So sánh hôn nhân trong xã hội việt nam thời phong kiến với hôn nhân trong xã hội ngày nay

Answers ( )

  1. * Chế độ hôn nhân nước ta lúc bấy giờ :Nội dung chính
    • Answers ( )
    • Theo em, điểm khác biệt lớn nhất trong chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là gì?
    • SO SÁNH HÔN NHÂN TRƯỚC KIA VÀ BÂY GIỜ
    • Video liên quan

    + Hôn nhân 1 vợ 1 chồng, vợ chồng bình đẳng .

    + Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ dựa trên tình yêu chân chính: Tự nguyện: Cá nhân tự do kết hôn theo luật định; tiến bộ: bảo đảm về mặt pháp lí (có đăng kí kết hôn). Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm nguyên tắc tự do li hôn.

    * Chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước kia :+ Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng .+ Hôn nhân cho cha mẹ sắp xếp, tiêu chuẩn là sự môn đăng hộ đối .+ Trong nhà “ chồng chúa vợ tôi ” .+ Nữ thập tam, nam thập lục ( tảo hôn )⇒ Điểm độc lạ lớn nhất của chế độ hôn nhân lúc bấy giờ ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước kia là hôn nhân tự nguyện, tân tiến, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳn .

Theo em, điểm khác biệt lớn nhất trong chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là gì?

SO SÁNH HÔN NHÂN TRƯỚC KIA VÀ BÂY GIỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản vừa đủ của tài liệu tại đây ( 102.4 KB, 16 trang )

I.Khái quát về hôn nhân:
+Với những người theo phái tự nhiên và phái phân tâm học định nghĩa hôn
nhân:
Hôn nhân là một hiện tượng tự nhiên. Đó là sự liên kết giữa hai con người khác
giới với nhau thành một gia đình để giữ chức năng duy trì nòi giống.
+Những người theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì cho rằng :
Hôn nhân trước hết là một quy chế xã hội và sau đó mới là một hiện tượng sinh
học, hiện tượng tự nhiên. Đây là một sự thật đã tồn tại suốt mấy ngàn năm qua
tất cả các nước trên thế giới
II. So sánh phong tục hôn nhân truyền thống và hiện đại của người dân Việt
Nam
1.Quan

niệm về Hôn nhân của ngày xưa và ngày nay

Tất nhiên trong mỗi con người sẽ có những quan niệm cũng như suy nghĩ khác
nhau về hôn nhân, đặc biệt là ngày xưa và ngày nay
+ Ngày xưa ( Truyền thống )
Buổi đầu sơ khai là chế độ quần hôn, sau đó là hôn nhân mẫu hệ – một người
phụ nữ có thể kết hôn với nhiều người đàn ông. Và tiếp đó là hôn nhân phụ hệ,
đa thê. Một người đàn ông có thể làm chồng của nhiều người phụ nữ. Đó là hôn
nhân bất bình đẳng, mua bán, cưỡng ép… Cuối cùng ngày nay là gia đình bình
quyền, tự nguyện, một vợ một chồng. Quan niệm về hôn nhân cổ truyền Trong
54 dân tộc Việt Nam – mỗi một dân tộc đều có những quan niệm và trực lệ hôn
nhân khác nhau, trong đó người Việt là một trong những tộc người có quan
niệm và tục lệ hôn nhân vào loại đa dạng nhất.
Sự đa dạng phức tạp trong tục lệ hôn nhân truyền thống của người Việt được
quy định bởi bản sắc văn hoá tộc người, thêm vào đó là sự ảnh hưởng của lễ
giáo phong kiến và tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc. Vì vậy luật nó đã có
quy định: việc hôn nhân là do hai bên cha mẹ và họ hàng quyết định. Hầu hết ở
các vùng nông thôn, và cả trong đô thị, việc hôn nhân theo phong tục đều phải

qua một cầu trung gian là người mối lái. Nhà trai muốn chọn vợ cho con thì
xem “chỗ nào môn đăng hộ đối, tuổi không xung khắc nhau mới mượn người
mối lái. Mối lái nói với cha mẹ người con gái bằng lòng gả rồi, nhà trai mới
đem trầu đến dạm”. Môn đăng – hộ đối là tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với
tầng lớp trên ở xã hội phong kiến mà cũng thường là tiêu chuẩn chung của xã
hội Việt Nam. Quan niệm 1“đăng đối” phải theo nguyên tắc “địa vị xã hội và
điều kiện kinh tế của nhà gái có thể thấp hơn nhà tri nhưng không có chuyện
ngược lại”. Tuổi tác bố mẹ cô dâu chú rể cũng được xem là tiêu chuẩn quan
trọng của “môn đăng – hộ đối”.

Theo tập quán người Việt, sau khi quan hệ thông gia đã được thiết lập thì thay
đổi về cách xưng hộ giữa hai gia đình và hai tộc họ. Do đó nếu cách biệt quá vì
tuổi thì người ta cũng không làm thông gia với nhau. Ngoài hai tiêu chuẩn cơ
bản trên trong quan niệm “môn đăng – hộ đối” người ta còn chú trọng đến tình
trạng sức khoẻ của gia đình, tình trạng phương pháp, quan hệ bố mẹ như thế
nào? anh em trong gia đình, vấn đề dòng họ. Các tiêu chuẩn này được đúc kết
lại trong quan niệm “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”.
Hợp tuổi là tiêu chuẩn quan trọng thứ hai trong việc kén rể, chọn dâu của các
cụ ngày trước. Việc xem tuổi ở đây không phải là sự chênh lệch tuổi tác giữa
hai người mà quan trọng là tuổi cầm tinh con gì ở mỗi người tính theo hệ can
chi của âm lịch. Ngoài ra, người ta còn so tuổi theo nguyên lý âm dương, ngũ
hành, tức là “mệnh” của hai người. Vì ai cũng cho rằng hợp tuổi nhau thì gia
đình mới hoà thuận, thậm chí việc này có ảnh hưởng đến cả đường con cái, tính
mạng của nhau. Trên là hai tiêu chuẩn chung đối với nhà trai lẫn nhà gái.
Nhưng trên thực tế người ta chỉ tuân thủ chặt chẽ và đầy đủ với việc chọn dâu,
còn trong việc kén rể thì tiêu chuẩn trên thường được nới lỏng hơn và cũng chỉ
diễn ra ở các gia đình nhà gái tương đối thân thế.
+ Ngày nay ( Hiện đại )
Quan niệm về tầm quan trọng của một lễ cưới ngày nay vẫn giữ nguyên vẹn.

Thế nhưng việc dựng vợ gả chồng không còn quá phụ thuộc vào cộng đồng.
Nghĩa là đó là quyền quyết định của đôi trẻ, cho dù gia đình có ‘môn đăng hộ
đối’ hay không. Việc này cũng cho phép cô dâu và chú rể được đặt tính cá nhân
của mình vào một lễ cưới nhiều hơn.
Quan niệm hôn nhân ngày nay được tự do hơn, thoải mái hơn ngày xưa rất
nhiều bởi giới trẻ hoàn toàn có thể làm chủ mình trong vấn đề hôn nhân. Cũng
có nhiều trường hợp những người thích yêu nhưng không thích cưới, cũng có
nghĩa là không tiến tới hôn nhân trên mặt pháp luật
Đứng về phía pháp luật, chỉ cần đôi nam nữ có giấy đăng kí kết hôn là được
pháp luật bảo vệ. Thế nhưng, quan niệm chung của tất cả các cặp đôi vẫn là kết
hôn phải được sự đồng ý của hai bên gia đìnhvà thông báo tới họ hàng và bạn
bè.
2.Nghi

Thức

Một lễ cưới đúng nghĩa sẽ phải trải qua những bước tiến hành và ngày càng có
sự thay đổi giữa quá khứ và hiện đại
2

+ Ngày xưa (Truyền thống )

Dân gian coi cưới xin là một trong ba việc lớn của đời người (sự nghiệp, làm
nhà và cưới vợ) khi nhấn mạnh trong câu ca dao: “tậu trâu cưới vợ làm
nhà…”Ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, hôn nhân của người Việt xưa có sáu lễ
chính. Để tiến đến lễ cưới, hai gia đình phải thực hiện những lễ chính sau:
-Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp “nhạn” để tỏ
ý đã kén chọn ở nơi ấy.
-Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh

tháng Đẻ của người con gái.
-Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp
tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi, quan niệm thoáng hơn
người ta tìm cách hóa giài.
-Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự
hứa hôn chắc chắn.
-Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới.
-Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà
trai mang lễ đến để rước dâu về.
Lễ cưới dân gian
Khi nhà trai xin cưới và nếu nhà gái thuận thì trả lời cho ông bà mai. Sự trả lời
này còn bao gồm việc thách cưới, nghĩa là nhà gái đòi nhà trai trong lễ đón dâu
phải có những đồ lễ gì, bao nhiêu. Thách cưới, nhà gái thường đòi với số lượng
lớn, yêu cầu thường là trầu rượu, cau, trà, bánh trái, gạo, heo, đồ trang sức, y
phục cho cô dâu và tiền mặt.
Đúng ngày cưới, người ta chọn giờ “hoàng đạo” mới đi, thường là về chiều, có
nơi đi vào chập tối. Dẫn đầu đám rước đàng trai là một cụ Già nhiều tuổi được
dân làng kính nể vì tuổi tác, tư cách, địa vị xã hội, đóng vai chủ hôn.
Ở miền Bắc Việt Nam ngày xưa, tại nhà trai, người ta chờ đợi đám rước dâu về.
Một quả lò than đốt hồng đặt trước ngưỡng cửa để chờ cô dâu với nghĩa: lửa
hồng sẽ đốt hết những tà ma theo Ám ảnh cô dâu và sẽ đốt vía của tất cả những
kẻ độc mồm độc Miệng đã quở mắng cô dâu ở dọc đường.
Cô dâu vào lễ gia tiên nhà chồng xong, ông bà cũng như bố Mẹ chồng tặng cho
cô dâu món quà, thường là tiền hoặc là đồ nữ trang.
3

Lễ tơ hồng được cử Hành rất đơn giản. Bàn thờ thiết lập ngoài trời, bày lư
hương và nến hay đèn, tế vật dùng xôi, gà, trầu, rượu.
Hai ngày sau lễ cưới, Vợ chồng đưa nhau về thăm cha mẹ vợ với một số lễ vật,
tùy theo tập tục địa phương bên vợ. Xưa lễ này gọi là “Nhị hỷ”. Nếu nhà chồng

ở cách xa quá, không về được trong hai ngày thì có thể để bốn ngày sau, gọi là
“Tứ hỷ”.
Theo tục lệ vợ chồng đem lễ chay hoặc lễ mặn về nhà để cúng gia tiên, để trình
bày với gia tiên và cha mẹ, cùng họ hàng việc cưới đã xong xuôi toàn mãn.
+Ngày nay ( Hiện đại )
Ở phương diện luật định, sau khi đăng ký kết hôn đôi trai gái được pháp luật
bảo vệ. Tuy nhiên, trong tâm thức và văn hóa dân tộc, lễ cưới chứ không phải
tờ hôn thú, mới là thời điểm để họ hàng, bè bạn và mọi người chính thức công
nhận đôi trai gái là vợ chồng.
Cũng vì vậy, tại lễ cưới nhiều vấn đề xã hội diễn ra, khen chê của dư luận xã
hội đều tập trung vào đó, “ma chê cưới trách” nhưng lại “ai chê đám cưới, ai
cười đám ma”. Một đám cưới theo nghi thức cổ truyền có thể vừa được khen,
vừa bị chê. Người khen thì cho rằng thế mới là đám cưới Việt Nam, thế mới
không sợ sự du nhập của văn hoá bên ngoài, nhưng người chê thì lại nói rằng
thế là rườm rà, lãng phí và luỵ cổ.
Tuy vậy, chính quyền không cấm việc tổ chức cưới hỏi theo phong tục tập quán
xưa, mà chỉ ban hành “quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới
hỏi”, theo đó, quy định rằng: “các thủ tục có tính phong tục tập quán như chạm
ngõ, lễ hỏi, xin dâu cần được tổ chức đơn giản và gọn nhẹ” và “việc cưới cần
được tổ chức trang trọng vui tươi, lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán
tốt đẹp của dân tộc”.
Trình tự tiến đến lễ cưới của người Việt Nam, có thể có những cách thức, tên
gọi khác nhau, đa số có những điểm chung:
-Đăng ký kết hôn
Lễ cưới ngày nay thường được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy
chứng nhận kết hôn.Chụp ảnh, quay phim: Ở một số thành phố lớn, cô dâu và
chú rể thường đến một số địa điểm đẹp ngoài trời để chụp ảnh làm kỷ
niệm.Chuẩn bị vật phẩm hôn lễ, quà cưới, phòng cưới, tiệc cưới, quần áo, xe

hoa…Phải chọn một người trung gian, đóng vai trò bắc cầu cho hai bên gia
đình. Đó thường là người đứng tuổi, có uy tín, có kinh nghiệm trong ăn nói.
-Lễ dạm ngõ
Được sự đồng ý của nhà gái, nhà trai đem lễ sang. Đồ lễ bắt buộc phải có là
trầu, cau, rượu, chè. Phải có
4 trầu Cau vì câu chuyện trầu cau trong cổ tích Việt
Nam là tiêu biểu cho tình nghĩa vợ chồng, họ hàng ruột thịt. Miếng trầu là đầu
câu chuyện, không có trầu là không theo lễ.

-Lễ Ăn hỏi
Hay còn gọi là lễ vấn danh, theo tục xưa là hỏi tên tuổi cô gái, nhưng ngày nay
cha mẹ đôi bên đã biết biết rõ rồi. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh coi như
đã có nơi, có chốn. Sau ngày lễ ăn hỏi, phải có báo hỉ, chia trầu. Nhà gái trích
trong lễ vật nhà trai đưa đến một lá trầu, một quả cau, một gói trà nhỏ, một cái
bánh cốm, hoặc vài hạt mứt. Tất cả gói thành hộp hay phong bao giấy hồng,
mang đến cho các gia đình họ hàng, bạn hữu của nhà gái. Nhà trai cũng báo hỉ,
nhưng không phải có lễ vật này mà chỉ cần thiếp báo hỉ. Cũng trong lễ ăn hỏi,
hai họ định luôn ngày cưới.
-Lễ cưới
Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai đem sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm trầu cau,
gạo nếp, Thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Ý nghĩa của lễ nạp tài là
nhà trai góp với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu biết mọi thứ đã
chuẩn bị sẵn. Với đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn, cô có thể yên tâm xây dựng
tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn.
-Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu, Rượu đến xin dâu,
báo đoàn đón dâu sẽ đến.
-Tục chăng dây: ở một số đám cưới, nhà gái bố trí vài em nhỏ bụ bẫm, xinh
xắn, mặc áo đỏ chăng dây trước của nhà gái. Khi nhà trai đến, một trong các
em nhỏ chạy về báo cho nhà gái biết. Nhà trai chuẩn bị một ít kẹo để phân phát

cho lũ trẻ chăng dây này, khi đã nhận được kẹo bọn chúng sẽ rút dây để đoàn
nhà trai đi vào nhà gái.
-Lễ rước dâu: Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có cụ già cầm
hương đi trước, cùng với người mang lễ vật. Nhà gái cho mời cụ già thắp
hương vái trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Cô dâu cùng với
chú rể lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên. Sau đó hai người cùng bưng trầu ra
mời họ hàng. Bố mẹ cô dâu tặng quà cho con gái mình. Có gia đình cũng lúc
này bày cỗ bàn cho cả họ nhà gái chung vui. Khách nhà trai cũng được mời vào
cỗ. Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng. Họ nhà gái chọn
sẵn người đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu.
-Rước dâu vào nhà: đoàn đưa dâu về đến ngõ. Lúc này, bà mẹ chồng cầm bình
vôi, tránh mặt đi một lúc, để cô dâu bước vào nhà. Hiện tượng này được giải
thích theo nhiều cách. Thường người ta cho rằng việc làm này có ý nghĩa khắc
phục những chuyện cay nghiệt giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này.
-Lễ tơ hồng: khi hai họ ra5về, một số người trừ người thân tín ở lại chứng kiến
cô dâu chú rể làm lễ cúng tơ hồng. Người ta cho rằng vợ chồng lấy được nhau
là do ông Tơ bà Nguyệt trên trời xe duyên cho. Cúng tơ hồng là để tạ ơn hai
ông bà này. Lễ cúng đơn giản, ông cụ già cầm hương lúc đón dâu, hoặc ông cụ
già cả nhất của họ hàng làm chủ lễ. Hai vợ chồng lạy lễ tơ hồng rồi vái nhau.

-Trải giường chiếu: bà mẹ chồng, hoặc một bà cao tuổi khác, đông con nhiều
cháu, phúc hậu, hiền từ, cô dâu chú rể vào phòng tân hôn, bà sẽ trải sẽ trải đôi
chiếu lên giường ngay ngắn, xếp gối màn cẩn thận…
-Lễ hợp cẩn: đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai. Trước giường có bàn
bày trầu Rượu và một đĩa bánh phu thê. Ông cụ già đứng lên rót rượu vào chén
rồi mời đôi vợ chồng cùng uống.
-Tiệc cưới: dù đám cưới to hay nhỏ, cũng phải có tiệc cưới. Đặc biệt là ở nông
thôn, tính cộng đồng xóm giềng, làng xã, họ hàng đang còn mạnh thì tiệc cưới
là một dịp tốt để củng cố tính cộng đồng ấy. Ở thành phố, người ta thường tổ

chức tiệc cưới ngay sau lễ thành hôn, cho nên nhiều khi cái “tục” của sự ăn lấn
át mất cái “thiêng” của lễ cưới. Người ta đến ăn, ngồi cùng bàn ăn là những
người không quen biết, ăn sao cho đúng giờ. Tiệc cưới có thể tổ chức nhà gái
(trước hôm cưới) và nhà trai (trong ngày cưới); nhưng cũng có thể hai nhà tổ
chức chung thành một tiệc.
-Lễ cheo: một số vùng của Việt Nam còn có lễ cheo. Lễ cheo có thể tiến hành
trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có lễ vật
hoặc kinh phí đem đến cho làng hay cho xóm Có con gái đi lấy chồng. Lễ cưới
là để họ hàng công nhận, lễ cheo là để xóm làng tiếp thu thêm thành viên mới,
tế bào mới của làng.
-Lễ lại mặt: (còn gọi là nhị hỉ hoặc tứ hỉ), sau lễ cưới (2 hoặc 4 ngày), hai vợ
chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng
có trầu, xôi, lợn. Bố mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình. Ở một
số trường hợp nếu xảy ra chuyện gì mà nhà trai không bằng lòng sau đêm hợp
cẩn, thì lễ nhị hỉ lại có những chuyện không hay, nhưng trường hợp này rất
hiếm.
Một số tục lệ trong đám cưới xưa đã được lược bớt để phù hợp với đời sống
hiện đại. Hiện nay chỉ còn giữ lại 5 lễ chính là dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, đón
dâu, lại mặt. Lễ cưới sẽ được tổ chức tại nhà của cô dâu, chú rể hoặc tại các nhà
hàng. Nếu tổ chức tại nhà hàng, cô dâu chú rể sẽ có các nghi lễ như rót rượu
mời bố mẹ, cắt bánh cưới, trao nhẫn và mời khách dùng tiệc.
3.Trang Phục

Áo dài là loại trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam,áo dài cưới được
mặc vào ngày trọng đại của cô dâu sắp về nhà chồng .Nó tôn lên vẻ đẹp của
người phụ nữ Việt ,thể hiện sự dịu dàng, trong trắng, thước tha khi khoát lên
mình.
6

*Trang phục cưới cho nữ giới :

Ngày xưa ( Truyền thống )

Trong ngày cưới tùy theo từng vùng miền khác nhau mà các trang phục cưới
được thiết kế mang đậm dấu ấn này, các cô dâu miền Bắc thường mặc bộ áo
mớ ba, ngoài cùng là chiếc áo the thâm, bên trong ẩn hiện hai chiếc áo màu
hồng và màu xanh hoặc màu vàng với màu hồ thủy. Rồi đến áo cánh trắng, cuối
cùng là chiếc yếm hoa đào có dải bằng lụa bạch.
Các cô dâu miền Trung thường theo phong tục đặc thù của mỗi vùng những
cũng mặc áo mớ ba, trong cùng là áo màu đỏ hoặc hồng điều, áo giữa bằng the
hay vân tha màu xanh chàm, áo ngoài cùng bằng the hay vân tha màu đen.
Trang phục cưới truyền thống của các cô dâu nam bộ thường là bộ áo dài gấm,
quần lĩnh đen, đi hài thêu.
Cô dâu thường mặc áo mớ ba, bên trong là áo có màu rực rỡ như hồng, xanh,
vàng… bên ngoài phủ áo the thâm. Đến thời gian sau này, cô dâu thường mặc
áo dài trắng hoặc váy trắng dài đơn giản.
Với nhiều kiểu dáng áo dài cưới đẹp khác nhau, điểm nhấn của chiếc áo được
tạo nên bởi các hình thêu, kết hoa, kết cườm hoặc đính đá khá cầu kì trên ngực
và thân áo. Mấn sẽ là phụ kiện không thể thiếu, giúp cô dâu “ăn gian” chiều
cao một cách đáng kể.

Ngày nay ( Hiện đaị):
Ngày nay, dù đất nước đang xây dựng xã hội chủ nghĩa, các nhà máy mọc lên,
giao thông mở rộng, thành thị nông thôn giao lưu, cuộc sống có nhiều thay đổi,
tâm hồn con người Việt Nam, tính cách con người Việt Nam thể hiện trên nhiều
mặt, trong đó có phần trang phục không thể tách rời môi trường, cảnh trí, thiên
nhiên Việt Nam. Trang phục lễ cưới, dù ở nông thôn hay thành thị, dù có sự
biến đổi tất yếu, vẫn cần góp phần tạo nên một bức tranh đời sống văn hóa thật
độc đáo của con người Việt Nam. Cần nối tiếp và phát huy cái đẹp từ ngàn xưa
để lại, mỗi lần trong đời người nhớ tới hình ảnh ấy củng cố thêm cho mình lòng

yêu quê hương, đất nước, lòng quyết tâm bảo vệ hạnh phúc gia đình và truyền
thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Trang phục lễ cưới ở đồng bào người Việt cho đến nay đã trải qua nhiều giai
đoạn. Những nét tiến bộ trên cơ sở truyền thống dân tộc được nhân dân phát
huy làm phong phú thêm cho trang phục ngày cưới. Những mốt “hiện đại” theo
7
sự biến động của trào lưu trang phục nước ngoài xa lạ với thẩm mỹ của nhân
dân, không phù hợp với tầm vóc cơ thể của người phụ nữ Việt Nam đã dần bị
loại trừ như thứ váy năm, bảy tầng, kiểu tóc và những hình thức “trang điểm”

diêm dúa, lạc lõng, lai căng, đua đòi, thiếu sự hài hòa thẩm mỹ, nó không làm
đẹp mà đi ngược lại điều mong muốn của các cô dâu và mọi người.
Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay còn nhiều khó khăn, trang phục lễ cưới
nói chung của cô dâu chú rể nói riêng cũng cần tùy thuộc vào khả năng kinh tế
của từng gia đình, dựa theo phong tục tập quán ở từng địa phương mà định liệu.
Ở thành thị (hoặc ở nông thôn, nếu có điều kiện), cô dâu nên mặc áo dài trắng
hoặc áo dài màu sáng, nhạt. Chọn lựa không thể tùy tiện, không nên quan niệm
rằng loại vải nào càng đắt tiền là càng đẹp, màu sắc nào càng rực rỡ là càng
sang trọng, hợp thời. Ngoài màu sắc (như trắng, đỏ, xanh nhạt…) hoặc theo
chất liệu vải (như lụa, nhung, xoa ni lông…), còn phải căn cứ vào tầm vóc từng
người (cao, thấp, gầy, béo).

*Trang phục cưới cho nam giới :

Xưa

Nay

Chú rể xưa và nay đều mặc vest đen

chỉn chu, cài hoa trước ngực. Các tân
lang ngày này cũng có nhiều sự lựa
chọn hơn: vest trắng, vest đen hay đỏ
mận, vest kiểu hiện đại hay bộ Tuxedo
lịch lãm…
Chú rể ba miền đều thường mặc áo
thụng bằng gấm hay the màu lam,
quần trắng ống sớ, búi tóc, chít khăn
nhiễu màu lam, chân đi văn hài thêu
đẹp.

Chú rể ngày nay cũng vẫn thường mặc
vest, nhưng với nhiều mẫu dáng đa
dạng, có nhiều tông màu hơn để lựa
chọn. Một số ít đám cưới chọn các loại
hình cách điệu, tân thời hoặc có thiết
kế đặc biệt.
Chú rể nên mặc com-lê bằng vải trơn
màu sáng, đeo cra-vát, cài một bông
hoa trắng trên ngực hoặc đơn giản
hơn, có thể mặc sơ-mi dài tay và thắt
cra-vát, nếu trời nóng nực

4.Qùa cưới và sính lễ

8

Quà cáp, sính lễ là một trong những hình thức quan trọng và xuất hiện xuyên
suốt trong các lễ cưới hỏi của người Việt Nam từ xa xưa. Những chuẩn mực về
quà cáp trong văn hóa cưới hỏi của chúng ta bị ảnh hưởng ít nhiều của văn hóa

Trung Quốc. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, tập tục trong chuyện quà cáp của
người Việt Nam dần đa dạng theo từng vùng miền. Mỗi giai đoạn của việc cưới
hỏi sẽ có những sính lễ, quà cáp tương ứng để góp phần thể hiện ý nghĩa của
từng giai đoạn. Từ quá khứ cho đến thời điểm hiện tại thì quà cưới và sinh lễ
không có sự thay đổi lớn, ở một vài vùng thì những nghi lễ bị lượt bỏ, xong
vẫn mang đậm chất đám cưới Việt Nam. Ta có thể cụ thể hóa bằng bảng tóm tắt
sau :
Trung
Bắc
(Quan niệm “trọng lễ
Nam
nghi khinh tài vật”)
Nhà trai sang nhà gái chỉ
đem một ít lễ vật nhỏ
Nhà trai mang một
như: trà, bánh ngọt, trầu,
– Chục trầu cau, chè,
Đàn
chai rượu, khay trầu rượu với số lượng chẵn để
thuốc, bánh kẹo và
trai
sang nhà gái để bàn hai bên gia đình gặp nhau
Lễ
luôn là số chẵn
về chuyện cưới xin. bàn chuyện chọn ngày và
dạm
các thủ tục khác cho hôn
ngõ

lễ
Đàn – Một ít trà, bánh, kẹo
gái hoặc một ít trái cây…
Lễ
Đàn – 30 chục trầu và tráp
– Lễ vật gồm năm
– Ngày nay lễ vật của lễ
hỏi
trai ăn hỏi.. Chục trầu
mâm quả: quả trầu
ăn hỏi là tráp ăn hỏi,
đầu tiên là cho nghi
cau với 105 quả cau
thông thường là số lẻ
thức ăn hỏi, chục trầu tượng trưng cho câu
5,7,9,11 tráp,và số đồ lễ
tiếp theo cho nghi
nói trăm năm hạnh
bắt buộc phải là số chẵn.
thức xin cưới và chục
phúc; quả trà rượu
Đồ lễ ăn hỏi thường là
trầu thứ 3 là cho lễ
ngoài trà và đôi rượu
bánh cốm, bánh su sê,
nạp tài.
còn có phong bì tiền
rượu, trầu cau, xôi- gà,
– Tráp ăn hỏi có thể
dọn để hỗ trợ nhà gái

lợn quay…
gồm 5, 7, 9 hoặc 11
chuẩn bị cho tiệc
– Điều đặc biệt trong lễ ăn
tráp nhưng phải là số
đám hỏi hôm đó và
hỏi là nhà trai phải chuẩn
lẻ và lễ vật trong các
vàng (thường là đôi
bị trước 3 phong bì đựng
tráp phải là bội số của
hoa tai nhưng cũng
tiền gọi là lễ đen, một
2. Đồ lễ ăn hỏi không có nhà đi nhẫn); quả
phong bì dành cho nhà
thể thiếu là bánh cốm, bánh kem đính hôn; nội cô dâu, một phong bì
bánh su sê, mứt sen,
quả nem chả với số
dành cho nhà ngoại và
chè, rượu, trầu cau,
lượng chẵn cặp; mâm một phong bì còn lại để
thuốc lá… và có thêm
ngũ quả được kết
thắp hương trên bàn thờ
xôi, lợn quay- Điều
rồng phượng cầu kỳ.
nhà cô dâu.
đặc biệt cần lưu ý
Cũng có nhà theo tục
trong lễ ăn hỏi là nhà

cũ đi thêm một quả
trai phải chuẩn bị 3
bánh su sê nữa.
9
phong bì đựng tiền
– Ngoài vòng tay,
(gọi là lễ đen). 1
nhẫn hoặc hoa tai
phong bì dành cho
vàng, mẹ chồng còn
nhà nội cô dâu,1
trao cho con dâu một

phong bì dành cho
nhà ngoại cô dâu và
phong bì còn lại để
thắp hương trên bàn
thờ nhà cô dâu. Số
tiền tùy thuộc vào nhà
gái.

Đàn
gái

Lễ
cưới

Đàn
trai

phong bì tiền mừng
dâu. Phong bì tiền
dọn trong quả trà
rượu sẽ đưa cho ba
mẹ cô.

Số tiền này ngay sau
đó thường được nhà
gái cho lại đôi vợ
Đồ lễ ăn hỏi thường được
chồng. Khi nhà trai
nhà gái giữ lại một ít, trầu
ra về, khay quả trống
cau sẽ được mang lên bàn
không phải được lật
thờ tổ tiên để thắp hương
ngửa nắp để cho thấy
lễ vật đã được nhà
gái tiếp nhận.
– Trước giờ đón dâu, mẹ
Trước khi vào nhà
chú rể sẽ cùng một người
gái, đoàn rước dâu cử thân trong gia đình đến
một người trong họ nhà gái đem cơi trầu, chai
rượu để báo trước giờ
– Được tổ chức tại nhà tộc mang theo khay
đoàn đón dâu sẽ đến để
trai ngày nay thường rượu vào nhà cô dâu
được tổ chức tại các để trình giờ xin được nhà gái yên tâm đón tiếp.

vào làm lễ. Sính lễ
– Được tổ chức tại nhà
nhà hàng- tiệc cưới,
vẫn là năm mâm quả
trai ngày nay thường
đại diện hai bên gia
như lễ ăn hỏi. Nếu
được tổ chức tại các nhà
đình sẽ có những bài
nhà gái có bày bàn
hàng- tiệc cưới, đại diện
phát biểu sau đó trao
thờ gia tiên, nhà trai
hai bên gia đình sẽ có
quà và đãi tiệc mặn
mang theo đôi nến
những bài phát biểu sau
cùng các hoạt động
hồng để gắn lên chân
đó trao quà và đãi tiệc
văn nghệ góp vui.
nến đặt sẵn.
mặn cùng các hoạt động
văn nghệ góp vui.

Đàn
gái

III:Một số tiêu chí khác :

10

1.Tỉ lệ sống thử trước hôn nhân :

Sống thử! Là lối sống xuất hiện gần đây ở xã hội hiện đại nó đã phần nào thay
đổi đời sống hôn nhân của giới trẻ. Có nhiều cách nhìn nhận, nhiều quan điểm
mâu thuẫn lẫn nhau, đan xen cùng tồn tại, để mỗi cá nhân có cách riêng để tìm
hiểu.
Ngày xưa ( Truyền thống ):
Xã hội truyền thống ngày xưa đặt ra luật bất thành văn quy định đôi lứa yêu
nhau không được phép sống thử trước khi kết hôn, vì hai lý do:
– Muốn bảo vệ sức khỏe cho đôi trai gái do không tìm được cách phòng tránh
thai .Ngoài ra còn là để tránh xảy ra việc mang thai ngoài ý muốn khi đôi bên
chưa có sự ràng buộc chính thức.
– Quan niệm về đạo đức: Việc đôi trai gái giữ gìn sự trong trắng cho nhau thể
hiện sự trong trắng trong tâm hồn, đức hạnh trong tình yêu, ý thức tiết chế dục
vọng để giữ gìn thể xác thuần khiết trong hôn nhân, thể hiện sự tôn trọng và
chung thủy với bạn đời.
Ngày nay ( Hiện đại):
Khác với xã hội ngày xưa, ngày nay việc sống thử xảy ra ở khắp nơi trên thế
giới. Trước khi tiến đến con đường hôn nhân lâu dài, họ muốn trải nghiệm
cuộc sống hôn nhân cũng như quyết định của chusnh bản thân họ. Ngày nay ,
giới trẻ đã phá vỡ những quy luật bất thành văn trong quá khứ để xây dựng một
khía cạnh mới trong hôn nhân gia đình

Bảng thống kê tỷ lệ sống thử ( có quan hệ tình dục) trước hôn nhân ở hai nhóm
tuổi vào năm 2011
2.Trinh

tiết của người phụ nữ :
Khái niệm trinh tiết là khái niệm mang tính “nền tảng”, quyết định đến việc có
nên quan hệ trước hôn nhân hay không.
Trinh tiết trong xã hội truyền thống
_ Truyền thống quy định con gái phải giữ được chữ trinh trước khi về nhà
chồng, vì ba lý do:
Một là, về mặt sinh lý: bảo vệ sức khỏe cho người chồng (tránh các bệnh lây
lan qua đường tình dục) và11tránh việc người con gái “chửa hoang”.
Hai là, việc giữ gìn cho chồng thể hiện sự trong trắng trong tâm hồn, đức hạnh
trong tình yêu, ý thức tiết chế dục vọng để giữ gìn thể xác thuần khiết trong
hôn nhân, thể hiện sự tôn trọng và chung thủy với chồng.

Ba là, ngày xưa xã hội trọng nam khinh nữ, người con gái phải giữ gìn để dâng
hiến trọn vẹn cho người con trai chứ không có chuyện ngược lại.
Trinh tiết trong xã hội hiện đại:
Những giá trị truyền thống trên là giá trị đẹp. Tuy nhiên, trong thời đại nam nữ
bình quyền, cả ba lý do trên đều hàm chứa sự bất công, bởi người đàn ông cũng
phải thể hiện ý thức tiết chế dục vọng, thể hiện sự tôn trọng và chung thủy với
bạn đời, phải bảo vệ sức khỏe cho người con gái, phải có trách nhiệm khi người
con gái mang thai. Do đó, nếu yêu cầu người con gái phải giữ chữ trinh, thì
người con trai cũng phải thế. Nếu người con trai không giữ được thì họ không
có quyền đòi hỏi người con gái điều mà bản thân họ cũng không có.
3.Tỉ lệ ly hôn

Trong quan hệ hôn nhân trước kia thì việc kết hôn vẫn chưa được luật pháp bao
vệ nên việc ly hôn hay kết hôn hầu như không được kiểm soát, tuy nhiên có
thể thấy tỉ lệ này hầu như sẽ rất ít.Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển mạnh
mẻ của xã hội thì tỷ lệ ly hôn ngày một tăng.
Cuộc điều tra do Bộ VH-TT&DL, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ

trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có
51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ. Người vợ đứng đơn ly
hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn. Người tốt nghiệp đại học, cao
đẳng có tỷ lệ ly hôn từ 1,7- 2%, thấp hơn tỷ lệ 4- 6% của người không có bằng
cấp. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng 18- 60 tuổi
là 9,4 năm; còn riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm.
Có 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: Mâu thuẫn về lối sống: (chiếm
27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%); bạo lực gia đình (6,7%).

Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 cũng cho thấy, số hộ gia đình
hai thế hệ chiếm hơn một nửa, với tỷ lệ 63,4%. Quy mô và cơ cấu hộ gia đình
Việt Nam hiện nay chưa có nhiều thay đổi, bình quân mỗi hộ gia đình có
khoảng 4,4 nhân khẩu. Tuổi kết hôn lần đầu ở nông thôn cao hơn những người
ở thành phố khoảng 3 năm với cả hai giới.
8,3% số người già sống cô đơn. 72,9% số người cao tuổi sống ở khu vực nông
thôn; trên 75% sống cùng con cháu, phần nhiều là phụ nữ đơn thân hay goá
chồng không có con; tỷ lệ người hưởng lương hưu và trợ cấp xã hội chỉ khoảng
21%; khoảng 95% mắc các12bệnh mà chủ yếu là bệnh mãn tính như xương
khớp, hô hấp, tim mạch. Các thông tin này dựa trên kết quả khảo sát năm 2007
của Uỷ ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam.

4.Hôn nhân của những người theo đạo
Phật giáo
Trước hết cần phải nói rằng, trong giáo lý nhà Phật không quy định cụ thể về
nghi lễ này và cũng không bắt buộc tín đồ đạo Phật phải theo nghi thức này khi
tổ chức lễ thành hôn. Tuy vậy, việc trước tam bảo, đôi bạn phát nguyện sống
chung hạnh phúc theo những nguyên tắc đạo đức cơ bản của Phật giáo, một
mặt, tạo nền tảng tâm linh cho đời sống gia đình, mặt khác, lời hứa trước tam
bảo sẽ có sức mạnh nâng đỡ cho đôi bạn vượt qua những trắc trở trong đời

sống sau hôn nhân. Cùng với tình yêu thương, ý thức trách nhiệm và mục đích
sống, đôi bạn trẻ cùng nhau xây đắp ngôi nhà hạnh phúc trên nền tảng đạo đức
Phật giáo cho hạnh phúc được bền lâu.
Nghi thức hôn lễ trong Phật giáo được gọi là Lễ hằng thuận hay còn gọi là lễ
Hộ niệm hôn lễ, là một nghi thức tổ chức hôn lễ tại chùa gồm 15 mục, trong đó
đáng kể nhất với các lứa đôi là các nghi thức chính gồm: dâng hương, lạy Phật,
khai thị, giao bái, trao nhẫn và nói lời ước nguyện. Tuỳ theo nhu cầu tâm linh
hay hoàn cảnh kinh tế, thời gian mức độ tổ chức… mà đôi tân lang, tân nương
có thể tiến hành đủ các mục hoặc có thể giảm bớt các nghi thức này.
Người khởi xướng ra nghi Lễ hằng thuận là ông Đồ Nam Tử, tên thật là
Nguyễn Trọng Thuật (1883-1940) quê ở Hải Dương. Ông đã đưa ra quan điểm
đạo Phật nên được dấn thân và hoà hợp vào quần chúng. Thấm nhuần tư tưởng
đó, năm 1930 một trí thức đã tổ chức đám cưới tại chùa Từ Đàm (Huế) cho con
gái mình. Hưởng ứng lời kêu gọi của ông Đồ Nam Tử, năm 1937 Hoà thượng
Thích Thiện Hoa đã dùng hai chữ hằng thuận tức là mãi mãi hòa thuận để chỉ
việc kết hôn trước cửa Phật. Trong chùa, tăng ni không gọi đám cưới là lễ cưới
hỏi mà gọi là lễ hằng thuận, điều đặc biệt trong buổi lễ phải có một nhà sư chủ
trì làm chủ lễ.
Như trên đã nói, trong nghi thức dâng hương, nghi thức đầu tiên của buổi lễ,
tân lang, tân nương được dẫn tới trước bàn thờ tam bảo đứng chắp tay làm lễ.
Khi sư thầy trụ trì (người chủ lễ) dâng hương lên thì cô dâu chú rể quỳ hai bên
để nghe thầy chủ lễ căn dặn về đạo vợ chồng. Những quy tắc, khuyên bảo ứng
xử này rất gần gũi và được xem là những chuẩn mực về đạo vợ chồng, dâu con,
trong đó, có bổn phận của vợ và chồng đối xử với nhau.
Tiếp theo là nghi thức khai13thị thường là một thời pháp ngắn, sau đó phu thê
giao bái, trao nhẫn và nói lời ước nguyện. Ở phần đầu của nghi thức này, trước
khi cô dâu và chú rể trao nhẫn, vị sư chủ lễ đọc một bài pháp ngắn, căn dặn đôi
vợ chồng trẻ sống theo các quy tắc của chánh pháp và đạo lý, chuẩn mực ứng
xử ở đời. Sau khi chú rể trao nhẫn cho cô dâu thì nghe vị chủ lễ nói về ý nghĩa

của chiếc nhẫn, với đại ý khi hai người trao nhẫn cho nhau thể hiện sự nhường
nhịn yêu thương và kính trọng nhau giữa hai người. Cuộc sống vợ chồng nếu
thiếu những yếu tố trên sẽ không mấy bền vững.
Sau phần trao nhẫn, chú rể và cô dâu hứa với nhau, với các vị chư tăng, Phật tử
có mặt và gia đình đôi bên sẽ toàn tâm, toàn ý yêu thương, chăm sóc nhau. Tiếp
theo gia đình hai bên lần lượt hứa trước tam bảo và họ hàng hai bên cùng giúp
đôi bạn trẻ xây dựng hạnh phúc, đồng thời tạo mọi điều kiện đôi bạn trẻ hoàn
thành vai trò làm vợ chồng cũng như làm tròn trách nhiệm dâu rể với song
thân, họ hàng gia đình đôi bên.
Có thể nhận thấy, việc tổ chức đám cưới ở chùa đã kết hợp được những nghi
thức của nhà phật với nét đẹp của đám cưới truyền thống. Đó là cầu nối giữa
đạo và đời, hướng cho các bạn trẻ tới một gia đình tâm linh, gìn giữ đạo đức
truyền thống của dân tộc, hạnh phúc hài hoà về mọi mặt. Đồng thời nó cũng tạo
ra bản sắc riêng trong phong tục cưới hỏi của dân tộc. Tuy nhiên, Lễ hằng
thuận chỉ thực sự có ý nghĩa khi đôi bạn trẻ muốn hướng tới đời sống hôn nhân
tốt đẹp.
Ngoài ra, hoàn cảnh cho phép muốn tổ chức trang trọng hơn: Tụng kinh Dược
Sư trước lễ, vào lễ có đoàn dâng hoa cúng Phật, có múa lân chào khách và chúc
mừng đôi tân lang, trai Tăng cầu phúc, tiệc chay tại chùa để bà con có dịp hàng
huyên chúc tụng. Trong những năm gần đây việc tổ chức đám cưới tại chùa khá
phổ thông không những ở trong nước mà ở nước ngoài, hai bên trai gái khác
quốc tịch vẫn được đưa đến chùa làm lễ thành hôn, có kết quả tốt đẹp trong
cuộc sống lứa đôi. Bên cạnh đó, việc tổ chức trong chùa cũng sẽ đem lại cho cô
dâu, chú rể một lễ cưới trang trọng. Mâm cỗ với những món chay hoàn toàn,
không có bia, rượu vừa giúp gia đình theo đạo Phật tránh khỏi việc sát sinh,
đồng thời cũng rất có lợi cho sức khỏe của gia đình và quan khách hai bên.Và
từ những ngày đầu Phật giáo gia nhập Việt Nam đến nay, các nghi lễ này không
có sự thay đổi đáng kể mà ngày càng được tăng ni phật tử duy trì và bảo tồn.
Công giáo

Lời chúa đã nói” Sự gì Thiên Chúa liên kết, loài người không được phân li”
Đối với những người theo đạo Công giáo, hôn lễ là một sự kiện có ý nghĩa vô
cùng quan trọng bởi vì đây là bí tích được Chúa ban cho loài người, người
trong đạo gọi là Bí tích hôn phối. Người Công giáo chỉ chấp nhận hôn lễ đồng
đạo. Do đó, nếu một trong hai người, cô dâu hay chú rể là người ngoài đạo sẽ
phải trải qua một khóa học trong thời gian nhất định và khi chính thức là tín đồ
của đạo Công giáo, hôn lễ mới được tổ chức.
14

Nghi thức đầu tiên trong hôn lễ của người Công giáo là chọn địa điểm. Đối với
những người theo đạo nhà thờ là nơi linh thiêng nhất nên cũng là nơi họ thích
chọn nhất để tổ chức đám cưới. Họ tin rằng đám cưới được thực hiện tại đây sẽ

được sự chứng kiến của Chúa. Chúa sẽ làm người chứng giám và che chở cho
cuộc hôn nhân kết nối hai con chiên ngoan đạo của Người.
Đám cưới ở nhà thờ có nhiều cái khác biệt so với nhà hàng hoặc những nơi
khác. Không khí trang nghiêm của nhà thờ khác với sự náo nhiệt ở nhà hàng.
Vì vậy, trình tự đám cưới trong nhà thờ cũng có khá nhiều cái khác sơ với đám
cưới ở nhà hàng.
Lời nguyện nhập thể do cha sứ cầu nguyện cho đôi uyên ương sắp nên duyên
vợ chồng:
“ Lạy Chúa, Chúa dùng bí tích cao trọng thánh hoá tình nghĩa vợ chồng để hôn
nhân tượng trưng cho sự kết hợp nhiệm màu giữa đức Kito và Hội thánh. Xin
cho các tín hữu Chúa đây là anh… và chị… biết thực hiện trong cả đời sống ý
nghĩa sâu xa của bí tích hôn nhân họ sắp cử hành. Chúc con cầu xin vì Đức
Chúa Giesu Kito, con Chúa,
là Thiên Chúa và là Chúa chúng con, người hằng sống và hiển trị cùng Chúa
hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen”
Sau lời nguyện nhập thể sẽ là nghi thức hôn phối. Trong thánh lễ, sau phúc âm

và bài giảng chủ tế( cha xứ) sẽ đứng trước mặt đôi tân hôn để cử hành nghi
thức hôn phối. Chủ tế sẽ cho đôi tân hôn đáp trả nhau lời hứa trước sự chứng
giám của Thiên Chúa, Hội thánh và cộng đoàn. Một số câu hỏi được chủ tế hỏi
đôi tân hôn :
“ Anh… Chị… các con có tự do và thực lòng đến đây chứ không bị ép buộc để
kết hôn với nhau không?”
“ Khi chọn đời sống hôn nhân, các con có sẵng sàng yêu thương và tôn trọng
nhau suốt đời không?”
“Các con có sẵn sàng yêu thương đón nhận con cái mà Chúa sẽ ban và giáo dục
chúng theo luật Chúa Kito và Hội thánh không?”
…..
Đoi tân hôn sẽ đáp trả bằng câu “ thưa có”. Sau đó sẽ là phần đôi trai gái trao
lời thề hứa với nhau, và đây có lẽ là lời nói thiêng liêng cảm động nhất, thời
khắc đầy mong đoiej của đôi bạn trẻ
Chú rể sẽ cầm tay cô dâu, dưới sự chứng giám của Chúa, chủ tế và cộng đoàn
hội thánh, trao lời hứa muôn
đời” Tôi… nhận em…làm vợ và hứa sẽ giữ lòng
15
chung thuỷ với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng
như lúc mạnh khoẻ, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời tôi” và
sau đó cô dâu cũng sẽ nói lại như thế với chú rể. Tiếp đến là phần trao nhẫn
cưới, người chồng đeo nhẫn vào tay vợ “ Em hãy nhận chiếc nhẫn này để làm

bàng chứng cho tình yêu và lòng trung thành của anh. Nhân danh Cha và Con
và Thánh Thần. Amen” và cũng như thế, cô dâu đeo nhẫn vào trao lời hứa như
vậy cho chú rể của mình. Sau đó là tràng vỗ tay của tất cả mọi người như lời
chúc mừng hạnh phúc cho đôi vợ chồng mới.
Thực sự khi trãi nghiệm những nghi lễ long trọng như vậy hẳn cặp đôi trẻ nào
cũng tăng cường nhận thức về tầm quan trọng và trách nhiệm của bản thân khi

kết hôn từ đó biết cách ứng cử trong hôn nhân và có thái độ trân trọng gìn giữ
hơn hạnh phúc của mình. Và những nghi thức này đến nay vẫn không có sự
thay đổi mà luôn được bảo tồn và phát huy.

Tổng kết
Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Việt, nhiều thuần phong mĩ tục rất cần
thiết cho đạo lý làm người và kỷ cương xã hội. Cũng như mọi lễ tục khác,
những lễ nghi, tập tục cưới hỏi cũng có tính kế thừa, tính biến hoá và tính phát
triển; bởi ở bất kì thời đại nào thì lễ tục vẫn tiếp thu những diện mạo tinh thần
và cũng chịu sự ảnh hưởng của văn hoá, kinh tế, chính trị của thời đại đó. Các
lễ nghi- tập tục này có khi rất đơn giản nhưng có khi lại rất nhiêu khê phức tạp
theo tập quán của từng vùng đất. Trãi qua thời gian và biến thiên lịch sử, tuy
hôn nhân là việc của muôn đời nhưng cách thực hiện mỗi đời một khác. Và qua
đây sẽ giúp chúng ta hiểu được sự tôn nghiêm và thiêng liêng của các nghi lễ
cưới hỏi ngày trước và những kế thừa và phát huy của thời nay tuy có một số
phần mai một. Nhưng qua đó thấy được dân tộc ta là một dân tộc giàu văn hoá
truyền thống lâu đời. Và chúng ta là thế hệ trẻ của xã hội hiện đại, sẽ trở thành
chồng thành vợ vào tương lai, qua đề tài này sẽ giúp chúng ta thấm nhuần hơn
và thật sự trân trọng những giá trị mà sống xứng đáng là một người chồng/ vợ
với tròn đầy nghĩa tình

16