Tiểu luận cuối khóa: Quản lý nhà nước về an toàn điện nông thôn

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ
Đề tài: Quản lý nhà nước về an toàn điện nông thôn

Họ tên Sinh ngày Đơn vị công tác Giáo viên HD

: Nguyễn Tuấn Anh : 12-9-1981 : Trung tâm Thông tin-XTTM (Sở Công Thương Vĩnh Phúc) : Ths Hà Vũ Tuyến Phó Hiệu trưởng

Vĩnh Phúc, 2011

Tiểu luận cuối khoá

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………………………………………………………… 3 NỘI DUNG TIỂU LUẬN …………………………………………………………………………………. 6 1- Mô tả tình huống:……………………………………………………………………………………… 6 2- Phân tích nguyên nhân và hậu quả: …………………………………………………………….. 9 2.1. Vấn đề cần giải quyết………………………………………………………………………….. 9 2.2. Nguyên nhân xảy tình huống ……………………………………………………………….. 9 2.3. Hậu quả của sự việc: …………………………………………………………………………. 16 3- Xác định và lựa chọn phương án giải quyết: ………………………………………………. 16 3.1. Mục tiêu giải quyết tình huống: ………………………………………………………….. 16 3.2. Xây dựng phương án giải quyết tình huống: ………………………………………… 16 3.3. Lựa chọn phương án giải quyết: …………………………………………………………. 20 3.4 Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án: ……………………………………………….. 20 4. Kiến nghị:………………………………………………………………………………………………. 21 4.1. Về công tác quản lý Nhà nước:…………………………………………………………… 21 4.2. Về công tác chuyên môn:…………………………………………………………………… 22 4.3. Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống ban hành văn bản pháp luật:….. 22 5. Bài học kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………. 22 KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………… 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………….. 25

2

Tiểu luận cuối khoá

LỜI NÓI ĐẦU Điện năng là một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, được sản xuất và đồng thời đưa vào sử dụng. Điện năng là một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội và, đặc biệt là thời kỳ CNH – HĐH đất nước. Trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội qua các thời kỳ đều xác định “điện phải đi trước một bước”. Điện năng là nhu cầu không thể thiếu được cho sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân, nó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Chỉ tiêu về sản xuất, sử dụng điện trên đầu người cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triện kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Đối với khu vực nông thôn, điện năng lại càng đóng vai trò quan trọng, đã và đang góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ngày nay, là cầu nối thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn và đô thị. Tuy nhiên, do điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt nên trong quá trình quản lý, sử dụng nếu không thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình; thì nó có thể để lại những tổn thất nặng nề về tinh thần cũng như vật chất cho bản thân người sử dụng và xã hội. Vì vậy, công tác quản lý, sử dụng điện luôn là vấn đề quan trọng, cần phải thường xuyên quan tâm, đặc biệt là những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa khi người quản lý và người sử dụng điện chưa được trang bị đầy đủ hoặc chưa đồng bộ những kiến thức cần thiết. Để phát huy được vai trò tích cực của loại hàng hoá đặc biệt này và đảm bảo an toàn trong sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, thì vấn đề đặt ra là từ sản xuất đến sử dụng điện phải được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất và khoa học. Đưa được điện về vùng nông thôn là một vấn đề cần thiết, nhưng việc sử dụng và quản lý điện an toàn cũng là vấn đề cần phải đặt lên hàng đầu. Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc (nay là Sở Công Thương) với chức năng quản lý nhà nước về sản xuất và sử dụng điện trên địa bàn, đã đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý điện nông thôn. Ngay từ những ngày đầu sau khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập, Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc đã tham mưu cho UBND tỉnh ra Quyết định số: 1373/QĐ-

3

Tiểu luận cuối khoá

UB ngày 27/10/1997 về việc ban hành quy định quản lý, cung ứng – sử dụng điện ở nông thôn trên địa bàn tỉnh, nhằm củng cố lại sự hoạt động của Ban quản lý điện ở các địa phương. Sở Công nghiệp đã soạn thảo, cấp phát 7.500 bộ tài liệu về quản lý kỹ thuật an toàn điện và sổ sách ghi chép, theo dõi lưới điện nông thôn cho các thợ điện, và Ban quản lý điện ở các xã. Đã mở các lớp bồi dưỡng và tập huấn về kỹ thuật an toàn điện và quản lý điện nông thôn cho gần 800 cán bộ làm công tác quản lý điện ở các địa phương trong tỉnh. Tổ chức thanh, kiểm tra giải quyết các đơn, thư khiếu nại về giá điện và xây dựng công trình điện góp phần bình ổn việc cung ứng điện ở một số địa phương. Từ khi có sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về điện, công tác quản lý điện nông thôn ở các địa phương đã một phần được tổ chức có quy củ, nhưng vẫn còn rất nhiều các vấn đề tồn tại quan trọng cần được quan tâm giải quyết để cho việc cung ứng và sử dụng điện ở nông thôn đạt hiệu quả hơn. Toàn bộ hệ thống lưới điện ở các địa phương từ ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng cùng với nhân dân đóng góp, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Những công trình do UBND tỉnh quyết định đầu tư xây dựng thường giao cho UBND các xã làm chủ đầu tư, thực hiện dự án. Tuy nhiên đa số các địa phương đều không đủ điều kiện để thực hiện việc quản lý đầu tư xây dựng công trình điện, đặc biệt là việc cử người có trình độ về chuyên môn kỹ thuật theo dõi, giám sát quá trình thi công. UBND các xã làm chủ đầu tư xây dựng công trình điện thường giao tất cả mọi việc cho các nhà thầu xây dựng từ việc lập thủ tục, cho đến việc nghiệm thu bàn giao công trình, nên đa số các công trình xây dựng điện ở các địa phương không có sự nghiệm thu, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng chuyên ngành. Điều đó sẽ dẫn đến nhiều công trình kém chất lượng không đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Ví dụ điển hình là công trình điện thuộc Thôn H xã M do việc xây dựng kém chất lượng, các cột điện sau vài trận mưa đã bị siêu vẹo. Hệ thống tiếp địa

4

Tiểu luận cuối khoá

an toàn không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, khi xảy ra dò điện đã làm chết gia súc của dân. Từ sự việc con trâu nhà ông G, thôn H, xã M, huyện Yên Lạc bị điện giật chết, nên tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về an toàn điện nông thôn” nhằm góp phần nâng cao nhận thức và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về điện nông thôn. Bài viết gồm những nội dung chính: Mô tả tình huống, phân tích tình huống, xác định và lựa chọn phương án, biện pháp giải quyết tình huống và một số kiến nghị cụ thể. Đây là tình huống không mới, tuy nhiên sự việc xảy ra ở vùng thôn nghèo có những diễn biến phức tạp và ảnh hưởng lớn về mặt xã hội. Trong quá trình nghiên cứu và đưa ra biện pháp xử lý tình huống không tránh khỏi những thiếu sót và còn có những hạn chế nhất định, nên tôi rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy giáo, Cô giáo và bạn đọc để tiểu luận được hoàn thiện hơn. Để hoàn thành được tiểu luận, Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức trong thời gian học tập tại lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính tại tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010.

5

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ
Đề tài: Quản lý nhà nước về an toàn điện nông thôn

Họ tên Sinh ngày Đơn vị công tác Giáo viên HD

: Nguyễn Tuấn Anh : 12-9-1981 : Trung tâm Thông tin-XTTM (Sở Công Thương Vĩnh Phúc) : Ths Hà Vũ Tuyến Phó Hiệu trưởng

Vĩnh Phúc, 2011

Tiểu luận cuối khoá

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………………………………………………………… 3 NỘI DUNG TIỂU LUẬN …………………………………………………………………………………. 6 1- Mô tả tình huống:……………………………………………………………………………………… 6 2- Phân tích nguyên nhân và hậu quả: …………………………………………………………….. 9 2.1. Vấn đề cần giải quyết………………………………………………………………………….. 9 2.2. Nguyên nhân xảy tình huống ……………………………………………………………….. 9 2.3. Hậu quả của sự việc: …………………………………………………………………………. 16 3- Xác định và lựa chọn phương án giải quyết: ………………………………………………. 16 3.1. Mục tiêu giải quyết tình huống: ………………………………………………………….. 16 3.2. Xây dựng phương án giải quyết tình huống: ………………………………………… 16 3.3. Lựa chọn phương án giải quyết: …………………………………………………………. 20 3.4 Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án: ……………………………………………….. 20 4. Kiến nghị:………………………………………………………………………………………………. 21 4.1. Về công tác quản lý Nhà nước:…………………………………………………………… 21 4.2. Về công tác chuyên môn:…………………………………………………………………… 22 4.3. Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống ban hành văn bản pháp luật:….. 22 5. Bài học kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………. 22 KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………… 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………….. 25

2

Tiểu luận cuối khoá

LỜI NÓI ĐẦU Điện năng là một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, được sản xuất và đồng thời đưa vào sử dụng. Điện năng là một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội và, đặc biệt là thời kỳ CNH – HĐH đất nước. Trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội qua các thời kỳ đều xác định “điện phải đi trước một bước”. Điện năng là nhu cầu không thể thiếu được cho sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân, nó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Chỉ tiêu về sản xuất, sử dụng điện trên đầu người cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triện kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Đối với khu vực nông thôn, điện năng lại càng đóng vai trò quan trọng, đã và đang góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ngày nay, là cầu nối thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn và đô thị. Tuy nhiên, do điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt nên trong quá trình quản lý, sử dụng nếu không thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình; thì nó có thể để lại những tổn thất nặng nề về tinh thần cũng như vật chất cho bản thân người sử dụng và xã hội. Vì vậy, công tác quản lý, sử dụng điện luôn là vấn đề quan trọng, cần phải thường xuyên quan tâm, đặc biệt là những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa khi người quản lý và người sử dụng điện chưa được trang bị đầy đủ hoặc chưa đồng bộ những kiến thức cần thiết. Để phát huy được vai trò tích cực của loại hàng hoá đặc biệt này và đảm bảo an toàn trong sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, thì vấn đề đặt ra là từ sản xuất đến sử dụng điện phải được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất và khoa học. Đưa được điện về vùng nông thôn là một vấn đề cần thiết, nhưng việc sử dụng và quản lý điện an toàn cũng là vấn đề cần phải đặt lên hàng đầu. Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc (nay là Sở Công Thương) với chức năng quản lý nhà nước về sản xuất và sử dụng điện trên địa bàn, đã đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý điện nông thôn. Ngay từ những ngày đầu sau khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập, Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc đã tham mưu cho UBND tỉnh ra Quyết định số: 1373/QĐ-

3

Tiểu luận cuối khoá

UB ngày 27/10/1997 về việc ban hành quy định quản lý, cung ứng – sử dụng điện ở nông thôn trên địa bàn tỉnh, nhằm củng cố lại sự hoạt động của Ban quản lý điện ở các địa phương. Sở Công nghiệp đã soạn thảo, cấp phát 7.500 bộ tài liệu về quản lý kỹ thuật an toàn điện và sổ sách ghi chép, theo dõi lưới điện nông thôn cho các thợ điện, và Ban quản lý điện ở các xã. Đã mở các lớp bồi dưỡng và tập huấn về kỹ thuật an toàn điện và quản lý điện nông thôn cho gần 800 cán bộ làm công tác quản lý điện ở các địa phương trong tỉnh. Tổ chức thanh, kiểm tra giải quyết các đơn, thư khiếu nại về giá điện và xây dựng công trình điện góp phần bình ổn việc cung ứng điện ở một số địa phương. Từ khi có sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về điện, công tác quản lý điện nông thôn ở các địa phương đã một phần được tổ chức có quy củ, nhưng vẫn còn rất nhiều các vấn đề tồn tại quan trọng cần được quan tâm giải quyết để cho việc cung ứng và sử dụng điện ở nông thôn đạt hiệu quả hơn. Toàn bộ hệ thống lưới điện ở các địa phương từ ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng cùng với nhân dân đóng góp, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Những công trình do UBND tỉnh quyết định đầu tư xây dựng thường giao cho UBND các xã làm chủ đầu tư, thực hiện dự án. Tuy nhiên đa số các địa phương đều không đủ điều kiện để thực hiện việc quản lý đầu tư xây dựng công trình điện, đặc biệt là việc cử người có trình độ về chuyên môn kỹ thuật theo dõi, giám sát quá trình thi công. UBND các xã làm chủ đầu tư xây dựng công trình điện thường giao tất cả mọi việc cho các nhà thầu xây dựng từ việc lập thủ tục, cho đến việc nghiệm thu bàn giao công trình, nên đa số các công trình xây dựng điện ở các địa phương không có sự nghiệm thu, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng chuyên ngành. Điều đó sẽ dẫn đến nhiều công trình kém chất lượng không đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Ví dụ điển hình là công trình điện thuộc Thôn H xã M do việc xây dựng kém chất lượng, các cột điện sau vài trận mưa đã bị siêu vẹo. Hệ thống tiếp địa

4

Tiểu luận cuối khoá

an toàn không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, khi xảy ra dò điện đã làm chết gia súc của dân. Từ sự việc con trâu nhà ông G, thôn H, xã M, huyện Yên Lạc bị điện giật chết, nên tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về an toàn điện nông thôn” nhằm góp phần nâng cao nhận thức và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về điện nông thôn. Bài viết gồm những nội dung chính: Mô tả tình huống, phân tích tình huống, xác định và lựa chọn phương án, biện pháp giải quyết tình huống và một số kiến nghị cụ thể. Đây là tình huống không mới, tuy nhiên sự việc xảy ra ở vùng thôn nghèo có những diễn biến phức tạp và ảnh hưởng lớn về mặt xã hội. Trong quá trình nghiên cứu và đưa ra biện pháp xử lý tình huống không tránh khỏi những thiếu sót và còn có những hạn chế nhất định, nên tôi rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy giáo, Cô giáo và bạn đọc để tiểu luận được hoàn thiện hơn. Để hoàn thành được tiểu luận, Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức trong thời gian học tập tại lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính tại tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010.

5