GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 3 – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 507.34 KB, 50 trang )

GVHD: Ths Lê Nhất Tâm

Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 – gọi tắt là Trung tâm 3

hay QUATEST 3 (Quality Assurance & Testing Centre 3) là tổ chức khoa học công

nghệ thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ,

được thành lập từ tháng 5 năm 1975 trên cơ sở Viện Định chuẩn Quốc gia trước

đây.

QUATEST 3 có đội ngũ chuyên viên, kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu và có

nhiều kinh nghiệm, hệ thống phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại theo tiêu

chuẩn quốc tế.

QUATEST 3:

– Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 cho hoạt

động điều hành, hoạt động tư vấn đào tạo và trang thiết bị thí nghiệm.

Lĩnh vực thí nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC

17025.

Lĩnh vực giám định hàng hóa học được công nhận phù hợp với ISO/IEC

17020.

Lĩnh vực chứng nhận sản phẩm được công nhận phù hợp với ISO/IEC

Guide 65.

Lĩnh vực cung cấp dịch vụ thử nghiệm thành thạo theo ISO/IEC 17043.

Qua hơn 35 năm hoạt động, QUATEST 3 được biết đến như một đơn vị hàng đầu

tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường chất

lượng và đánh giá sự phù hợp.

• Địa chỉ liên lac :

Website: www.quatest3.com.vn.

Đường dây nóng: (84-8) 22212797.

Trụ sở chính: 49 Pasteur, Quận 1, TP.HCM:

Tel: (84-8) 38294274.

Fax: (84-8) 38293012.

Email: [email protected].

Khu thí nghiệm Biên Hòa: số 7 đường số 1, Khu công nghiệp Biên Hòa 1,

Biên Hòa, Đồng Nai:

Tel: (84-61) 3836212.

Fax: (84-61) 3836298.

Email: [email protected].

Chi nhánh tại miền Trung: 104 Lê Lợi, TP.Quảng Ngãi, Quảng Ngãi:

Tel: (84-55) 3836487.

Fax: (84-55) 3836489.

Email: [email protected].

Trung tâm Đào tạo và Tư vấn NSCL:

-8-

GVHD: Ths Lê Nhất Tâm

49 Pasteur, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tel: (84-8) 38 294 274

Fax: (84-8) 38 293 012

E-mail: [email protected].

Trung tâm Dịch vụ Trang thiết bị Thí nghiệm:

64 Lê Hồng Phong, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Tel: (84-8) 39 232 431, 39 245 516

Fax: (84-8) 39 234 302

E-mail: [email protected].

1.2.

Chức năng:

Thực hiện chức năng phục vụ công tác quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn, Đo

lường, Chất lượng và thực hiện các dịch vụ khác theo yêu cầu của doanh nghiệp, tổ

chức và các nhân.

1.3.

Nhiệm vụ:

Quatest 3 cung cấp các dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng phục

vụ quản lý nhà nước và yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp. Bao gồm các nhiệm

vụ chính:

Kiểm tra, giám định và thẩm định kỹ thuật về chất lượng, vệ sinh, an toàn

của sản phẩm, hàng hóa, vật liệu, cấu kiện công trình.

Thử nghiệm vật liệu, sản phẩm, hàng hóa.

Kiểm định, hiệu chuẩn và đánh giá phương tiện đo.

Chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ

thuật.

Chứng nhận rau, quả và chè an toàn phù hợp với VietGAP.

Kiểm định và đánh giá an toàn công nghiệp.

Khảo sát, quan trắc, phân tích, đánh giá thực trạng và tác động môi

trường.

Khảo sát, đánh giá các điều kiện kỹ thuật, thực trạng công nghệ, chuyển

giao công nghệ.

-9-

GVHD: Ths Lê Nhất Tâm

Đào tạo và tư vấn năng suất chất lượng, ứng dụng kỹ thuật mã số – mã

vạch.

Đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn và kỹ thuật về tiêu chuẩn đo lường chất

lượng.

Nghiên cứu, chế tạo và cung cấp các chuẩn đo lường, mẫu chuẩn và các

phương tiện đo. Trang bị và cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng và sửa

chữa các phương tiện đo lường, thử nghiệm, thiết bị kỹ thuật.

Tiếp nhận đăng ký và tư vân ưng dụng mã số – mã vạch.

Cung cấp thông tin, tiêu chuẩn và các tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn, đo

lường, chất lượng.

1.4. Chính sách chất lượng:

QUATEST 3 cam kết luôn làm hài lòng khách hàng khi cung cấp các dịch vụ kỹ

thuật tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo nguyên tắc:

– Chính xác.

– Khách quan.

– Kịp thời.

– Hiệu quả.

1.5.

Quyền hạn:

Cấp phiếu kết quả thử nghiệm, giấy chứng nhận chất lượng, chứng thư giám

định về chất lượng sản phẩm hàng hóa và giấy chứng nhận kiểm định thiết bị đo

lường theo quy định.

Ký các hợp đồng về kiểm định và thử nghiệm, các dịch vụ cũng như các nội dung

khác theo quy định đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các tổ chức cá nhân.

Thu lệ phí kiểm tra, giám định, kiểm định, thử nghiệm… theo quyết định của nhà

nước.

Giới thiệu khu thử nghiệm Biên Hòa:

Các phòng thử nghiệm tại Trung tâm 3 đặt tại khu Công nghiệp Biên Hòa 1,

1.6.

Đồng Nai. Với diện tích khoảng 20.000m 2 với trên 300 cán bộ nhân viên trong đó có

hơn 50% là kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đã được đào tạo chuyên ngành và có

nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thử nghiệm. Các phòng thử nghiệm được trang bị

– 10 –

GVHD: Ths Lê Nhất Tâm

nhiều thiết bị thử nghiệm và đo lường hiện đại, có đầy đủ tài liệu, tiêu chuẩn về

phương pháp thử nghiệm, có khả năng đáp ứng các nhu cầu về thử nghiệm sản

phẩm, kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo trong sản xuất kinh doanh, quản lý

chất lượng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo.

Giám đốc Trung tâm 3 giao cho Phó Giám đốc kỹ thuật trực tiếp điều hành mọi

hoạt động của các phòng thí nghiệm ở Trung tâm.

Chính sách các phòng thí nghiệm của Trung tâm 3 là kết quả bảo đảm, trung

thực, chính xác và đúng thời hạn.

Khối thử nghiệm đang thực hiện duy trì hệ thống chất lượng phù hợp với các yêu

cầu theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 về: ”Yêu cầu chung về năng lực của phòng

thử nghiệm và hiệu chuẩn”.

1.7.

Giới thiệu về Phòng Thử nghiệm Môi trường:

1.7.1. Sơ lược về tổ chức:

Phòng thử nghiệm Môi trường được tách ra từ phòng thử nghiệm Hóa hữu

cơ vào tháng 01/2004, chuyên về thử nghiệm các loại mẫu thuộc lĩnh vực

môi trường như:

+

Các thành phần và tính chất các loại nước tự nhiên, nước uống, nước

sinh hoạt, nước thải, chất thải rắn…

+

Thành phần vi lượng kim loại trong nước và vật liệu.

+

Màu Azo, PCP, phenol và dẫn xuất của phenol, PcBs, PAHS…

+

Dư lượng TBVTV trong thực phẩm, nước, vật liệu…

+

Dư lượng các dung môi hữu cơ dễ bay hơi như toluen, xylen…

+

Định danh các thành phần hữu cơ, thành phần dung môi, tổng hoạt độ

phóng xạ alpha, beta trong nước, nông sản…

1.7.2. Cơ cấu tổ chức :

TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(PTDV)

Phụ trách chất lượng đơn vị

(QO)

Phụ trách kỹ thuật đơn vị

(TO)

Phụ trách an toàn đơn vị

(SO)

Nhóm nước – kim loại

(NNKL)

Nhóm vật liệu

(NVL)

– 11 Nhóm dư lượng TTS, phóng xạ

(NTTSPX)

Nhóm hỗ trợ

(NHT)

GVHD: Ths Lê Nhất Tâm

Sơ đồ 1.1. Tổ chức phòng thử nghiệm môi trường

1.7.3.

Phương thức lấy mẫu :

– Các chai lấy mẫu cần được dán nhãn, ghi đầy đủ các chi tiết như: địa điểm,

ngày giờ, khoảng cách bờ, độ sâu, tên người lấy mẫu, kết quả đo được tại chỗ, nhận

xét sơ bộ, nhiệt độ, màu sắc, mùi vị, hoàn cảnh, vị trí lấy mẫu.

– Trong quá trình lấy mẫu, phòng thí nghiệm lấy biên bản lấy mẫu, ghi lại các

yếu tố kiểm soát môi trường theo quy định và các thông tin liên quan khác.

– Trước khi lấy mẫu chai cần được súc kĩ 2 đến 3 lần với nước mẫu trước khi

đựng mẫu. Điều cần chú ý là chai lấy mẫu không được sử dụng để đựng các chất

lỏng khác.

– Nếu lấy mẫu từ hệ thống phân phối nước của các thành phố thì các vòi

nước cần phải xả trong một thời gian ngắn để chất rỉ sét được loại bỏ hết, như thế

mới đảm bảo lấy mẫu được tiêu biểu, trung thực cho phẩm chất nước cung cấp từ

nhà máy mà không bị ảnh hưởng từ đường ống hoặc vòi (nếu có).

– Nếu mẫu nước là nước giếng, lượng nước ban đầu được bơm lên không thể

sử dụng để phân tích mà cần để máy bơm chạy một thời gian ngắn rồi mới lấy

mẫu, nhằm loại bỏ nước ban đầu còn ứ đọng trong cánh quạt hay ống dẫn, nếu có

thể cần ghi lại lưu lượng bơm khi lấy mẫu.

– Nếu lấy mẫu ở sông, hồ, kênh, rạch cần ghi chiều sâu, khoảng cách bờ,

khoảng cách nguồn nước thải, lưu lượng mùa… Do đó tùy vào mục đích thử nghiệm

mà ta chọn mẫu nước hỗn hợp hay nhiều mẫu riêng biệt. Đối với mẫu hỗn hợp, tốt

nhất nên chọn vị trí giữa dòng và nhiều mật độ sâu khác nhau, từ trên mặt thoáng

xuống tận đáy; với loại mẫu riêng biệt sẽ tùy vào mục đích thử nghiệm mà chọn vị

trí dọc 2 ven bờ hay giữa dòng và có độ sâu trung bình.

– Đối với mẫu nước ao hồ các mục đích thử nghiệm sẽ quyết định phương

thức lấy mẫu vì nước ao hồ thay đổi liên tục theo mùa, gió, độ sâu, lưu lượng, ngày

đêm, vị trí và các điều kiện địa phương khác.

– 12 –