CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 716.46 KB, 150 trang )

nghi lễ trong đó nổi lên là nghi lễ tang ma, nghi lễ xên bản, xên mường, nghi lễ thờ

các nhân vật anh hùng lịch sử…

Nhà nghiên cứu Võ Quang Nhơn đã có nhận xét rằng “Chính trong tang lễ

của người Mường ta được nghe diễn kể cả hệ thống thần thoại của họ chủ yếu tập

trung trong hệ thống mo Đẻ đất đẻ nước. Chính trong dịp lễ xên bản, xên Mường vào

đầu xuân của người Thái, ta được nghe diễn kể lại hệ thống truyện về các Then (các

thần), nói về quá trình di chuyển và định cư nhuốm màu sắc thần kì của người

Thái…Ở các dân tộc khác, cũng diễn ra các dạng thức sinh hoạt nghi lễ thần thoại

tương tự như vậy” [45, tr 586]. Trong các sinh hoạt này, vai trò của các thầy mo, thầy

cúng, ông then, bà then hết sức quan trọng. Họ chính là người diễn xướng và lưu

truyền tích cực kho thần thoại của các dân tộc.

Mo Đẻ đất đẻ nước của đồng bào Mường thực sự gắn chặt với thần thoại.

Trong khi tiến hành các nghi lễ tang ma cũng chính là lúc thần thoại được phục hiện.

Trong không khí đưa tiễn người đã chết về mường Trời, ông Mo đã thực hiện việc

hát kể cho người chết cũng là cho người sống câu chuyện về việc sinh ra Trời, Đất,

về việc đẻ Nước, đẻ Mường, việc sinh ra Con người cùng muông thú …

Ông Thu Tha, bà Thu Thiên

Ra truyền: làm ra Đất ra Trời

Trong Mo Đẻ đất đẻ nước, chúng ta có thể tìm thấy hầu hết câu chuyện thần

thoại quen thuộc giải thích về vũ trụ, các hiện tượng tự nhiên, giải thích về con người

và những thành tựu sáng tạo văn hóa nguyên thủy, giải thích về nguồn gốc các dân

tộc…Đó không phải là những mẩu thần thoại riêng rẽ mà là một hệ thống có sự kết

nối, gắn bó khá chặt chẽ.

Nhà nghiên cứu người Pháp Jeanne Cuisinier trong công trình Người Mường

địa lý nhân văn và xã hội học đã miêu tả rất tỉ mỉ Mười hai buổi canh đêm của thầy

cúng tức là 12 đêm nghi lễ Mo người Mường diễn ra trong một đám tang như thế

nào. Theo đó, đêm mo đầu tiên là đêm sau khi cho xác người chết vào quan tài, “thầy

mo đọc ở bên cạnh quan tài một bài điếu tang dài, kể lể “sự ra đời của trái đất và của

nước” và ông ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần bài đó để dạy cho người chết, giúp cho

người chết khỏi ra mắt ở tập thể người chết như một kẻ dốt nát. Đêm hôm sau, thầy

mo dạy cho người chết một bài truyền thuyết khác “Cuộc đi săn và chặt cây”- trong

115

đó kể nguồn gốc cây đa, cây của cuộc sống”. Và cứ như thế, 12 đêm mo hoàn tất

trong không khí trang nghiêm với quan niệm như thế để người chết biết cách cư xử

trong tập thể người chết, người chết phù hộ cho người sống, cho người sống sống

yên ổn. Và chính trong những đêm mo dài như thế, thần thoại Mường đã được lưu

giữ và phục hiện. Đến nay, nghi lễ Mo vẫn chiếm một vị trí và đóng vai trò quan

trọng trong đời sống tinh thần của người Mường.

Trong nghi lễ tang ma của người Hmông, nhất thiết phải có nghi lễ đọc bài

Khúa kê. Tác giả Hoàng Thị Thủy đã mô tả Đây là bài hát đặc biệt có vai trò quan

trọng trong tang lễ của đồng bào Hmông…Khi nhà có người chết thì việc đầu tiên

phải mời ông Dở mổ về cúng bài Khúa kê [112, tr 119]. Trong bài tang ca này, chúng

ta có thể nhận ra nội dung của những câu chuyện thần thoại về nguồn gốc bầu trời

mặt đất, mặt trăng mặt trời:

Ngày xửa ngày xưa

Ai là người sinh ra mặt đất?

Ai là người sinh ra bầu trời?

Cụ thể, các bài ca số 9, 10, 11 trong nghi thức này chính là những thiên thần

thoại kể về việc tạo ra trời, đất, sinh ra con người và giữ lấy một mặt trăng, một mặt

trời cho hạ giới. Về việc kiến tạo nên bầu trời và mặt đất, đồng bào Hmông ca rằng:

Bà Chài cùng với ông Chài bàn bạc việc dựng trời đắp đất và vũ trụ

Bà Chài nói với ông Chài tôi là đàn bà tôi đi đắp đất

Ông là đàn ông nên ông đi dựng trời cao và vũ trụ bao la

Tâm đầu ý hợp nên mau thành, không bao lâu

Sau hai ba năm bà Chài đi đắp đất xong trở về

Ông Chài đi dựng trời xong trở lại

Bà Chài hỏi ông Chài: Ông đi dựng trời về ông xem rời rộng hơn hay đất

rộng hơn?

Ông Chài đáp: Tôi thấy hình như bầu trời của tôi thì hẹp hơn

Mặt đất của bà lại rộng hơn

Bà Chài nói nếu vậy

Tôi sẽ co đất lại thành khe, thành đồi, thành sông-núi-biển là khớp với nhau

116

Do đó, hôm nay mặt đất mới gồ ghề thành khe đồi, sông núi, sâu rộng thành

biển cả sông suối giống như nếp gấp trên áo váy [16, tr 157].

Người Thái thì kể về việc khai sinh ra trời đất qua thiên “Ẳm ệt luông” trong

những dịp xên bản, xên mường cũng bằng những câu hỏi tương tự:

Cái gì có trước đất?

Cái gì nở trước trời?

Sự duy trì các sinh hoạt nghi lễ trong đời sống các dân tộc chính là một

phương thức lưu giữ, lưu truyền hiệu quả giúp cho đời sau có cơ hội được tiếp xúc và

tiếp nhận thần thoại vốn là sản phẩm tinh thần của thời kì nguyên thủy “một đi không

trở lại” (Mác). Bởi lẽ, các sinh hoạt nghi lễ này có tính chất quy phạm, diễn theo chu

kì lặp đi lặp lại, vì thế thần thoại cũng được “diễn xướng, ôn tập” khá thường kì nên

nó được bảo lưu tương đối bền vững. Đó là những bản kể thần thoại không tồn tại

một cách riêng lẻ mà đã hòa nhập vào hệ thống những áng văn có quy mô có thể gọi

là những áng sử thi thần thoại hay dân ca nghi lễ phong phú. Đó cũng là căn nguyên

quan trọng giúp thần thoại các dân tộc này được bảo lưu liên tục, thường xuyên và

lâu dài.

Bên cạnh đó, trong đời sống các dân tộc còn có một số nghi lễ và tập tục lưu

giữ những hình tượng có liên quan đến tín ngưỡng được phản ánh trong thần thoại.

Người Thái, nhất là đồng bào Thái trắng ở Lai Châu có lễ hội Then Kin Pang

tổ chức vào trung tuần tháng ba âm lịch hàng năm để cúng Then, tạ ơn Then và cầu

mong một năm no ấm, thuận hòa. Then trong quan niệm của người Thái là tên gọi

chung cho các vị thần trên trời. Thần thoại Thái vẫn kể rằng Then chính là Trời, vị

thần đã làm ra bầu trời mặt đất, làm ra vạn vật và tạo nên cuộc sống muôn loài. Then

Luông là vị thần tối cao, cai quản toàn vũ trụ và muôn loài. Dưới Then Luông là các

Then giúp việc tạo ra công danh, hạnh phúc hay khổ đau trong đời sống con người.

Trong lễ hội, bàn thờ Then được trang trí rực rỡ nhiều màu sắc, đặc biệt không thể

thiếu hoa Bó mạ vì loại hoa này được xem là biểu tượng của Then kin pang. Ngoài

ra, trên bàn thờ còn có con én gấp bằng giấy màu, đàn tính tẩu, quả còn; trên mâm có

một con lợn, một con gà luộc để nguyên con, xôi nếp, rượu, nước… Các lễ vật cúng

đã thể hiện sự đầy đủ của vạn vật cỏ cây hoa lá, để báo hiệu một năm mới no đủ, tươi

mới đã về. Mọi người đến với lễ hội đều tâm niệm thắp hương lên bàn thờ Then để

117

cầu nguyện một năm may mắn, cuộc sống an lành, gia đình hạnh phúc. Các gia đình

có người chết cũng dâng các lễ vật để nhờ Then xin với các vị thần linh cho các hồn

ma về hưởng. Ngày đầu tiên làm lễ, ông (bà) Then kiêng kị không ăn thịt các con

vật; các cô gái được chọn làm Sao chẩu phải có sắc đẹp và chưa chồng để hầu hạ các

vị thần xuống trần gian vui chơi. Bước vào hành lễ, người đủ tiêu chuẩn được dân

bản bầu ra mặc trang phục của Then, tay đánh đàn tính tẩu trông uy nghi như một vị

tướng. Những hành động dâng hoa, dâng lễ, mời rượu, cùng những lời diễn xướng

của Then như đối thoại được với các đấng thần linh tối cao trên trời. Con người đã

làm cho thiên nhiên say đắm. Niềm tin thiêng liêng vào sự tồn tại và vai trò của các

Then đối với sự hình thành thế giới tự nhiên và cuộc sống con người đã hiện thực

hóa trong các truyện kể cũng như trong những hoạt động tín ngưỡng ấy [142].

Những truyện kể thần thoại phong phú về cây lúa, bông gạo thể hiện lòng tôn

thờ, trân trọng của các dân tộc vẫn được người đời sau ghi nhớ và truyền lại cho

nhau qua các nghi lễ liên quan đến sản phẩm văn hóa đáng quý ấy. Hầu hết các dân

tộc đều có nghi lễ, lễ hội liên quan đến việc cúng lúa, thờ thần Nông, cầu mùa màng

bội thu…Quy mô nghi lễ có thể lớn nhỏ khác nhau, tần số tổ chức có thể nhiều ít

khác nhau nhưng trong suy nghĩ thì đều chung một ý nghĩa.

Lễ hội lồng tồng (hay còn gọi là lùng tùng) của đồng bào Tày Nùng là một ví

dụ điển hình. Đây là hội lễ thiêng liêng thường được mở vào dịp đầu năm mới nhằm

tạ ơn trời đất, cầu cúng các vị thần tham gia vào việc trồng tỉa, đặc biệt là thần lúa.

Tại Thái Nguyên, Bắc Kạn, những địa phương mà cư dân Tày Nùng sinh sống đông

đúc, lễ hội này thường xuyên được tổ chức tưng bừng vào những ngày đầu tháng

Giêng hàng năm. Theo quan sát của chúng tôi, phần lễ được tổ chức rất trang

nghiêm, thấm đậm cảm giác thiêng liêng, huyền bí. Các mâm lễ được chuẩn bị cẩn

thận với nhiều vật phẩm như: gà thiến luộc (hoặc một đôi để sống), thủ lợn luộc

(hoặc quay), xôi ngũ sắc, rượu, hai cặp bánh chưng, các loại bánh đặc trưng của đồng

bào miền núi như bánh khảo, bánh phồng, oản…Thầy cúng là người thực hiện bài

cúng tế trời đất và các vị thần, cầu xin một năm mưa thuận gió hòa, lúa gạo tốt tươi.

Trong hội lễ này, đáng chú ý nhất là nghi lễ xuống đồng cày những luống ruộng đầu

tiên của năm mới do những thanh niên khỏe mạnh điều khiển những chú trâu to mập

thực hiện với mong muốn một năm bội thu.

118

Dân tộc Dao, nhất là người Dao ở Yên Bái từ lâu cũng đã coi trọng và duy trì

tục thờ vía lúa. Sau khi thu hoạch, người Dao thường chọn những bông to nhất, chắc

hạt nhất để cất đi làm giống. Lúa giống được vò tách hạt phơi khô cất vào bồ hoặc để

cả bông bó lại (cum lúa) treo lên gác nhà tránh ẩm mốc. Tuy vậy, có những ngành

Dao như ngành Dao đỏ ở xã Nậm Lành (huyện Văn Chấn) thì mỗi nhà lại chọn vài

bông thóc giống buộc vào ngọn của cây măng sặt để nguyên cả cành lá cho vía lúa

trú ngụ. Cành cây buộc những bông lúa này bà con gọi là “hảu pắt” được buộc dựng

ở vị trí bên trong vách chái nhà, phía bên trái từ trong nhìn ra. Đến vụ gieo cấy, bà

con vò những hạt thóc trên cây “hảu pắt”, đặt lên mâm cúng vía lúa. Những ngành

Dao khác thì lấy cum lúa xuống vò, hoặc lấy ít thóc giống trong bồ đem đặt lên mâm

cúng. Quan niệm của đồng bào cho rằng, sau khi gặt mang về nhà, lúa giống sẽ được

nghỉ ngơi trong một thời gian dài. Vì vậy, vía lúa sẽ bỏ đi chơi lang thang khắp đó

đây nên khi gieo cấy nếu không gọi vía lúa trở về thì lúa giống sẽ bị yếu, gieo hạt

xuống lúa sẽ không mọc hoặc có mọc thì cũng không hy vọng mùa màng tươi tốt. Lễ

cúng vía lúa đơn giản gồm: xôi nếp, gà luộc, vàng mã và mời thầy cúng đến làm lễ.

Thầy cúng sẽ gọi vía lúa về nhập vào những hạt thóc trên mâm cúng, cầu trời cho

mưa thuận gió hoà, cầu tổ tiên phù hộ và bày tỏ ước muốn của gia chủ về một mùa

tới sẽ được bội thu. Cúng xong, thầy cúng chuyển những hạt thóc giống trên mâm

cúng để gia chủ trộn lẫn vào những bồ thóc giống để ở phía dưới và trộn đều lên chờ

ngày mang đi gieo mạ hoặc trồng trên nương. Hiện nay, tục cúng vía lúa vẫn được

cộng đồng người Dao duy trì mỗi khi vào vụ gieo cấy. Tục này được coi là một nét

đẹp trong tín ngưỡng dân gian của người Dao, góp phần làm phong phú thêm kho

tàng văn hoá dân gian Việt Nam [141].

Đồng bào các dân tộc còn có những tục thờ mà ở đó dấu ấn của tín ngưỡng

nguyên thủy còn biểu hiện rất rõ rệt. Mặc dù những tục thờ này không thể hiện qua

những nghi lễ có lớn quy mô nhưng sự tồn tại trong đời sống thực tế một cách

thường xuyên cũng chứng tỏ đó là những tục lệ đã ăn sâu vào tâm thức đồng bào từ

bao đời nay. Đó là các tục thờ quả, thờ cây, thờ con vật thiêng…

Tục thờ bí (bầu), thờ cây hiện vẫn được duy trì trong đời sống các tộc Mường,

Thái. Với đồng bào Mường, tác giả Nguyễn Hữu Thức đã khẳng định: Ngày nay,

chúng ta đến mường Bi sẽ thấy một giống bí quả tròn to, vỏ phớt trắng, trồng nhiều

119

ở nương rẫy và các vườn nhà. Ngày lễ dọn nhà cũ sang nhà mới, chủ nhà bao giờ

cũng tìm một quả bí phớt trắng to, đẹp đặt ở cột chính, để ông mo làm lễ cúng tổ

tiên, cầu mong mọi người ở ngôi nhà đó sẽ mạnh khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn

[28, tr 354]. Tục này cũng tiến hành gần tương tự như vậy ở đồng bào Thái. Hẳn tục

thờ này phải có liên quan đến quan niệm và cách hình dung của người Mường nói

riêng, các dân tộc thiểu số nói chung được thể hiện trong thần thoại, đó là các dân tộc

anh em được sinh ra từ một quả bầu (quả bí). Quả bầu trong thần thoại có khi là quả

bầu cứu nạn giúp cho loài người khỏi nạn đại hồng thủy, có khi là kết quả của cuộc

hôn phối kì diệu mà từ đó con người được tái sinh. Cũng có nghĩa, bầu là vật thiêng

giúp con người sinh tồn trong thế giới này. Nguồn gốc sâu sa của sự thể hiện này

trong thần thoại cũng như sự duy trì tục thờ bầu bí chính là quan niệm “vạn vật hữu

linh” và tín ngưỡng thờ các vị thần nông nghiệp.

Ngoài ra, đồng bào Mường còn có tục thờ con vật thiêng như cóc, rùa…Điều

này cũng có mối quan hệ chặt chẽ với những truyện kể thần thoại của dân tộc này.

Trong thần thoại của người Mường, con cóc được gọi là chàng Rạc, chàng Hạc, là

những con vật mang vai trò của người anh hùng đã giúp loài người kiện trời, đấu

tranh với Vua Trời để có mưa mang lại sự tươi tốt cho cây trồng. Đồng bào cũng

kiêng không ăn thịt rùa vì họ cho rằng rùa đã giúp người biết cách làm nhà, giúp

người vượt qua thử thách của Vua trời trong phiên xử kiện…Ơn rùa nên khi làm nhà,

người Mường thường làm thêm một con rùa gắn vào cột cái của ngôi nhà và tin rằng

thần Rùa sẽ giúp ngôi nhà vững chãi, bền lâu và ngăn những điều xui xẻo đến với

chủ nhà [28].

Như vậy có thể thấy, tín ngưỡng nghi lễ và những tập tục là một khía cạnh

không thể thiếu và không thể tách rời với đời sống sinh hoạt, lao động của đồng bào

thiểu số. Đó là mẫu số chung được cụ thể hóa, hiện thực hóa qua cả hai con đường,

một là những bản kể thần thoại truyền miệng qua bao đời, hai là những tập tục thực

hành trong đời sống cũng tồn tại bao đời nay. Khó có thể khẳng định chính xác

truyện kể thần thoại có trước hay những tập tục nghi lễ có trước nhưng ở cả hai hình

thức này chúng ta đều thấy rất rõ một niềm tin và sự tôn sùng tuyệt đối vào các lực

lượng siêu nhiên và vai trò của chúng với đời sống. Có thể nói, chính niềm tin ấy là

cơ sở cho sự hình thành và tồn tại của cả thần thoại và nghi lễ, tín ngưỡng.

120

Cùng với thần thoại, truyền thuyết các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

cũng có mối quan hệ với tín ngưỡng, đó là tín ngưỡng thờ cúng những nhân vật lịch

sử được thể hiện qua hình thức lễ hội về người anh hùng. Trong mối quan hệ này,

truyền thuyết và hậu thân của nó là các thần tích được coi là cơ sở quan trọng để nảy

nở và ổn định hóa lễ hội về người anh hùng lịch sử. Nói cách khác, truyền thuyết là

nguồn gốc của lễ hội. Ngược lại, nhờ lễ hội, truyền thuyết được lưu giữ và lưu truyền

rộng rãi hơn trong đời sống và tâm thức người dân các dân tộc. Sự gắn kết chặt chẽ

ấy sẽ được chỉ ra qua chuỗi truyền thuyết và lễ hội của đồng bào Tày, Thái. Gắn kết

với các truyền thuyết tiêu biểu về các nhân vật lịch sử người Tày như Nùng Trí Cao,

Dương Tự Minh là một loạt các lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ và ghi công các

vị anh hùng như lễ hội đền Mẫu (Cao Bằng) thờ A Nồng- mẹ của Nùng Trí Cao, lễ

hội đền Kì Sầm (Cao Bằng) thờ Nùng Trí Cao, lễ hội đền Đuổm (Thái Nguyên) thờ

Dương Tự Minh.

Về nhân vật lịch sử Dương Tự Minh, nếu truyền thuyết có cả một chùm

truyện lưu truyền khắp vùng “thượng Đu Đuổm, hạ Lục Đầu” thì cũng có rất nhiều lễ

hội tưởng nhớ về ông ở khắp các huyện thuộc Thái Nguyên và một số địa phương ở

Bắc Giang. Nơi thờ chính Dương Tự Minh là đền Đuổm thuộc xã Động Đạt, huyện

Phú Lương, Thái Nguyên bởi đây được coi là nơi ông đã sinh ra và cũng là nơi cuối

đời ông sống cùng hai công chúa Diên Bình và Thiều Dung. Gắn với đền Đuổm là lễ

hội đền Đuổm được diễn ra trong ba ngày 6,7,8 tháng Giêng hàng năm. Tương

truyền đây là lệ ngày sinh của đức thánh Dương Tự Minh. Theo những người già

trong xã thì đây là lễ hội lớn nhất trên địa bàn huyện Phú lương. Vào ngày này, nhân

dân khắp các huyện thị Thái Nguyên, thậm chí cả đồng bào ở các tỉnh lân cận như

Bắc Kạn, Cao Bằng…cũng nô nức kéo về dự hội.

Với mỗi lễ hội, người dân thường quan niệm “trước là thờ thần, sau là mua

vui”, vì thế trong lễ hội đền Đuổm, phần lễ được coi là phần chính, bao giờ cũng

diễn ra sớm và trang trọng. Phần lễ trong hội đền Đuổm là một hệ thống nghi lễ

phong phú có liên hệ, có trật tự và tất cả đều hướng tới thể hiện sự tưởng nhớ và kính

trọng đối với vị thánh Dương Tự Minh.

Nghi lễ đầu tiên mở màn cho hội Đuổm là lễ rước nước, được tổ chức từ sáng

ngày 5 tháng Giêng. Nghi lễ này một phần thể hiện tín ngưỡng thờ nước, cầu nước

121

của đồng bào cư dân nông nghiệp, phần quan trọng là lời nhắc nhở con cháu nhớ về

tổ tiên và về vị anh hùng dân tộc. Bởi theo truyền thuyết, Dương Tự Minh trước đây

từng kiếm sống bằng nghề câu cá nên “nước” là yếu tố có liên quan và có vai trò

quan trọng. Tiếp sau là những nghi lễ như Lễ mộc dục (tức lễ tắm tượng Dương Tự

Minh), lễ tế gia quan (tức lễ khoác áo, mũ cho tượng thánh Dương Tự Minh) được

tiến hành vào nửa đêm ngày mùng 5 tháng Giêng. Mọi việc được diễn ra trong sự

yên lặng, nghiêm trang và thành kính. Khi mọi việc đã xong, ông chủ tế vào dâng

hương lên ban thờ và tế một tuần, gọi là tế gia quan.

Vào ngày chính hội, mùng 6 tháng Giêng, lễ rước kiệu được tiến hành sớm

nhất, khoảng từ 7-8 h sáng. Đám rước bắt đầu từ chính đền đi rước một vòng quanh

núi Đuổm rồi trở về. Đi đầu đám rước là một bô lão tay cầm lệnh bài có ghi dòng

chữ “thượng đẳng tối linh”, thể hiện uy đức của Dương Tự Minh. Đi sau là năm trai

đinh cầm năm lá cờ ngũ hành và bốn cờ tứ linh. Đi tiếp theo là đội múa sinh tiền

(hoặc múa sư tử) và đoàn nhạc lễ. Sau đoàn nhạc lễ là bộ vũ khí gồm 12 chiếc như

gươm, đao, giáo, mác…Những vũ khí này tượng trưng cho sức mạnh, tài năng và gợi

về một thời dẹp loạn lừng lẫy của người anh hùng Dương Tự Minh. Tiếp sau là cỗ

kiệu sơn son thiếp vàng do các chàng trai khỏe mạnh, cường tráng khiêng. Trên kiệu

đặt bình hương tỏa khói nghi ngút, hai bên có hai cô gái cầm tán lọng che kiệu. Đi

sau kiệu là các bô lão, chức sắc của làng rồi đến dân làng với đủ mọi lứa tuổi. Đám

rước đi một vòng rồi dừng lại ở sân đền Trung để chuẩn bị tiến hành đại lễ.

Đại lễ là nghi thức trang trọng nhất của lễ hội đền Đuổm, là cuộc dâng lễ và

đọc bài tế linh thiêng. Lễ vật cúng tế gồm ba mâm cỗ chay, ba mâm cỗ mặn. Các

mâm cỗ đều do chính tay người làng làm một cách cầu kì, cẩn thận và trang trí đẹp

mắt. Cỗ chay bao gồm các loại bánh: bánh mật, bánh bìa, bánh giày, bánh chè lam,

bánh khảo, bánh rán, bỏng nổ. Ngoài các loại bánh, cỗ chay còn có oản, tiền, vàng,

hoa quả… Cỗ mặn được chia làm hai loại: một loại để lễ đền và để thi (gọi là cỗ thờ)

và một loại để mời quan viên, trai đinh và khách khứa thưởng thức sau khi tế xong

(gọi là cỗ đại hạ). Trước đây, trong cỗ mặn không thể thiếu mười hai con cá nướng

và tốt nhất là cá chép. Lễ vật này có lẽ tượng trưng cho một quãng đời câu cá kiếm

sống của Dương Tự Minh. Ngày nay, theo quan sát của chúng tôi, mâm cỗ mặn có sự

thay đổi gồm xôi trắng, xôi gấc, một con gà luộc, một con lợn quay. Tất cả lễ vật đều

122

thể hiện lòng tôn kính đối với đức thánh họ Dương. Buổi đại lễ bắt đầu với bài tế của

người chủ tế. Nội dung bài tế bên cạnh lời cầu khẩn “nhân khang vật thịnh”, “phong

đăng hòa cốc” còn là lời kể tóm tắt nội dung các truyền thuyết dân gian về đức thánh

Dương Tự Minh. Buổi đại lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm. Người đến dự

không ai bảo ai đều chắp tay lắng nghe bài tế trầm bổng vang xa với lòng thành kính

tưởng nhớ về vị anh hùng người Tày ấy. Đại lễ kết thúc, quan khách và dân làng thụ

lộc ngay tại đền.

Có thể thấy, dù không tái hiện toàn bộ truyền thuyết nhưng hầu hết các nghi lễ

trong lễ hội đền Đuổm đều bắt nguồn và có mối liên hệ với các chi tiết được kể trong

truyền thuyết về võ tướng Dương Tự Minh. Truyền thuyết cùng với lễ hội đều có ý

nghĩa bồi đắp lòng tự hào dân tộc về lịch sử, về những người anh hùng có công giữ

nước, an dân.

Trong tâm thức người Tày Cao Bằng, hình ảnh Nùng Trí Cao đã trở thành một

vị anh hùng huyền thoại. Nhân vật này đã đi vào truyền thuyết dân gian và bước vào

đời sống sinh hoạt của đồng bào nơi đây qua nhiều lễ hội. Tiêu biểu là hai lễ hội: lễ

hội đền Kì Sầm và hội pháo hoa Quảng Uyên.

Đền Kì Sầm thuộc Bản Ngần, xã Vĩnh Quang, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

Người dân ở đây truyền nhau rằng sau khi Nùng Trí Cao mất, nhân dân thường thấy

ông hiện ra, cưỡi con thần mã bay trên mây ở vùng núi Kì Sầm liền lập một ngôi đền

thờ trên đỉnh núi này. Nhưng đây là ngọn núi cao hiểm trở nên người dân rất khó leo

lên. Một lần, có người đến khấn xin được dời ngôi đền đến vị trí khác để thuận

hương khói, lập tức, có một trận gió lớn thổi bạt mái tranh đền đến ngọn đồi ở Bản

Ngần. Người dân cho là ý muốn của Người nên đã di chuyển ngôi đền đến vị trí mới.

Lễ hội đền Kì Sầm được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm, thu hút đông

đảo nhân dân trong vùng đến dự. Phần lễ có hai nghi thức chủ yếu là dâng hương và

tế. Đồ tế lễ được chuẩn bị đầy đủ với các loại xôi ngũ sắc, nhiều loại thịt và rượu…

Mặc dù không có màn diễn lại sự tích về người anh hùng nhưng việc tổ chức lễ hội

có ý nghĩa thể hiện sự tôn kính, nhớ ơn sâu sắc đến người anh hùng và nhắc nhở con

cháu đời sau luôn gìn giữ truyền thống đó. Chính trong lễ hội này, các cụ bà sẽ đảm

nhận việc kể lại những truyền thuyết xoay quanh Nùng Trí Cao và trả lời mọi câu hỏi

123

có liên quan. Có thể đây cũng là cách riêng mà đồng bào Tày Cao Bằng lưu giữ, lưu

truyền nguồn giá trị tinh thần quý báu ấy.

Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên cũng có nguồn gốc từ truyền thuyết liên quan

đến Nùng Trí Cao. Đó là sự kiện sau khi đánh tan quân Tống, dẹp yên vùng biên

cương, Nùng Trí Cao đã cùng dân làng tổ chức lễ khao quân, đốt pháo hoa để ăn

mừng chiến thắng. Trong buổi khao quân đó, Nùng Trí Cao đã tổ chức cướp đầu

pháo hoa nhằm ghi nhớ chiến công và lòng dũng cảm của các chàng trai bản làng. Lễ

hội pháo hoa Quảng Uyên được tổ chức tại miếu Bách Linh (huyện Quảng Uyên tỉnh

Cao Bằng) vào các ngày 1,2 tháng Hai âm lịch hàng năm. Lễ hội pháo hoa cũng gồm

hai phần: phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ có các nghi thức cơ bản như lễ khai quan

cho rồng, lễ rước thần. Phần Hội đáng chú ý nhất là trò chơi cướp đầu pháo. Mặc dù

không có sự xuất hiện của hình ảnh pháo hoa thực nhưng tên gọi hội pháo hoa đã trở

thành quen thuộc bởi nó là một hình thức sinh hoạt văn hóa lành mạnh, đặc biệt giúp

người dân nơi đây nhớ về vị anh hùng đáng kính qua màn tái hiện sự tích tranh cướp

đầu pháo trong lễ khao quân của Nùng Trí Cao.

Với đồng bào dân tộc Thái, hình ảnh nữ anh hùng có cái tên mộc mạc nàng

Han và những truyền thuyết xoay quanh nhân vật này vẫn còn sống mãi trong tâm

thức và tấm lòng của họ. Vì thế, người dân Thái đã lập đền thờ và tổ chức lễ hội để

tưởng nhớ và bày tỏ lòng kính trọng đối với người anh hùng đã có công đánh đuổi

giặc ngoại xâm mang lại yên bình cho bản làng. Ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu,

hiện nay cứ vào ngày rằm tháng hai âm lịch hàng năm, bà con dân tộc Thái lại tụ hội

về miếu nàng Han tưng bừng tổ chức lễ hội. Phần lễ, người dân dâng lên hoa, quả,

nông sản, thực phẩm do chính bàn tay đồng bào làm ra để cảm tạ công lao dẹp giặc

của nàng Han. Ngoài ra, các thầy mo còn đảm nhiệm đọc 6 bài tế lễ gồm: Tùng song

tơ, Phái lệ tơ, Thá ớc, Thá hu nơ, Then hầu phét, Quát bó héo. Trong phần chính lễ,

32 điệu múa dân gian dân tộc Thái sẽ được biểu diễn. Người tham gia đội múa là

những cô gái Thái xinh đẹp, trẻ trung được tuyển chọn khắt khe, sau đó tham gia tập

luyện công phu nhiều ngày trước khi diễn ra lễ hội. Thầy mo cúng xong thì các cô

gái trong đội múa với trang phục váy cóm thướt tha biểu diễn các bài dân ca truyền

thống ca ngợi quê hương, tình yêu và công đức của vị nữ tướng anh hùng. Có thể

124

nói, trong tâm thức đồng bào 16 xứ Thái, xứ Mường Tây Bắc thì nàng Han cũng

đáng kính giống như bà Trưng, bà Triệu của người Việt.

Nói về truyền thuyết, các nhà Folklore thường cho rằng truyền thuyết là một

thể loại truyện dân gian được lưu truyền bằng miệng, nó rất khó tin nhưng lại được

tôn trọng. Có lẽ cũng vì thế mà song hành với truyền thuyết, lễ hội đã góp phần làm

cho niềm tin, sự tôn trọng của nhân dân với các sự kiện và nhân vật lịch sử được tăng

lên bội phần. Qua khảo sát và phân tích, có thể khẳng định, các thể loại truyện kể dân

gian của đồng bào miền núi phía Bắc gắn bó chặt chẽ với đời sống tín ngưỡng, nghi

lễ của họ. Đời sống nghi lễ phong phú, tồn tại lâu dài đến ngày nay chính là môi

trường làm cho các bản kể tiếp tục “sống” theo đúng nghĩa là những sáng tác nguyên

hợp, truyền miệng và mang tính tập thể.

4.2. Mối quan hệ giữa các thể loại truyện kể

Nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị đã chỉ ra rằng Mỗi thể loại truyện kể dân gian có

quá trình phát sinh, phát triển và suy tàn riêng nhưng chúng không tồn tại một cách

hoàn toàn biệt lập mà bao giờ cũng có quan hệ qua lại [117, tr 47]. Đó là một trong

những quy luật quan trọng của tiến trình văn học dân gian. Qua khảo sát các thể loại

truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, nhất là qua ba thể loại

thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích, chúng tôi thấy quy luật đó là hoàn toàn có

cơ sở. Vấn đề là ở mỗi dân tộc, mỗi khu vực quy luật chung đó được biểu hiện cụ thể

như thế nào. Với truyện kể các dân tộc khu vực này, hiện tượng kế thừa và chuyển

hóa, xâm nhập lẫn nhau giữa các thể loại diễn ra khá phổ biến và mạnh mẽ. Trước

hết là sự kế thừa giữa thần thoại và truyền thuyết, hai thể loại vốn gần gũi nhau hơn

cả. Tác giả Viên Kha cũng từng nhận định về điều này như sau Truyền thuyết thời

trước chúng ta gọi là thần thoại, thần thoại đời sau chúng ta gọi là truyền thuyết

[91]. Trong thần thoại và truyền thuyết của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc,

chúng tôi nhận ra hai xu hướng: một là, kế thừa và chuyển hóa hình tượng về cặp

thần đực cái kiến tạo trời đất thành cặp đôi thủy tổ của dân tộc. Hai là kế thừa và

chuyển hóa quan niệm người sinh ra từ loài vật do ảnh hưởng của tín ngưỡng vật tổ

thành hình tượng thủy tổ của dân tộc. Cụ thể, trong truyện kể Tày, hình tượng cặp đôi

Báo Luông- Slao Cải hẳn đầu tiên cũng được hình dung là những cặp thần khổng lồ

trong vai trò kiến tạo bầu trời và mặt đất nhưng về sau được đồng bào Tày bồi đắp và

125