NHỮNG ĐIỂM TỔNG QUAN VỀ TÂM LÝ HỌC – Psychology & Me

Sau khi đọc phần này, bạn có thể: 

  • Thảo luận ba vấn đề triết học chính quan trọng đối với tâm lý học. 

  • Phân biệt tâm lý học với tâm thần học và tâm lý học phân tích. 

  • Đưa ra ví dụ về các chuyên ngành trong tâm lý học, cho cả nghiên cứu và thực hành.

 

Sách giáo khoa Lịch sử có thể không dành nhiều mục để bàn luận về ý nghĩa thật sự của thuật ngữ Lịch sử và tôi cho rằng một khóa học về Văn học Anh cũng không dành buổi học đầu tiên để định nghĩa xem Văn học là gì. Tâm lý học thì khác do đã có quá nhiều người có những quan niệm sai lầm về lĩnh vực này. Tôi nhớ một sinh viên đã hỏi khi nào chúng tôi dạy kiểu Tâm lý học mà anh ta có thể dùng để “thao túng” người khác. Một thanh niên khác thẳng thừng hỏi tôi (trong văn phòng của tôi, không công khai) liệu tôi có thể dạy anh ta những chiêu trò để dụ dỗ quyến rũ bạn gái của anh ta hay không. Tôi đã nói với anh ta rằng (1) các nhà tâm lý học không cố gắng dẫn dắt mọi người làm điều gì cản trở việc họ đưa ra những đánh giá tốt hơn, (2) nếu tôi biết những thủ thuật như vậy, về mặt đạo đức, tôi không thể nói với anh về chúng, và (3) nếu tôi biết những ngón nghề kiểm soát hành vi của một người và nếu tôi là một người vô đạo đức, có lẽ tôi sẽ sử dụng những quyền năng đó cho lợi ích của riêng mình thay vì đi dạy Nhập môn tâm lý học! 

Thuật ngữ psychology bắt nguồn từ gốc tiếng Hy Lạp psyche, có nghĩa là “tâm hồn” hoặc “tâm trí”, và logos, có nghĩa là “lời nói”. Tâm lý học đơn giản là nghiên cứu về tâm hồn hoặc tâm trí, và mọi người định nghĩa nó như vậy cho đến đầu những năm 1900. Vào khoảng năm 1920, các nhà tâm lý học trở nên mất niềm tin vào ý tưởng nghiên cứu về tâm trí. Thứ nhất, nghiên cứu liên quan đến những gì chúng ta quan sát được, còn tâm trí thì không thể quan sát được. Thứ hai, nói về “tâm trí” ngụ ý rằng tâm trí như là một vật thể hay đồ vật. Hoạt động tâm lý là một quá trình. Nó không giống như con sông mà giống như dòng chảy của sông; không giống như chiếc ô tô mà giống như sự chuyển động của chiếc ô tô. Bắt đầu từ những năm 1900, các nhà tâm lý học đã định nghĩa lĩnh vực này là nghiên cứu hành vi. 

Đương nhiên, nghiên cứu về hành vi là quan trọng, nhưng liệu hành vi có phải là điều duy nhất mà chúng ta quan tâm? Khi bạn nhìn vào ảo ảnh quang học của hình dưới đây và nói rằng phần nằm ngang ở đường kẻ trên trông dài hơn so với đường kẻ dưới (mặc dù thực tế là chúng bằng nhau), chúng ta tự hỏi tại sao đường kẻ này trông dài hơn, không chỉ là tại sao bạn nói rằng nó trông dài hơn. Vì vậy để hài hòa, hãy định nghĩa tâm lý hc (psychology) là nghiên cu có h thng v hành vi và tri nghim. Từ tri nghim cho phép chúng ta bàn về nhận thức mà không ám chỉ rằng tâm trí tách rời một cách độc lập với cơ thể của bạn.

Khi hầu hết mọi người nói đến các nhà tâm lý học, họ đều nghĩ đến các nhà tâm lý học lâm sàng — những người cố gắng hỗ trợ những người đang mắc phải lo âu, trầm cảm hoặc những người gặp phải các tình trạng rối loạn khác. Tâm lý học lâm sàng chỉ là một phần của tâm lý học. Tâm lý học bao gồm nghiên cứu về cảm giác và tri giác, học tập và trí nhớ, đói và khát, giấc ngủ, sự chú ý, sự phát triển của trẻ và nhiều hơn nữa. Có lẽ bạn mong đợi rằng một khóa học về tâm lý học sẽ dạy bạn cách “phân tích” con người và giải mã những khía cạnh tiềm ẩn trong tính cách của họ. Tâm lý học sẽ không như vậy. Bạn sẽ học được cách nhìn nhận nhiều khía cạnh của hành vi, nhưng bạn sẽ không có được sức mạnh thần kì nào cả. Mà đúng hơn, khi theo học ngành tâm lý học, bạn sẽ trở nên hoài nghi hơn đối với những lời tuyên bố về tính cách của một người mà chỉ dựa vào những mảnh ghép nhỏ từ hành vi của họ.

Những điểm tổng quan về Tâm lý học. General Points about Psychology

Hãy bắt đầu với ba trong số những nhận định phổ biến nhất về tâm lý học. Những nhận định này sẽ được lặp đi lặp lại trong suốt cuốn sách này.

“It Depends” – “Nó phụ thuộc”

Có rất ít điều có thể nói đúng về hành vi của tất cả mọi người trong mọi thời điểm. Hầu hết các khía cạnh của hành vi đều phụ thuộc vào độ tuổi. Trẻ sơ sinh khác với trẻ em, trẻ em khác với người trưởng thành, người trưởng thành khác với người cao tuổi. Hành vi cũng khác nhau bởi tính di truyền, sức khỏe, trải nghiệm trong quá khứ và việc họ hiện đang thức hay đang ngủ. Hành vi cũng khác nhau giữa nam và nữ hoặc từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác trong nhiều khía cạnh. Một số khía cạnh như là thời điểm trong ngày, nhiệt độ phòng hoặc cách một người nào đó ăn trong bữa ăn gần đây. Cách một người trả lời một câu hỏi phụ thuộc vào cách đặt câu hỏi cụ thể, cách đặt câu hỏi trước đó và cũng phụ thuộc vào ai là người đưa ra câu hỏi.

Nếu tâm lý học coi “nó phụ thuộc” là một thực tế hiển nhiên, có lẽ bạn đang nghĩ rằng tâm lý học thực sự chẳng mang lại kiến thức nào cả. Ngược lại, “nó tùy thuộc” còn là một luận điểm có giá trị. Điều quan trọng là ta cần nắm được “nó” phụ thuộc vào điều gì. Theo đuổi nghiên cứu tâm lý học sẽ giúp bạn làm quen và nhận biết những khác biệt tinh vi mà thường khó nhận ra được trong những điều kiện thông thường. Đây là một ví dụ: Nhiều thập kỷ trước, hai phòng thí nghiệm tâm lý học đã tiến hành hai nghiên cứu tương tự nhau về khả năng học tập của con người nhưng kết quả thu được lại hoàn toàn khác nhau. Cả hai nhà nghiên cứu đều có kinh nghiệm và được nể trọng, họ nghĩ rằng họ đang tuân theo các quy trình giống nhau, và không hiểu tại sao kết quả lại khác nhau. Cuối cùng, một nhà nghiên cứu đã đến trường đại học của người kia để xem cách người kia thực hiện thí nghiệm. Gần như ngay lập tức, ông nhận thấy một điểm khác biệt chính trong quy trình nghiên cứu: đó là những chiếc ghế mà các khách thể ngồi khi tham gia nghiên cứu! Đồng nghiệp của ông ở trường đại học kia đã mua những chiếc ghế này từ một nha sĩ đã nghỉ hưu. Vì vậy, những người tham gia nghiên cứu đang ngồi trên ghế của nha sĩ, trong thời đại mà các kỹ thuật nha khoa thường gây sợ hãi, đau đớn. Những khách thể nghiên cứu ngồi đó với tâm trạng lo lắng tột độ và điều này đã làm thay đổi hành vi của họ (Kimble, 1967).

Tiến độ phụ thuộc vào việc đo lường tốtProgress Depends on Good Measurement

Nhà sinh vật học từng đoạt giải Nobel Sydney Brenner đã nói rằng, “Tiến bộ trong khoa học  phụ thuộc vào các kỹ thuật mới, khám phá mới và ý tưởng mới, có thể đi theo trình tự này” (McElheny, 2004, trang 71). Trong bất kỳ lĩnh vực nào, từ thiên văn học đến động vật học, các khám phá và ý tưởng mới đều phụ thuộc vào các phương thức đo lường hiệu quả. Sự hiểu biết của các nhà tâm lý học tiến bộ nhanh nhất trong một số chủ đề như quá trình cảm giác, học tập và trí nhớ nhờ khả năng đo lường khá chính xác. Tiến độ nghiên cứu đã chậm hơn trong các lĩnh vực như cảm xúc và tính cách khi chúng ta phải vật lộn để tìm ra các định nghĩa rõ ràng và các phép đo lường chính xác. Khi bạn tiếp tục đọc đến đoạn này, bạn sẽ lưu ý tới các vấn đề thường gặp như, “Điểm IQ đo lường trí thông minh hiệu quả ra sao? hoặc “Mọi người có hạnh phúc như cách mà họ đã chia sẻ hay không?” Các lĩnh vực tâm lý bị hạn chế về đo lường chắc chắn sẽ có kết luận thiếu chắc chắn hơn và tiến độ chậm hơn.

Độ tin cậy vào các kết luận nên phụ thuộc vào sức mạnh của bằng chứng. Confidence in the Conclusions Should Depend on the Strength of the Evidence

Liệu có ổn không nếu trẻ em dành rất nhiều thời gian để xem phim trong một ngày? Bao nhiêu thời gian là quá nhiều? Đánh trẻ em có đôi khi là đúng không? Ảnh hưởng sinh học được thể hiện như thế nào trong sự khác biệt về hành vi giữa nam và nữ? Bạn có thể hình thành nhiều ý kiến về những câu hỏi này, các nhà tâm lý học cũng vậy. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bằng chứng ta có gần như không đủ thuyết phục để chứng minh cho những luận điểm nghe có vẻ đáng tin cậy (Ferguson, 2013). Điều quan trọng là phải phân biệt được luận điểm nào dựa trên bằng chứng mạnh mẽ và luận điểm nào có ít bằng chứng hơn. Khi mô tả chi tiết một số nghiên cứu, sẽ giúp bạn nhận ra những bằng chứng nghiên cứu có độ tin cậy (hoặc không) đằng sau một số kết luận. 

Tóm tắt ý chính: 

“Nó phụ thuộc”: Hầu như không có gì là luôn đúng về hành vi của mọi người, mọi lúc.

Sự tiến bộ phụ thuộc vào công cụ đo lường hiệu quả. 

Độ xác thực của một kết luận phụ thuộc vào hiệu lực của các bằng chứng nghiên cứu về chủ đề đó (có những kết luận mạnh hơn vì có bằng chứng mạnh hơn). 

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.