Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn – Wikipedia tiếng Việt
“Snow White” (hay còn gọi là Bạch Tuyết hoặc Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn), là một câu chuyện cổ tích của Đức thế kỷ 18 mà ngày nay đã được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới phương Tây. Anh em nhà Grimm đã xuất bản truyện vào năm 1812 trong ấn bản đầu tiên của bộ sưu tập Truyện cổ Grimm của họ và được đánh số là Truyện thứ 53. Tựa gốc tiếng Đức là Sneewittchen, một dạng tiếng Hạ Đức, nhưng phiên bản đầu tiên có bản dịch tiếng Cao Đức là Schneeweißchen, và câu chuyện đã được biết đến bằng tiếng Đức dưới dạng hỗn hợp Schneewittchen. Nhà Grimm hoàn thành bản sửa đổi cuối cùng của câu chuyện vào năm 1854.[1][2]
Truyện cổ tích có các yếu tố như chiếc gương thần, quả táo bị nhiễm độc, quan tài thủy tinh, và các nhân vật của Nữ hoàng độc ác và Bảy chú lùn. Bảy chú lùn lần đầu tiên được đặt tên riêng trong vở kịch Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn trên sân khấu Broadway năm 1912 và sau đó được đặt những tên khác nhau trong bộ phim Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn năm 1937 của Walt Disney. Câu chuyện Grimm, thường được gọi là “Snow White”,[3] không nên nhầm lẫn với câu chuyện “Snow-White and Rose-Red” (tiếng Đức “Schneeweißchen und Rosenrot“, tiếng Việt “Bạch Tuyết và Hồng Hoa”), một câu chuyện cổ tích khác do Anh em nhà Grimm sưu tầm .
Trong phân loại văn học dân gian Aarne – Thompson, những câu truyện thuộc loại này được nhóm lại thành loại 709, Snow White. Những chuyện khác thuộc loại này gồm có ” Bella Venezia “, ” Myrsina “, ” Nourie Hadig “, ” Gold-Tree and Silver-Tree “, [ 4 ] ” The Young Slave “, và ” La petite Toute-Belle ” .
Vào năm 1812, trong hợp tuyển Truyện cho thiếu nhi và gia đình (Kinder- und Hausmärchen) mà anh em Grimm san hành tại Đức, đoản thiên Công chúa Bạch Tuyết (Schneeweißchen / Schneewittchen) được đánh số hiệu ATU 709. Nhan đề này khiến độc giả bị sót lầm trong thời gian rất dài bởi sự gần giống truyện Bạch Tuyết và Hồng Hoa cũng của anh em Grimm. Bởi vậy, hậu thế thường đặt cho tác phẩm tục danh Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn (Schneewittchen und die sieben Zwerge), mặc dù theo kết cấu truyện thì bảy chú tí hon có vai trò rất phụ.
Bạn đang đọc: Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn – Wikipedia tiếng Việt
Năm 1845, tác gia Ludwig Bechstein đã đưa truyện này vào trứ tác Dân thoại Đức của ông và đánh số hiệu 1845 Nr. 60.
The Sleeping Snow White của Nhân vật phản diện trong truyện ngụ ngôn Nữ hoàng xấu xa với nhân vật chính là Bạch Tuyết như được miêu tả trongcủa Hans Makart ( 1872 )
- Mùa đông, bà hoàng hậu ngồi thêu bên cửa sổ, bất giác kim đâm ngón tay, bà liền ước sinh được mụn con gái “da trắng như tuyết, môi hồng như máu, tóc đen như gỗ khung cửa“.
- Ít lâu sau, điều ước thành hiện thực. Bà hoàng sinh lệnh ái và đặt là Bạch Tuyết, nhưng bà mất ngay khi vượt cạn.
- Qua năm sau, đức vua tái giá với một phu nhân trẻ. Bà hoàng có cái gương thần và thường hỏi nó coi ai đẹp nhất trong cõi, gương đem lời nịnh ru vỗ bà.
- Năm công chúa Bạch Tuyết lên bảy, gương thổ lộ rằng nàng đẹp hơn hoàng hậu, bà liền sai một thợ săn dụ công chúa vào rừng giết đi.
- Người thợ săn thấy công chúa mà động lòng thương, bèn bảo nàng trốn đi, lại giết một con lợn rừng lấy tim gan về dâng hoàng hậu.
- Bạch Tuyết chạy mãi, cuối cùng tới nhà bảy chú lùn bên kia rừng, được cho ở và giắng nhà cho họ lên núi khai mỏ.
- Hoàng hậu chắc mẩm công chúa đã chết, bèn hỏi gương, thời được đáp rằng nàng vẫn sống với bảy chú lùn.
- Bà hoàng liền đóng giả lái buôn, đem tặng Bạch Tuyết cái đai lưng. Cái đai thít chặt quá khiến nàng tắt thở mà lịm, may sao các chú lùn về cứu kịp.
- Lần sau bà hoàng lại tặng một chiếc lược. Lược vừa chải mái tóc thì công chúa lịm đi, lần này các chú lùn lại về giải thoát được.
- Lần chót, bà hoàng hóa trang làm mụ nhà quê, đem biếu Bạch Tuyết quả táo đỏ au, nàng vừa cắn miếng đã lịm đi. Các chú lùn về thì không kịp nữa.
- Bảy chú lùn bèn táng công chúa trong cỗ áo quan pha lê, rước lên núi hành lễ khâm liệm, nom nàng vẫn tươi thắm như còn sống.
- Tình cờ có chàng hoàng tử đi qua, động lòng trước nhan sắc Bạch Tuyết, bèn xin các chú lùn cho đoàn tùy tùng của mình rước quan tài về.
- Toán hộ vệ rước quan tài trong rừng bị vấp khiến thi hài công chúa giật nảy, miếng táo trong miệng hắt ra, nàng choàng tỉnh.
- Hoàng tử cả mừng, bèn đưa nàng về thẳng hoàng cung cử hành hôn lễ.
- Bà hoàng hậu cũng tới dự, nhưng nom nhan sắc Bạch Tuyết còn kiêu sa hơn xưa bội phần, bèn chửi đổng mấy câu.
- Đức vua vỡ lẽ, bèn bắt bà xỏ đôi hài sắt nung đỏ nhảy cho tới chết.
Trong khoảng hai thế kỷ kể từ thời điểm công bố, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn dường như là tác phẩm có kết cấu phức hợp và cũng trứ danh nhất của anh em Grimm. Không chỉ vậy, kiểu mẫu nàng Bạch Tuyết đã trở thành một hiện tượng đa văn hóa và liên văn bản. Đó là sự phối hợp tri thức và nhận thức, sự kết tinh tâm lý học, xã hội học, lịch sử học, thần học, vũ trụ quan và tượng trưng chủ nghĩa.
Vả chăng, trong sự tập trung chuyên sâu những hình thức tiếp cận văn hóa truyền thống, hình tượng Bạch Tuyết là cảm hứng cho sự cải cách và tăng trưởng mĩ thuật, văn chương, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh và văn hóa truyền thống đại chúng .
Ở hình thái sơ khai, truyện Công chúa Bạch Tuyết của anh em Grimm chỉ là sự tổng hợp các giai thoại hoặc ý tượng dân gian lâu đời tại Âu châu[5]. Qua rất nhiều lần hiệu đính kể từ năm 1812, mãi tới năm 1857 mới có ấn bản được coi là chính thức và phổ thông nhất trong văn hóa đại chúng thế giới[6].
Theo khảo dị, đoản thiên Cây bách xù (Von dem Machandelboom) cũng do anh em Grimm sưu tầm tại Bắc Đức và đưa vào Truyện cho thiếu nhi và gia đình có thi pháp gần gũi truyện Công chúa Bạch Tuyết nhất. Diễn biến truyện tương tự truyền thuyết Tấm Cám tại Việt Nam, nhưng có tình tiết bà mẹ ngồi gọt táo dưới gốc bách xù, không ngờ cắt đứt tay, bà bèn ước sinh được bé trai “da trắng như tuyết và má hồng như máu” (ein Kind so rot wie das Blut und so weiß wie der Schnee), mà khi điều ước thành sự thực thì bà chết trên giường sinh.
Tuy nhiên, tình tiết này vốn dĩ khá phổ biến trong huyền thoại dân gian Âu châu trung đại. Trong sử thi Táin Bó Cúailnge xuất hiện thế kỷ I SCN có chép truyện giai nhân Derdriu thấy con quạ rỉa miếng mồi tươi trên nền tuyết bèn bảo dưỡng phụ rằng, nàng chỉ phải lòng ai “mái tóc màu lông quạ, làn da màu tuyết và gò má màu máu” (gruaig chomh dubh le fiach, craiceann chuing ban le sneachta, agus leicne chomh dearg le fuil). Và đó là chàng thợ săn Noisiu.
Theo học giới, các biểu tượng trọng yếu trong truyện Công chúa Bạch Tuyết lần lượt là quả táo độc, số 7, các chú lùn, chiếc gương, đai lưng, cái lược, các màu tương phản đen-đỏ-trắng, giọt máu và mùa đông. Ngoài ra, còn phải kể đến hình tượng bà mẹ kế cũng như giấc ngủ say như chết có mẫu gốc ở Mĩ nhân say ngủ.
Nội Dung Chính
Phương tiện truyền thông online[sửa|sửa mã nguồn]
Bài vè ” Heigh-Ho ” nổi tiếng từ phiên bản chuyển thể năm 1937 Bạch Tuyết và bảy chú lùn (1937)Walt Disney ra mắt Bảy chú lùn trong đoạn ra mắt phim ( 1937 ) Bạch Tuyết, 1916, phim đầy đủ 63 phút
, 1916, phim đầy đủ 63 phút
Xem thêm: Nơi nào có anh, nơi đó là nhà
Phim chiếu rạp chiếu – Người đóng[sửa|sửa mã nguồn]
Rạp hát – Hoạt hình[sửa|sửa mã nguồn]
Trực tiếp đến video – Hoạt ảnh[sửa|sửa mã nguồn]
Hoạt hình – Truyền hình[sửa|sửa mã nguồn]
Trực tiếp – Truyền hình[sửa|sửa mã nguồn]
Live-action – Trực tiếp đến video[sửa|sửa mã nguồn]
- Neberte nám Princeznú (1981) (tiếng Anh: Hãy để công chúa ở lại với chúng ta) là phiên bản hiện đại của truyện cổ tích Snowhite và bảy chú lùn, với sự tham gia của Marika Gombitová. Vở nhạc kịch do Martin Hoffmeister đạo diễn và phát hành năm 1981.
- Sonne (2001) là một video âm nhạc cho bài hát của ban nhạc Neue Deutsche Härte Rammstein, nơi ban nhạc là những chú lùn khai thác vàng cho Bạch Tuyết.
- Grimm’s Bạch Tuyết (2012), với sự tham gia của Eliza Bennett trong vai Bạch Tuyết và Jane March trong vai Nữ hoàng xấu xa Gwendolyn.
- Snow White: A Deadly Summer (2012) là một bộ phim kinh dị của Mỹ do David DeCoteau đạo diễn và có sự tham gia của Shanley Caswell, Maureen McCormick và Eric Roberts. Phim được phát hành DVD và tải xuống kỹ thuật số vào ngày 20 tháng 3 năm 2012
Âm nhạc và âm thanh[sửa|sửa mã nguồn]
- Charmed (2008), một album của Sarah Pinsker, có một bài hát tên là “Twice the Prince”, trong đó Bạch Tuyết nhận ra rằng cô thích một người lùn hơn Hoàng tử.
- The Boys (2011), album phòng thu thứ ba của Girls’ Generation, có một bức ảnh concept của Taeyeon lấy cảm hứng từ Bạch Tuyết.
- Hitoshizuku và Yamasankakkei là hai nhà sản xuất Vocaloid Nhật Bản đã tạo ra một bài hát có tên Genealogy of Red, White and Black (2015) dựa trên câu chuyện về nàng Bạch Tuyết với một số điểm khác biệt, bài hát có các Vocaloid Kagamine Rin/Len và Lily.
- John Finnemore’s Souvenir Programme S5E1 (2016) có một bản phác thảo hài nhại cảnh chiếc gương ma thuật.[11][12]
Trong văn học[sửa|sửa mã nguồn]
Trong rạp hát[sửa|sửa mã nguồn]
Trong truyện tranh[sửa|sửa mã nguồn]
- The Haunt of Fear (1953) là một truyện tranh kinh dị có hình ảnh tái hiện ghê rợn của Bạch Tuyết.
- Prétear ( Prétear – Truyền thuyết mới về nàng Bạch Tuyết ) là một bộ truyện tranh (2000) và anime (2001) lấy cảm hứng từ câu chuyện về nàng Bạch Tuyết, kể về cô gái mồ côi mười sáu tuổi gặp bảy hiệp sĩ phép thuật đã thề sẽ bảo vệ cô.
- Truyện ngụ ngôn (2002), truyện tranh do Bill Willingham sáng tác, có Bạch Tuyết là nhân vật chính trong bộ truyện.
- MÄR (Märchen Awakens Romance) là một bộ truyện tranh Nhật Bản (2003) và anime (2005), một học sinh bình thường (trong thế giới thực) được đưa đến một thực tại khác với các nhân vật hơi giống các nhân vật trong truyện cổ tích, như Bạch Tuyết, Jack (trong Jack và cây đậu thần) và Dorothy trong The Wizard of Oz.
- Snow White with the Red Hair là một bộ truyện tranh (2006) và anime (2015) mở đầu bằng sự chuyển thể lỏng lẻo của câu chuyện cổ tích, với một hoàng tử độc ác theo đuổi một cô gái có mái tóc đỏ nổi bật.
Trò chơi điện tử[sửa|sửa mã nguồn]
- Dark Parables (2010 – nay), một loạt trò chơi điện tử trên máy tính kể về những câu chuyện cổ tích. Bạch Tuyết xuất hiện như một nhân vật định kỳ trong một vài phần.
Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]
Bản mẫu : Snow White
Source: https://laodongdongnai.vn
Category: Hỏi Đáp