Bảng chữ cái tiếng Thái (Việt Nam), các quy tắc cơ bản. – Lịch Sử Văn Hóa Thái


Văn tự Thái bắt nguồn từ hệ chủ Sanscrít ( Ấn Độ ). Chữ Thái cổ Nước Ta thống nhất cách cấu trúc và đọc, nhưng lại có tám loại ký tự khác nhau, đó là : chữ Thái Đen, chữ Thái Trắng Mường Lay, chữ Thái Trắng Phong Thổ, chữ Thái Trắng Phù Yên, chữ Thái Trắng Mộc Châu, Mai Châu, Đà Bắc, chữ Thái Đen ( Tay Thanh ), chữ Lai Pao ( Tương Dương, Nghệ An ), chữ Thái Quỳ Châu ( Nghệ An ) .

Trong giai đoạn 1954 – 1969, chữ Thái khu tự trị Tây Bắc cũ đã được cải tiến, thống nhất và mang tên Chữ Thái Việt Nam thống nhất. Từ tháng 5/2008 chữ Thái cải tiến mới được chính thức được đưa vào sử dụng, được gọi là chữ Thái Việt Nam.
Bộ chữ Thái Việt Nam gồm : 24 cặp phụ âm ( 48 chữ ),19 nguyên âm, 2 dấu thanh ( mai xiêng nưng,mai xiêng xong ) và 5 ký tự đặc biệt.

1. PHỤ ÂM ( TÔ )

STT Phụ âm tổ thấp Cách đọc Phụ âm tổ cao Cách đọc Tương đương chữ việt
1 bo b
2 co c,k,q
3 cho chŏ ch
4 do d
5 đo đŏ đ
6 ho h
7 kho khŏ kh
8 lo l
9 mo m
10 no n
11 nho nhŏ nh
12 ngo ngŏ ng,ngh
13 o ŏ _
14 po p
14 pho phŏ ph
16 xo x,s
17 to t
18 tho thŏ th
19 vo vo v
20 khho khhŏ khh
21 phho phhŏ phh
22 tro trŏ tr
23 go g
24 ro r

Tại sao lại có cặp phụ âm, chia phụ âm tổ thấp tổ cao để làm gì?
Tiếng Thái (VN) có tám thanh điệu (âm), được chia thành hai tổ, thanh âm tổ thấp và thành âm tổ cao. Các từ mang thanh âm tổ thấp sẽ được bắt đầu bằng phụ âm tổ thấp, từ nào mang thanh âm tổ cao sẽ bắt đầu bằng phụ âm đầu tổ cao. Sẽ rõ hơn ở phần 4. Thanh điệu.
Trong 24 cặp phụ âm thì có 2 cập phụ âm ‘phho’ (ꪞ,ꪟ) và ‘khho’ (ꪂ,ꪃ) là hai cặp phụ âm chữ Thái Trắng; các cặp phụ âm ‘tro’ (ꪌ,ꪍ), ‘go’ (ꪆ,ꪇ) ‘ro’ (ꪦ,ꪧ) trong chữ Thái cũ không có, nay bổ sung thêm để đáp ứng nhu cầu phiên âm các từ ngoại lai.
Cặp phụ âm ‘o’ (ꪮ,ꪯ) dùng để đặt trước các từ bắt đầu bằng nguyên âm (trong tiếng Việt), khi đọc những từ bắt đầu bằng phụ âm ‘o’ thì sẽ không đọc cả phụ âm ‘o’, sẽ nêu chi tiết hơn ở phần quy tắc.

2. NGUYÊN ÂM và ÂM KÉP ( MAY )

STT Nguyên âm và âm
kép (may)
Cách đọc Tương đương
chữ Việt
Ghi chú
1 ..ꪱ.. may ca a Đứng sau phụ âm đầu (Đứng sau) [ꪙꪱ/na/ruộng, ꪝꪱꪙ/pan/bàn]
2 ..ꪮ.. may co o Đứng sau [ꪠꪮꪙ/phòn/vôi, ꪙꪮꪙ/non/ngủ]
3 ..ꪺ.. may cua ua Đứng sau [ꪬꪺ/hùa/đầu, ꪩꪺꪉ/luông/rồng]
4 …ꪴ may cu u Đứng dưới phụ âm đầu [ꪜꪴ/pù/cua, ꪜꪴꪣ/pùm/bụng]
5 ..ꪳ.. may cư ư Đứng trên phụ âm đầu (Đứng trên)
6 …ꪷ.. may khít o Đứng trên [ꪢꪷ/mò/mo, ꪝꪷ/po/đủ]
7 …ꪲ. may ki i Đứng trên [ꪜꪲ/pì/năm, ꪄꪲꪉ/khình/gừng]
8 ..ꪸ.. may kia ia,iê Đứng trên [ꪣꪸ/mia/vợ, ꪝꪸꪉpiêng/bằng]
9 …ꪰ.. may căng ă Đứng trên [ꪋꪰꪉ/chăng/ghét, ꪁꪰꪒ/cặt/chặt, ꪨꪰꪀ/lắc/thông minh]
10 ….ꪾ may căm ăm Đứng trên [ꪒꪾ/đằm/đen]
11 ….ꪽ may căn ăn Đứng sau [ꪝꪽ/păn/ngàn]
12 ꪹ…. may cưa ưa, ươ Đứng trước phụ âm đầu (Đứng trước) [ꪹꪀ/cừa/muối, ꪹꪚꪙ/bườn/tháng]
13 ꪵ…. may ke e Đứng trước [ꪵꪝꪉ/panh/quý-đắt]
14 ꪶ…. may cô ô Đứng trước [ꪶꪙ꫁ꪀ/nộc/chim]
15 ꪼ…. may cay ay Đứng trước [ꪼꪡ/phay/lửa]
16 ꪻ…. may caư Đứng trước [ꪻꪊ/chàư/lòng]
17 ꫄.. may cơ ơ [ꪹꪣꪷꪉ/mơng/mừng]
18 ꫃.. may kê ê [ꪹꪜꪸꪒ/pết/vịt]
19 ꪹ…ꪱ may cau au [ꪹꪄ꫁ꪱ/khảu/lúa]

Việc đặt ‘may’ trên phụ âm. Các cụ ngày xưa (khi chưa có chữ cải tiến) thường viết ‘may’ ở giữa (trên) hai phụ âm đầu và cuối, từ chỉ có một phụ âm (phụ âm đầu) thì đặt ở trên phụ âm đầu. Cũng có trường hợp đặt ở phụ âm cuối. Tuy nhiên khi gõ chữ trên máy tính (hay thiết bị công nghệ thôn tin nói chung) thì cần phải thống nhất, khoa học. Chữ Thái Lan và Lào đều đặt ‘may’ và ‘mai xiêng’ trên phụ âm đầu (trên máy tính). Xét thấy cách đặt này khoa học, với lại thanh điệu của một từ lại đi với phụ âm đầu.
Khi viết, người học nên vận dụng sao cho hợp lý để đảm bảo thẩm mỹ.
May khít [ ꪷ] được sử dụng như nguyên âm o, khi từ đó chỉ có phụ âm và vần (hay nguyên âm) o mà thôi. Ví dụ: ꪝꪷ [po], ꪩꪷ [Lo]. Sẽ nêu chi tiết hơn ở các phần sau.

3. KÝ TỰ ĐẶC BIỆT

Ký tự đặc biệt Cách gọi Ghi chú
ꪙꪳ꪿ꪉ [nưng] Viết tắt chữ “một”
ꪶꪁꪙ [côn] Viết tắt chữ “người”
ꪭꪷ ꪹꪭꪷꪥ [Ho hơi] Thường dùng mở đầu bài thơ, bài hát
ꪋꪱꪫ ꪹꪭꪷꪥ [Chao hơi] Thường dùng để kết thúc bài thơ, khắp
ꪩꪱꪥ ꪏꪾ꫁ [Lai xặm] Nhắc lại từ viết trước
ꪶꪖꪚ ꫟ = ꪶꪖꪚ ꪶꪖꪚ
ꪼꪜ ꪼꪜ [pày pày] Tương đương vân vân [v.v..]

4. THANH ĐIỆU, DẤU THANH ĐIỆU ( MAI XIÊNG )

Chữ Thái cổ không có dấu thanh điệu để phân biệt rạch ròi những từ. Do vậy, người đọc nếu chưa thành thạo và chưa tinh thông những chữ nghĩa của người Thái thì rất dễ đọc sai và hiểu sai. Tất nhiên khi đọc, ta đặt nó vào trong một văn cảnh nhất định và đơn cử thì nghĩa của từ, của ngữ mới hoàn toàn có thể đúng mực được. Chính do điểm yếu kém này, bộ chữ để đưa vào biên soạn tài liệu giảng dạy phải đưa một số ít ký hiệu làm dấu thanh điệu vào để phân biệt rạch ròi, không hiểu sai nghĩa của từ, của ngữ và câu ; Cụ thể những dấu sau :

4.1 DẤU THANH ĐIỆU

ꪢꪱꪥ ꪎꪸꪉ ꪙꪳ꪿ꪉ (Dấu thanh điệu một):..꪿.. ꪢꪱꪥ ꪎꪸꪉ ꪎꪮꪉ (Dấu thanh điệu hai):..꫁..
+) Dấu thanh điệu một: Nếu đi theo phụ âm (tô) tổ thấp, thì tương đương với dấu sắc,
nếu đi theo phụ âm (tô) tổ cao gần giống dấu huyền tiếng phổ thông (hay hạ giọng khi
đọc).
+) Dấu thanh điệu hai: Nếu đi theo phụ âm (tô) tổ thấp, thì tương đương với dấu hỏi,
nếu đi theo phụ âm (tô) tổ cao gần giống dấu nặng tiếng phổ thông.

4.2 THANH ĐIỆU, SỬ DỤNG DẤU THANH ĐIỆU

Tiếng Thái (Việt Nam) có tất cả 8 thanh điệu (nhiều hơn 2 thanh điệu só với tiếng Việt) chia thành 2 tổ, tổ thấp và tổ cao. Trong đó có 6 thanh điệu cơ bản và hai thanh âm tắc.
Ví dụ:

(Chú ý: ‘Phụ âm đầu’ trong bảng dưới đây viết tắt là ‘P.’. Mỗi một nút sẽ đọc 3 lần, không click nhiều nút cùng lúc, tránh lẫn âm thanh)

P. TỔ THẤP P. TỔ CAO
Không dấu ꪢꪱ [mà] con chó ꪣꪱ [ma] đi, về
Mai 1 ꪢ꪿ꪱ [má] ngâm (gạo) ꪣ꪿ꪱ [màa] (tên) sông mã
Mai 2 ꪢ꫁ꪱ [mả] lãi, phá triển ꪣ꫁ꪱ [maạ] con ngựa
Âm tắc [ꪀ] ꪢꪱꪀ [mák] quả (nuối) ꪣꪱꪀ [mạk] mẩy, chắc
Mai +[ꪀ] ꪢ꪿ꪱꪀ [mác] ꪣ꫁ꪱꪀ [mạc]

( Chú ý : ‘ Phụ âm đầu ’ trong bảng dưới đây viết tắt là ‘ P. ’. Mỗi một nútsẽ đọc 3 lần, không click nhiều nút cùng lúc, tránh lẫn âm thanh )

Lưu ý: với các từ kết thúc bằng phụ âm cuối ꪀ, khi phụ âm đầu là tổ thấp thì chỉ có thể đi với mai xiêng nưng, khi phụ âm đầu tổ cao thì chỉ có thể đi với mai xiêng xong.

5. PHỤ ÂM CUỐI

Phụ âm cuối là phụ âm đứng sau nguyên âm (may) ở cuối mỗi từ, phụ âm cuối kết hợp với nguyên âm tạo thành ‘vần’.

STT Phụ âm cuối Tương tự chữ Việt Ví dụ
1 p ꪶꪔꪚ [tốp], ꪋꪱꪚ [chạp]
2 c,k,ch ꪠꪰꪀ [phắc], ꪕꪱꪀ [tạk], ꪵꪄ꪿ꪀ [khách]
3 (nguyên âm) i ꪨꪱꪥ [lài], ꪄ꫁ꪮꪥ [khỏi]
4 t ꪔꪱꪒ [tát], ꪫꪸꪒ [việt]
5 m ꪎꪱꪣ [xàm], ꪎꪺꪙ [xuần]
6 n ꪙꪮꪙ [non], ꪹꪜꪸꪙ [pền]
7 ng, nh ꪎꪴꪉ [xùng], ꪝꪸꪉ [piêng], ꪵꪖꪉ [thành]
8 (nguyên âm) u hoặc o ꪬ꫁ꪱꪫ [hảo], ꪵꪄ꫁ꪫ [khẻo], ꪜꪸꪫ [piều],

Giải thích:

Giải thích :

+) Phụ âm cuối [ꪀ]: khi có phụ âm cuối này ở mỗi từ sẽ mang âm tắc nếu không có mai xiêng, sẽ mang thanh sắc nếu có mai siêng sắc (phụ âm đầu là tổ thấp), sẽ mang thanh nặng nếu có mai xiêng xong (phụ âm đầu là tổ cao), xem lại các ví dụ ở mục Thanh điệu. Phụ âm cuối [ꪀ] đóng vai trò như phụ âm cuối ch (trong tiếng Việt) khi trước nó là may ke [ꪵ..].
+)  Phụ âm cuối [ꪥ]: đóng vai trò như bán âm cuối i (trong tiếng Việt) nếu như trước nó là một ‘may’ khác may đứng sau phụ âm đầu, nếu nguyên âm đứng trước là 1 may không đứng sau phụ âm đầu (đứng trước, trên, dưới) mà trong từ đó có bán âm  [ꪫ] thì phụ âm cuối  [ꪥ] chỉ đóng vai trò như một phụ âm câm (chức năng này chỉ dùng nhằm xác định bán âm  [ꪫ] không phải là âm cuối mà thôi – khi đọc sẽ không phát âm phụ âm cuối [ꪥ] này) ví dụ: ꪁꪫꪲ꪿ꪥ = quý.
+) Phụ âm cuối [ꪉ]: bình thường đóng vai trò như phụ âm cuối ng, nhưng nếu trước nó là may ki, ke, kê thì đóng vai trò như phụ âm cuối nh, ví dụ: ꪔꪲ꪿ꪉ [tính], ꪵꪀꪉ [cành], ꪹꪭꪸ꪿ꪉ [hênh];
+) Phụ âm cuối [ꪫ]: đóng vai trò là o nếu trước nó là may ke, may ca, đóng vai trò là u nếu trước nó là các may còn lại, xem ví dụ ở bảng phụ âm cuối. Hay đúng hơn là nó đóng vai trò như bán âm cuối o/u trong tiếng Việt.
Lưu ý, khái niệm nguyên âm (may) đứng trước hay đứng sau không có nghĩa chỉ vị trí của nguyên âm, mà là để nói về thứ tự phát âm của các nguyên âm đó, vì trong chữ Thái các nguyên âm có thể đứng trước, trên, sau, dưới phụ âm đầu. Điều này sẽ rõ hơn ở phần sau.

6. BÁN ÂM

Bán âm là những ký tự vừa đóng vai trò là phụ âm, vừa là nguyên âm khi chúng được đặt ở những vị trí khác nhau trong một từ. Chữ Thái có hai bán âm ‘ o ‘ [ ꪮ ], ‘ vŏ ‘ [ ꪫ ] .

6.1 BÁN ÂM ‘ vŏ ’

[ꪫ] đóng vai trò như phụ âm khi nó đứng đầu một từ, đóng vai trò là nguyên âm khi nó đứng nguyên âm (xem phần Phụ âm cuối).
Có một trường hợp đặc biệt. Khi nó đứng sau một phụ âm đầu và đứng trước một nguyên âm, thì nó được đọc như âm u [hay w].
Ví dụ: ꪄꪱ đọc là [khòa] (bên phải)

6.2 BÁN ÂM ‘ o ’

[ꪮ] và [ꪯ] đóng vai trò như phụ âm khi các từ không có phụ âm đầu (khi phiên âm chữ Việt) để xác định tổ âm, thanh âm của từ. Ví dụ: ꪹꪯꪸꪣ [êm], ꪮꪱ [à], ꪮ꫁ꪱꪥ [ải].
[ꪮ] sẽ đóng vai trò là nguyên âm o khi nó đứng giữa hai phụ âm đầu và cuối. [ꪮ] không bao giờ đứng cuối từ.

7. CẤU TẠO TỪ NGỮ, NGUYÊN TẮC GHÉP TỪ và ĐÁNH VẦN

Một từ trong chữ, tiếng Thái đầy đủ có tất cả 4 thành phần (không tính mai xiêng):
[Phụ âm đầu] + [Bán âm ꪫ] + [nguyên âm] + [Phụ âm cuối] = [TỪ].
Một từ tối thiểu phải có ít nhất hai thành phần là [Phụ âm đầu] + [nguyên âm]. Như vậy một từ có thể có [Bán âm ꪫ] hoặc không, một từ có thể có [Phụ âm cuối] hoặc không.

7.1 Từ khá đầy đủ những thành phần

ꪀꪫꪱꪙ = [quàn].
Đánh vần: coàn-vo-no-cò lỏ quàn.
ꪁꪫꪱꪥ = [quai].
Đánh vần : coai-vo-no-cò lỏ quai.
Ví dụ khác: ꪭꪫꪸ꫁ꪙ [huyện], ꪀꪫꪸꪒ [quyết], ꪀꪫꪱꪒ [quát], ꪄꪫꪸꪒ [khuyết]

7.2 Từ có bán âm vo, không có phụ âm cuối

ꪄꪫꪱ
Đánh vần : còa-vo-khò lỏ khòa.
(*)Từ có bán âm vo, có phụ âm cuối [ꪥ] nhưng [ꪥ] bị câm khi phát âm. Ví dụ: ꪹꪭꪸ꫁ꪫꪥ [huệ], ꪅꪫꪸꪥ [khuya]

7.3 Từ không có bán âm vo, có phụ âm cuối

ꪚꪱꪙ = [bàn]. Đánh vần : càn no bò lỏ bàn.
Ví dụ khác: ꪄꪸꪙ [khiền], ꪹꪜꪸꪙ [pền], ꪎꪱꪫ [xào], ꪑ꫁ꪱꪥ [nhại].

7.4 Từ tối thiểu, không có bán âm vo, không có phụ âm cuối

ꪄꪺ = [khùa]. Đánh vần : cùa khò lỏ khùa.
ꪶꪔ = [tồ].
(*)Từ chỉ có phụ âm đầu o và nguyên âm. Ví dụ: ꪹꪮꪸ꪿ [ế], ꪯꪱ [a]
(*)Từ chỉ có phụ âm và âm o [Phụ âm đầu] + [May khít]. Ví dụ: ꪩꪷ [lo], ꪘꪷ [nò], ꪝꪷ [po]. Viết các từ này mà dùng may o [ꪮ] là sai. Xem lại phần Bán âm ‘o’.

Trong quá trình thực hiện có thể có nhiều sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý vị.
Mọi đóng góp xin gửi về hộp thư: [email protected], [email protected]

Lịch sử văn hóa dân tộc Thái – Chữ Thái Việt Nam