ý. – Dạy học hợp tác yên cầu sự tham gia tích cực của toàn bộ những đối tượng người dùng học viên. Nếu không tạo được thói quen có ý thức tự giác, thái độ tích cực tham gia hoạt động giải trí củacác thành viên trong nhóm thì dạy học hợp tác không đạt được hiệu suất cao. Các yếu tố chủyếu quyết định hành động việc tham gia tích cực của những thành viên đó là sự phân loại việc làm, sựđiều hành của nhóm trưởng, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cá thể. Điều này yên cầu giáo viênngay từ khi phong cách thiết kế những trách nhiệm giao cho những nhóm phải tính đến đặc thù của nhóm, tạo ra sự linh động trong vai trò của mỗi cá thể, mỗi thành viên trong nhóm đều có thểtham gia ở một thời gian đơn cử. – Trong quy trình tổ chức triển khai học hợp tác, giáo viên phải tiếp tục theo dõi, giámsát và kiểm soát và điều chỉnh những sai sót của những em, để tránh thực trạng một học viên phụ tráchtheo kiểu độc đoán, hầu hết những thành viên trong nhóm không làm bài mà lại chăm sóc đếnnhững việc khác. Trong nhóm và giữa những nhóm phát sinh thực trạng đối địch, lo ngại, giậndữ. – Tạo ra được không khí học tập sôi sục, cởi mở, khuyến khích những sáng tạo độc đáo sángtạo nhằm mục đích kích thích hứng thú học tập và ý thức tự giác tích cực của học viên. 1.6 Phân biệt giải pháp dạy học hợp tác với hình thức tổ chức triển khai dạy họctheo nhómNhư tất cả chúng ta đã biết thì chiêu thức dạy học hợp tác là một chiêu thức dạyhọc trong đó giáo viên tổ chức triển khai cả lớp thành những nhóm nhỏ, những thành viên trong nhómphải cùng nhau thao tác để đạt được trách nhiệm dạy học mà giáo viên đã giao, nhằm mục đích đạtđược tiềm năng dạy học đã đề ra. Còn so với hình thức tổ chức triển khai dạy học theo nhóm là mộttrong những hình thức tổ chức triển khai dạy học phát huy tính tích cực, phát minh sáng tạo cho học viên, gópphần nâng cao chất lượng, hiệu suất cao của quy trình dạy học. Qua đó, ta thấy được rằng ở chiêu thức dạy học hợp tác yên cầu học viên phải cókĩ năng tư duy độc lập, kĩ năng hợp tác thì mới hoàn toàn có thể tham gia hoạt động giải trí đàm đạo đểthực hiện những trách nhiệm học tập, đồng thời những thành viên trong một nhóm phải có sựđóng góp để tạo nên tác dụng, mẫu sản phẩm chung của cả nhóm. Đó không chỉ là sự trao đổi, luận bàn một cách đơn thuần mà đó là những hành vi biểu lộ tính tích cực, góp phầnhình thành cho học viên kĩ năng hợp tác – một kĩ năng xã hội thiết yếu cho những em họcsinh. Các trách nhiệm mà giáo viên đưa ra khi vận dụng giải pháp dạy học hợp tác có sựphân chia rõ ràng về trách nhiệm của những cá thể và trách nhiệm chung của nhóm, đo lườngmức độ nhận thức của học viên và nhóm trưởng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt độngcủa những thành viên để hoàn toàn có thể kiểm soát và điều chỉnh, nhắc nhở. Còn so với hình thức tổ chức triển khai dạy họctheo nhóm thì nó thường không biểu lộ tối đa năng lực phối hợp cùng triển khai nhiệmvụ học tập, thường thì hiệu quả học tập của những nhóm trong hình thức tổ chức triển khai dạy họckhông khách quan và công minh như khi vận dụng chiêu thức pháp dạy học hợp tác, chủyếu là dựa vào tác dụng của người điều hành quản lý ( nhóm trưởng ) để có tác dụng chung. 1.7 Vận dụng dạy học hợp tác trong môn Toán ở Tiểu học : * Quy trình dạy học hợp tác : Dạy học hợp tác tương thích với xu thế thay đổi dạy học lúc bấy giờ. Tuy nhiên, đểvận dụng một cách thành công xuất sắc tùy thuộc vào việc lựa chọn trường hợp vận dụng, phụthuộc vào năng lượng tổ chức triển khai và tinh chỉnh và điều khiển của người giáo viên và ý thức thái độ việc tíchcực hợp tác của học viên. Bước 1 : Thiết kế trách nhiệm học tập cụ thểỞ bước này giáo viên cần triển khai những nội dung sau : – Xác định tiềm năng bài học kinh nghiệm : Mục tiêu chính vẫn là sở hữu kỹ năng và kiến thức đơn cử trong hoạt động giải trí học tập, cần chútrọng hơn đến tiềm năng rèn luyện cho học viên cách học và cách tiếp xúc. Bên cạnh đó, trong dạy học hợp tác, còn phải dạy cho học viên giải pháp hợp tác và rèn luyện tưduy đối thoại có phê phán. – Lựa chọn nội dung : Không phải nội dung nào cũng hoàn toàn có thể đưa ra để tổ chức triển khai học tập hợp tác, vì vậyphải chọn nội dung thích hợp. Đó là những nội dung hình thành nhu yếu hợp tác, nhữngnội dung kích thích sự tranh luận trong tập thể, yên cầu trẻ phải vận dụng kinh nghiệm tay nghề cánhân của mình để xử lý yếu tố. Trong dạy học môn Toán ở Tiểu học, hoàn toàn có thể chọn những nội dung như : Những tìnhhuống để tiếp cận một hình tượng mới và quy tắc hình học, tìm và sữa chữa sai lầm đáng tiếc khigiải toán, tìm nhiều cách giải cho một bài toán, tổng kết chương. – Thiết kế trường hợp và dự kiến huống xử lý của học viên : Sau khi lựa chọn nội dung, giáo viên thực thi phong cách thiết kế trường hợp học tập bằngnhiều hình thức khác nhau. Tình huống phải có tính năng gợi ra yếu tố, trách nhiệm đề raphải vừa sức với trình độ nhận thức của học viên, tức là học viên hoàn toàn có thể xử lý đượctình huống đặt ra, có nhu yếu hợp tác với nhau và kỳ vọng sự hợp tác đó sẽ mang lại hiệuquả tốt. Thông thường trách nhiệm của những nhóm là giống nhau nhưng cũng hoàn toàn có thể khácnhau. Trong một tiết dạy hoàn toàn có thể phối hợp nhiều trường hợp dạy học hợp tác khác nhau theomột trình tự lôgic. Trong quy trình phong cách thiết kế trường hợp hợp tác, giáo viên nên dự kiến cáccách nghĩ khác nhau và phương hướng xử lý của học viên. Dự kiến càng nhiềuphương án thì quy trình dạy học sẽ trở nên thuận tiện hơn. – Chuẩn bị những câu hỏi phụ gợi ý học viên tìm tòi phương pháp xử lý yếu tố. Tùy theo mức độ phức tạp của câu hỏi phụ để gơi ý học viên trong quy trình dạy học hợptác. Bước 2 : Tổ chức nhóm học tập * Chia nhómCó thể chia nhóm ngẫu nhiên hay chia nhóm chủ định, nhờ vào vào mục đíchcủa việc hoạt động giải trí nhóm. – Khi chia nhóm cần quan tâm : Số lượng thành viên trong mỗi nhóm phụ thuộc vào : + Nhiệm vụ bài học kinh nghiệm cũng như những thiết bị Giao hàng cho hoạt động giải trí nhóm. + Thời gian hoạt động nhóm nhỏ : với thời hạn thì ít nhóm nhỏ sẽ có hiệu suất cao hơnnhóm lớn vì trong nhóm nhỏ nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá thể cao hơn, mất ít thời hạn dichuyển. Học sinh phải dữ thế chủ động hình thành nhóm học tập khẩn trương theo sự phân chiacủa giáo viên, biết lựa chọn được người có năng lực làm nhóm trưởng tương thích với côngviệc. * Tổ chức vị trí ngồi cho học sinhCần sắp xếp những thành viên trong nhóm học tập ngồi gần nhau hơn sao cho những emcó thể thuận tiện san sẻ tài liệu học tập, duy trì được sự liên hệ với nhau bằng ánh mắt vàtrao đổi nhỏ, đủ nghe trong nhóm mà không làm tác động ảnh hưởng đến hoạt động giải trí của những nhómkhác. Tốt nhất là những thành viên trong nhóm ngồi đương đầu nhau, điều này sẽ làm cho họcsinh tích cực hơn, dữ thế chủ động hơn, nghĩa vụ và trách nhiệm hơn, đồng thời có thời cơ khuyến khích, động viên, ủng hộ lẫn nhau trong quy trình học tập. Cần có những khoảng trống làm lối đi để giáo viên hoàn toàn có thể thuận tiện chuyển dời từ nhómnày sang nhóm khác nhằm mục đích quản lí và tương hỗ khi thiết yếu. Việc tổ chức triển khai vị trí ngồi của học viên cần phải làm nhanh để không tốn thời hạn vàgiữ được trật tự … * Giao trách nhiệm cho nhómNhiệm vụ cho nhóm cần đươc giao đơn cử. Xác định rõ tiềm năng về kiến thức và kỹ năng và kĩnăng mà những nhóm cần đạt được. Phiếu giao việc phải rõ ràng hoàn toàn có thể sử dung hai dạngcâu hỏi : câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Giáo viên hoàn toàn có thể giao trách nhiệm như nhau hoặc khácnhau. Quy định thời hạn thao tác của nhóm : giáo viên dự trù thời gian hoạt độngnhóm sao cho thích hợp, vừa đủ so với học viên trung bình khá hoàn toàn có thể xử lý đượcnhiệm vụ học tập. * Yêu cầu về phương pháp thao tác nhóm – Về phía học viên + Sau khi nhận trách nhiệm, những nhóm học viên cần tích cực, dữ thế chủ động nghiên cứu và điều tra, tìm tòi để lập dàn ý vấn đáp dưới sự điểu khiển của nhóm trưởng. + Phải xác lập nội dung câu vấn đáp : “ Dựa vào thông tin nào ? ” + Câu vấn đáp của một thành viên trong nhóm cần được toàn bộ những thành viên trongnhóm đồng ý chấp thuận, mỗi em đều phải có năng lực lý giải cách xử lý yếu tố hay tiếnhành để có được tác dụng, triển khai xong bài được giao khi giáo viên gọi ngẫu nhiên một sốthành viên trong nhóm thì bạn đó hoàn toàn có thể trình diễn hiệu quả. + Đánh giá bằng điểm cho cả nhóm bằng cách cộng điểm cho từng thành viêntrong nhóm, hoặc nhìn nhận loại sản phẩm. + Khen thưởng cho những nhóm nào triển khai xong nhanh và tốt trách nhiệm được giao, đồng thời nhắc nhở 1 số ít nhóm chưa triển khai xong tốt trách nhiệm. Bước 3 : Điều hành những hoạt động giải trí học tập hợp tácTrong nhóm, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhóm trưởng là điều hành quản lý mọi hoạt động học tậphợp tác nhằm mục đích bảo vệ cho những thành viên trong nhóm triển khai xong tốt trách nhiệm đượcgiao, từ đó nâng cao tác dụng của nhóm. Các thành viên trong nhóm triển khai theo sự điều khiển và tinh chỉnh của nhóm trưởng, tíchcực bàn luận, bảo vệ nguyên tắc dân chủ trong quy trình hợp tác. Trong những nhóm hoạt động giải trí, giáo viên cần quan sát nhạy cảm, chớp lấy kịp thờithông tin ngược từ phía học viên xem những nhóm đã hiểu rõ trách nhiệm của mình hay chưa, kịp thời phát hiện khó khăn vất vả, lúng túng trong khi triển khai, giúp sức những nhóm vận hànhđúng hướng và duy trì mối quan hệ phụ thuộc vào lẫn nhau một cách tích cực, khuyến khíchđộng viên những nhóm hoặc những nhân thao tác tốt, can thiệp, kiểm soát và điều chỉnh khéo kéo để hìnhthành và khắc sâu những kĩ năng hoạt động giải trí hợp tác theo nhóm nhỏ cho những thành viêntrong nhóm. Thời điểm tốt nhất để dạy kĩ năng hợp tác cho học viên là khi giáo viên nhậnthấy học viên thiết yếu có những kĩ năng. Quy trình can thiệp của giáo viên cần làm thế nào để mỗi khi hoạt động giải trí nhóm kết thúchọc sinh có được những kĩ năng mới hữu dụng. Điều quan trọng là những kĩ năng hợp tác phảiđược liên tục hoặc thực hành thực tế trong môi trường tự nhiên lớp học nhà trường và ngoài sântrường. Bước 4 : Tổng kết, nhìn nhận và rút ra kết luậnCác nhóm lần lượt cử đại diện thay mặt hoặc luân phiên nhau trình diễn hiệu quả thao tác đểphát huy hiệu quả tốt của mọi thành viên trong nhóm. Thảo luận chung : giáo viên hướng dẫn học viên phát hiện, nhận xét bổ trợ, đánhgiá hoặc sửa chữa thay thế những thiếu sót của những nhóm bạn để rút kinh nghiệm tay nghề và hoàn thiệnkiến thức mới. Giáo viên tổng kết và chốt lại kỹ năng và kiến thức cần học hay tác dụng của bài toán. * Một số trường hợp hoàn toàn có thể vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học Toán ở Tiểuhọc : Trong dạy học môn Toán hoàn toàn có thể vận dụng ở một số ít trường hợp đơn cử sau : + Tình huống 1 : Hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũ. + Tình huống 2 : Phát triển những kỹ năng và kiến thức và kĩ năng mới của bài học kinh nghiệm, giáo viên cóthể cung ứng kiến thức và kỹ năng tới một mức độ nhất định sau đó nhu yếu học viên luận bàn đểphát triển làm rõ mối quan hệ giữa những kiến thức và kỹ năng cũ và kỹ năng và kiến thức mới, giữa những kĩ năng đãcó và những kĩ năng cần hình thành. Đây cũng là một trường hợp thích hợp để vận dụng dạyhọc hợp tác. + Tình huống 3 : Luyện tập thực hành thực tế, củng cố kim chỉ nan hoặc ôn tập mạng lưới hệ thống hóacác kiến thức và kỹ năng đã có. Hoạt động thực hành thực tế và ôn tập tiếp tục có ý nghĩa rất quan trọng trong dạyhọc Toán so với học viên Tiểu học. Nó giúp học viên hiểu rõ những nội dung lí thuyết vàhoàn thiện những kĩ năng, hình thành kĩ xảo. Việc hướng dẫn thực hành thực tế, ôn tập môn Toán cóhiệu quả cũng là một trường hợp thích hợp để vận dụng dạy học hợp tác. Dạy học hợp tác là một giải pháp dạy học thích hợp với nhiều trường hợp dạyhọc toán ở Tiểu học. Tuy nhiên để vận dụng chiêu thức dạy học hợp tác một cách thànhcông còn tùy thuộc vào việc lựa chọn trường hợp vận dụng, nhờ vào vào tài tổ chức triển khai, điềukhiển của mỗi giáo viên với việc tích cực hợp tác của học viên. 1.8 Đặc điểm tâm sinh lí của học viên Tiểu học1. 8.1. Đặc điểm nhận thức1. 8.1.1 Về tri giácMang tính không chủ định, chỉ biết nhìn mà chưa biết quan sát, phụ thuộc vào vàochính đối tượng người dùng được tri giác, đượm sắc tố xúc cảm. Tri giác của những em mang tính đạithể, ít đi vào chi tiết cụ thể ngẫu nhiên, không tìm ra những tín hiệu đặc trưng của đối tượng người tiêu dùng, chỉdừng lại ở phân biệt và gọi tên, chưa có năng lực nghiên cứu và phân tích và tổng hợp mà chỉ liệt kênhững gì nhìn thấy. Đặc biệt tri giác của những em tăng trưởng dựa vào hoạt động giải trí học tập : Càng ngày càngcó năng lực quan sát tinh xảo, có mục tiêu và chiêu thức rõ ràng … 1.8.1. 2 Về chú ýChú ý không chủ định tăng trưởng mạnh và chiếm lợi thế ở học viên tiểu học và càngtrở nên tập trung chuyên sâu, bền vững và kiên cố hơn khi có tài liệu học tập mang tính trực quan, sinh độnghoặc khơi gợi ở trẻ những rung cảm tích cực. Ngược lại thì quan tâm có chủ định còn yếu, nhưng năng lực tăng trưởng của nó ở những em trong quy trình học tập là rất cao. Bên cạnh sựhình thành quan tâm có chủ định thì sự hình thành quan tâm sau chủ định cũng có ý nghĩa lớncho hoạt động giải trí nhận thức của trẻ. 1.8.1. 3 Về tư duyĐặc điểm điển hình nổi bật trong tư duy của học viên tiểu học là sự chuyển từ tính trực quan, đơn cử sang tính trừu tượng, khái quát. Tư duy của học viên những lớp đầu tiểu học là tư duycụ thể dựa vào những đặc thù trực quan của đối tượng người dùng. Còn tư duy của những học viên lớpcuối tiểu học đã thoát ra khỏi đặc thù trực tiếp của tri giác và mang tính trừu tượng kháiquát. 1.8.1. 4 Về tưởng tượngNó được hình thành, tăng trưởng trong hoạt động giải trí học tập và những hoạt động giải trí khác củacác em. Trong tiến trình lứa tuổi này, những em rất giàu trí tưởng tượng, nhiều khi quá tinvào những điều huyền hoặc. Hình ảnh tượng trưng của trẻ lúc đầu còn dựa vào những đốitượng đơn cử, về sau nó được tăng trưởng dựa trên cơ sở của ngôn từ. Ở những lớp cuối tiểuhọc, tưởng tượng của những em tăng trưởng theo xu thế rút gọn và khái quát hơn. 1.8.1. 5 Về trí nhớĐầu tuổi đi học, hầu hết những em còn bị trí nhớ tự do, thiếu chủ định chi phối. Họcsinh tiểu học có năng lực ghi nhớ tốt, đặc biệt quan trọng là ghi nhớ máy móc. Tình cảm có ảnhhưởng rất lớn đến độ vững chắc và độ nhanh của sự ghi nhớ so với học viên. Vào nămcuối tiểu học với sự tham gia tích cực của ngôn từ, từ đó tạo điều kiện kèm theo trí nhớ, tư duy vàtưởng tượng tăng trưởng. 1.8.2 Đặc điểm nhân cách của học viên tiểu họcSự tăng trưởng nhân cách của học viên tiểu học đa phần diễn ra và bị chi phối bởihoạt động chủ yếu là hoạt động giải trí học tập. Quan hệ giữa giáo viên và học viên là nét đặc thùtrong nhân cách của học viên tiểu học. Lúc đầu những em còn kinh ngạc nhưng chỉ sau vài tuầnđi học những em hoàn toàn có thể làm quen và xác lập được mối quan hệ giữa mình với giáo viên vàcác bạn cùng tuổi. Trong tính cách trẻ có đặc thù là tính hay bắt chước những điểm tốtcả điểm xấu của mọi người xung quanh. Đặc biệt trong tình cảm của những em thì chưa bềnvững, chưa thâm thúy, hay biến hóa. Trẻ tiểu học có tâm hồn đa cảm, rất dễ xúc động nên bấtcứ hành vi thô bạo nào so với chính bản thân những em sẽ để lại trong tâm lý những emnhững ấn tượng xấu rất khó xóa mờ. CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO MẠCH KIẾN THỨCDIỆN TÍCH LỚP 52.1 Vị trí, vai trò của mạch kỹ năng và kiến thức diện tích quy hoạnh trong môn Toán ở lớp 5M ỗi môn học ở Tiểu học đều góp thêm phần vào việc hình thành và tăng trưởng những cơsở khởi đầu rất quan trọng của nhân cách con người. Trong đó, môn Toán là môn học mànó có những kiến thức và kỹ năng, kĩ năng hoàn toàn có thể ứng dụng trong đời sống, chúng thiết yếu chongười lao động, và thiết yếu so với những môn học khác. Vị trí, vai trò của mạch kiến thức và kỹ năng diện tích quy hoạnh môn Toán lớp 5 trong nội dung chươngtrình Tiểu học : – Vị trí : Mạch kỹ năng và kiến thức diện tích quy hoạnh nằm chương 3 : Hình học, sách giáo khoa Toán 5. – Vai trò : Sau khi học xong chương này, đơn cử là học phần kỹ năng và kiến thức diện tích quy hoạnh cáchình hình học thì giúp học viên hoàn toàn có thể nhận ra những hình hình học, hiểu và có kĩ năng vậndụng kiến thức và kỹ năng ( công thức, quy tắc ) vào việc giải những bài tập tương quan, đồng thời pháthuy năng lượng tư duy phát minh sáng tạo cho học viên trải qua liên hệ thực tiễn đời sống. Nó còn tạocho học viên tiền đề để những em hoàn toàn có thể học tốt những yếu tố hình học ở những cấp học tiếp theo. 2.2 Quy trình phong cách thiết kế kế hoạch bài học kinh nghiệm môn Toán ở Tiểu họcThiết kế kế hoạch bài học kinh nghiệm là một việc làm mà bất kể một giáo viên nào cũng phảithực hiện. Một kế hoạch bài học kinh nghiệm phát huy được tính tích cực, phát minh sáng tạo không chỉ đơnthuần là chép y nguyên sách giáo khoa, sách giáo viên hay những loại sách hướng dẫn mà nóphải biểu lộ mối quan hệ giữa tiềm năng, giải pháp, hình thức tổ chức triển khai dạy học cùngvới cách trình diễn, diễn đạt của giáo viên. Quy trình phong cách thiết kế kế hoạch bài học kinh nghiệm được diễnra theo những bước đơn cử như sau : Bước 1 : Xác định tiềm năng bài họcCăn cứ vào chuẩn kiến thức và kỹ năng, kĩ năng và nhu yếu về thái độ trong chương trình đểxác định tiềm năng ( kỹ năng và kiến thức, kĩ năng, thái độ ). Bước 2 : Nghiên cứu sách giáo khoa và những tài liệu liên quanViệc nghiên cứu và điều tra sách giáo khoa và những tài liệu tương quan nhằm mục đích mục tiêu : + Hiểu đúng mực, khá đầy đủ những nội dung của bài học kinh nghiệm. + Xác định những kỹ năng và kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và tăng trưởng ởhọc sinh. + Xác định trình tự lôgic của bài học kinh nghiệm. Bước 3 : Xác định năng lực phân phối những trách nhiệm nhận thức của học viên + Xác định những kỹ năng và kiến thức, kĩ năng mà học viên đã có, cần có. + Dự kiến những khó khăn vất vả, những trường hợp hoàn toàn có thể phát sinh và những phương ángiải quyết. Bước 4 : Lựa chọn chiêu thức, phương tiện đi lại và những hình thức dạy học, cáchthức nhìn nhận. Bước 5 : Thiết kế kế hoạch bài họcThiết kế nội dung, trách nhiệm, phương pháp hoạt động giải trí, thời hạn và nhu yếu cần đạtcho từng hoạt động giải trí của giáo viên và học viên. 2.3 Hình thức của một kế hoạch bài họcKẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TOÁNBài : … … … … … … … … … … … … …. Lớp : … … …. I.Mục tiêu1. Kiến thức2. Kĩ năng3. Thái độII. Đồ dùng dạy học-Giáo viên-Học sinhIII. Hoạt động dạy họcThờigianHoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh1. Kiểm tra bài cũ2. Bài mới3. Củng cố4. Nhận xét, dặn dò2. 4 Thiết kế kế hoạch bài học kinh nghiệm theo mạch kiến thức và kỹ năng diện tích quy hoạnh lớp 5 trong mônToán ở Tiểu học2. 4.1 Diện tích hình tam giácĐối với bài này, giáo viên vận dụng giải pháp dạy học hợp tác vào phần hìnhthành kỹ năng và kiến thức mới cho học viên. Hình thành cho học viên thao tác tư duy như : phântích, so sánh, khái quát hóa, tổng hợp, góp thêm phần phát huy kĩ năng hợp tác trong hoạt độngthảo luận nhóm. 2.4.1. 1D ạy học hợp tác trong việc hình thành công thức, quy tắc tính diện tíchhình tam giác trải qua diện tích quy hoạnh hình chữ nhật * Quy trình triển khai : Bước 1 : Thiết kế trách nhiệm học tập hợp tác : PHIẾU HỌC TẬP 11. Hãy so sánh diện tích quy hoạnh hình chữ nhật với diện tích quy hoạnh của hai hình tam giác ? 2. Nếu biết diện tích quy hoạnh hình chữ nhật, ta tìm diện tích quy hoạnh 2 hình tam giác như thế nào ? 3. So sánh diện tích quy hoạnh hình chữ nhật ABCD với diện tích quy hoạnh hình tam giác EDC ? 4. Xác định chiều dài, chiều rộng, đường cao, cạnh đáy tương ứng của tam giác EDC ? Bước 2 : Tổ chức nhóm học tập – Giáo viên chia nhóm 4 – 5 em học viên để những em hoàn toàn có thể cùng phối hợp thựchiện trách nhiệm học tập. – Giáo viên giao trách nhiệm cho học viên trải qua “ Phiếu học tập ”. Mỗi thànhviên trong nhóm nhận phiếu học tập của mình, độc lập tâm lý. Bước 3 : Điều hành những hoạt động giải trí hợp tác – Các nhóm tranh luận dưới sự tinh chỉnh và điều khiển của nhóm trưởng. Các thành viên trongnhóm sau khi triển khai xong xong trách nhiệm cá thể qua việc vấn đáp những câu hỏi trong phiếuhọc tập thì trao đổi với bạn để xem bạn mình có quan điểm khác mình hay không. Sau đó, nhóm trưởng triển khai tổng hợp thông tin từ những thành viên trong nhóm để trao đổi, thống nhất về nội dung tranh luận. Các thành viên phải độc lập tâm lý để góp phần vàokết quả của nhóm. – Giáo viên quan sát, chớp lấy kịp thời những học viên không tham gia tích cực vàoquá trình luận bàn, không hợp tác để có giải pháp kiểm soát và điều chỉnh. Đồng thời giáo viên dựkiến những câu hỏi gợi ý thiết yếu như : + Chiều dài của hình chữ nhật ABCD như thế nào so với độ dài cạnh đáy của tamgiác EDC ? + Chiều rộng của hình chữ nhật ABCD như thế nào so với chiều cao của tam giácEDC ? Bước 4 : Dự kiến những trường hợp thảo luậnGiáo viên cần phải đưa ra những dự kiến những trường hợp tranh luận như : – Diện tích hình chữ nhật ABCD bằng diện tích quy hoạnh hình tam giác EDC. – Diện tích hình chữ nhật ABCD là : + Học sinh A : Diện tích hình chữ nhật là DC AD vì hình chữ nhật có chiều dàibằng DC, chiều rộng bằng AD. + Học sinh B : Diện tích hình chữ nhật là DC EH vì EH và AD bằng nhau … Lưu ý nên nhận xét rằng câu vấn đáp của 2 em đều đúngBước 5 : Tổng kết, nhìn nhận và rút ra kết luậnSau khi hết thời hạn pháp luật, giáo viên mời ngẫu nhiên 1 – 2 học viên trong cácnhóm lên trình diễn hiệu quả tranh luận ( để xem xét những em có tham giac vào quy trình thảoluận hay không ) Giáo viên mời học viên những nhóm khác nhận xét, bổ trợ. Giáo viên nhận xét, nhìn nhận chung về nội dung trình diễn của học viên. Sau đótiến hành đưa ra Tóm lại và rút ra công thức tính diện tích quy hoạnh cho học viên biết và nắm đượcđể giải những bài tập tương quan – Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích quy hoạnh của diện tích quy hoạnh của hai hình tam giác. – Ta có hình chữ nhật ABCD có chiều dài bằng độ dài cạnh đáy DC của hình tamgiác EDC, chiều rộng bằng chiều cao EH của tam giác EDC. – Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích quy hoạnh hình tam giác EDC. 2.4.1. 2 Hợp tác trải qua hoạt động giải trí rèn luyện * Quy trình thực thi : Bước 1 : Thiết kế trách nhiệm học tập hợp tác : PHIẾU HỌC TẬP 2B ài tập 3 ( SGK, Toán 5, trang 88 ) : a, Độ dài đáy là 5 m và chiều cao là 24 dm. Bạn An giải câu a như sau : Giải : Diện tích hình tam giác là : = 60 ( m ) Đáp số : 60 ( m ) Câu hỏi luận bàn : Quan sát bài giải trên và hãy cho biết bạn An giải đúng hay sai ? Nếu sai thì sai ở chỗ nào ? Em hãy trình diễn lại cách giải nếu em cho rằng bài bạn Anlàm sai ? Bước 2 : Tổ chức nhóm học tập – Giáo viên chia nhóm 4 em học viên để những em hoàn toàn có thể cùng phối hợp thực hiệnnhiệm vụ học tập. – Giáo viên giao trách nhiệm cho học viên trải qua “ Phiếu học tập ”. Mỗi thànhviên trong nhóm nhận phiếu học tập của mình, độc lập tâm lý. Bước 3 : Điều hành những hoạt động giải trí hợp tác – Các nhóm tranh luận dưới sự tinh chỉnh và điều khiển của nhóm trưởng. Các thành viên trongnhóm độc lập tâm lý, tự tìm cách xử lý, sau đó mới triển khai trao đổi với cácthành viên khác trong nhóm. – Giáo viên quan sát, chớp lấy kịp thời những học viên không tham gia tích cực vàoquá trình luận bàn, không hợp tác để có giải pháp kiểm soát và điều chỉnh. Đồng thời giáo viên dựkiến những câu hỏi gợi ý thiết yếu như : – Quy tắc, công thức mà ta vừa được học đã nêu những nội dung gì ? – Bài tập này có gì đặc biệt quan trọng ? – Bạn An chưa triển khai việc làm gì trước khi giải bài tập này ? Bước 4 : Dự kiến những trường hợp thảo luậnGiáo viên cần phải đưa ra những dự kiến những trường hợp tranh luận như : – Học sinh A cho rằng bạn An làm đúng. – Học sinh B cho rằng bạn An làm sai. Giáo viên phải can thiệp kịp thời để giúp học viên phát hiện và xử lý vấn đềđúng hướng. Bước 5 : Tổng kết, nhìn nhận và rút ra kết luậnSau khi hết thời hạn pháp luật, giáo viên mời những nhóm trình diễn quan điểm tranh luận. Giáo viên mời học viên những nhóm khác nhận xét, bổ trợ. Giáo viên thực thi nhận xét cách giải của những nhóm đưa ra, và rút Tóm lại đúngđắn về cách giải và đáp án cho trách nhiệm trong phiếu học tập cho học viên : – Trong cách giải này, bạn An đã làm sai vì đã không thực thi đổi đơn vị chức năng trướckhi làm bài. – Giáo viên chỉ ra cách giải đúng cho những nhóm để học viên sửa vào vở và tạo cơsở nắm chắc kỹ năng và kiến thức cho học viên khi giải những bài tập tính diện tích quy hoạnh không có sự thốngnhất về đơn vị chức năng đo. KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TOÁNBài : Diện tích hình tam giácLớp : 5I. Mục tiêu – Học sinh nắm được quy tắc tính diện tích quy hoạnh hình tam giác. – Học sinh biết vận dụng quy tắc tính diện tích quy hoạnh hình tam giác để giải toán. – Học sinh tích cực, dữ thế chủ động trong hoạt động giải trí luận bàn, tham gia phát biểu xâydựng bài học kinh nghiệm, giáo dục học viên niềm thương mến học Toán. II. Đồ dùng dạy học – Giáo viên : 2 hình tam giác to bằng nhau, sách giáo khoa, phiếu học tập. – Học sinh : 2 hình tam giác bằng nhau, kéo cắt giấy, sách giáo khoa. III. Hoạt động dạy họcThờigianHoạt động của giáo viên1. Ổn định lớp – Bắt bài hát. 2. Kiểm tra bài cũ-Giáo viên gọi học viên lên kiểm tra bài cũ. Hoạt động củahọc sinh – Hát tập thể – Học sinh lên – Gọi học viên nhận xét. – Nhận xét, nhìn nhận. 3. Dạy bài mới * Giới thiệu bài : – Giáo viên trình làng bài và ghi đề bài lên bảng. * Giảng bài : – Giáo viên lấy hình tam giác đặt lên bàn và nhu yếu họcsinh thực thi đặt hình tam giác lên bàn học của mình. – Giáo viên cầm 2 hình tam giác đưa lên cho học viên quansát và thực thi chồng 2 hình tam giác lên nhau. – Yêu cầu học viên triển khai chồng hai hình tam giác vàonhau. – Hỏi : Khi chồng hai hình tam giác này thì diện tích quy hoạnh của haihình tam giác này như thế nào ? – Nhận xét. – Giáo viên gắn 1 hình tam giác lên bảng. Lấy hình tam giáccòn lại, cắt theo đường cao để thành hai hình tam giác. Sauđó đánh số vào hai hình tam giác vừa cắt. Đường cắtkiểm tra bài cũ. – Học sinh nhậnxét. – Lắng nghe – Học sinh quansát, lắng nghevà ghi vở. – Học sinh thựchiện. – Học sinh quansát. – Học sinh thựchiện. – Học sinh trảlời. – Lắng nghe. – Học sinh quansát. – Ghép hai hình tam giác vừa cắt vào hình tam giác đã đượcdán trên bảng để được hình chữ nhật. – Học sinh thựchiện. – Đặt tên cho hình tam giác trên bảng, đường cao, và tênhình chữ nhật ABCD – Yêu cầu học viên triển khai cắt, ghép hình vào tam giác đểđược hình chữ nhật như trên bảng. – Nhận xét việc triển khai của học viên. – Giáo viên thực thi chia nhóm cho học viên trong lớp ( mỗi nhóm từ 4 – 5 học viên ) và phát cho mỗi nhóm 1 phiếughi hiệu quả bàn luận chung và phát cho mỗi thành viêntrong những nhóm những phiếu học tập gồm những trách nhiệm nhưsau : Dựa vào hình đã ghép trên. Hãy : 1. So sánh diện tích quy hoạnh hình chữ nhật với diện tích quy hoạnh của hai hìnhtam giác ? 2. Nếu biết diện tích quy hoạnh hình chữ nhật, ta tìm diện tích quy hoạnh 2 hìnhtam giác như thế nào ? 3. So sánh diện tích quy hoạnh hình chữ nhật ABCD với diện tích quy hoạnh hìnhtam giác EDC ? 4. Xác định chiều dài, chiều rộng, đường cao, cạnh đáytương ứng của tam giác EDC ? – Yêu cầu từng học viên tự triển khai xong trách nhiệm rồi sau đótổng hợp lại thông tin trong nhóm để trình diễn. – Mời ngẫu nhiên 1 – 2 học viên trong những nhóm lên trìnhbày hiệu quả đàm đạo của nhóm mình. – Mời những nhóm khác nhận xét phần trình diễn của nhómbạn. – Giáo viên nhận xét, rút ra Tóm lại về những nội dung trên. – Giáo viên gọi 1 học viên nêu lại quy tắc tính diện tích quy hoạnh hìnhchữ nhật. – Yêu cầu học viên tính diện tích quy hoạnh hình chữ nhật ABCD trênbảng. – Giáo viên ghi bảng : Diện tích hình chữ nhật ABCD là : DCAD – Giáo viên hỏi tiếp học viên : Diện tích hình chữ nhậtABCD còn tính theo cách nào nữa ? – Giáo viên viết lên bảng tiếp phía sau DC AD = DC EH – Yêu cầu học viên nêu cách tính diện tích quy hoạnh hình tam giácEDC khi biết diện tích quy hoạnh hình chữ nhật ABCD. – Giáo viên ghi bảng : Diện tích hình tam giác là : – Quan sát, lắngnghe. – Học sinh thựchiện theo yêucầu của giáoviên. – Lắng nghe. – Học sinh lậpnhóm theo sốlượngthànhviên mà giáoviên nêu ra. – Học sinh thựchiện theo yêucầu của giáoviên. hay ( DC EH ) : 2 – Học sinh trình – Giáo viên viết kí hiệu lên hình tam giác EDC : h là chiều bày. cao EH, độ dài cạnh đáy DC là a. – Học sinh nhậnxét. – Học sinh lắngnghe. – Giáo viên hướng dẫn học viên viết dưới dạng công thức : S = Trong đó : S : là diện tích quy hoạnh của đáya : là độ dài đáyh : là chiều cao-Gọi học viên phát biểu thành lời công thức trên. – Giáo viên Tóm lại : Muốn tính diện tích quy hoạnh hình tam giác talấy độ dài cạnh đáy nhân với độ cao ( cùng 1 đơn vị chức năng đo ) rồi chia cho 2. – Gọi học viên nhắc lại. * Luyện tậpBài 1 : – Gọi 1 học viên đọc đề bài tập 1. – Yêu cầu cả lớp làm bài câu a, gọi 1 học viên lên bảng làm. – Nhận xét. – Gọi 1 học viên đọc lại câu b. – Hỏi : Ở câu b, ta cần quan tâm điều gì ? – Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. – Mời học viên nêu tác dụng. – Nhận xét, xác lập tác dụng đúng. Bài 2 : – Gọi 1 học viên đọc đề bài câu a. – Chia nhóm 4 học viên, phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ đểghi hiệu quả luận bàn, phát cho mỗi học viên 1 phiếu học tậpvà nhu yếu những em thưc hiện trách nhiệm cá thể và thảo luậnnhóm. – Mời những nhóm trình diễn nội dung. – Mời học viên nhận xét. – Giáo viên nhận xét và chỉ ra cách giải đúng cho học viên. 4. Củng cố, dặn dò – Học sinh nêuchiều dài nhânvới chiều rộng. – Học sinh trảlời. – Quan sát. – Học sinh trảlời. – Học sinh quansát, ghi vở. – Học sinh trảlời – Quan sát. – Quan sát, ghivở. – Quan sát, lắngnghe và ghi vở. – Giáo viên hỏi lại học viên quy tắc tính diện tích quy hoạnh hình tamgiác, và những quan tâm khi tính diện tích quy hoạnh hình tam giác. – Học sinh phát – Nhận xét tiết học. biểu. – Bắt bài hát. – Lắng nghe. – 3 Học sinhnhắc lại. – Học sinh đọcđề bài tập 1. – Học sinh thựchiện. – Lắng nghe. – Học sinh đọc – Độ dài đều làsố thập phân. – Học sinh thựchiện. – Học sinh nêukết quả. – Lắng nghe, chữa bài ( nếusai ). – Học sinh đọc. – Học sinh lắngnghe và thựchiện. – Học sinh trìnhbày. – Nhận xét. – Lắng nghe, sửa bài vào vở. – Học sinh trảlời. – Học sinh lắngnghe. – Hát tập thể. 2.4.2 Diện tích hình thang2. 4.2.1 Dạy học hợp tác trong hoạt động hình thành kỹ năng và kiến thức mới cho học viên vềcông thức tính diện tích quy hoạnh hình thang. Quy trình này được thực thi khi giáo viên hướng dẫn cho học viên cắt hình tamgiác ABM từ hình thang ABCD và ghép vào hình tứ giác AMCD như trong sách giáokhoa * Quy trình thực hiệnBước 1 : Thiết kế trách nhiệm học tập hợp tác : PHIẾU HỌC TẬP 11. Qua hình trên, em có nhận xét gì về diện tích quy hoạnh hình tam giác ADK với diện tích quy hoạnh hìnhthang ABCD ? 2. Nêu cách tính diện tích quy hoạnh hình tam giác ADK ? 3. So sánh độ dài của những cạnh sau : a, DK với DC và CKb, CK với ABc, DK với DC và ABBước 2 : Tổ chức nhóm học tập – Giáo viên chia nhóm 4 em học viên để những em hoàn toàn có thể cùng phối hợp thực hiệnnhiệm vụ học tập. – Giáo viên giao trách nhiệm cho học viên trải qua “ Phiếu học tập ”. Mỗi thànhviên trong nhóm nhận phiếu học tập của mình, độc lập tâm lý. Bước 3 : Điều hành những hoạt động giải trí hợp tác – Các nhóm luận bàn dưới sự điều khiển và tinh chỉnh của nhóm trưởng. Các thành viên trongnhóm sau khi triển khai xong xong trách nhiệm cá thể qua việc vấn đáp những câu hỏi trong phiếuhọc tập thì trao đổi với bạn để xem bạn mình có quan điểm khác mình hay không. Sau đó, nhóm trưởng thực thi tổng hợp thông tin từ những thành viên trong nhóm để trao đổi, thống nhất về nội dung tranh luận. Các thành viên phải độc lập tâm lý để góp phần vàokết quả của nhóm .