Kỹ thuật trồng sắn dây năng suất cao

Cây sắn dây quý đến mức nào?

Sắn dây là loại cây lâu đời và quen thuộc, củ của cây sắn dây có hàm lượng dưỡng chất rất cao, công dụng mà loại củ này mang lại cũng rất thân thuộc như: giải khát, giải nhiệt, hạ độc, tăng cường tiêu hoá, trị nám, trị tàn nhang, trị mụn, làm đẹp da. Đây là loại cây mang nhiều giá trị dinh dưỡng nên cũng mang giá trị cao về kinh tế.

Trồng cây sắn dây không kén đất nên dễ trồng, dễ phát triển và có giá trị cao. Vùng trồng sắn dây không cố định mà được trồng nhiều nơi khác nhau ở Việt Nam. Trồng sắn dây hiện là công việc chính của nhiều người dân. Nếu biết trồng sắn dây trong bao tải đúng kỹ thuật sẽ cho năng suất rất cao.

 Xem thêm: 

trồng sắn dây
Trồng sắn dây trong bao tải


Trồng sắn dây trong bao tải

QUY TRÌNH TRỒNG SẮN DÂY ĐÚNG KỸ THUẬT, cho năng suất cao gồm 5 bước:

Bước 1. Chuẩn bị cây giống

Có 2 loại giống cây:
+ Giống sắn dây ta: Thời vụ 2 năm. Mặc dù sản lượng không nhiều nhưng chất lượng sắn dây cao
+ Giống sắn dây Lai: Thời vụ 1 năm. Sản lượng sắn dây nhiều nhưng chất lượng không được cao.
Nếu trồng sắn dây chất lượng cao, nên chọn sắn dây ta.

Nên ươm giống sắn dây vào tháng 2 đến tháng 5 là tốt nhất nhằm trồng đúng mùa cho năng suất cao. Sau khi thu hoạch vụ trước xong cần chọn những dây bánh tẻ, dây sắn dài từ 0,5 – 1 m là phù hợp, (cách 15 – 20 cm có 1 mắt mầm).

Cách trồng sắn dây hiệu quả
Cách trồng sắn dây hiệu quả

 

Cách giữ giống giâm hom như sau: khi vừa cắt xong dây bánh tẻ, ta lấy vôi đã tôi chấm vào 2 đầu nhằm giữ cho cây được tươi lâu và cũng tránh nấm bệnh gây hại, tiêp theo cần cắt những cành mọc trên dây nhằm không làm dây bị xây xát khiến dây mất nước, khô dây.

Dây chọn làm giống nên cuộn thành vòng tròn rồi đào một hố nhỏ, giâm dây giống xuống đó, phủ lên một lớp đất mỏng, rồi phủ tiếp một lớp bèo, Cuối cùng phủ thêm rơm lên trên lớp đất mặt để giữ ẩm tốt nhất, thỉnh thoảng tưới nước lên nhằm giữ ẩm.

Cây sắn dây trồng ở đâu?
Kỹ thuật trồng sắn dây

Bước 2: Thời vụ trồng cây sắn dây:

Cây sắn dây sinh trưởng và phát triển tốt nhất nếu được trồng lúc thời tiết mát mẻ, nên trồng vào cuối đông hoặc đầu xuân (khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch năm sau) là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu thời tiết còn lạnh thì trồng muộn hơn.

Chuẩn bị đất trồng sắn dây:

Cây sắn dây dễ trồng nên có thể tận dụng nhiều loại đất khác nhau.
+ Nếu trồng cây hom: Đào hố 0.8mx0.8m, sâu 0.4m. Hố cách hố khoảng 2m
+ Nếu trồng bầu ươm: Đào hố: 0.6mx0.6m, sâu 0.4m. Hố cách hố khoảng 2m
 

Trồng sắn dây như thế nào
Trồng sắn dây như thế nào?Trồng sắn dây như thế nào ?

Trồng sắn dây như thế nào? Cách trồng sắn dây năng suất cao:

Nếu trồng sắn dây bằng cách giâm hom: Ta cắt 1 đoạn sao cho có khoảng 2 – 3 mắt mầm từ cành bánh tẻ, rồi giâm vào trong bầu đất trong vòng 1 – 1,5 tháng là có thể đem trồng. (Khi trồng cần kiểm tra cây đủ rễ mới đem trồng, nếu chưa đủ rễ cần để một thời gian cho rễ mọc hoàn chỉnh đã)

Nếu trồng sắn dây bằng củ giống: Trong vòng 1 tuần sau khi thu hoạch, cần chọn củ sắn dây không bị sâu bệnh. Dùng dao cắt củ thành các miếng dài rộng 5 – 7cm, chấm mặt vừa cắt vào trong tro bếp và để cho khô ráo rồi trồng vào hố (hoặc trồng vào bầu đất cho nảy mầm rồi mới trồng vào hố)

Củ giống cần tiến hành như sau: Đầu tiên ta cắt củ làm đôi, lấy nửa trên và chấm mặt cắt vào tro bếp cho khô vết cắt. Tiếp theo đặt củ lên bao tải, rơm rạ hoặc trấu thành từng lớp. Ta rải tro bếp lên các lớp củ đó. Trên cùng ta phủ rơm vừa đủ kín, che mát và thỉnh thoảng cần tưới nước vừa đủ ẩm. Trong vòng 2 tuần, củ nhú mầm lên là ta có thể mang trồng.
 

Cách trồng sắn dây như thế nào
Cách trồng sắn dây như thế nào mới hiệu quả?

Phòng trừ sâu bệnh hại: Trước khi trồng, ta cần dùng Basudin để xử lý đất, trừ sùng trắng.

Đầu tiên đổ lớp mùn rơm rạ hoặc lá cây hoai xuống đáy hố. Tiếp theo rắc một lớp đất bột mịn lên trên lớp mùn (chỉ cần dày 5 – 10 cm). Ta bón khoảng 25 – 30 kg phân chuồng/hố (Chọn phân bò, phân heo hoặc phân động vật khác đều rất tốt). Rồi tiếp tục phủ một lớp đất dày 5 – 10 cm lên trên lớp phân chuồng.

Sau đó đặt cây giống vào hố và tiếp tục phủ đất mùn, rơm rạ hoặc lá cây hoai mục lên trên cùng. (Lưu ý: Không vùi lên mầm cây). Cách trồng sắn dây hiệu quả này mang lại năng suất cao.
 

Trồng sắn dây đúng kỹ thuật

Trồng sắn dây đúng kỹ thuật có củ to, dài, năng suất cao


Bước 4: Chăm sóc sắn dây:

+ Bón phân lần 1: Khi trồng được 30 tháng đầu tiên, ta dùng phân urê pha loãng rồi tưới bổ sung
       (tỷ lệ pha: 2 muỗng cafê urê/bình 8 lít)
+ Bón phân lần 2: Khi trồng được 60 ngày, ta pha khoảng 100gam urê + 5gam KCI/gốc
+ Bón phân lần 3: Khi trồng được 90 ngày, ta bón 200gam NPK 16-16-8 và khoảng 5kg phân chuồng cho mỗi gốc cây.

Đến khi mầm sắn dây cao khoảng 10 – 20cm thì ta cần làm giàn cho sắn dây leo. Đến khi thân sắn cao khoảng 1m thì cuộn dây lại lần nữa rồi phủ đất và mùn lên trên nhằm tạo ra tầng củ thứ 2 cho cây. Thỉnh thoảng ta cần làm sạch cỏ xung quanh, tạo độ ẩm cho cây phát triển nhanh. Trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển, cần chú ý đến sâu cuốn lá và rệp sáp.
 

Thu hoạch sắn dây
Thu hoạch sắn dây

Bước 5: Thu hoạch củ sắn dây:

Khoảng vào cuối tháng 11 – 12 âm lịch, nếu thấy trên lá có nhiều phấn trắng, lá bị rỗ, ngả màu vàng và rụng dần thì đã đến lúc cần thu hoạch. Lưu ý tránh làm xây xát củ sắn dây.