Thống kê là gì? Phương pháp và ý nghĩa của hoạt động thống kê?

Thống kê là gì? Phương pháp và ý nghĩa của hoạt động thống kê? Kính mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê để hiểu hơn về chủ đề trên nhé!

 

1. Thống kê là gì?

Thống kê là một hệ thống các phương pháp sử dụng mô hình, sự biểu diễn và tóm tắt định lượng một tập dữ liệu thực nghiệm hoặc nghiên cứu thực tế nhất định nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Ví dụ 1: Dưới đây là số liệu thống kê của một cuộc điều tra về số dân phân định theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn tại một số tỉnh, Thành phố tại Việt Nam

Thống kê là gì? Phương pháp và ý nghĩa của hoạt động thống kê?

Ví dụ 2: Ánh nắng mặt trời và ung thư da

Chứng cứ thuyết phục về mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và ung thư da đã được một nhà thống kê người Úc phát hiện ra, ông Oliver Lancaster. Ông quan sát thấy rằng tỷ lệ người bị ung thư da trong số dân da trắng gốc Bắc Âu có tương quan thuận với vỹ độ của nơi họ ở, tức có tỷ lệ với ánh nắng mặt trời mà họ tiếp xúc: Các tiểu bang ở phía bắc có tỷ lệ ung thư da cao hơn các tiểu bang phía nam.

Quan sát này chỉ có thể đưa ra bằng việc thu thập đầy đủ các số liệu và đưa ra quan sát có phương pháp về tỷ lệ ung thư da. Điều đó lý giải vì sao cần phải có thống kê.

Ví dụ 3: Điều tra xã hội/thăm dò dư luận

Có nên tin kết quả điều tra qua điện thoại trên các chương tình truyền hình TV không?

Đại khái các cuộc thăm dò thuộc loại này được thực hiện như sau: Bạn xem một chương trình TV trong đó bạn xem đài được mời gọi điện thoại đến đài truyền hình để trả lời một câu hỏi đơn giản như “Liệu Trung Quốc sẽ tăng giá đồng nhân dân tệ?”, quay số 1 là có, quay số 2 là không.

Kết quả của những cuộc thăm dò như thế này thiếu sự tin cậy, do cách thu thập số liệu không được kiểm soát. Bởi lẽ, một bạn xem đài có thể quay số nhiều lần, các hội đoàn có cùng quan điểm cũng có thể làm như vậy. Muốn có thông tin đúng phải thiết kế cách thu thập thông tin một cách khác có phương pháp, sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên.

 

2. Chức năng của thống kê

Thống kê được chia ra thành 2 lĩnh vực là:

Thống kê mô tả (descriptive statistics): được hiểu là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Ví dụ: Điểm trung bình của học sinh (GPA) là một dạng thông tin có được từ ứng dụng thống kê mô tả trong thực tiễn. GPA là trung bình của dữ liệu từ một loạt các bài kiểm tra, lớp học và điểm số với nhau để xem xét khả năng học tập chung của học sinh. Điểm trung bình cá nhân của học sinh phản ánh kết quả học tập trung bình chung của học sinh đó. 

Thống kê suy luận (inferential statistics): bao gồm các phương pháp ước lượng các đặc trưng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu. 

Ví dụ: Một lớp học gồm 50 học sinh. Trong đó, các bạn nữ cho rằng mỗi lần kiểm tra miệng thì họ bi gọi nhiều hơn các bạn nam. Họ cho rằng như vậy giáo viên đang thiên vị. Còn giáo viên thi cho rằng họ thực hiện điều này là một cách ngẫu nhiên. Và để xem ai đúng, ai sai trong trường hợp này ta sẽ cần phải đặt giả thuyết thống kê thông qua suy luận thống kê.  

 

3. Phương pháp thống kê

Có 05 phương pháp thống kê chính, gồm:

– Một là, thu thập và xử lý số liệu. Số liệu được thu thập thường rất nhiều, hỗn độn và các dữ liệu đó chưa đáp ứng được cho quá trình nghiên cứu. Để có thể có hình ảnh tổng quát về tổng thể quá trình nghiên cứu, số liệu thu thập cần phải được xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo; kết quả có được sẽ giúp chúng ta khái quát được các đặc trưng của tổng thể. 

– Hai là, nghiên cứu các hiện tượng trong hoàn cảnh không chắc chắn. Trên thực tế, có nhiều hiện tượng mà thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu đó không được đầy đủ, mặc dù có nhiều người đã có sự cố gắng để nghiên cứu nó. 

Ví dụ: nghiên cứu về nhu cầu của thị trường về một sản phẩm ở mức độ nào, tình trạng kinh tế của nước ta ra sao; hoặc nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực….để nắm bắt được các thông tin này một cách rõ ràng cũng là một điều không chắc chắn.

– Ba là, điều tra chọn mẫu. Một số trường hợp để nghiên cứu toàn bộ tất cả các quan sát của tổng thể là một điều không hiệu quả, xét cả về mặt kinh tế (gồm chi phí, thời gian), tính kịp thời hoặc không thực hiện được. Điều này đã tạo ra cho thống kê xây dựng các phương pháp chỉ cần nghiên cứ một bộ phận cả tổng thể mà có thể suy luận cho hiện tượng tổng quan mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép.

– Bốn là, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng. Giữa các hiện tượng thông thường đều có mối liên hệ nhất định với nhau. Khi có được sự hiểu biết về mối liên hệ giữa các hiện tượng sẽ rất có ý nghĩa, nhằm phục vụ cho quá trình dự đoán.

Ví dụ: Mối liên hệ giữu chi tiêu và thu nhập;  mối liên hệ giữa lượng vốn vay và các yếu tố tác động đến lượng vốn vay như chi tiêu, thu nhập, trình độ, sức khỏe…

– Năm là, dự đoán. Dự đoán là công việc cần thiết trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động. Hoạt đông dự đoán cũng bao gồm nhiêu loại như:

+ Dự đoán dựa vào định lượng và định tính. Tuy nhiên, trong thống kê, ta chủ yếu xem xét về mặt định lượng với mục đích cung cấp cho những nhà quản lý có cái nhìn mang tính khoa học, logic, cụ thể hơn trước khi đưa ra quyết định phù hợp. 

+ Dự đoán dựa vào nội suy và ngoại suy. 

  • Dự đoán nội suy là dựa vào bản chất của hiện tượng để suy luận. Ví dụ: Khi xem xét đến mối liên hệ giữa lượng sản phầm sản xuất ra phụ thuộc các yếu tố dầu vào như vốn, lao động, trình độ khoa học kỹ thuật.
  • Dự đoán ngoại suy là chỉ dựa vào quan sát sự biến động của hiện tượng trong thực tế, tổng hợp lại thành quy luật và sử dụng quy luật này để suy luận, dự đoán sự phát triển của hiện tượng. Ví dụ: để đánh giá kết quả hoạt động của một công ty người ta xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của họ qua nhiều năm. 

 

4. Ý nghĩa của hoạt động thống kê

Thống kê có vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu để có thể đưa ra những con số có ý nghĩa phân tích giúp cho các nhà phân tích thống kê có được những kết quả xác thực nhất để cải thiện các vấn đề liên quan đế đời sống xã hội. Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ công nghệ – thông tin như hiện nay, thống kê là công cụ quan tọng trong công việc của các nhà chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, các hoạt động thường ngày trong xã hội như y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, vật lý , luật học, kinh doanh, công nghiệp…

Từ những hiện tượng trong đời sống thông qua việc thống kế các nhà phân tích, nghiên cứu có thể tạo ra các bảng biểu bao gồm số lượng, dữ liệu, biểu đồ thể hiện những thông tin quan trọng một cách ngắn gọn và dễ hiểu đối với mọi người.

Kết quả của việc thống kê là căn cứ, cơ sở cho các nhà lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định, chính sách ảnh hưởng đến tình hình chung của công ty cũng như đời sống xã hội. 

Chẳng hạn như thống kê trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước phục vụ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cần phải biết Đảng và nhà nước hiện nay đang cần gì. Bên cạnh đó, thống kê phản ánh lên được sự thật, chứng minh được ta làm tốt ở chỗ nào, không tốt ở chỗ nào. Con số thống kê sáng tỏ rất nhiều so với những bào thuyết trình dài dòng.  

>> Xem thêm Thuyết minh là gì? Văn bản thuyết minh là gì?

Trên đây là bài viết về Thống kê là gì? Phương pháp và ý nghĩa của hoạt động thống kê của Luật Minh Khuê gửi đến bạn đọc mang tính chất tham khảo. Trong trường hơp có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến pháp luật, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp đến Tổng đài tư vấn miễn phí trực tuyến theo số hotline 1900.6162 để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật hỗ trợ. Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách. Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!.