Vị trí, vai trò của nông nghiệp nông thôn – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản khá đầy đủ của tài liệu tại đây ( 193.94 KB, 22 trang )

Nông thôn có phát triển được hay không trước tiên phụ thuộc vào sự phát

triển của nông nghiệp, dù đó là nông thôn của các nước đang phát triển hay nước

phát triển.

Vai trò của nông nghiệp và nông thôn:

– Thứ nhất: nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to

lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát

triển. ở những nước nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, ngay

cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông

nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và

không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản

phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Những sản phẩm này cho dù

trình độ khoa học – công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào có

thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết

định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất

nước.

– Thứ hai: nông nghiệp sản xuất ra nguyên liệu cho hàng loạt ngành công

nghiệp phát triển, như công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp dệt, may,

công nghiệp giấy, đồ gỗ… mà nếu không phát triển tốt sẽ ảnh hưởng nhiều đến

xuất khẩu và hàng tiêu dùng. Thông qua công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp

chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả

năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường…

– Thứ ba: khu vực nông nghiệp góp phần vào việc tăng thu nhập và tích

luỹ của nền kinh tế quốc dân. Điều này đặc biệt quan trọng với các nước đang

phát triển, đi lên từ nông nghiệp. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá thì

đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ

nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu

tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do

xuất khẩu nông sản… trong đó thuế có vị trí rất quan trọng. Việc huy động vốn

10

từ nông nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là cần thiết và đúng đắn trên cơ

sở việc thực hiện bằng cơ chế thị trường, chứ không phải bằng sự áp đặt của

Chính phủ. Những điển hình về sự thành công của sự phát triển các nước đều đã

sử dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho công nghiệp. Tuy nhiên số vốn

tích luỹ từ nông nghiệp chỉ là một trong những nguồn cần thiết phát huy, phải

coi trọng các nguồn vốn khác nữa để khai thác hợp lý, đừng quá cường điệu vai

trò tích luỹ vốn từ nông nghiệp.

– Thứ tư: nông nghiệp và nông thôn là nơi có nguồn lao động dồi dào, mà

qua tăng năng suất lao động có thể giải phóng được lao động phục vụ cho các

ngành công nghiệp khác. Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nước

đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công

nghiệp và đô thị. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, phần lớn dân cư

sống bằng nông nghiệp và tập trung sống ở khu vực nông thôn. Vì thế khu vực

nông nghiệp nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho sự phát

triển công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt

tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác năng suất lao động nông nghiệp không

ngừng được tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giải phóng ngày

càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và

đô thị.

– Thứ năm: nông nghiệp nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn của công

nghiệp. ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư

liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong

nước mà thị trường trong nước, trước hết là khu vực nông nghiệp nông thôn. Sự

thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp

đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp,

nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông

thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát

triển, từng bước nâng cao chất lượng có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.

11

– Thứ sáu: nông nghiệp còn được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập

ngoại tệ lớn. Các loại nông, lâm, thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế

hơn so với các hàng hoá công nghiệp. Vì thế ở các nước đang phát triển, nguồn

xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thuỷ sản. xu hướng

chung ở các nước trong quá trình công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu giá trị xuất

khẩu nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và

tỷ trọng đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao trong nền kinh tế.

– Thứ bảy: nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự

phát triển bền vững của môi trường. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như

phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bệnh… sẽ làm ô nhiễm đất và nguồn nước.

Trong quá trình canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và

khai hoang mở rộng diện tích đất rừng… Vì thế, trong quá trình phát triển sản

xuất nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát

triển bền vững của môi trường.

Tóm lại, nông nghiệp và nông thôn có vị trí, vai trò rất quan trọng trong

nền kinh tế và đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tuy nhiên cần chú trọng phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững, tức là gắn

với việc bảo vệ môi trường sinh thái.

3. Sự cần thiết đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

– Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước là đòi hỏi tất yếu của các quốc

gia đang phát triển trên thế giới trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay

nhưng phát triển một nền nông nghiệp vững mạnh và ổn định là không thể thiếu

được. Nước Việt Nam chúng ta có truyền thống về nông nghiệp thì để tiến hành

công nghiệp hoá – hiện đại hoá chỉ thu được thành công khi chúng ta đã đảm bảo

an toàn về lương thực thực phẩm – tức có ngành nông nghiệp phát triển. Như

vậy đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam, bên cạnh việc chú ý phát triển

các ngành công nghiệp và dịch vụ, phát triển nông nghiệp vẫn là ưu tiên số một

12

trong quá trình phát kinh tế xã hội của nước ta. Do vậy đầu tư sẽ là nhân tố cực

kì quan trọng và cần thiết.

– Như trên chúng ta đã thấy được nông nghiệp có vị trí, vai trò rất quan

trọng đối với nền kinh tế. Nông nghiệp Việt Nam có các tiềm năng, nguồn lực

lớn cần có sự đầu tư khai thác cụ thể nhằm tận dụng triệt để các tiềm lực đó.

– Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước về hàng nông – lâm – thủy

sản ngày càng cao cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Đây là một tiềm

năng lớn để phát triển nền kinh tế, cần có sự đầu tư phát triển mạnh mẽ, phù hợp

mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

– Nguồn tài nguyên (đất đai, khí hậu, thời tiết…) phục vụ cho nông nghiệp

có nhiều lợi thế, song cũng có những khó khăn, cần có phương án đầu tư hợp lý

tận dụng được lợi thế và hạn chế tối đa những khó khăn đó.

– Cơ sở vật chất – kỹ thuật nông nghiệp còn hạn chế, cần phải được đầu tư

điều chỉnh bổ sung và nâng cấp xây dựng thêm nhằm hướng vào phục vụ phát

triển nông nghiệp.

– Nước ta có nguồn lao động nông nghiệp dồi dào, song chất lượng còn

thấp, ít được đào tạo về kỹ thuật và quản lý, cần có sự đầu tư nâng cao chất

lượng nguồn lao động, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất nông

nghiệp.

– Đời sống người dân nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về vật

chất cũng như văn hóa, tinh thần.Cần có các chính sách đầu tư giúp người dân

phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ

thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp, đời sống dân trí được

nâng cao mọi mặt…

4. Vai trò của đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn

– Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng và

cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Khác với các ngành sản xuất khác, nông

13

nghiệp là ngành sản xuất sinh học, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Vì

vậy, đây là ngành cần lượng đầu tư lớn, nhưng lợi nhuận ngành thấp, tính rủi ro

cao. Trong điều kiện sản xuất hàng hóa, do các quy luật của sản xuất hàng hóa

chi phối, những người sản xuất sẽ tập trung đầu tư vào những ngành, những lĩnh

vực có lợi nhuận cao, dẫn đến một số ngành đầu tư mang lại hiệu quả thấp sẽ

không được chú ý phát triển. Nông nghiệp, nông thôn là ngành, lĩnh vực rơi vào

tình trạng đó. Do vậy, nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh hay chậm phụ

thuộc rất lớn vào việc đầu tư của Nhầ nước.

– Đầu tư cho nông nghệp, nông thôn là yếu tố quyết định để phát huy tiềm

năng về đất đai, sức lao động và các nguồn lợi tự nhiên khác nhằm cải biến nông

nghiệp, nông thôn từng bước theo kịp với các ngành, các lĩnh vực khác trong

phát triển kinh tế – xã hội.

– Nông nghiệp, nông thôn còn lầ ngành, lĩnh vực chứa đựng nhiều mối

quan hệ kinh tế xã hội phức tạp. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn giải

quyết các vấn đề xã hội nan giải (xóa đói giảm nghèo, bài trừ các hủ tục lạc

hậu…), thực hiện các chính sách xã hội – một vấn đề hết sức được quan tâm hiện

nay.

– Đầu tư phát triển đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy

nông nghiệp, nông thôn phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, đời sống nhân dân nông thôn được nâng cao, từng bước xóa

bỏ sự cách biệt nông thôn với thành thị và các ngành khác.

III.

Nội dung đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn

1.

Đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn: điện, đường,

trường học, trạm y tế…

Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống thuỷ lợi: kênh mương, cầu cống,

các trạm bơm tưới tiêu… Cụ thể là đầu tư cho nạo vét kênh mương, xây dựng

các trạm bơm đầu mối, kiên cố hoá hệ thống kênh mương nội đồng, xây dựng hệ

14

thống tưới tiêu hiện đại ở các vùng chuyên môn hoá cao. Xây dựng hệ thống đập

ngăn nước hay thoát lũ.

Đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn trong cả nước: xây dựng

đường xá nông thôn, nâng cấp các tuyến đường đã có, từng bước cứng hoá mặt

đường, xây dựng cầu, cống vĩnh cửu, phục vụ cho vận chuyển hàng hoá và đi lại

của nhân dân.

Đầu tư phát triển hệ thống điện: trạm biến áp, tuyến cáp ngầm, hệ thống

đường dây tải điện nhằm cung cấp có hiệu quả chất lượng cao điện cho nhu cầu

sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn. Đối với các vùng không có điều kiện cấp điện

lưới quốc gia, Nhà nước có chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển các nguồn điện

năng tại chỗ.

Đầu tư phát triển các thị tứ, thị trấn, xây dựng chợ trên địa bàn nông thôn

để thực hiện chức năng trung tâm công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ văn hoá xã

hội; hỗ trợ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

Đầu tư cho giáo dục – đào tạo, đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống

giáo dục, y tế phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Mạng lưới thông tin,

văn hoá nông thôn trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh, góp phần đáp

ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và cải

thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân.

2.

Đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Đầu tư vào nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ cho

sản xuất, coi đây là một khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển

nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Nhà nước dành kinh phí để nhập khẩu công

nghệ cao, thiết bị hiện đại, các loại giống tốt. Đồng thời đầu tư hiện đại hoá hệ

thống viện, trường, nâng cao năng lực đào tạo cán bộ khoa học, nghiên cứu và

tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến.

15