II.2- Các phạm trù biểu hiện chủ thể thẩm mỹ – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 345.68 KB, 45 trang )

một hoạt động thẩm mỹ chuyên biệt, nghệ thuật đã làm cho ý thức thẩm mỹ được thể

hiện một cách trọn vẹn nhất, dưới hình thức biểu hiện cao nhất.

Có ý thức thẩm mỹ của thời đại, đồng thời có ý thức thẩm mỹ của cá nhân. Ý thức

thẩm mỹ của thời đại được biểu hiện qua tính đa dang của ý thức thẩm mỹ cá nhân, chi

phối ở một mức độ nhất đònh đối với ý thức thẩm mỹ cá nhân. Tuy nhiên, không hiếm

những cá nhân kiệt xuất như những nghệ só thật sự vó đại mà tư tưởng đã vượt trước thời

đại, có ý nghóa soi sáng, dẫn đường.

Cũng như những hình thái ý thức xã hội khác, ý thức thẩm mỹ vừa phản ánh, vừa

tác động tới tồn tại xã hội, thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển. Ý thức thẩm mỹ không chỉ

là một hình thái nhận thức thế giới mà còn là hình thái tự nhận thức của con người. Với ý

nghóa đó, ý thức thẩm mỹ làm phong phú thêm cuộc sống vốn đã vô cùng phong phú của

con người trên trái đất này.

Trong mỹ học, ý thức thẩm mỹ là một phạm trù thể hiện chủ thể thẩm mỹ một

cách bao quát nhất. Nó được cấu thành bởi những phạm trù thẩm mỹ khác vốn là những

thành tố quan trọng phụ thuộc và làm nên nó như: cảm xúc thẩm mỹ, quan điểm thẩm

mỹ và lý tưởng thẩm mỹ…

II.2.2- Cảm xúc thẩm mỹ

Đó là trạng thái rung động trực tiếp của con người trước các hiện tượng thẩm mỹ

khách quan trong thiên nhiên, trong đời sống và trong nghệ thuật. Sắc thái cảm xúc

thẩm mỹ đa dạng như chính hiện tượng thẩm mỹ khách quan muôn hình vạn trạng. Đó

có thể là cảm giác sảng khoái trước cái đẹp, sửng sốt trước cái cao cả, đau xót trước cái

bi, khinh bỉ trước cái hài, ghê tởm trước cái thấp hèn và buồn rầu trước cái xấu… Đây

chính là phạm trù biểu hiện chủ thể thẩm mỹ đầu tiên trước đối tượng thẩm mỹ. Nó

đồng thời là dấu hiệu rõ nhất xác nhận sự tồn tại trên thực tế mối quan hệ thẩm mỹ của

con người đối với hiện thực.

Cần phải thấy sự khác biệt của cảm xúc thẩm mỹ với cảm xúc sinh lý. Khi đói

được ăn, khi nóng được tắm, khi rét được mặc ấm con người đều có những khoan khoái

nhiều khi không thể nói là không da diết. Nhưng đó là cảm giác sinh lý, không hoàn

toàn giống với cảm xúc của con người khi đứng trước cái đẹp chẳng hạn. Tính xã hội và

tính tinh thần của cảm xúc thẩm mỹ cao hơn nhiều. Đó là kết quả tổng hòa của nhiều

yếu tố: tình cảm, nhận thức, truyền thống văn hóa… trong một con người. Không phải

ngẫu nhiên khi cảm xúc thẩm mỹ được coi như một trong những biểu hiện rõ nhất của

“tính người”. K.Marx đã gọi tình cảm đối với cái đẹp là tiêu chí khu biệt quan trọng đối

với con người. Còn V.G.Biêlinxki thì cho rằng nếu không có tình cảm thẩm mỹ thì ngay

một con người có học thức cũng không đứng cao hơn động vật mấy tí. Rõ ràng cảm xúc

thẩm mỹ và cảm xúc sinh lý là hai khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, cũng không nên đối

lập mà cần thấy mối quan hệ nhất đònh giữa chúng với nhau.

Do gắn với lý trí, lý tưởng nên cảm xúc thẩm mỹ bao giờ cũng thể hiện xu hướng

đánh giá. Đó là cơ sở tạo ra hại loại cảm xúc thẩm mỹ với tính chất đối nghòch nhau:

cảm xúc thẩm mỹ tích cực và cảm xúc thẩm mỹ tiêu cực. Điều này đặc biệt rõ rệt trước

những hiện tượng thẩm mỹ thuộc về con người, những hoạt động và đời sống vô cùng

tận của con người. Và ở đây, chúng ta vừa thấy sự khác biệt lại vừa thấy được mối liên

hệ giữa tình cảm thẩm mỹ với tình cảm chính trò, đạo đức và tôn giáo…

Hiển nhiên là cảm xúc thẩm mỹ có vai trò to lớn trong mọi hoạt động thẩm mỹ

nhất là trong hoạt động nghệ thuật. Cảm xúc thẩm mỹ chính là động lực mạnh mẽ thôi

15

thúc người nghệ só trong hoạt động sáng tạo. Thiếu sức mạnh tự bên trong này sẽ không

giải thích nổi vì sao người nghệ só thuộc các thời đại và các dân tộc khác nhau lại thường

coi sáng tạo như “sự giải thoát nội tâm”. Người nghệ só sáng tạo khi không thể dừng,

không thể không sáng tạo. Và cảm xúc chính là nhân tố thấm vào mọi khâu, mọi giai

đoạn của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Không thể hiểu được cảm hứng nếu tách rời

khỏi cảm xúc mặc dù cảm hứng không đơn thuần là tâm thế chứa chan cảm xúc.

Vì vai trò đặc biệt của cảm xúc trong mọi hoạt động thẩm mỹ nên cần phải tích

lũy và trau dồi thường xuyên để cảm xúc thẩm mỹ ngày một thêm dồi dào, tinh tế và

sâu sắc. Điều kiện thiết yếu là phải xúc tiếp thường xuyên với các giá trò thẩm mỹ. Cái

gọi là “đi tìm cảm xúc” tỏ ra không mấy thích hợp là vì vậy.

II.2.3- Thò hiếu thẩm mỹ

Trong cuộc sống, con người luôn có những phản ứng “thích” hoặc “không thích”

trước các hiện tượng mình có thiện cảm hay ác cảm. Điều đó bắt nguồn từ sở thích. Nếu

đấy là các phản ứng trước các hiện tượng thẩm mỹ thì liên quan tới sở thích thẩm mỹ.

Thò hiếu thẩm mỹ chính là các sở thích tương đối ổn đònh của cá nhân hay cộng đồng về

phương diện thẩm mỹ.

Sở thích xã hội không nhất thành bất biến. Mọi sự thay đổi bên trong và hoàn cảnh

sống của con người đều có thể đưa tới sự thay đổi trong sở thích. Có điều, đã là thò hiếu,

trong đó có thò hiếu nghệ thuật thì những sở thích phải mang tính ổn đònh tương đối. Đó

là vì thò hiếu thẩm mỹ không phải được hình thành ngày một ngày hai. Đó còn vì thò

hiếu được nảy sinh trên cơ sở của nhiều nhân tố vật chất và tinh thần, bên trong và bên

ngoài con người.

Như các lónh vực khác, có thò hiếu thẩm mỹ cá nhân đồng thời có thò hiếu thẩm mỹ

cộng đồng (một tộc người, một tầng lớp, một giai cấp, một đòa phương…). Chẳng hạn, mỹ

học cổ điển chủ nghóa cuối thế kỷ XVIII được xây dựng trên ý thức phong kiến nên đánh

giá rất thấp mọi hiện tượng trong đời sống của “tầng lớp bình dân”. Nhà văn Pháp Boalô

từng tuyên bố: “Hãy xa lánh cái thấp hèn, nó bao giờ cũng xấu xa”. Cần thấy sự gắn bó

cũng như sự khác biệt giữa thò hiếu cá nhân và thò hiếu cộng đồng. Bất cứ thò hiếu cá

nhân nào, dù muốn hay không cũng đều ít nhiều chòu sự chi phối của thò hiếu cộng đồng.

Tuy nhiên, do được xây dựng trên đời sống riêng của mỗi người, thò hiếu thẩm mỹ cá

nhân có nhiều mặt không hoàn toàn trùng khớp, thậm chí đi ra ngoài thò hiếu thẩm mỹ

của cộng đồng. Điều này phần nào nói lên tính đa dạng, riêng biệt, độc đáo của thò hiếu

thẩm mỹ. Phải thấy và chấp nhận đặc tính đó. Nó nói lên sự giàu có của đời sống thẩm

mỹ, đời sống văn hóa. Sự đơn điệu, nhất là sự độc tôn của một dạng thò hiếu chỉ chứng

tỏ sự nghèo nàn, hời hợt của đời sống tinh thần của con người. Thật tẻ nhạt nếu phải

sống trong một xã hội như vậy.

Do tính riêng biệt, độc đáo của thò hiếu thẩm mỹ, nên có người đã đẩy nó vào lónh

vực huyền bí mang tính bản năng. Thật ra, thò hiếu thẩm mỹ không hề mang tính bẩm

sinh. Nó được hình thành, thậm chí biến đổi nhờ những hoạt động duy trì, phát triển sự

sống của bản thân con người. Thò hiếu thẩm mỹ cũng không có tính chất huyền bí. Dẫu

khó hiểu đến đâu ta cũng bằng cách này hay cách khác truy tìm cội nguồn nảy sinh ra

thò hiếu thẩm mỹ. Nói khác đi, ta có thể giải thích được những biểu hiện muôn màu

muôn vẻ của thò hiếu cá nhân cũng như thò hiếu cộng đồng. Đấy là những hiện tượng xã

hội – lòch sử trong đó phản ánh những quan niệm sống và lối sống của con người. Bên

cạnh cái riêng có cái chung, bên cạnh cái uyển chuyển có cái nguyên tắc. Bởi vậy, bàn

16

bạc hay tranh cải về thò hiếu thẩm mỹ là khó, nhưng không vì thế mà khước từ hoặc phủ

nhận mọi sự bàn bạc, tranh cãi về chúng. Đại thể, ta vẫn có thể chia thành hai loại thò

hiếu thẩm mỹ: lành mạnh và không lành mạnh. Cơ sở của phân loại này là ở việc xem

xét thò hiếu bắt nguồn từ nhu cầu thẩm mỹ nào, chính đáng hay không chính đáng, thực

chất hay hình thức, tôn thêm hay hạ thấp phẩm hạnh con người.

Ở đây đụng phải một vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp – vấn đề “mốt”. “Mốt”là

hiện tượng thay đổi từng phần các hình thức biểu hiện của đời sống văn hóa do tác động

của các nguyên nhân kinh tế, xã hội, đạo đức, thẩm mỹ khác nhau. Dễ thấy biểu hiện

của “mốt” quá y phục, song phạm vi của “mốt” rộng hơn nhiều: “mốt” đầu tóc, “mốt”

âm nhạc, “mốt” vũ điệu, “mốt” thi ca… Thái độ trước “mốt” phản ánh sự nhạy bén trước

cái mới – một nhu cầu không thể thiếu đối với con người, nhất là tầng lớp thanh niên

trong một xã hội văn minh. Tuy nhiên, sự học đòi “mốt” bất chấp điều kiện và hoàn

cảnh sống, bất chấp tập quán và tâm lý dân tộc lại thể hiện bản lónh, trình độ và năng

lực thẩm mỹ thấp ở con người. Thò hiếu thẩm mỹ bao giờ cũng đi liền với phán đoán

thẩm mỹ. Phần nào khác với cảm xúc thẩm mỹ, thò hiếu đạt đến một sự hài hòa nhất

đònh giữa tình cảm và lý tính. Thật bấp bênh khi phán đoán thẩm mỹ của con người tỏ ra

không còn tinh nhạy. Lúc đó, mọi ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài sẽ có đất hoành

hành. Ra sao đây nếu con người mất khả năng tự chủ, khả năng tự đề kháng.

Vai trò của nghệ thuật rất lớn trong việc xây dựng những thò hiếu thẩm mỹ tích

cực. Tuy thế, không được đồng nhất thò hiếu nghệ thuật với thò hiếu thẩm mỹ. Đó là hai

khái niệm không hoàn toàn trùng khớp với nhau. Thò hiếu thẩm mỹ bao hàm một mặt cơ

bản của thò hiếu nghệ thuật – mặt thẩm mỹ. Trong khi ngoài mặt thẩm mỹ, người ta có

thể dùng những thước đo khác để xem xét thò hiếu nghệ thuật. Nói như V.l.Lênin:

“Không thể vận dụng chỉ những phán đoán thẩm mỹ”trong đánh giá nghệ thuật. Ví như:

Tính chân thật của tác phẩm nghệ thuật. Không ai không thấy tầm quan trọng của nó

trong thẩm đònh nghệ thuật. Cũng không thể tách thò hiếu thẩm mỹ ra khỏi thò hiếu nghệ

thuật. Sự gắn bó và tác động qua lại giữa chúng là sự thật hiển nhiên. Thò hiếu nghệ

thuật là hạt nhân của thò hiếu thẩm mỹ, ngược lại thò hiếu thẩm mỹ lại là mảnh đất nảy

sinh ra thò hiếu nghệ thuật. Thấy được mối tương quan giữa thò hiếu thẩm mỹ và thò hiếu

nghệ thuật sẽ rất có ý nghóa trong việc xây dựng đời sống thẩm mỹ cũng như đời sống

nghệ thuật tiến bộ, lành mạnh.

II.2.4- Quan điểm thẩm mỹ

Ý thức xã hội gồm hai bộ phận liên quan trực tiếp với nhau: tư tưởng xã hội và tâm

lý xã hội. Cũng như các dạng thức khác của ý thức xã hội, ý thức thẩm mỹ vừa được

biểu lộ ở cấp độ tâm lý (cảm xúc và thò hiếu thẩm mỹ), vừa được biểu lộ ở cấp độ tư

tưởng (quan điểm và lý tưởng thẩm mỹ).

Quan điểm thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành thế giới quan của cá nhân và xã

hội. Thế giới quan là hệ thống quan niệm, quan điểm của con người về thế giới. Cần

thấy tính rộng lớn và tính thống nhất của thế giới quan. Cũng cần thấy vai trò quyết đònh

của quan điểm, quan niệm triết học và chính trò tới các bộ phận khác trong thế giới

quan. Nói khác đi, thế giới quan bao giờ cũng mang tính giai cấp khi xã hội còn phân

chia giai cấp. Tuy vậy, sự tác động qua lại giữa các giai cấp về mặt tư tưởng cũng là một

thực tế hiển nhiên.

Mọi quan điểm, trong đó có quan điểm thẩm my,õ thường mang tính lý luận và tính

hệ thống. Quan điểm thẩm mỹ là sự khái quát nhu cầu thẩm mỹ của xã hội và hoạt động

17

thẩm mỹ của con người. Đó là những nguyên tắc tiếp cận các hiện tượng và qúa trình

thẩm mỹ ngoài đời sống vàtrong nghệ thuật. Do vậy, quan điểm thẩm mỹ chỉ đạo mọi

hoạt động thẩm mỷ, đặc hiệt là hoạt động nghệ thuật của người nghệ só. Trong lòch sử

mỹ học, người ta hay nhắc tới thái độ của nhà mỹ học người Đức Bectôn Brêch đối với

những nguyên tắc kòch truyền thống. Nhân đi qua nơi chôn cất Sêchxpia và người khán

giả đã cuồng nhiệt bắn diễn viên Otenlô trong vở kòch cùng tên của Sêchxpia, nhà viết

kòch vó đại vốn tôn thờ nguyên tắc duy ly này đã đề nghò sửa những câu viết trên mộ chí

của họ. Từ câu “Nơi đây yên nghỉ nhà viết kòch và người khán giả tài năng nhất thế

giới”, ông yêu cầu chữa lại thành “Nơi đây yên nghỉ nhà viết kòch và người khán giả tồi

nhất thế giới”. Xây dựng quan điểm thẩm mỹ đúng đắn và tích cực,vì vậy, là một trong

những mục tiêu quan trọng của giáo dục thẩm mỹ.

Vì quan điểm thẩm mỹ bò chi phối bởi quan điểm triết học và chính trò, nên lòch sử

mỹ học chính là lòch sử đấu tranh giữa quan điểm mỹ học duy vật và duy tâm, tiến bộ và

lạc hậu. Điều này diễn ra ngay từ thời cổ đại ở phương Đông cũng như ở phương Tây.

Thuyết “bắt chước” trong việc lý giải bản chất nghệ thuật trong hệ thống mỹ học của

Platon va Arixtote là một minh chứng. Chẳng thế, mặc dù đã theo học Platon trong

nhiều năm ròng, Arixtote vẫn tuyên bố: “Thấy Platon với tôi là rất thân thương, nhưng

chân lý với tôi còn thân thương hơn”. Ở ta, cuộc tranh luận giữa các cụ Ngô Đức Kế,

Huỳnh Thúc Kháng với Phạm Quỳnh chung quan Truyện Kiều, giữa phái “Nghệ thuật

vò nhân sinh” với phái “Nghệ thuật vò nghệ thuật” hồi đầu thế kỷ này cũng nằm trong

quy luật chung đó của lòch sử mỹ học.

Ngày nay, trong việc xây dựng đời sống văn hóa thẩm mỹ dân tộc – hiện đại, cuộc

đấu tranh trên vẫn diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.

những quan điểm

thẩm mỹ đồi trụy, lai căng có lúc, có nơi vẫn chưa bò lên án, tác động không nhỏ đến

hoạt động thẩm mỹ của nhiều người, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. Ngay cả

những quan điểm thẩm mỹ tưởng không cần phải tranh luận về tính đúng đắn của chúng

như “cái đẹp là giản dò” (M.Gorki) cũng không phải đã được mọi người chấp nhận và

tuân thủ. Mới biết việc tạo lập nếp nghó, nếp sống, nếp hành động thật sự văn hóa khó

khăn biết chừng nào.

II.2.5- Lý tưởng thẩm mỹ

Con người không thể sống thiếu lý tưởng. Xưa đã thế, nay vẫn thế và mai sau còn

thế. Ý nghóa của đời sống tùy thuộc phần nhiều vào lý tưởng mà con người theo đuổi.

Có nhiều dạng lý tưởng trong đó có lý tưởng thẩm mỹ. Tính xã hội của lý tưởng

thẩm mỹ nói lên mối quan hệ hữu cơ giữa lý tưởng thẩm mỹ với các lý tưởng chính trò và

đạo đức… Nhưng lý tưởng thẩm mỹ có những đặc thù riêng. Lý tưởng thẩm mỹ là hình

ảnh mẫu mực cảm quan về sự hoàn thiện hoàn mỹ của cuộc sống và con người.

Mọi lý tưởng trong đó có lý tưởng thẩm mỹ phải có sự kết hợp giữa yếu tố lãng

mạn và yếu tố hiện thực. Nói đến lý tưởng là nói đến khát vọng, ước mơ ở trên và đi

trước thực tại. Lý tưởng hấp dẫn, lôi cuốn con người là vì vậy. Tuy nhiên, nếu không

muốn thành ảo tưởng vô vọng thì bên cạnh tính lãng mạn, lý tưởng cần phải dung chứa

tính hiện thực. Tsecnưsepxki nói: “Cuộc sống đẹp là cuộc sống phải diễn ra theo các

khái niệm của chúng ta”. Chính tính hiện thực đã làm cho lý tưởng có sức sống. Do vậy,

khi kêu gọi “nên mơ ước”, đồng thời phải bổ sung “nên hành động”. Những mục tiêu

cao đẹp cần có cơ sở thực thi dầu mới ở dạng tiềm ẩn.

18

Như các dạng thức khác, lý tưởng thẩm mỹ vừa có tính giai cấp, tính dân tộc, lại

vừa có tính nhân loại. Đó là cơ sở của tính kế thừa trong việc xây dựng lý tưởng thẩm

mỹ. Không phải mọi cái xưa đều cũ, đều cần phá bỏ. Chẳng hạn, sẽ không bao giờ lạc

hậu nếu gắn liền sự cao thượng trong tình yêu, tình bạn với cái đẹp. Song cũng cần thấy

sự hạn chế tất yếu của lý tưởng thẩm mỹ trong một giai đoạn lòch sử hoặc ở một giai

cấp, một cộng đồng nào đó. Chẳng hạn, không thể chấp nhận vẻ đẹp bao giờ cũng đi

liền với sự giàu có về tiền tài, vật chất trong xã hội tư bản. Một nhân vật trong truyện cổ

tích: “Hoàng tử tí hon”của nhà văn Pháp quypêrơ nói một cách tuyệt diệu: “Nếu như

anh nói với những người lớn tuổi rằng tôi đã thấy một ngôi nhà đẹp, lát gạch hồng với

cây thiên trúc quỳ bên cửa sổ và những con chim bồ câu trên mái thì chưa chắc họ có

thể hình dung được. Đối với họ cần phải nói rằng tôi đã nhìn thấy ngôi nhà trò giá một

trăm ngàn phrăng, thì lúc bấy giờ họ sẽ thốt lên là: i cái nhà đẹp biết dường nào !”.

Vì lý tưởng thẩm mỹ nói lên hình ảnh đẹp cần phải hướng tới của con người và

cuộc sống nên nó là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mỹ. Mọi hoạt động

thẩm mỹ đều lấy nó làm đích để vươn tới, đều coi nó làm chuẩn mực để đánh giá hiệu

quả và ý nghóa của mình. Lý tưởng thẩm mỹ còn là sản phẩm cao nhất của ý thức thẩm

mỹ. Xây dựng một lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp luôn là mong muốn của mỗi cá nhân và

của cả xã hội. Điều này có thể lệ thuộc vào hoàn cảnh sống và hoạt động của con người.

Nhưng ý thức và rèn luyện của từng cá nhân mới mang tính quyết đònh. Trong môi

trường văn hóa chung cũng như sự trau dồi học hỏi riêng, nghệ thuật bao giờ cũng giữ

một vai trò đặc biệt. Song chớ nên quên rằng những hoạt động thẩm mỹ ngoài nghệ

thuật lại có giá trò đònh hướng thường xuyên và rộng lớn hơn nhiều. Biết tận dụng và

phát huy mọi phương tiện và hình thức giáo dục lý tưởng thẩm mỹ chính là bí quyết

nâng cao một cách có hiệu quả chất lượng đời sống trong xã hội và đối với mỗi người.

19

CHƯƠNG III. ĐỐI TƯNG THẨM MỸ

Trong phần lớn các giáo trình mỹ học hiện nay ở nước ta, khái niệm này quen gọi

là khách thể thẩm mỹ. Có gì không thật chính xác cho lắm. Cần phân biệt hai khái

niệm: đối tượng và khách thể. Khi dùng thuật ngữ khách thể, ta muốn chỉ toàn bộ hiện

tượng khách quan để đối lập với chủ thể nhận thức là con người. Còn khi sử dụng đối

tượng là ta chỉ muốn nói tới một bộ phận, một mặt nào đó của thế giới khách quan đang

được chủ thể chú tâm tìm hiểu. Khách thể là vô cùng vô tận. Còn đối tượng là khách thể

đã được xác đònh trong một mối liên hệ cụ thể. Do vậy, thuật ngữ mỹ học chính xác nhất

thể hiện mối quan hệ thẩm mỹ phải là chủ thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ.

III.1- Khái quát về đối tượng thẩm mỹ

III.1.1- Đặc tính của đối tượng thẩm mỹ

Đối tượng thẩm mỹ chính là mặt thẩm mỹ, các hiện tượng thẩm mỹ khách quan

trong một mối quan hệ thẩm mỹ cụ thể nào đó. Đối tượng thẩm mỹ trực tiếp tác động tới

chủ thể thẩm mỹ vào một thời điểm và ở một đòa điểm xác đònh. Nó cuốn hút chủ thể

thẩm mỹ bởi sức gợi cảm đặc biệt. Những phẩm chất thẩm mỹ bên ngoài tác động tới

chủ thể đường đột tức thời. Song ngay sau đấy, ý thức thẩm mỹ cho phép con người đi

sâu tìm hiểu, khám phá và lý giải chúng. Sức hấp dẫn của chúng vì thế mà càng gia

tăng. Điều này tuyệt nhiên không phủ nhận tính khách quan – đặc tính cơ bản nhất của

đối tượng thẩm mỹ. Kant cho rằng vẻ đẹp không phải ở má hồng người thiếu nữ mà

trong đôi mắt của kẻ si tình là không thật thấu đáo. Cái thẩm mỹ toát lên từ toàn bộ

những phẩm chất những thuộc tính có thật, không lệ thuộc vào người tiếp nhận nó. Năng

lực thẩm mỹ của chủ thể có thể làm tăng hay giảm phẩm chất thẩm mỹ, song không tạo

ra phẩm chất thẩm mỹ. Nhấn mạnh mặt này hay xem nhẹ mặt kia đều không biện

chứng, không khoa học.

Cũng cần lưu ý là phẩm chất của đối tượng thẩm mỹ không chỉ bắt nguồn từ bản

thân sự vật, hiện tượng riêng lẻ mà còn bắt nguồn từ mối tương quan giữa chúng với môi

trường xung quanh. Cánh chim chỉ đẹp khi chao lượn giữa bầu trời xanh bao la; cánh

buồm chỉ đẹp khi vượt muôn trùng sóng vỗ giữa biển khơi. Trong xã hội và đối với con

người cũng vậy. Một con người đẹp là đẹp giữa cộng đồng; một hành vi đẹp là trong mối

quan hệ giữa người với người. Tách khỏi cộng đồng với những mối quan hệ phong phú

và nhiều vẻ thậm chí hoàn toàn mất cơ sở để phán đoán cái gì là đẹp và xấu, cái gì là

cao cả và thấp hèn.

Phẩm chất của đối tượng thẩm mỹ có thể nảy sinh trước hết từ hình thức hoặc nội

dung, song giá trò thẩm mỹ của sự vật và hiện tượng bao giờ cũng được xác đònh chủ yếu

bởi nội dung. Điều này có ý nghóa phổ quát, đúng cả với các hiện tượng thẩm mỹ ngoài

đời sống cũng như trong nghệ thuật. Có điều, trong nghệ thuật, nó trở thành nguyên lý

mỹ học chi phối mọi hoạt động sáng tạo, cảm thụ, và đánh giá nghệ thuật. Xa rời

nguyên lý cơ bản về vai trò quyết đònh của nội dung trong hoạt động nghệ thuật sẽ có

nguy cơ tạo môi trường cho chủ nghóa hình thức hoành hành. Tính tích cực xã hội của

nghệ só dần già bò bào mòn. Nghệ thuật ngày càng xa rời những đòi hỏi bức thiết của

con người và đời sống.

Xác đònh phẩm chất thẩm mỹ của hiện tượng và quá trình trong tự nhiên, xã hội,

lưu tâm tới việc khai thác, đồng hóa thực tại về phương diện thẩm mỹ chính là sự khẳng

20

đònh tính phong phú của đời sống con người. Ngoài đời sống chính trò, đạo đức, khoa

học, tôn giáo… con người còn có đời sống thẩm mỹ với vẻ riêng biệt. Con người không

chỉ cần hệ tiêu chí đánh giá cái đúng và cái tốt .Con người còn cần nhiều hệ tiêu chí

đánh giá khác trong đó có việc xem xét, đánh giá cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài…

Đời sống con người do vậy mà giàu có thêm lên.

Gió trăng chứa một thuyền đầy

Của kho vô tận biết ngày nào vơi

(Nguyễn Công Trứ)

“Của kho vô tận” của thực tại chỉ thuộc về những ai sẵn lòng và có khả năng tiếp

nhận nó. Và khi ấy, con người càng xứng đáng là vò chủ nhân chân chính của vũ trụ bao

la.

Ngoài tính khách quan, cũng cần lưu ý tới tính độc đáo của đối tượng thẩm mỹ.

Tạo hóa sinh ra muôn vật, muôn người không hề giống nhau. Ngay cha con nhiều lắm

cũng hao hao như nhau; anh chò em sinh đôi nhiều khi như “hai giọt nước mắt” thì cũng

chỉ là một phép so sánh, thực tế thì đâu có hoàn toàn như vậy. Tuy nhiên, vẻ riêng biệt,

không lặp lại của sự vật và hiện tượng khách quan được đối xử không giống nhau trong

quan hệ xã hội. Các quan hệ chính trò, khoa học… không thực coi trọng chúng. Trong khi

chúng được đặc biệt đề cao trong mối quan hệ thẩm mỹ. Thậm chí mọi sự vật, con người

sẽ không còn là đối tượng thẩm mỹ nữa khi chúng bò tước đi vẻ đẹp độc đáo của mình.

Phẩm chất thẩm mỹ càng gia tăng khi đối tượng thẩm mỹ càng lung linh vẻ đặc sắc

hiếm có. Có thể xem đời sống thẩm mỹ là lãnh đòa của cái riêng, nơi nó tìm thấy sự bộc

lộ mình đầy đủ nhất. Điều này đặc biệt có ý nghóa đối với nghệ thuật mà như văn hào

M.Gorki đã nói, nếu mất cá tính có nghóa là không có gì cả. Trong sản xuất vật chất,

người ta cần tạo ra những sản phẩm tốt nhất, càng nhiều càng hay. Nghệ thuật thì khác,

phải tạo ra những sản phẩm duy nhất chưa từng xuất hiện. Trong hoạt động xã hội,

người ta muốn có những người ưu tú nhất, càng nhiều càng quý. Nghệ thuật không giống

thế, mỗi nghệ só phải có gương mặt sáng tạo riêng không được phép lặp lại người khác.

III.1.2- Các phạm trù thẩm mỹ tích cực và tiêu cực

Để biểu thò đối tượng thẩm mỹ, người ta có thể dùng nhiều phạm trù khác nhau

như cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn, cái bi, cái hài, cái hùng… Đó là những

phạm trù thẩm mỹ cơ bản. Không thể liệt kê ra hết những phạm trù thẩm mỹ không cơ

bản khác nhau, chúng phong phú như chính bản thân đời sống thẩm mỹ. Chẳng hạn: cái

duyên, cái xinh. Cái đẹp không dung chứa toàn bộ cái duyên. Ngay cả cái xinh cũng

không hoàn toàn là cái đẹp. Đối tượng thẩm mỹ còn là một vùng đất thăm thẳm trước

những khám phá mỹ học của người nghiên cứu. Và cứ mỗi lần chiếm lónh được một

phạm trù nào lại là một dòp tiếp cận gần hơn cái đích gần như vô hạn đònh của tri thức

thẩm mỹ.

Nếu ý thức thẩm mỹ là khái niệm thể hiện chủ thể thẩm mỹ bao quát nhất thì khi

biểu hiện đối tượng thẩm mỹ, người ta sử dụng khái niệm cái thẩm mỹ. Đó là phạm trù

thẩm mỹ bao trùm lên các phạm trù thẩm mỹ cụ thể, cơ bản và không cơ bản. Cái thẩm

mỹ gồm cả phạm trù thẩm mỹ tích cực lẫn phạm trù thẩm mỹ tiêu cực. Cơ sở của sự

phân chia là xét xem phạm trù thẩm mỹ ấy có phù hợp với quy luật phát triển tất yếu

của sự sống, của lòch sử và của xã hội hay không. Tiếng gà trống đánh thức buổi bình

minh mở đầu một ngày lao động giàu ý nghóa được con người coi là đẹp. Nắm độc giàu

màu sắc sặc sỡ vẫn bò xem là xấu. Cái chết của Hitler kết thúc mối hiểm họa của chủ

21