Chiếc máy bay đầu tiên đã được phát minh tại Nhật

Ninomiya sinh năm 1866 trong một gia đình hiệp sĩ đạo. Ngay từ nhỏ ông ngưỡng mộ bầu trời xanh và đam mê thả diều. Ông tìm tòi quan sát, đo vẽ cánh các loài chim và côn trùng biết bay. Ninomiya không được học qua trường lớp kỹ thuật nhưng ông chính là nhà phát minh tài tử đầu tiên sáng chế ra đôi cánh cứng cố định trong lúc những nhà phát minh chuyên nghiệp ở châu Âu vẫn còn nuôi ý tưởng bay bằng thiết bị vẫy cánh như chim.

Vào năm 1890, Hiram Maxim, một người Anh – chủ nhân của nhiều nhà máy quân giới, đã chế tạo một máy bay nặng 3 tấn với động cơ 180 mã lực nhưng cỗ máy này không bay lên nổi. Cũng trong khoảng thời gian này, một kỹ sư người Pháp, Clément Ader, đã chế tạo một máy bay có cánh nửa giống dơi nửa như loài chim có lông vũ. Cỗ máy cất cánh bay xa được 300 m và được ông Ader đặt tên là “Avion” (từ này cho đến nay vẫn được dùng để chỉ máy bay trong tiếng Pháp). Vào năm 1903, hai anh em nhà Wright, chủ cửa hàng sản xuất và sửa chữa xe đạp tại Dayton, bang Ohio (Mỹ) đã nghiên cứu chế tạo máy bay giống loại máy bay hai tầng cánh với người ngồi ngang tầng cánh dưới, có bộ phận nâng lên nằm ở đằng đầu và bộ phận lái nằm đằng đuôi máy bay. Động cơ máy bay là động cơ 4 thì, chỉ nặng 80 kg và có hai cánh quạt bằng gỗ. Để lấy đà bay lên, anh em nhà Wright dùng máy phóng thay vì có bánh xe lấy đà dưới gầm máy bay. Tháng 12-1903, chiếc máy bay này bay được 260 m trong vòng 59 giây và được thế giới ghi nhận như chiếc máy bay đầu tiên và đánh dấu điểm khởi đầu cho công nghiệp hàng không sau này.

Tại Nhật Bản 12 năm trước đó, ông Ninomiya đã thiết kế chiếc máy bay một tầng cánh mà ông gọi là Karasu với đôi cánh cố định, một cánh quạt và một khung gầm hình tam giác. Đây là một mẫu thiết kế đầy ý tưởng cách mạng vì mãi những năm 1930 máy bay của Mỹ và châu Âu mới có khung gầm giống dạng này. Khi nghiên cứu lại bản vẽ của ông Ninomiya, giáo sư Nhật Bản Tsuneo Noguci nói rằng nếu lúc đó ông Ninomiya quyên góp đủ tiền để lắp động cơ 12 sức ngựa cho chiếc Karasu thì có lẽ ông đã trở thành người tiên phong trong ngành hàng không thế giới. Tuy nhiên, ông Ninomiya đã gõ cửa nhiều văn phòng của các quan chức Nhật Bản lúc bấy giờ nhưng không ai xem dự án của ông là nghiêm túc. Về tổng thể, theo ông Noguci, chiếc máy bay do nhà phát minh Nhật sáng chế hoàn toàn có thể bay được.

Ở Nhật còn truyền tụng rằng ông Ninomiya bị sốc khi biết thông tin về chiếc máy bay đầu tiên của người Mỹ. Ninomiya đốt bỏ bản thiết kế và không lưu tâm đến dự án Bất Động Sản đó nữa. Cuối đời ông đi tu theo Thần đạo. Khi chính quyền sở tại Nhật Bản biết được việc những quan chức trước đây đã phủ nhận hỗ trợ vốn cho chiếc Karasu, ông đã nhận được thư xin lỗi và giới kỹ thuật ở Nhật gọi ông là “ người cha của ngành hàng không Nhật Bản ” .