Tâm Lý Dân Tộc An Nam
Trước hết phải thừa nhận một số nhận định về tính cách người An Nam trong cuốn sách là đúng, và đến tận ngày nay (một cách đáng tiếc) vẫn đúng, chẳng hạn như tính thụ động, dễ thoả mãn, thiếu sáng tạo. Một số bình luận về khoa học, triết học, hệ thống chính trị của phương Đông nói chung cũng không sai.
Tuy nhiên ngoài vài nét kể trên thì cuốn sách không có nhiều giá trị tham khảo nếu muốn sử dụng như tài liệu phục vụ nghiên cứu tâm lý/nhân học xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX (cùng thời điểm có nhiề
Xem thêm: Bình Phước: Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Trước hết phải thừa nhận một số nhận định về tính cách người An Nam trong cuốn sách là đúng, và đến tận ngày nay (một cách đáng tiếc) vẫn đúng, chẳng hạn như tính thụ động, dễ thoả mãn, thiếu sáng tạo. Một số bình luận về khoa học, triết học, hệ thống chính trị của phương Đông nói chung cũng không sai.
Tuy nhiên ngoài vài nét kể trên thì cuốn sách không có nhiều giá trị tham khảo nếu muốn sử dụng như tài liệu phục vụ nghiên cứu tâm lý/nhân học xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX (cùng thời điểm có nhiều cuốn sách khách quan, khoa học hơn). Bất quá, nó lại giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn về tâm lý của chính thực dân cai trị.
Điều dễ nhận thấy nhất trong xuyên suốt cuốn sách là sự lặp đi lặp lại những từ ngữ như “hạ đẳng”, “thấp kém”, thể hiện tư tưởng phân biệt chủng tộc nặng nề. Vẫn biết tác giả mang tư duy của một viên công chức Pháp hồi đầu thế kỷ XX, nhưng việc viết một cuốn sách, sử dụng tài liệu khoa học để tham khảo, yêu cầu người viết cần đặt tư duy khoa học khách quan lên trên hết. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì coi như ông ta đã tự hạ thấp giá trị cuốn sách của mình. Hệ quả tất yếu của góc nhìn phiếm diện này là trong cuốn sách có nhiều dẫn chứng sai, chẳng hạn như khi nói về tính độc ác căn cốt của người An Nam, tác giả dẫn chứng về thói quen làm thịt gia cầm như sau: “họ có thói quen vặt lông những loài gia cầm như gà vịt ngay khi chúng còn sống, để làm thức ăn”. Không rõ người văn minh, nhân đạo phải làm gì để ăn được thịt nhưng rõ ràng vặt lông gà vịt còn sống là phi lý, vì vừa mất thời gian vừa không hiệu quả (tất nhiên, chúng ta cắt tiết gà rồi mới đun nước sôi để vặt lông chúng!). Có đôi chỗ tác giả còn đi đến mức cực đoan khi nhận định rằng người An Nam vô cảm, không có tình cảm mẹ con vì được sinh ra trong gia đình đa thê (thực tế không phải gia đình nào cũng đa thê), vì người mẹ An Nam không tắm rửa, hôn hít con của mình (?). Người Việt nói riêng và người châu Á nói chung về mặt sinh học có hệ thống cơ mặt “yếu” hơn người châu Âu, và cũng không có thói quen thể hiện cảm xúc, đặc biệt là trước mặt người lạ. Thế nhưng tình cảm con người không thể đong đếm bằng vài cái ôm ấp hôn hít, không thể chỉ được biểu hiện bằng một cách duy nhất. Chỉ vì thấy sự khác biệt, lạ lẫm trong thói quen cư xử mà kết luận về tâm lý của cả một dân tộc là một điều phi lý.
Tiếp theo những dẫn chứng sai là vô số lần tác giả bộc lộ quan điểm lý luận sai, kết quả của sự thiếu tư duy khoa học. Điển hình như việc ông ta luôn viện dẫn tất cả các sách kinh điển Nho giáo để đưa ra kết luận về bản chất tư tưởng chính trị của người An Nam. Chúng ta không phủ nhận việc nhiều triều đại trong lịch sử nước ta chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng Khổng Mạnh nhưng đó không phải là tất cả. Về mô hình, rõ ràng cách thức tổ chức, luật pháp của các nhà nước phong kiến hai nước rất giống nhau, nhưng về bản chất lại có khác biệt. Gần như tất cả những lần triều đại thay đổi đều do có tác động của sự xâm lược từ Trung Hoa, và người dân chấp nhận sự thay đổi đó bất kể nguồn gốc xuất thân của vị vua mới (người có thể là một tướng lĩnh, một địa chủ, một nông dân…) miễn rằng người đó đem lại sự độc lập, thái bình cho dân tộc Việt. Điều này là mâu thuẫn nếu so với quan điểm cứng nhắc của Nho giáo Trung Hoa và cũng mâu thuẫn với quan điểm của tác giả rằng người An Nam không biết yêu Tổ quốc. Cũng khá khó hiểu khi có một phần khá dài tác giả đem so sánh để rồi tự mình đưa ra kết luận rằng “Khổng Tử chẳng bao giờ sánh bằng Giê-su Kitô”. Vốn dĩ hai nhân vật này không ở cùng một lĩnh vực. Khổng Tử mặc dù được thờ trong đền và được kính trọng nhưng bản chất là một triết gia, nhà đạo đức học, chính trị học. Trong khi đó Giê-su, con trai của Đức Chúa Trời hiển nhiên là lãnh tụ tôn giáo. Nếu cần phải so sánh, hãy đem quan điểm của Khổng Tử đứng cạnh Aristotle, Hegel, v.v.. Chẳng phải người bản xứ khi cần sự tìm đến sự chữa lành cho tâm hồn, cầu mong điều gì trong cuộc sống họ tìm đến chùa thờ Phật, đền thờ thần linh… cũng như người Công giáo tìm đến nhà thờ của mình đó thôi?
Đến đây, chắc hẳn những lập luận này cũng đủ cho thấy khiếm khuyết nhận thức, tư duy của tác giả này dù rằng tôi cũng chưa đề cập đến hàng loạt những kết luận chủ quan, thiếu tìm hiểu như ở An Nam không tồn tại nghệ thuật, văn học…
Kết luận lại, cuốn sách có thể được sử dụng làm tư liệu tham khảo cho người đọc muốn tìm hiểu về cách nhìn của thực dân với các dân tộc thuộc địa, để thấy cái bất công, phi lý của những kẻ đã tự cho mình là “thượng đẳng” và quan trọng hơn, suy xét lại bản thân cần thay đổi những gì để phát triển và đóng góp cho xã hội mình đang sống.
…more
Source: https://laodongdongnai.vn
Category: Nông Thôn