Những khó khăn trong đời hôn nhân Công giáo

Những khó khăn trong đời hôn nhân Công giáo

* * *

Gia đình là vẻ đẹp tuyệt vời trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa. “Cho đến ngày nay, rất nhiều gia đình công giáo tại Việt Nam đã sống và thể hiện được những vẻ đẹp này” (Thư Chung 2016, HĐGMVN, 2). “Tuy nhiên chúng ta phải nhìn nhận, thực trạng vợ chồng Công Giáo ly thân ly dị đang có chiều hướng gia tăng nơi các gia đình trẻ” (Thư Chung 2016, HĐGMVN, 3). Có nhiều nguyên nhân, nhiều khó khăn bên trong, bên ngoài mà các gia đình trẻ phải đối mặt. Thiết tưởng các đôi bạn trẻ cần lưu tâm một số các khó khăn để vượt qua:

1. Các tệ nạn xã hội: Cờ bạc, rượu chè, lô đề, xì ke ma túy, bạo lực, buôn lậu, ma túy, ngoại tình, nạo phá thai…đã xâm nhập vào các xứ đạo từ thành thị đến thôn quê, vốn từ xưa êm đềm sống đạo, gia đình đầm ấm.

2. Thiếu thời gian cho nhau: Xã hội ngày nay thay đổi nhiều. Mỗi người một công việc, khác giờ, khác ca. Bữa cơm chung gia đình thưa thớt hay vội vã. Do đó, thời giờ cùng nhau chuyện vãn hàn huyên chia sẻ khó khăn hay giải quyết các khúc mắc gia đình thiếu đi. Thêm vào đó, các kênh TV, tiếng chuông điện thoại cầm tay đã góp phần phá tan bầu khí thân tình thưa thớt này.

3. Thiếu thời gian với Chúa: Giờ kinh sáng, đặc biệt kinh tối, là những thời khắc quan trọng trong ngày để vợ chồng con cái đối diện trước mặt Chúa, dâng lên Ngài những buồn vui sướng khổ của gia đình. Chính trong thời điểm này, mỗi người dễ dàng nhận ra lỗi lầm của mình và dễ dàng tha thứ cho nhau. Cần can đảm khóa điện thoại, tắt TV khi đến giờ kinh nguyện gia đình.

4. Tôn trọng nhau: Xã hội ngày nay đề cao nhân quyền, bình đẳng. Tuy nhiên, hai chữ bình đẳng có thể bị hiểu sai hay bị lạm dụng. Bình đẳng không có nghĩa là bình địa hay cào bằng, chia đều. Xã hội nào cũng cần có chút tôn ti trật tự. Điều quan trọng là biết tôn trọng nhau, tôn trọng ý kiến của nhau, không tìm cách lấn lướt hay sợ bị thua kém. Vợ chồng đã nên một, thắng là thua. Vui vẻ thua đi là thắng vì vợ chồng vẫn đầm ấm và con cái hạnh phúc.

5. Tài chính: Đây là vấn đề sống còn của gia đình. Cho dù cả hai vợ chồng đều có thu nhập cũng cần có người quản lý, chi tiêu, mua sắm… Cần bàn thảo trách nhiệm bổn phận này trước khi kết hôn để tránh mâu thuẩn không đáng có. Tốt nhất là, dù lớn dù nhỏ, mọi chi tiêu đều cần được thuận thảo hay cho nhau biết để tránh nghi kỵ, hiểu lầm.

6. Công việc gia đình: Ngoài việc kiếm ra đồng tiền hằng ngày, công việc nhà mỗi ngày cũng khiến có lúc vợ chồng cãi vã vì những điều nhỏ nhặt. Cần hỗ trợ, chia sẻ, phụ giúp nhau từ việc nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc con cái, dọn dẹp cửa nhà v.v…

7. Bổn phận, trách nhiệm với gia đình hai bên: Khi yêu, các bạn không mấy để ý đến họ hàng người thân của nhau. Nhưng khi đã kết hôn, bạn phải để tâm đến việc đối xử và trách nhiệm với gia đình hai bên. Cần thống nhất với nhau sao cho hài hòa, không bên trọng bên khinh. Tránh để cho hai gia đình tác động vào những lúc gia đình bạn ‘cơm không lành canh không ngọt’.

8. Sự giận dỗi: Biển nào là biển không sóng. Cuộc sống nào mà tránh khỏi xích mích, có khi chỉ vì vô tình hay hiểu lầm. Vấn đề là giải quyết êm đẹp những mâu thuẫn ấy. Tốt nhất, hãy trình bày với Chúa trong giờ kinh tối bên nhau để dễ dàng tha thứ cho nhau. Thánh phaolô nhắc nhở rằng: “ Anh em đừng phạm tội. Chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn. Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng” (Ep 4, 26-27).

Thật suôn sẻ cho những gia đình Công Giáo. Chúng ta có nơi phụ thuộc, có chỗ ẩn nấp những lúc khó khăn, sóng gió :
Trước hết là Thánh Gia Thất : “ Mọi mái ấm gia đình cần phải chiêm ngắm Gia đình Thánh ở Nadarét. Đời sống hằng ngày của Gia Đình Thánh không thiếu những gánh nặng và ngay cả những cơn ác mộng, như khi phải đương đầu với đấm đá bạo lực điên cuồng của Hêrôđê ( Niềm Vui Của Tình Yêu, 30 ) .
Thứ đến là những mục tiêu giúp những mái ấm gia đình công giáo vượt qua khó khăn và củng cố mái ấm gia đình vững chắc theo năm tháng bằng một tình yêu chân thực : “ Tình yêu thì kiên trì ; tình yêu Giao hàng ; tình yêu không ghen tương ; tình yêu không tự đắc ; tình yêu không vênh vang ; tình yêu không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thực ; tình yêu chịu đựng toàn bộ, tha thứ tổng thể, kỳ vọng toàn bộ, tin yêu tổng thể ” ( 1 Co 13 : 4-7 ) .

Câu hỏi thảo luận:

( 1 ) Theo kinh nghiệm tay nghề bản thân hoặc qua những mái ấm gia đình, bạn thấy còn có những khó khăn nào nữa trong đời sống hôn nhân Công Giáo ?

(2) Những lúc gặp khó khăn trong gia đình, bạn có nghĩ đến Chúa không, hay chỉ tìm đến bạn bè, thân thích?

Cuối cùng, hãy can đảm và mạnh mẽ, tin yêu cậy trông, vì : Như Đức Maria, những mái ấm gia đình được mời gọi đương đầu với những thử thách của mái ấm gia đình với lòng can đảm và mạnh mẽ và bình tĩnh, xuyên qua những thực trạng thăng trầm, suy niệm và ghi nhớ trong lòng những điều kỳ diệu Chúa đã làm ( Niềm vui tình yêu, 30 ) .

BAN HUẤN GIÁO GP. BÀ RỊA