Tìm hiểu về lịch sử kinh tế học và nghiên cứu lịch sử kinh tế học

Trong suốt lịch sử, kinh tế học không có nét nhận dạng riêng, tách biệt với tư tưởng xã hội nói chung. Ngay cả vào cuối thế kỷ 18, Adam Smith xem kinh tế học là tập hợp con của khoa luật học. Qua nghiên cứu, lịch sử kinh tế học đã khởi đầu chính thức cách đây hơn 200 năm

1. Lịch sử kinh tế học

Qua nghiên cứu, phân tích về kinh tế đã thu hoạch được một lịch sử phong phú và bao quát từ khi khởi đầu chính thức cách đây hơn 200 năm. Cũng như một loài cụ thể tiến hóa từ những chủng loài trước kia trong thế giới sinh vật, thì kinh tế học cũng tiến hóa như một loài thông minh. Hình thức kinh tế học ban đầu mang nhiều tên gọi và đặc điểm khác nhau. Người Hy Lạp cổ đại cung cấp thuật ngữ “kinh tế học”, những nội dung chỉ gói gọn trong việc “quản lý gia đình”. Sau thời Trung cổ, kinh tế học được xem là tập hợp con của triết học luân lý, nhưng trong thế kỷ 17, một khuynh hướng thay đổi đột ngột gọi là số học chính trị. Thế kỷ 18 là nhân chứng của một khuynh hướng khác gọi là phái Trọng nông. Sau cùng, vào gần cuối thế kỷ 18 môn học mang hình dáng giống như ngày nay dưới tên gọi kinh tế chính trị học. Nó tiếp tục thay đổi đột ngột trong thế kỷ 19, khi xuất hiện nhiều khuynh hướng “thuyết không chính thống” có hại. Nhưng do sự chấp nhận kiên định và sự chuyên môn hóa trong thế kỷ 20, hiểu theo nghĩa hẹp hơn, kinh tế học được nhất trí gọi chung về một nhóm các nguyên tắc và phương pháp điều tra ngày nay được gọi là “trào lưu chính”.

Xét từ quan điểm chính thể luận, kinh tế học hiện đại giống như bộ lông con công rất sặc sỡ, đa dạng và xòe ra nhiều hướng. Theo quan điểm này, kinh tế học bao gồm nhiều quan điểm không chính thống. Một số ví dụ như, kinh tế học điều tiết trước tác của những người ủng hộ định chế (cũ và mới), những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội, những người ủng hộ Marx, người có quan điểm cấp tiến, người Áo, những người ủng hộ hậu-Ricardo và hậu-Keynes.

 

2. Sử gia kinh tế – nhà sử gia kiêm nhà kinh tế

Sự thật đơn giản, kinh tế học không phải chỉ là tập hợp tư tưởng đã được xác lập. Thậm chí ngay cả trong số những nhà kinh tế trào lưu chính, tính chất và phạm vi của kinh tế học cũng như giá trị và vị trí của nó trong số những nguyên tắc khoa học cạnh tranh là vấn đề cứ dai dẳng, day dứt. Vì điều này, không phải tất cả các nhà kinh tế đều tiếp cận theo cùng một phương pháp, cũng không phải tất cả đều đồng ý về giới hạn của đề tài, vai trò của cá nhân so với tập thể, phương pháp phân tích được áp dụng hay mục đích cụ thể của việc điều nghiên kinh tế.

Giới sử gia kinh tế phải là nhà sử gia kiêm nhà kinh tế. Trong tư cách nhà kinh tế, họ quan tâm đến học thuyết và kết quả quyết định của con người. Trong tư cách sử gia, họ là những người ghi chép biên niên những sự kiện ấy. Các nhà kinh tế học hiện đại không phải là sử gia họ tìm cách ganh đua với các nhà khoa học là những người chủ yếu quan tâm đến hiện tại. Nhưng giới sử gia nhất thiết phải cố định ranh giới giữa quá.khứ và hiện tại. Họ cũng quan tâm nhiều đến những lỗi lầm trong quá khứ cũng như hiện tại. Có phải chăng quan tâm như vậy chỉ làm lãng phí thời giờ, loay hoay với tiểu tiết hay là tạo ra những kết quả mang tính xây dựng? Nói cách khác, liệu có sự tưởng thưởng tích cực nào trong việc nghiên cứu lý thuyết và phương pháp luận kinh tế hay không?

 

3. Chủ đề kinh tế học và chủ đề lịch sự

Chủ đề kinh tế học, ra quyết định của con người liên quan đến tương lai, trong khi chủ đề lịch sử là về quá khứ. Những con người chỉ có thể đánh giá họ đang ở đâu theo nghĩa họ từ đâu đến, và điều này dường như phải duy trì với tác động giống nhau trong lĩnh vực tri thức cũng như trong thế giới các sự kiện. Lịch sử là câu chuyện của con người, và để hiểu chính mình, thì họ không thể xem nhẹ lịch sử. Lịch sử khoa học là một vấn đề gây trở ngại và khó nắm bắt. Có quan điểm cho rằng lịch sử khoa học nêu chi tiết câu chuyện của sự diễn tiến liên tục các tư tưởng được hình thành bằng những đóng góp lịch sử gồm nhiều mẩu kiến thức bổ sung vào di sản tích lũy từ quá khứ, qua đó nâng lâu đài kiến thức khoa học lên cao mãi mãi bằng lớp gạch này xây chồng lên lớp gạch khác. Quan điểm khác cho rằng khoa học tiến triển bằng sự phát triển “hữu cơ” – một tiến trình chín chắn – qua đó kiến thức tiến chậm chạp từ thời thơ ấu tiêm nhiễm truyện hoang đường, mê tín của những nền văn minh ban đầu thành tình trạng tinh vi của khoa học hiện đại. Không quan điểm nào trong số hai quan điểm này mô tả quá khứ chính xác hoàn toàn, cũng như không hẳn là những thiết kế đáng tin về tương lai. Thay vào đó người ta thường nghĩ tiến triển theo cách tương tự sự tiến hóa sinh học, trước tiên là nhiều sự phân chia phụ, sau đó là sự phát triển riêng biệt của nhiều ngành kiến thức khác nhau, mỗi ngành dẫn đến các tính chính thống cứng nhắc, sự chuyên môn hóa một mặt. Từ sự phân mảnh và chuyển hóa này xuất hiện các xu hướng tổng hợp mới theo chu kỳ thúc đẩy chúng ta tiến lên dần dần đến giai đoạn tiếp theo cho đến khi sự phân chia tế bào tri thức xảy ra.

 

4. Nghiên cứu lịch sử kinh tế học

Những xu hướng tổng hợp mới không hề sinh ra từ việc bổ sung đơn thuần cùng lúc hai ngành tiến hóa tinh thần chín chắn. Mỗi con đường mới và sự tái hội nhập tiếp đến bao gồm việc phá vỡ các cấu trúc tư tưởng cứng nhắc, đóng băng mà chính do kết quả của sự phát triển quá chuyên môn trong quá khứ đã tạo ra. Thật không may, chúng ta vẫn chưa rõ tiến trình này xuất hiện như thế nào và lý do tại sao xuất hiện. Những gì chúng ta biết là hầu hết những thiên tài đều có sự chuyển hóa quan trọng trong lịch sử tư tưởng dường như có một số điểm chung. Đầu tiên và trên hết, những đầu óc trí năng vĩ đại tiên phong trong quá khứ đều duy trì thái độ hoài nghi, gần như đả phá tư tưởng mê tín những quan niệm truyền thống. Thứ hai, họ giữ thái độ (ít nhất là lúc đầu) tiếp thu gần như nhẹ dạ ngây thơ đối với khái niệm mới. Đôi lúc ngoài sự kết hợp này khả năng cốt yếu xảy ra là xem tình huống hay vấn đề quen thuộc bằng cách nhìn mới. Tiến trình sáng tạo đang làm trệch khỏi các quan niệm đã có từ bối cảnh hay ý nghĩ truyền thông.

Tiền đề khác đối với những phát hiện cơ bản phải xảy ra là “sự chín muồi” của thời đại, điều này dường như có thể nhận dạng bởi dĩ vãng nếu không nói là bởi hiện tại. Robert Merton, trong số nhiều người giải thích những điều kiện dẫn đến “những phát hiện phong phú” trong kiến thức – tình huống trong đó có từ hai người trở lên làm việc độc lập với nhau mà lại đi đến cùng một tiếp cận hay tư tưởng cơ bản giống nhau. Như thể có một số tiền đề phải được thực hiện trước khi sự thay đổi tiến bộ có thể diễn ra. Thomas Kuhn cũng có nhiều điểm tương tự trong tác phẩm The Struc­ture of Scientific Revolutions, ông lập luận rằng một khi cách suy nghĩ đã được chấp nhận buộc phải đương đầu vổi nhiều bất thường cứ gia tăng mà không thể giải quyết, thì thường nhường chỗ cho cách suy nghĩ mới.

Một trong những cách đạt được qua nghiên cứu lịch sử kinh tế học là sự hiểu biết hơn về tiến trình sáng tạo. Từ sự phơi bày này, chúng ta có một số hiểu biết tường tận cơ bản về “xã hội học kiến thức”. Kinh tế học là một thứ đồ khảm bao gồm các giả định, sự kiện, sự khái quát hóa và kỹ thuật, và thật khó hiểu những mẫu tư tưởng hiện hành nảy nở ra sao mặc dù không có một đánh giá nào về những nhà tư tưởng độc lập đã đấu tranh ra sao với những vấn đề trong quá khứ. Hiểu biết lịch sử kinh tế đưa ra triển vọng – những gì mà Joseph Schumpeter gọi là “lộ trình trí tuệ”. Lịch sử kinh tế học minh họa khả năng phân tích các vấn đề đang thay đổi qua thời gian không phải lúc nào cũng tốt hơn. Loại hiểu biết sáng suốt này trong những chiều hướng khác hiếm khi có khả năng tìm thấy trong chương trình Đại học truyền thống.

Vấn đề thứ hai có được từ nghiên cứu lịch sử kinh tế học là cảm giác về loại tư tưởng “sức dẻo dai” trong nguyên lý khoa học. Những gì là sự quyến rũ của một quan niệm vẫn sống bám vào thuyết kinh tế lâu dài sau khi người khởi xướng ra nó đã chết? Tại sao có một số quan niệm kéo dài trong khi một số khác thất bại nhanh chóng? Mặc dù có thể đánh giá là không liên quan đến diễn tiến của thuyết kinh tế đương đại, nhưng những câu hỏi này hoàn toàn thích hợp trong bối cảnh lịch sử phân tích kinh tế.

Thế nhưng, một lợi ích khác là qua sự nhận thức những khiếm khuyết các học thuyết đã qua và khắc phục trở ngại của các nguyên tắc hiện có thì sự hiểu biết tốt hơn về lý thuyết kinh tế đương đại. Phần thưởng cho một số sinh viên là họ nuốt trôi được các học thuyết trừu tượng có thể chấp nhận được khi học thuyết ấy cũng được trình bày trong bối cảnh lịch sử.

Chắc chắn có nhiều lý do khác để nghiên cứu sự phát triển kinh tế học, nhưng đây không phải là dự định của chúng ta khi duyệt lại toàn bộ các học thuyết kinh tế. Không phải điều kém quan trọng nhất là thực tế đơn giản cho rằng chủ đề rất lý thú. Nhiều nhà kinh tế học cảm thấy có mối quan hệ họ hàng với nhà nghiên cứu nổi tiếng về loài bò sát, người mà trong một ngày nào đó nhận thấy mình phải giáp mặt với một sinh viên hỗn xược cứ yêu cầu chứng minh thế nào là một con rắn tốt. Người bỏ ra cả một quãng đời trưởng thành để nghiên cứu loài bò sát mới nhanh chóng đáp rằng: “Rắn được cho là vô cùng lý thú, đó là đặc điểm của con rắn tốt”. Lời bào chữa này có vẻ không thích hợp đối với nghiên cứu lịch sử kinh tế.

 

5. Mục đích nghiên cứu lịch sử kinh tế học

Việc trình bày lịch sử kinh tế học với tính đa dạng đầy đủ về văn hóa và tri thức đặt ra một số vấn đề. Vấn đề cơ bản nhất là phải nhận biết cho được những sợi dây thông thường dệt nên tấm thảm kinh tế khổ rộng thành một tổng thể mạch lạc. Mẹo là phải phơi bày những sợi dây nhưng không làm hư tấm thảm. Sợi dây thông thường xuyên suốt quyển sách này là lý thuyết giá trị. Mặc dù lý thuyết giá trị nói chung được xử lý như một vấn đề kinh tế vi mô, nhưng dù sao cũng đưa ra tiêu chuẩn đánh giá các vấn đề kinh tế vĩ mô. Vì thế, trong thời hoàng kim của thuyết phát triển kinh tế cổ điển, các tác giả Adam Smith, David Ricardo và Karl Marx sau cùng mỗi người đều dừng lại để nghiền ngẫm vấn đề giá trị. Vả lại, cho dù người ta có chọn định nghĩa kinh tế học là gì đi nữa, thì vấn đề giá trị chắc chắn vẫn đặt lên hàng đầu.

Cũng như nhiều ý kiến khác nhau về những gì cấu thành sự nghiên cứu kinh tế học thích đáng, cũng có nhiều tiếp cận khác nhau về lịch sử môn học. Một số thiên vị về tiếp cận “xã hội học kiến thức”, nhấn mạnh các tư tưởng xuất hiện ra sao và khảo sát vô số các tác động xã hội, kinh tế và lịch sử định hình những tư tưởng ấy. Những người khác xem tư tưởng như đang có đời sống của riêng chúng. Trong quan điểm sau cùng này, “tiếng vang” của một tư tưởng được đánh giá liệu tư tưởng có còn đúng hay không một khi tách khỏi khung thời gian lịch sử.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)