Văn hóa ẩm thực Thái Lan vô cùng phong phú, đa dạng và không kém phần độc lạ
Thái Lan là đất nước tuyệt vời của những điều tuyệt vời. Nổi tiếng với ngành công nghiệp du lịch, Thái Lan là xứ sở mà nhiều người mong muốn được đặt chân đến để khám phá và trải nghiệm. Không chỉ có nhiều danh thắng mỹ lệ; các công trình kiến trúc kim – cổ nguy nga; nhiều khu vui chơi giải trí hoành tráng, mua sắm náo nhiệt và đặc sắc; mà còn có những ngôi chùa cổ đồ sộ, gắn với nền văn hóa tín ngưỡng lâu đời.
Thái Lan được mọi người tặng cho những mỹ danh như “Đất nước chùa vàng”, “Thiên đường du lịch”, “Thiên đường mua sắm”, “Xứ sở của những nụ cười thân thiện”… Bên cạnh đó, “Thương hiệu” Thái Lan còn được tạo nên bởi văn hóa ẩm thực phong phú, hấp dẫn và mang nét đặc trưng riêng không nơi nào có được.
Ẩm thực Thái Lan có sự tích hợp giữa nhiều nền văn hóa của những nước lân cận như Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Indonesia … Tuy nhiên, ẩm thực Thái Lan không hề bị hòa tan hay lu mờ trước ẩm thực của những vương quốc này mà tự tạo nên cho mình một nét riêng, độc lạ và mê hoặc .
Đặc điểm chung của ẩm thực Thái Lan là hương vị món ăn vô cùng đậm đà, mỗi vị chua, mặn, ngọt, đắng, cay của món ăn Thái đều được thể hiện hết sức rõ ràng. Món Thái khi chế biến được cho vào rất nhiều loại gia vị và hương liệu khác nhau. Tuy dùng nhiều nhưng không gây ra sự hỗn tạp mà mỗi loại gia vị, mỗi loại hương liệu đều được sử dụng một cách hợp lý và chính xác, cân đong đo đếm trên từng món ăn. Ngoài các loại gia vị thông thường, người Thái còn sử dụng là các loại thảo mộc cho các món ăn như: đinh hương, nghệ tây, húng quế, rau mùi, bạc hà, sả, lá chanh (Kaffir Lime), ớt, gừng, riềng… để tăng thêm mùi vị và làm cho món ăn trở thành thực phẩm chức năng, có lợi cho sức khỏe. Người Thái thích vị chua, cay nên gia vị được ưa chuộng là ớt, chanh và sả.
Món Thái đặc biệt đậm đà, không chỉ ở hương vị mà cả màu sắc, với nhiều sắc màu sặc sỡ. Đó là do sự kết hợp giữa thịt, cá, tôm… với gia vị và nhiều loại rau củ mang những màu sắc khác nhau. Khi một món Thái được đặt lên bàn, thực khách luôn luôn ấn tượng đầu tiên bởi sự bắt mắt của nó, màu sắc kích thích vị giác, tạo cho món ăn thêm ngon miệng.
Ẩm thực Thái mang nét chung là thế, nhưng mỗi vùng miền lại có một nét đặc trưng riêng trong hương vị và cách chế biến.
Ẩm thực Bắc Thái ảnh hưởng từ ẩm thực Myanmar, thường được nấu vừa chín tới, ít nồng, ít cay, hầu như không ngọt và chua. Trong bữa ăn thông thường, xôi là món ăn được ưa thích với các loại nước chấm khác nhau như: namprik noom, namprik dang, namprik ong… Các loại súp phổ biến là kang hangle, kang hoh, kang kae… và xúc xích địa phương như sai ua, nham, thịt hầm, lợn nướng, lợn rán, gà rán và rau đi kèm. Người miền Bắc thích ăn nhất là thịt lợn và rất ít hải sản.
Xem thêm: Ẩm thực Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Món ăn miền Đông Bắc ảnh hưởng từ Lào, xôi cũng là món ăn chính và thường kết hợp với thịt, tiết lợn, nộm đu đủ, cá nướng, gà nướng… Người vùng Đông Bắc khoái các loại đặc sản thịt rán như thịt cóc, thằn lằn, rắn, chuột đồng, kiến đỏ, côn trùng… Ngoài ra lợn, bò, gà cũng rất được ưa thích.
Xem thêm : MÓN NGON DỌC ĐƯỜNG MIỀN TÂY NAM BỘ
Món ăn miền Trung được xem là sự kết hợp ngon nhất giữa các vùng, rất thích ăn gạo tẻ thơm mà Thái Lan là quốc gia nổi tiếng. Trên bàn ăn thường có trung bình từ 3 đến 5 món như Kang Phed (cà ri đỏ Thái), Tom Yum (canh chua), cá trích, trứng rán kiểu Thái, thịt lợn nướng… rau và nước mắm. Món ăn miền Trung Thái ảnh hưởng bởi phong cách nấu nướng của hoàng gia nên được chế biến khá phức tạp, cầu kỳ; kết hợp tinh túy ẩm thực từ các vùng khác. Họ thích món ăn nấu mềm, nhừ và có chút vị ngọt, cách bày biện món ăn cũng rất nghệ thuật và đẹp mắt.
Món ăn miền Nam Thái có dừa, loại gia vị phổ biến và rất được yêu thích. Ẩm thực Nam Thái chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ và Indonesia, món nào cũng mang vị cay nóng hơn những vùng khác. Các món ăn phổ biến như: cà ri Massaman, các món canh súp Kang Liang, Kang Tai Pla, sốt Budu, món Khao Yam… Hải sản tươi cũng là một loại thức ăn được dùng nhiều và rất phong phú như cá, tôm, cua, mực, sò, trai… Hạt điều được sử dụng rất nhiều để làm khai vị hoặc kết hợp trong nhiều món ăn. Vì thích vị cay nên ớt tươi, ớt khô, đậu cay sator là các loại gia vị được sử dụng phổ biến, ưa chuộng.
>> > Tham gia tour du lịch Thái Lan tại đây
Người Thái có văn hóa truyền thống cuội nguồn trong ẩm thực của riêng mình. Theo phong tục Thái, cả mái ấm gia đình ngồi dùng cơm chung trên một mâm bày biện những món ăn truyền thống cuội nguồn và thường thì hàng ngày. Thái Lan là dân tộc bản địa hiếu khách. Thường khách đến nhà, gặp bữa hoặc đang sẵn sàng chuẩn bị, luôn được mời dùng cơm chung rất là nhiệt tình. Ngay cả khi đi trên đường, gặp một nhóm bạn hoặc nhóm người không quen biết, lòng nhiệt tình hiếu khách này vẫn không hề giảm sút .
Ẩm thực Thái vô cùng phong phú, đa dạng và không kém phần độc lạ, nổi tiếng thế giới, mang những hương vị riêng, không bị hòa lẫn bởi bất cứ quốc gia nào khác. Món ăn Thái có vị chung là chua, cay; đặc biệt là vị cay khá nồng. Các món mặn hay tráng miệng đều có nhiều chủng loại, rất ngon và dễ ăn, giá cả mềm. Nếu có dịp đến với “Xứ sở Chùa Vàng” thì đừng nên bỏ qua cơ hội thưởng thức được nhiều nhất các món đặc sản của đất nước này.
Source: https://laodongdongnai.vn
Category: Ẩm Thực