nghiên cứu khoa học về tình trạng đọc sách của sinh viên – Tài liệu text

nghiên cứu khoa học về tình trạng đọc sách của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.08 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn

…………………………………………………………………………3

Danh mục hình, đồ thị……………………………………………………………………………4

Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề………………………………………………………………………………………5
1.2 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………………………..6
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………..6

Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu…………………………………………………………..6
2.1.1 Khái niệm (hoặc định nghĩa)………………………………………………………………….6
2.1.1.1. Khái niệm tín chỉ ở bậc đại học…………………………………………………………….6
2.1.1.2.Khái niệm sách, văn hóa đọc……………………………………………………………….6
2.1.1.3 Một số đặc điểm của việc đọc sách và việc đọc sách của sinh viên…………………………7
2.1.2 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây về vấn đề nghiên cứu……………………………………8
2.2 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………9

Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Sơ lược về Học viện Nông nghiệp Việt Nam………………………………………………….10
3.2 Phân tích thực trạng thời gian đọc sách………………………………………………………11
3.2.1 Thời gian đọc sách của phân theo các khoa……………………………………………………11
3.2.2 Thời gian đọc sách theo giới tính………………………………………………………………12
3.2.3 Theo năm học…………………………………………………………………………………..12
3.2.4 Theo khu vực sinh sống…………………………………………………………………………12
3.2.5 Theo mức thu nhập……………………………………………………………………………..12
3.3 Phân tích thực trạng văn hóa đọc………………………………………………………………13

3.3.1 Lý do, mục đích, loại sách đang đọc……………………………………………………………13
3.3.2 Hình thức đọc, cách thức đọc, thời điểm, không gian…………………………………………..14
3.3.3 Các yếu tố chọn sách……………………………………………………………………………16
3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian đọc sách………………………………………18
3.4.1 Ảnh hưởng của tâm trạng đọc…………………………………………………………………..18

1

3.4.2 Ảnh hưởng của giá cả……………………………………………………………………………18
3.4.3 Ảnh hưởng của tín chỉ đăng kí…………………………………………………………………..19
3.4.4 Ảnh hưởng của mức thu nhập, chi tiêu cho sách,……………………………………………….19
3.4.5 Ảnh hưởng của các dịch vụ hỗ trợ đọc sách của thư viện……………………………………….20
3.4.6 Đánh giá của SV về việc đọc sách hiện nay …………………………………………………….21
3.5 Một số kiến nghị/giải pháp để nâng cao thời gian đọc sách của sinh viên
3.5.1 Đánh giá chung……………………………………………………………………………………22
3.5.2 Một số giải pháp để nâng cao thời gian đọc sách của sinh viên………………………………….22

Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận…………………………………………………………………………………………….24
4.2 Kiến nghị……………………………………………………………………………………………25
4.2.1 Đối với sinh viên…………………………………………………………………………………..25
4.2.2 Đối với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên………………………………………………………….26
4.2.3 Đối với Khoa, Học viện……………………………………………………………………………27

PHỤC LỤC…………………………………………………………………………………………….31

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………..31

2

LỜI CẢM ƠN
Văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay thể hiện ở nhiều khía cạnh như thời gian dành cho đọc sách, các loại
sách thường đọc…. cũng phác họa nên một bức tranh sơ lược về quá trình hội nhập của những “trí thức
Việt” vào thế giới tri thức muôn màu muôn vẻ và biến đổi không ngừng.
Với mối quan tâm sâu sắc về tình hình đọc sách của sinh viên nói chung và của sinh viên Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam nói riêng, cùng với những công cụ cần thiết ban đầu được trang bị trong quá trình học
tập mônPhương pháp nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Nghiên cứu thời gian đọc sách của
sinh viên trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam” để đi sâu tìm hiểu.
Do cuộc điều tra chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn cũng như phạm vi điều tra không lớn nên sẽ
không tránh khỏi những sai sót, nhóm nghiên cứu rất mong sự góp ý của thầy giáo để bài nghiên cứu
được hoàn thiện hơn.
Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên: Đồng Đào Dũng đã tận tình hướng dẫn nhóm thực
hiện bài nghiên cứu. Xin cảm ơn các sinh viên Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ
chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

DANH MỤC HÌNH,ĐỒ THỊ
3

Hình 1: Các loại sách sinh viên Nông Nghiệp hay đọc
Hình 2: Không gian khi đọc sách của sinh viên
Hình 3: Tỷ lệ sinh viên Nông nghiệp thường xuyên lên thư viện
Hình 4: Địa điểm đọc sách của Sinh viên VNUA

Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
4

Xã hội ngày nay đã phát triển và thay đổi rất nhiều, dấu vết thời xưa cũng đã dần phai nhòa. Vậy tại sao
chũng ta có thể biết được xã hội, con nguời ngày xưa như thế nào. Để biết được tất cả những điều đó
chũng ta phải cần đến sách. Vậy sách có vai trò gì với nhân loại. Sách đã đi vào cuộc sống của chúng ta
rất lâu. Nó đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Đọc sách giúp ta tích lũy được
nhiều kinh nghiệm, mở mang kiến thức nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, bồi dưỡng tâm hồn, tình
cảm, lẽ sống, đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh cho con người và đặc biệt đọc sách giúp ta cảm thấy
thoải mái, yêu đời hơn.
Đọc sách để trở thành những nhà lãnh đạo như cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan hay thống đốc bang
giàu có hang đầu của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ-Canifornia như Arnold Schwazenegger. Tuy nhiên, để đạt
được hiệu quả tốt, cần phải có những quyển sách hay, phù hợp với lứa tuổi và việc cần chú trọng nhiều
nhất đó chính là cách đọc sách. Đọc sách phải nghiên cứu, suy ngẫm tìm tòi, chắt lọc những điều hay để
áp dụng vào cuộc sống chứ không phải đọc để lấy thành tich. Đọc sách nhiều mà không hiểu chỉ làm cho
chúng ta cảm thấy thêm mệt mỏi, chứ không giúp ta mở mang thêm kiến thức. Vì vậy cầm trong tay một
quyển sách hay chưa phải là tốt mà tất cả phụ thuộc vào việc mà chúng ta có biết đọc sách đó hay
không.Trước khi có các phương tiện nghe nhìn,sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông
tin, văn hóa và tri thức .Ngày nay, ngoài sách ,con người còn tiếp thu qua các phương tiện thông tin đại
chũng như Truyền hình, phim ảnh, Internet …Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất …Các
phương tiện nghe,nhìn có vẻ nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu
hướng cạnh tranh và lấn át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất
nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi.
Để đáp ứng nhu cầu đọc, tìm kiếm thông tin tài liệu đó thì không thể không nhắc tới vai trò quan trọng
của thư viện. Thư viện với tư cách là nơi cung cấp tài liệu đầy đủ nhất, chính xác nhất, nhanh chóng nhất,
kịp thời nhất, có thể đáp ứng và thoả mãn mọi nhu cầu của người sử dụng. Thư viện sẽ là một ngân hàng
kiến thức vô tận để cho sinh viên làm giàu thêm kiến thức của mình để làm hành trang vào đời lập thân
lập nghiệp.
Thư viện Lương Định Của nằm trong trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam là một trong những Thư
viện lớn trong hệ thống thư viện của học viện.
Chính vì vậy, nhóm em chọn đề tài : “Nghiên cứu thời gian đọc sách của sinh viên trường Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam”. Nhằm tìm hiểu thực trạng về văn hóa đọc của sinh viên trong thời đại số, đồng thời

nâng cao nhạn thức của sinh viên về vai trò của sách và văn hóa đọc. Để từ đó đưa ra một số giải pháp
phát triển văn hóa đọc của sinh viên và tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

5

Điều tra, xác định được quỹ thời gian mà các bạn sinh viên trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam và
đề xuất đươc các giải pháp tối ưu, định hướng phát triển văn hóa đọc của sinh viên.

1.3Đối tượng và phạm vi nghiên cứ
– Đối tượng điều tra: sinh viên hệ đại học chính quy của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam (trong

phạm vi bài điều tra này, nhóm xin thống nhất gọi là “sinh viên Nông Nghiệp”)
Thời gian điều tra: 25 – 15/4/2015

Trong khoảng thời gian điều tra, nhóm nghiên cứu đã tích cực đưa các phiếu điều tra đến tới sinh viên ở
nhiều khóa nhất có thể. Thông tin từ phiếu điều tra được thu thập từ các khóa 58, 57, và 56 với sự tham
gia của cả các bạn nam và nữ góp phần nâng cao tính chính xác và hiệu quả của cuộc điều tra. Tuy vậy,
các kết quả thu được từ cuộc điều tra chỉ mang tính chất tương đối.

Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
Để có cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đó cần tập trung giải quyết vấn đề sau:

– Nghiên cứu quỹ thời gian của sinh viên
– Nâng cao văn hóa đọc sách
Nghiên cứu các phương án sao cho đọc sách có hiệu quả nhất và lĩnh hội được tri thức một cách có chọn

lọc

2.1.1 Khái niệm (hoặc định nghĩa)
2.1.1.1. Khái niệm tín chỉ ở bậc đại học
Tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kĩ năng của một môn học mà người học cần phải
tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức: (1) học tập trên lớp; (2) học tập
trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc khác (có sự hướng dẫn của giáo viên); và (3) tự
học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài v.v. Tín chỉ còn được hiểu là
khối lượng lao động của người học trong một khoảng thời gian nhất định trong những điều kiện học tập
tiêu chuẩn .

2.1.1.2.Khái niệm sách, văn hóa đọc
Sách là một sản phẩm của xã hội, là một công cụ để tích lũy, truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Sách chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc
các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ
viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,…) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong
xã hội.
Sách là một khái niệm mở, hình thức sách còn được thay đổi và cấu thành các dạng khác nhau theo các
phương thức chế tác và nhân bản khác nhau, tùy thuộc vào môi trường sống và sự phát triển của khoa học
công nghệ ở mỗi thời đại.

6

Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó lứng xử
đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ
quan quản lý nhà nước. Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác
hơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử,
giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần:
thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba thành phần này cũng là ba lớp, ba vòng tròn không đồng

tâm, ba vòng tròn giao nhau.

2.1.1.3 Một số đặc điểm của việc đọc sách và việc đọc sách của sinh viên
a) Vai trò của việc đọc sách
Ở trung học phổ thông, học sinh chỉ cần vững kiến thức thầy cô dạy trên lớp và làm bài tập được giao,
giáo viên liên tục có những bài kiểm tra, đánh giá dành cho học sinh.Tuy nhiên khi học lên đại học thì yêu
cầu hoạt động học tập của sinh viên đã khác hẳn, trong đó tự học là phương pháp, cách thức cơ bản mà
sinh viên phải thực hiện thường xuyên. Đối với sinh viên đại học, học có phương pháp là vô cùng quan
trọng. Giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn, cung cấp tài liệu, hướng dẫn đề tài, sinh viên phải tự
biết cách sắp xếp thời gian và trình tự nghiên cứu những kiến thức cơ bản và mở rộng tìm hiểu những vấn
đề liên quan. Thêm vào đó, không còn sự giám sát gắt gao của giáo viên, sinh viên phải tự nỗ lực để có
thể đạt hiệu quả cao trong kì thi kết thúc môn học.
Đọc sách giúp sinh viên nâng cao năng lực tư duy, tìm tòi khám phá ra những vấn đề mới, nó giúp sinh
viên hiểu rõ bản chất của vấn đề một cách sâu sắc nhất, một người sinh viên tuy có đầy đủ mọi điều kiện
để học tập( thầy giỏi, tài liệu hay…) vẫn không thể thành công được nếu như không tự mình đào sâu suy
nghĩ.
b) Bản chất của việc đọc sách
Mỗi chúng ta đều nhận thấy rằng, bất cứ việc gì, dù lớn hay bé đều yêu cầu sự nỗ lực hết sức mình. Thực
chất đọc sách là một quá trình học tập, một quá trình nhận thức không trực tiếp có thầy giáo, đó là một
quá trình “lao động khoa học” vất vả hơn nhiều so với có thầy giáo hướng dẫn. Có thể nói quá trình đọc
sách của sinh viên là một quá trình tự nỗ lực, quyết tâm, tích cực để nâng cao kiến thức, kĩ năng và trau
dồi kinh nghiệm của những người đi trước. Nếu thiếu sự nỗ lực thì sinh viên không thể đạt kết quả tốt,
đây cũng chính là điều kiện để sinh viên nâng cao chất lượng học tập của bản thân và các trường đại học
nâng cao chất lượng giáo dục.
c) Nguyên tắc đảm bảo việc đọc sách có hiệu quả
Một vấn đề có tính khoa học bao giờ cũng được xây dựng trên những cơ sở và nguyên tắc nhất định, việc
đọc sách muốn đạt hiệu quả cao cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
1) Bảo đảm tính khoa học của quá trình đọc : Đọc sách là một quá trình lao động trí tuệ gian khổ, vì
vậy càng đòi hỏi tính khoa học. Càng khoa học thì hiệu quả hoạt động tự học càng được nâng cao.

7

2) Đọc sách không chỉ củng cố kiến thức thông thường mà còn đưa kiến thức ấy vào thực tiễn, cọ xát
với thực tế, rút ra những thiếu sót, sai lầm từ đó ngày càng nâng cao hiểu biết
3) Bảo đảm nâng cao dần đến khả năng đọc, củng cố kỹ năng, kỹ xảo, trau dồi kiến thức, tiếp thu tinh
hoa của thế giới có chọn lọc .

2.1.3 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây về vấn đề nghiên cứu

Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên chuyên ngành thư viện thông tin, trường Đại học Văn hóa

Hà Nội ( Năm 2011)
Tác giả : ThS.Lê Thị Thúy Hiền – Giảng viên Khoa Thư viện – Thông tin Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Phương pháp nghiên cứu :

+ Điều tra bằng phiếu hỏi
+ Phân tích và tổng hợp tài liệu
+ Quan sát
+ Tổng hợp tài liệu

Mục tiêu : Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng văn hoá đọc sinh viên chuyên ngành

thư viện thông tin, đồng thời đề xuất giải pháp định hướng phát triển văn hoá đọc cho sinh viên Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội

Kết quả nghiên cứu ( giải pháp)

Hiện nay một bộ phận không nhỏ sinh viên chỉ thích lướt web, chơi game, dạo phố, mua sắm nhiều hơn là
đọc sách. Để góp phần vào việc phát trển văn hóa đọc cho sinh viên thư viện, thầy (cô) đóng một vai trò
khá quan trọng. Khi học, nếu thầy (cô) giáo cho sinh viên đọc nhiều tài liệu và có cách kiểm tra phù hợp
tùy từng môn cụ thể thì bắt buộc sinh viên phải tìm tòi và đọc hết những tài liệu đó.
– Đối với thầy (cô) dạy chuyên ngành:
+ Giao cho sinh viên đọc những tài liệu liên quan đến môn học và những tài liệu khác không liên
quan đến môn học nhưng có hữu ích trong công việc sau này.
+ Định hướng cách đọc cho sinh viên, có thể đặt ra những câu hỏi trước bắt buộc sinh viên phải
đọc tài liệu mới trả lời được.
+ Có thể gợi ý nguồn tài liệu, nếu không có những tài liệu thầy (cô) giao cho sinh viên đọc mà họ
không thể tìm thấy.
+ Phải có cách kiểm tra xem sinh viên có đọc tài liệu được thầy (cô) giao không.
– Đối với sinh viên:
+ Phải có ý thức đọc tài liệu mà thầy (cô) giáo.

8

+ Phải có kỹ năng đọc, tức là đọc như thế nào và rút ra được những gì sau khi đọc.

Hà Sơn Tùng (2010), Đọc sách là biểu tượng văn hóa và văn minh. Tra cứu từ :

http://www.thcslequydonq3.edu.vn/danh-muc-chinh/thu-vien-nha-truong/bai-viet/doc-sach-la-bieu-tuongcua-van-hoa-va-van-minh/

Nguyễn Hữu Viêm (2009), Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam. Tra cứu từ:

http://www.nlv.gov.vn/nlv/index.php/20091119239/Van-hoa-doc/Vanhoa-doc-va-phat-trien-van-hoa-doco-Viet-Nam.html

Hiền Chương (2005), “Sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ”, Sách và đời sống, (8), tr.12.

Phan Tất Đắc (dịch) (2006), Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy,

www.chungta.com.vn

2.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở của những điều kiện và đặc điểm nêu trên ,cách tiếp cận hợp lý để đạt được mục tiêu nghiên
cưu là việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm:

a) Phương pháp phân tích tài liệu
Tổng quan các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phân tích, tập hợp, xây dựng cơ sở lý luận cho
việc nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng đến thời gian đọc sách .

b) Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn sinh viên về thực trạng đọc sách của sinh viên Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

c) Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu hỏi để điều tra nhằm mục đích tìm hiểu những yếu tố tác động đến sinh viên về vấn đề đọc
sách, mức độ, hình thức đọc sách của sinh viên…

d) Phương pháp xử lý tài liệu bằng thống kê toán học
Ngoài ra kĩ thuật sử dụng :

– Thu thập, xử lí thông tin, tài liệu cơ bản.
– Khai thác phần mềm phù hợp với nội dung nghiên cứu

9

Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Sơ lược về Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam trước là Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (tên tiếng Anh: Vietnam
National University of Agriculture, viết tắt VNUA) là một trường đại học chuyên về nông nghiệp đóng ở
Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm.
Nhiều năm qua, trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam được coi là
một trong những cơ sở đào tạo lớn, có uy tín, có bề dày lịch sử, có truyền thống hào hùng, luôn đi đầu
trong đổi mới và sáng tạo, dẫn đầu cả nước về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, hội nhập quốc
tế. Có được kết quả đó chính là nhờ sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống với hiện tại và luôn hướng tới
tương lai bằng những nỗ lực bền bỉ, không ngừng, dám nghĩ dám làm qua các thời kỳ của các thế hệ thầy
và trò, đưa Học viện đi đầu trong hội nhập, từng bước xứng tầm khu vực và quốc tế.
Đất nước thống nhất, hòa bình được lập lại, cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện mới, công cuộc xây dựng và phát triển Học viện cũng bước sang
một giai đoạn mới, tuy nhiên nhiệm vụ chính trị quan trọng không thể thiếu là đào tạo, nghiên cứu khoa
học, phục vụ xã hội, nhằm cung cấp nguồn nhân lực, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật nông
nghiệp có trình độ cao cho đất nước. Học viện đã tích cực đổi mới chương trình, giáo trình và phương
pháp giảng dạy cho tất cả các môn học, đổi mới phương thức đào tạo, đổi mới chương trình đào tạo, xây
dựng chuẩn đầu ra cho đào tạo đại học và đào tạo sau đại học, đổi mới về đánh giá kết quả học tập bảo
đảm sự công bằng, công khai.. Bên cạnh đó, Học viện còn đa dạng hóa các phương thức đào tạo nhằm
đáp ứng nhu cầu của ngườihọc theo những chuẩn mực thích hợp, phát triển hợp lý quy mô đào tạo đại học
chính quy và đào tạo sau đại học, giảm dần hình thức vừa làm vừa học.Phát triển hệ thống học liệu (giáo
trình, bài giảng, sách tham khảo, chuyênkhảo, thư viện sách và thư viện điện tử,…) theo hướng hiện đại,

tiên tiến, phù hợpvới yêu cầu đổi mới đào tạo.
Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm
việc tập thể của người học. Đổi mới đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của người học một cách công
bằng, công khai. Hoàn thiện hệ thống quy định về dạy và học (quy chế đào tạo tín chỉ, quy chế cố vấn học
tập, đánh giá chất lượng dạy và học,…), nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, phát huy sự tham
gia của cả giảng viên và người học trong sự nghiệp nâng cao chất lượng đào tạo.Tổ chức đào tạo tín chỉ ở
tất cả các ngành học, trình độ đào tạo

10

Học viện quan tâm đến Văn hóa Đọc, luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho Văn hóa Đọc phát triển.
Tập trung củng cố và phát triển hệ thống thư viện, các loại phòng đọc, trước hết là ở cơ sở …”. Hình
thành môi trường đọc khá thuận lợicho sinh viên. Xây dựng hệ thống thông tin – Thư viện điện tử; Phấn
đấu năm 2011 – 2020: Xây dựng thư viện số hiện đại tầm cỡ khu vực. Xây dựng và hình thành một không
gian học tập chung đáp ứng nhiều loại hình và các hệ đào tạo khác nhau (Đặc biệt là đào tạo theo hình
thức tín chỉ). Chuyển đổi toàn bộ kho giáo trình từ phục vụ dạng kho đóng sang hình thức phục vụ kho
mở (tự chọn). Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường thời lượng và chất lượng phục
người dùng tin; phấn đấu tăng số lượt người khai thác thông tin, tư liệu trung bình: 1.500 lượt/ngày.
Không ngừng mở rộng quan hệ trao đổi, hợp tác chia sẻ tài nguyên thông tin với các đối tác trong và
ngoài nước. đặc biệt chú trọng việc trao đổi thông tin tư liệu trong các cơ quan khối Nông – Lâm – Ngư
nghiệp, với liên hiệp thư viện các trường Đại học, liên hợp thư viện các nguồn tin điện tử; các Trung tâm
Thông tin Tư liệu các bộ ngành hữu quan…Các xuất bản phẩm khá đa dạng về chủng loại (dạng in truyền
thống, dạng điện tử …), phong phú về nội dung vừa đáp ứng, vừa kích thích nhu cầu đọc sách của sinh
viên. Nhận thức của sinh viên về vấn đề đọc sách và phát triển văn hóa đọc được quân tâm; đã có sự hợp
tác giữa thầy và trò trong việc tuyên truyền, khích lệ, quảng bá cho Văn hóa, góp phần tạo ra thói quen
đọc, từng bước hình thành Văn hóa Đọc đối với sinh viên.. Một số trang thông tin điện tử về văn hóa đọc
đã được thiết lập và trở thành diễn đàn để những người yêu sách, quan tâm tới văn hóa đọc trao đổi chia
sẽ những cuốn sách hay, phương pháp, kỹ năng đọc, hoặc là cầu nối giữa tác giả, tác phẩm với người đọc
…Văn hóa Đọc đã bước đầu được hình thành. Nhu cầu đọc của sinh viên rất lớn và đa dạng. Sinh viên đã

có xu hướng chọn lựa sách báo chất lượng và phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác chuyên
môn, lao động – sản xuất và giải trí để đọc.

3.2 Phân tích thực trạng thời gian đọc sách
3.2.1 Thời gian đọc sách của sinh viên phân theo các khoa
Tổng số 782 sinh viên ở các khoa của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam ở các khoa : Khoa Kinh tế &
PTNT, Khoa Kế toán & QTKD, Khoa Sư phạm ngoại ngữ, Khoa Lí luận chính trị và XH, Khoa Môi
trường, Khoa Công nghệ sinh học, Khoa Công nghệ thực phẩm, Khoa Nuôi trồng thủy sản, Khoa Cơ
điện, Khoa Nông học. Trong đó có tỷ lệ phần trăm giữa các khoa như sau :

11

3.2.2 Thời gian đọc sách theo giới tính
Kết quả điều tra về tỷ lệ giới tính:

Qua kết quả điều tra thống kê, có thể nhận thấy, các bạn nữ có thời gian đọc sách nhiều hơn các bạn nam
Đối với sinh viên, khối lượng sách giáo khoa giáo trình cần đọc và nghiên cứu tại trường đại học tương
đối lớn và có nội dung hàn lâm, nặng lý thuyết cho nên để đọc hiệu quả thì kĩ năng đọc sách là rất quan
trọng.

3.2.3 Theo năm học

3.2.4 Theo khu vực sinh sống

12

3.2.5 Theo mức thu nhập

3.3 Phân tích thực trạng văn hóa đọc
3.3.1 Lý do, mục đích, loại sách đang đọc

Hình 1: Các loại sách sinh viên
Nông Nghiệp hay đọc

13

3.3.2 Hình thức đọc, cách thức đọc, thời điểm, không gian

Hình 2: Không gian khi đọc sách của sinh viên
Không gian đọc sách cũng ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả đọc sách. Điều này phần nào lí giải tại sao các
bạn sinh viên thường hay đọc sách tại nhà: không gian tại nhà luôn yên tĩnh, thoải mái, thân thuộc nhất
với bản thân.

14

Hình 3: Tỷ lệ sinh viên Nông nghiệp thường xuyên lên thư viện

Hình 4: Địa điểm đọc sách của Sinh viên VNUA
Qua biểu đồ trên, có thể thấy sinh viên Nông nghiệp chọn địa điểm đọc sách chủ yếu là tại nhà. Cụ thể:
trong số 782 phiếu điều tra hợp lệ, với câu hỏi, “Bạn thường đọc sách ở đâu?”, đã có 453 phiếu trả lời là
đọc sách tại nhà (chiếm 75%). Trong khi đó, tỉ lệ sinh viên thường đọc sách ở thư viện chỉ chiếm 10.38%
với 63 phiếu. Và chỉ có 28 bạn được điều tra trả lời là họ thường đọc nơi công cộng (4%). Ngoài ra, có có
một số phiếu chia sẻ chọn đọc sách chủ yếu ở những địa điểm khác như công viên, sân trường…, tuy
nhiên con số này không đáng kể, chỉ có 10 phiếu, chiếm 2 %. Từ những số liệu cụ thể trên, nhóm nghiên
cứu xin đưa ra một số nhận xét như sau:

15

– Thứ nhất, đọc sách tại nhà từ lâu đã luôn là địa điểm đọc sách chủ yếu của nhiều người và sinh viên
cũng không chệch khỏi xu hướng này. Điều này cũng phù hợp dự đoán của nhóm khi tiến hành phát phiếu
điều tra. Khi lựa chọn đọc sách tại nhà, sinh viên có thể chủ động, linh hoạt về thời gian, tùy thuộc vào
thời gian biểu của mình. Hơn nữa, việc đọc sách cần có không gian yên tĩnh, mà đọc sách tại nhà lại đáp
ứng được yêu cầu đó. Chúng ta sẽ không bị làm phiền bởi những tiếng ồn như đọc sách tại những nơi
khác, như vậy sẽ đem lại hiệu quả cho người đọc sách hơn.
– Thứ hai, dường như thư viện không phải là địa điểm đọc sách chủ yếu của sinh viên bởi tỷ lệ sinh viên
đọc sách ở thư viện chưa tới 25%, chỉ có 131/782 bạn được điều tra trả lời thường xuyên lên thư viện đọc
sách.
– Ngoài ra, có một số các bạn sinh viên lựa chọn những địa điểm đọc sách khác, tuy nhiên chỉ chiếm một
tỷ lệ rất nhỏ. Kết quả điều tra cho thấy, các sinh viên có địa điểm đọc sách khá đa dạng, phong phú, và có
thể nói là bất ngờ. Công viên, cửa hàng truyện tranh, sân trường cũng là một trong những địa điểm được
chọn để đọc sách, tuy nhiên số này chiếm tỉ lệ rất nhỏ (4.61%). Tỷ lệ khiêm tốn này có thể là do yêu cầu
của việc đọc sách là cần không gian yên tĩnh, trong khi đó, công viên hay sân trường lại là nơi khá ồn ào,
đông người qua lại. Theo giải thích của các bạn sinh viên, khi đọc sách tại các cửa hàng truyện tranh các
bạn thường xuyên bắt gặp phải cái nhìn không mấy thiện cảm hay thái độ không vui vẻ của nhân viên cửa
hàng.
3.3.3 Các yếu tố chọn sách
* Tổng kết về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn sách của sinh viên Nông nghiệp

Yếu tố

Mốt

Trung bình
cộng

Trung vị

Phương sai Độ lệch
chuẩn

Hệ số biến
thiên (%)

Nội dung

1

1.75

1

1.32

1.15

65.71

Chất
lượng
sách

2

2.69

2

1.71

1.31

48.70

Giá cả

4

4.02

4

2.02

1.42

35.32

Tác
giả/Nhà
xuất bản

3

3.51

3

1.88

1.37

39.03

Dựa vào bảng thống kê trên, nhóm nghiên cứu xin có một vài nhận định như sau:
Yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định chọn sách của các bạn sinh viên Nông nghiệp chính là nội
dung (với mốt là 1, số trung bình cộng là 1.75 và trung vị là 1). Điều này hoàn toàn không nằm ngoài dự

16

đoán của nhóm điều tra. Sinh viên đọc sách với nhiều mục đích khác nhau, nhưng chung nhất vẫn là để
tích lũy kiến thức, nâng cao sự hiểu biết hay phục vụ nhu cầu giải trí, xả stress… chứ không phải để đặt
sách lên giá nhằm trưng bày. Giá trị của sách chính là ở chỗ nó mang đến cho sinh viên cái gì: tri thức, sự
hiểu biết, niềm vui và nhiều cung bậc cảm xúc phong phú khi đọc sách… nên không có gì khó hiểu khi
các bạn quan tâm tới nội dung của sách nhất.
Thông qua kết quả điều tra thực tế này, có thể thấy rằng: để thu hút được sự ủng hộ của sinh viên Nông
nghiệp, các tác giả/NXB nên chú trọng hàng đầu vào cải tiến nội dung, đáp ứng nhu cầu thu nạp kiến
thức, nâng cao hiểu biết, giải tỏa căng thẳng… của sinh viên, đúng như Paul Valeri đã từng nói: “Sách có
cùng kẻ thù như con người: lửa, sự ẩm ướt, thú vật, thời gian và ngay chính nội dung của nó.”
– Nhận xét của những người đã từng đọc (lời giới thiệu của các nhà văn, nhà phê bình thường thấy ở bìa
hoặc những phần đầu sách, nhận xét của bạn bè…) là yếu tố quan trọng đứng thứ 2 chỉ sau nội dung (với
mốt là 2). Việc in nổi bật nhận xét của các nhà phê bình, nhà văn, nhà báo hay của người nổi tiếng vào
bìa, phần đầu/cuối sách hay những chỗ dễ thấy khác đã từ lâu được xem như một cách PR đầy hiệu quả vì
đánh trúng tâm lý e ngại khi quyết định nhưng dễ tin tưởng vào lời người có chuyên môn hay người nổi
tiếng nói. Điều này khá phù hợp với kết quả điều tra câu 2: Sinh viên hay đọc những loại sách nào? với 2

đáp án được lựa chọn nhiều nhất giải và chuyên ngành. Một điều đáng lưu ý nữa là do lứa tuổi tương
đồng, tâm tư tình cảm không có quá nhiều khác biệt nên gợi ý hay nhận xét của bạn bè thường rất đáng
tin cậy và được sinh viên coi trọng tham khảo.
– Các bạn cũng khá quan tâm tới tác giả/nhà xuất bản khi chọn sách bởi yếu tố “tác giả/nhà xuất bản”
được phần lớn sinh viên chọn xếp thứ 3 (với mốt là 3 và trung bình cộng là 3.51). Hiện nay, thị trường
tràn lan nhiều loại sách với chất lượng không đảm bảo. Việc sáng tác hay thẩm định một quyển sách đòi
hỏi chuyên môn vững, sự cẩn trọng, không hề dễ dàng và không phải đơn vị nào cũng có thể thực hiện
được. Lựa chọn sách của tác giả/nhà xuất bản uy tín là một trong những cách hữu hiệu giúp sinh viên yên
tâm hơn, tránh lãng phí tiền bạc và thời gian vào những cuốn sách không phù hợp hay vô bổ, bởi ngay
xuất xứ của cuốn sách đã như một chứng nhận đảm bảo chất lượng sách. Việc đánh giá cao tầm quan
trọng của yếu tố này chứng tỏ sinh viên đang biết cách tiêu dùng thông minh và hiệu quả. Đây là một gợi
ý quan trọng cho các nhà xuất bản: nâng cao uy tín của chính bản thân mình mới là cách tiếp cận hữu hiệu
với sinh viên.
– Một điều khá thú vị là “giá cả” chỉ được xếp ở vị trí thứ 4 trong những mối quan tâm của sinh viên tới
quyết định chọn lựa một cuốn sách (với mốt là 4 và số trung bình cộng là 4.02). Điều này khá phù hợp
với dự đoán của nhóm điều tra: dù số tiền dành cho sách của sinh viên khá eo hẹp (trung bình là 83.333
đồng/tháng theo kết quà điều tra từ câu 21) nhưng đại đa số sinh viên cũng thừa nhận rằng: thường xuyên
đi mượn sách từ bạn bè, thư viện, cửa hàng sách… chứ không thường xuyên mua sách nên giá cả của cuốn
sách phần nhiều không ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn sách đọc của các bạn. Các NXB cần cân nhắc

17

kĩ lưỡng về tính hiệu quả của chiến lược cạnh tranh về giá với sản phẩm sách trước khi thực hiện hướng
tới đối tượng sinh viên.
Đại đa số sinh viên tham gia điều tra là các sinh viên năm nhất, năm 2 và năm 3 nên việc học chưa có
quá nhiều áp lực. Quỹ thời gian lớn, thoải mái và việc chọn đọc có tính định hướng (không bị ảnh hưởng
bởi độ dài/ngắn của tác phẩm) có thể lý giải cho hiện tượng này.Hệ số biến thiên – một trong những tham
số đặc trưng cho xu hướng phân tán của mẫu có giá trị khá cao nên mức độ tin cậy của điều tra chưa thực
sự cao.

3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian đọc sách
3.4.1 Ảnh hưởng của tâm trạng đọc

Tâm trạng là 1 yếu tố không thể bỏ qua khi đánh giá thời gian đọc sách của sinh viên. Theo khảo sát thì
có tới 66.93% sinh viên thường đọc sách khi có thể tập trung đọc.Những khi tập trung thì kiến thức trong
sách sẽ được tiếp thu 1 cách nhanh chóng và thời gian đọc có thể kéo dài. Khi tâm trạng vui vẻ, thoái mái
cũng khiến nhiều bạn sinh viên tìm tới đọc sách: 20.62 % sinh viên đọc sách khi vui. Bên cạnh đó 7.23%
đọc sách khi buồn để có thể lãng quên, vơi bớt nỗi buồn và tìm lại niềm vui.Thời gian đọc sách đấy khiến
cho mọi người để tâm tới các kiến thức trong sách hơn là những nỗi buồn đang chứa đựng trong lòng.
5.22% sinh viên còn lại chọn đọc sách trong khi cảm thấy mệt mỏi. Như vậy có thể khẳng định dù ở tâm
trạng nào thì mọi người cũng có thể đọc sách nhưng thời gian đọc sách sẽ khác nhau ở từng trạng thái tâm
trạng.

3.4.2 Ảnh hưởng của giá cả
Tần số

Tần suất (%)

Tần số tích lũy

1

6

5.71

6

2

11

10.48

17

3

17

16.19

34

4

31

29.52

65

5

21

20.00

86

6

19

18.10

105

18

Mốt

Trung
bình cộng

4

4.02

Trung
vị

4

Phương
sai

Độ lệch

chuẩn

2.02

1.42

Hệ số biến thiên
(%)

35.32

3.4.3 Ảnh hưởng của tín chỉ đăng kí

3.4.4 Ảnh hưởng của mức thu nhập, chi tiêu cho sách,…

Trung bình cộng

Mốt

Trung vị

83.333 đồng

61.157 đồng

70.945 đồng

Chi phí dành cho việc đọc sách của sinh viên Nông nghiệp:
Ngân sách trung bình sinh viên dành cho sách hàng tháng là khoảng 83 nghìn đồng. 70.48% sinh viên chỉ
chi dưới 100.000 đồng (chỉ đủ cho từ 1 – 2 cuốn sách chất lượng bình thường) cho việc đọc sách hàng

tháng và 96.19 % sinh viêns chi dưới 200 000 đồng cho việc đọc sách hàng tháng. Điều này cho thấy
ngân sách sinh viên Đại học Ngoại thương có thể dành cho sách là khá thấp.
Do mốt < trung vị < trung bình cộng nên chi phí trung bình hàng tháng dành cho sách của sinh viên Ngoại
thương phân phối lệch phải.

19

Chi phí dành cho sách của sinh viên Ngoại thương rất eo hẹp. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc tổng
ngân sách mỗi tháng các bạn nhận được từ gia đình không hề nhiều. Đối tượng thực hiện phiếu điều tra
chủ yếu là sinh viên năm 1, năm 2 và năm 3 nên không nhiều bạn đã có thể tìm được công việc để tăng
thu nhập cũng như học được cách để cân đối chi tiêu hiệu quả. Một số sinh viên còn chia sẻ thêm rằng, họ
thường mượn hoặc thuê sách chứ không bỏ tiền mua sách nên chi phí dành cho việc đọc sách không hề
cao. Đây có lẽ là giải pháp hữu hiệu để các bạn có thể tiếp cận và thu nạp kiến thức mới mà không phải
quá lo lắng hay băn khoăn về vấn đề tài chính

3.4.5 Ảnh hưởng của các dịch vụ hỗ trợ đọc sách của thư viện

Các dịch vụ hỗ trợ đọc sách hay việc tổ chức phục vụ tài liệu cho người đọc là một hoạt động của thư
viện nhằm thúc đẩy, phát triển và thỏa mãn nhu cầu, hứng thú đọc tài liệu thông qua việc tuyên truyền,
hướng dẫn và cung cấp tài liệu dưới nhiều hình thức. Các dịch vụ hỗ trợ đọc sách bao gồm các hình thức
tổ chức và phương pháp phục vụ người đọc trong và ngoài thư viện.
“Các dịch vụ hỗ trợ đọc sách luôn được coi là công tác quan trọng nhất của thư viện. Bởi vì, thông
qua công tác này vốn tài liệu quý giá của thư viện mới được sử dụng có hiệu quả, mới phát huy được tác
dụng trong phát triển mọi mặt của đất nước, từ đó vị trí, vai trò xã hội của thư viện mới được khẳng
định”. Trong thực tiễn hoạt động của thư viện cho thấy các dịch vụ hỗ trợ việc đọc sách có rất nhiều vai
trò khác nhau song nổi bật là dịch vụ hỗ trợ được ví như “chiếc cầu” nối liền người đọc với vốn tài liệu.
các dịch vụ hỗ trợ sẽ giúp cho vốn tài liệu của thư viện được khai thác, sử dụng và thư viện có thể tìm
hiểu và nắm được nhu cầu đọc, nhu cầu tin của người đọc và chính điều đó là cơ sở của các hoạt động
khác trong thư viện.

Nhận thức được đầy đủ vai trò và ý nghĩa to lớn của việc phục vụ người đọc trong thư viện nói
riêng và trong xã hội nói chung, trong nhưng năm gần đây công tác phục vụ người đọc của thư viện đã và
đang đạt được nhiều tiến bộ trên các mặt hoạt động.
Trước đây, thư viện trường chọn hình thức phục vụ thông qua phiếu yêu cầu. Ngày nay với sự trợ
giúp của các thiết bị kiểm soát tài liệu sinh viên có thế tra tìm tài liệu ngay ở nhà bằng cách lên trang web
của thư viện để rút ngắn thời gian tra tìm tài liệu, chờ mượn tài liệu, giảm bớt công sức của cán bộ thư
viện và đồng thời kích thích nhu cầu đọc, nhu cầu tin, tạo điều kiện cho người đọc được tiếp xúc trực tiếp
với tài liệu, nhiều thư viện đã chuyển sang hình thức phục vụ tự chọn. Đây là hình thức phục vụ có nhiều

20

ưu điểm, được áp dụng phổ biến trong các thư viện tiên tiến, rất phù hợp với việc lưu thông tài liệu
(mượn và trả tài liệu) và có sử dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp cho phép quản lý người đọc và
tài liệu bằng mã vạch, quản lý việc mượn, trả tài liệu qua đầu đọc, cầm tay hay tự động.
Để nâng cao chất lượng phục vụ người đọc chúng ta không thể phủ nhận vai trò của người cán bộ
thư viện. Có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về vài trò của người cán bộ thư viện, có những học giả
cho rằng trong thư viện, máy móc kỹ thuật mới là điều quyết định sự thành công của thư viện, có quan
điểm lại cho rằng trong thư viện người cán bộ (thủ thư) mới là quan trọng. Người cán bộ thủ thư luôn
được nâng cao trình độ thì mới có khả năng đáp ứng được yêu cầu phức tạp và đa dạng của người đọc.

3.4.6 Đánh giá của SV về việc đọc sách hiện nay
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện truyền thông điện tử,
tin học đã đem đến rất nhiều tiện ích cho con người. Sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông,
các hoạt động sản xuất kinh doanh, giao lưu, trao đổi văn hóa,… đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo chiều
hướng tích cực. Bên cạnh đó, nó cũng mang tới một số ảnh hưởng tiêu cực đặc biệt là giới trẻ mà đối
tượng chính là học sinh, sinh viên.
Nhiều người cho rằng, lười đọc sách là căn bệnh trầm kha của sinh viên (SV) hiện nay. Sau khi nghiện
cứa về vấn đề này và kết luận cuối cùng là sinh viên đang rất ít dành thời gian cho đọc sách.Được biết
lượng đầu sách và bản sách của thư viện khá phong phú nhưng sinh viên thường đến Thư viện trường

mượn giáo trình đồ án khi làm luận án luận văn. Theo thống kê của nhóm thì số lượng sinh viên đọc sách
chủ yếu là năm cuối và các loại sách chủ yếu là chuyên nghành và đọc trên tinh thần bắt buộc. Thông
thường, khi giáo viên (GV) yêu cầu thuyết trình, tập giảng, làm đề tài thì SV mới đến thư viện mượn
sách, hoàn thành đề tài thì khỏi đến.
Vậy vì sao sinh viên lại dần mất đi văn hóa đọc đến vậy ? Đầu tiên là ngày nay văn hóa nghe nhìn đã lấn
át văn hóa đọc. Các thiết bị nghe nhìn hiện đại như: điện thoại di động, máy nghe nhạc MP3, máy xem
phim MP4, internet… rất phổ biến và tiếp cận sâu rộng trong giới trẻ. Sự tiện ích của các phương tiện trên
đã làm cho SV dần dần lười đọc sách. Nhiều SV cho rằng: Tất cả nằm ở internet, cứ “enter” sẽ có tất cả,
không cần phải tra cứu sách.
Nguyên nhân thứ hai khiến nhiều SV quay lưng với văn hóa đọc là sự bận rộn. Họ cho rằng không thể
ngồi cầm quyển sách mà “nhâm nhi” như các cụ ngày xưa. Học, làm thêm, giải trí và cả thời gian để…
yêu nữa đã chiếm hết quỹ thời gian của họ. Khi làm bài, họ chỉ đọc chắp vá ở đâu đó hoặc download
những bài viết có sẵn từ internet. Thời buổi @, họ chạy đua với thời gian để kiếm tiền, để cạnh tranh tìm
việc làm nên việc đọc và nghiền ngẫm các tác phẩm là không tưởng, là “hâm”
Một nguyên nhân rất quan trọng là cách học từ thời kỳ học phổ thông cho đến đại học, cao đẳng chưa tạo
cho SV thói quen đọc sách. Cách học văn theo mẫu rập khuôn, khô cứng, gò bó, dạy học theo kiểu đọc

21

chép đã triệt tiêu nhu cầu, khả năng đọc sách của SV. Bên cạnh đó, giá sách khá cao cũng là một nguyên
nhân nữa để hạn chế việc đọc sách của SV.
Sinh viên quay lưng với văn hóa đọc là thực trạng đáng lo ngại. Chắc chắn sẽ không có SV không đọc
sách mà có kiến thức sâu rộng và giàu các kỹ năng học tập cũng như kỹ năng sống. Văn hóa đọc vừa là
cách tiếp cận thông tin, cách học tập, lĩnh hội tri thức bền vững vừa là một nét văn hóa lâu đời gắn liền
với con người. Sách luôn là người thầy vĩ đại, người bạn trung thành và gần gũi nhất. Cho dù phương tiện
nghe nhìn hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế cho việc đọc sách của con người. Và tất nhiên, không
thể mất văn hóa đọc.

3.5 Một số kiến nghị/giải pháp để nâng cao thời gian đọc sách của sinh viên

3.5.1 Đánh giá chung
Nhìn chung, đa phần các sinh viên đã có phần nào sự hiểu biết về các ích lợi từ việc đọc sách cũng như
các tác động ành hưởng đến việc học tập và đời sống nếu lười đọc sách. Những luồng ý kiến của các sinh
viên mà chúng tôi khảo sát dù có khác nhau nhưng đều khá hợp lí. Tuy nhiên, có thể thấy sinh viên
trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam còn khá thờ ơ với việc đọc sách, chưa hiểu hết được tầm quan
trọng của việc đọc sách mà chỉ miễn cưỡng đọc những quyển sách chuyên ngành phải đọc. Theo khảo sát
của chúng tôi cho thấy:
Từ những nguồn số liệu chúng tôi phân tích được cho thấy sinh viên vẫn chưa thật sự hào hứng và giành
nhiều thời gian cho việc đọc sách.Vì vậy chúng tôi xin phép được đưa ra 1 số giải pháp để khơi dậy niềm
ham mê, thích thú khi đọc sách từ đó nâng cao thời gian đọc sách của sinh viên

3.5.2 Một số giải pháp để nâng cao thời gian đọc sách của sinh viên
Xuất phát từ thực trạng văn hoá đọc sách của sinh viên hiện nay, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp đối
với sinh viên trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao thời gian đọc sách trong sinh viên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam:

Cần kết hợp với các công ty sách để tổ chức các hội chợ sách, nhằm giới thiệu quảng bá về sách,

đồng thời cần có những đợt khuyến mãi, những chương trình bán sách giảm giá cho đối tượng sinh viên
để khuyến khích sinh viên mua sách, tài liệu duy trì và phát triển thói quen đọc sách trong sinh viên.

Tăng cường tuyên truyền phát triển văn hóa đọc sách trong cộng đồng, trong các hoạt động đoàn

thể của sinh viên.

Nhà trường hàng năm nên tổ chức một ngày gọi là ngày đọc sách của trường, trong đó có thi đọc

sách và giới thiệu sách, và các hoạt động khác liên quan đến việc đọc sách. Tinh thần chủ đạo là đọc có
chọn lọc và quảng bá sách, do vậy nhà trường cần có mối liên hệ thường xuyên với các nhà sách,nhà xuất
bản và các cơ quan hữu quan để tổ chức ngày đọc sách có hiệu quả.

22

Các tập thể, Đoàn, hội có thể tổ chức chương trình đọc sách miễn phí vào 1 ngày cố định trong

tuần tại khuôn viên trường học để tạo cơ hội cho các bạn sinh viên có cùng sở thích đọc sách có cơ hội
chia sẻ kinh nghiệm chọn sách,giới thiệu với nhau những cuốn sách hay mình đã đọc.Các sinh viên được
thể hiện sở thích đọc sách,văn hóa đọc của bản thân, từ đó lan truyền tinh thần yêu thích sách,ham đọc
sách giữa các sinh viên với nhau.

Nhà trường nên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách cho sinh viên nhằm hưởng

ứng ngày Sách và băn quyền thế giới ngày 23.4 hằng năm để lôi cuốn và thu hút sinh viên như: Tiển lãm
sách, báo, tạp chí, tổ chức hội nghị bạn đọc, thi đọc sách, thuyết trình, giới thiệu về sách; phối hợp với các
đơn vị, nhà xuất bản, nhà sách tặng sách,giảm giá sách,trợ giá sách cho sinh viên

Cần đầu tư hơn nữa cho các hệ thống thư viện, đặc biệt là hệ thống thư viện phổ thông, đảm bảo

cho các sinh viên được sử dụng thư viện trường học như một công cụ học tập có hiệu quả và quan trọng
hơn là xây dựng thói quen đọc và giáo dục kỹ năng đọc, kỹ năng khai thác tri thức trong thư viện cho
thanh thiếu niên, kể cả khai thác tri thức trong môi trường điện tử.

Các thư viện cần thường xuyên có các buổi nói chuyện chuyên đề, hoặc tậphuấn về nghiệp vụ thư

viện hiện đại. Các thư viện cần phải bám sát các nhu cầu và mong muốn của sinh viên, tiếp tục nghiên
cứu thói quen đọc sách của họ để có thể kịp thời thiết lập lại các bộ sưu tập, hệ thống và dịch vụ cho phù
hợp. Đồng thời phải phát triển, thử nghiệm và triển khai các hình thức phục vụ mới như: các thiết bị đọc
cá nhân, di động, dịch vụ mạng… để góp
gìn giữ và phát triển văn hóa đọc, tạo mối quan hệ lâu dài và bền vững giữa thư viện và độc giả.Cải thiện,
nâng cao chất lượng, nội dung sách phong phú và hấp dẫn hơn,giá cả hợp lý, hợp với túi tiền của sinh
viên, với các hình thức, biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn đọc phong phú, đa dạng và hiện đại.

Thực hiện tuyên truyền bằng mạng xã hội: Ngày nay, các trang mạng xã hội như facebook, zing

me,twitter…đang phổ biến rộng rãi trong giới trẻ với lượng truy cập rất lớn. Nhàtrường có thể sử dụng
những trang mạng xã hội này để tuyên truyền, cung cấp thông tin về sách đến với sinh viên một cách hiện
đại và gần gũi.
Biện pháp thực hiện:
+ Thành lập một trang (fan page) trên mạng xã hội như facebook. Trangnày sẽ do CLB sách của trường
hoặc Đoàn/Hội đảm nhiệm quản lý.
Trang Facebook này sẽ cung cấp:
+ Thông tin về sách mới của các nhà xuất bản uy tín (Trí Việt, Nhã Nam,NXB Trẻ…).
+ Thông tin về các hội chợ sách, cuộc thi về sách.

23

+ Cập nhật thông tin về sách mới của thư viện trường. Ngoài ra còn chuyên mục “Sách và bạn”. Các bạn
sinh viên sẽ viết bàn cảm nhận(review) về một quyển sách mà mình yêu thích nhất. Bài cảm nhận nào hay
nhất sẽ được chọn đăng trên trang chủ và được một khoản nhuận bút tượng trưng

Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Qua điều tra thực tế tình hình đọc sách của sinh viên Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, có thể thấy rằng,
các bạn sinh viên có niềm yêu thích rất lớn với sách – kho tàng tri thức của nhân loại khi phần lớn chia sẻ
thích đọc sách. Tuy nhiên một điều khá đáng tiếc là ngân sách dành cho đọc sách của sinh viên Nông
Nghiệp còn eo hẹp và các bạn lại chưa sắp xếp được thời gian đọc sách hợp lý khi thời gian đọc sách
trung bình chỉ chiếm một phần không lớn trong quỹ thời gian tự nhiên của một ngày là 24h.
Khi các bạn đang theo học năm 1-3 tại trường. Việc học tập dường như chưa quá nặng nề và cuộc sống
chưa thực sự có áp lực quá lớn nên các bạn sinh viên thích đọc nhất là truyện tranh/truyện cười phục vụ
nhu cầu giải trí hay truyện dài/tiểu thuyết tình yêu, rất phù hợp với tâm lý các bạn trẻ. Thông qua kết quả
điều tra về những loại sách mà sinh viên Nông nghiệp thường đọc, có một tín hiệu đáng mừng là các bạn
đọc sách có định hướng (các bạn dễ dàng trả lời được loại sách mình hay đọc) và mục đích rõ ràng (thu
nạp kiến thức mới, giải tỏa căng thẳng…).
Không thể phủ nhận ngân sách eo hẹp hạn chế rất nhiều việc tiếp cận tri thức của sinh viên Nông nghiệp
nói riêng và tất cả mọi người nói chung, nhưng có một sự thực là thư viện Lương Định Của không phải là
địa chỉ sinh viên ưa thích tìm tới để khắc phục khó khăn này. Để nâng cao chất lượng phục vụ của thư
viện, khuyến khích các bạn tìm tới thư viện thường xuyên hơn, thư viện nên đổi mới cơ sở vật chất, có
thêm nhiều chương trình hoạt động nhằm đưa mình lại gần hơn với sinh viên, trở thành một địa chỉ tin
cậy đối với sinh viên
Một ý tưởng được nhóm đề xuất và bất ngờ được nhiều các bạn sinh viên ủng hộ là thành lập CLB Sách
phi lợi nhuận nhằm tạo chuyển biến tích cực tới tình hình đọc sách còn nhiều tồn tại ở Học Viện. Tuy vậy
để khẳng định được hiệu quả hoạt động của mình, CLb nếu thực sự ra đời cần phải nỗ lực rất nhiều trong
việc hoạch định đường hướng, tổ chức và duy trì hoạt động.
Về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn sách của sinh viên Nông nghiệp, xếp ở vị trí thứ nhất là nội
dung, tiếp sau là nhận xét của người từng đọc, tác giả/nhà xuất bản, giá cả, 2 yếu tố bìa sách và chất
lượng sách. Kết quả điều tra này phần nào thể hiện sinh viên Nông nghiệp có những lựa chọn tiêu dùng
khá thông minh và hiệu quả. Các nhà xuất bản hay nhà sách nếu muốn tiếp cận với sinh viên Nông nghiệp
nên chú trọng đầu tư vào nội dung của tác phẩm, nâng cao uy tín của mình trong mắt sinh viên thay vì lựa
chọn chiến lược cạnh tranh bằng giá thường thấy.

24

Có nhiều yếu tố tác động tới hiệu quả đọc sách của sinh viên Ngoại thương, trong đó kĩ năng đọc sách
được đánh giá là quan trọng nhất. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác như không gian địa điểm đọc sách,
tâm trạng… Thời gian dành cho đọc sách của sinh viên không có mối tương quan chặt chẽ với điểm số
trung bình chung học tập bởi kết quả học tập phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, như yếu tố hiệu quả
tiếp thu những kiến thức từ sách, kĩ năng phân tích tổng hợp thông tin…
Từ những kết quả nghiên cứu thực tế trên, nhóm điều tra hi vọng sẽ giúp những cá nhân, tổ chức có trách
nhiệm hiểu rõ hơn về thực trạng tình hình đọc sách của sinh viên Nông nghiệp, đồng thời đưa ra một số
đề xuất, gợi ý để thư viện Lương Định Của và các nhà xuất bản tiếp cận với sinh viên Nông nghiệp.
Chúng em mong rằng công tác điều tra này sẽ là cầu nối giữa sinh viên Nông nghiệp và các cá nhân, tổ
chức liên quan vì mục tiêu nâng cao hiệu quả đọc sách của sinh viên Nông nghiệp trong tương lai.

4.2 Kiến nghị
4.2.1 Đối với sinh viên
Đọc sách có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên. Đọc sách
được coi là một bộ phận của quá trình học tập, nó gắn liền với hoạt động dạy của giảng viên. Kỹ năng đọc
sách giúp sinh viên nắm vững, hệ thống tri thức, mở rộng, đào sâu tri thức, làm tăng thêm sự hiểu biết của
bản thân về các nội dung kiến thức chuyên ngành cũng như các kiến thức xã hội khác.
Đọc sách giúp cho sinh viên có thể phát triển nhận thức, phát triển trí tuệ, phát triển và trau dồi vốn ngôn
ngữ, đặc biệt là các từ thuật ngữ chuyên ngành đang theo học.
Do đặc thù các môn học của ngành Kinh tế đòi hỏi tính cập nhật thực tiễn cao, đặc biệt các môn học
chuyên ngành như Kế toán, Tài chính doanh nghiệp, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, tín dụng ngân
hàng, kiểm toán,…phải tuân theo các quy định mới của Nhà nước. Vì vậy, sinh viên cần phải thường
xuyên đọc sách, nghiên cứu tài liệu để bắt kịp với sự thay đổi của những chính sách kinh tế mới cũng như
sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới.
Quy trình đọc sách của sinh viên có thể được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Sinh viên xác định mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ học tập do giảng viên đề ra và ý nghĩa của

việc hoàn thành các nhiệm vụ đó.
Bước 2: Chọn sách và tài liệu phù hợp với sự hướng dẫn của giảng viên, sắp xếp sách và tài liệu theo
thứ tự ưu tiên, nên chọn các tài liệu có tính cập nhật mới nhất, các chế độ, quy định, thông tư hướng dẫn
ban hành gần nhất.
Bước 3: Nghiên cứu kỹ tài liệu bắt buộc và các tài liệu khác

25

3.3.1 Lý do, mục tiêu, loại sách đang đọc … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 133.3.2 Hình thức đọc, phương pháp đọc, thời gian, khoảng trống … … … … … … … … … … … … … … … … .. 143.3.3 Các yếu tố chọn sách … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 163.4 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tác động đến thời hạn đọc sách … … … … … … … … … … … … … … … 183.4.1 Ảnh hưởng của tâm trạng đọc … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. 183.4.2 Ảnh hưởng của giá thành … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 183.4.3 Ảnh hưởng của tín chỉ đăng kí … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. 193.4.4 Ảnh hưởng của mức thu nhập, tiêu tốn cho sách, … … … … … … … … … … … … … … … … … …. 193.4.5 Ảnh hưởng của những dịch vụ tương hỗ đọc sách của thư viện … … … … … … … … … … … … … … …. 203.4.6 Đánh giá của SV về việc đọc sách lúc bấy giờ … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …. 213.5 Một số yêu cầu / giải pháp để nâng cao thời hạn đọc sách của sinh viên3. 5.1 Đánh giá chung … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 223.5.2 Một số giải pháp để nâng cao thời hạn đọc sách của sinh viên … … … … … … … … … … … … …. 22P hần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ4. 1 Kết luận … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …. 244.2 Kiến nghị … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 254.2.1 Đối với sinh viên … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. 254.2.2 Đối với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …. 264.2.3 Đối với Khoa, Học viện … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 27PH ỤC LỤC … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …. 31T ÀI LIỆU THAM KHẢO … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. 31L ỜI CẢM ƠNVăn hóa đọc của giới trẻ thời nay bộc lộ ở nhiều góc nhìn như thời hạn dành cho đọc sách, những loạisách thường đọc …. cũng phác họa nên một bức tranh sơ lược về quy trình hội nhập của những “ trí thứcViệt ” vào quốc tế tri thức muôn màu muôn vẻ và biến hóa không ngừng. Với mối chăm sóc thâm thúy về tình hình đọc sách của sinh viên nói chung và của sinh viên Học Viện NôngNghiệp Việt Nam nói riêng, cùng với những công cụ thiết yếu khởi đầu được trang bị trong quy trình họctập mônPhương pháp nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “ Nghiên cứu thời hạn đọc sách củasinh viên trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam ” để đi sâu tìm hiểu và khám phá. Do cuộc tìm hiểu chỉ được triển khai trong thời hạn ngắn cũng như khoanh vùng phạm vi tìm hiểu không lớn nên sẽkhông tránh khỏi những sai sót, nhóm nghiên cứu rất mong sự góp ý của thầy giáo để bài nghiên cứuđược triển khai xong hơn. Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên : Đồng Đào Dũng đã tận tình hướng dẫn nhóm thựchiện bài nghiên cứu. Xin cảm ơn những sinh viên Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡchúng tôi hoàn thành xong đề tài nghiên cứu này. DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊHình 1 : Các loại sách sinh viên Nông Nghiệp hay đọcHình 2 : Không gian khi đọc sách của sinh viênHình 3 : Tỷ lệ sinh viên Nông nghiệp liên tục lên thư việnHình 4 : Địa điểm đọc sách của Sinh viên VNUAPhần 1. MỞ ĐẦU1. 1 Đặt vấn đềXã hội thời nay đã tăng trưởng và biến hóa rất nhiều, dấu vết thời xưa cũng đã dần phai nhòa. Vậy tại saochũng ta hoàn toàn có thể biết được xã hội, con nguời thời xưa như thế nào. Để biết được tổng thể những điều đóchũng ta phải cần đến sách. Vậy sách có vai trò gì với trái đất. Sách đã đi vào đời sống của chúng tarất lâu. Nó đã trở thành món ăn ý thức không hề thiếu của mỗi người. Đọc sách giúp ta tích góp đượcnhiều kinh nghiệm tay nghề, mở mang kỹ năng và kiến thức nâng cao hiểu biết trên nhiều nghành, tu dưỡng tâm hồn, tìnhcảm, lẽ sống, cung ứng nhu yếu vui chơi lành mạnh cho con người và đặc biệt quan trọng đọc sách giúp ta cảm thấythoải mái, yêu đời hơn. Đọc sách để trở thành những nhà chỉ huy như cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan hay thống đốc banggiàu có hang đầu của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ-Canifornia như Arnold Schwazenegger. Tuy nhiên, để đạtđược hiệu suất cao tốt, cần phải có những quyển sách hay, tương thích với lứa tuổi và việc cần chú trọng nhiềunhất đó chính là cách đọc sách. Đọc sách phải nghiên cứu, suy ngẫm tìm tòi, chắt lọc những điều hay đểáp dụng vào đời sống chứ không phải đọc để lấy thành tich. Đọc sách nhiều mà không hiểu chỉ làm chochúng ta cảm thấy thêm stress, chứ không giúp ta mở mang thêm kỹ năng và kiến thức. Vì vậy cầm trong tay mộtquyển sách hay chưa phải là tốt mà toàn bộ phụ thuộc vào vào việc mà tất cả chúng ta có biết đọc sách đó haykhông. Trước khi có những phương tiện đi lại nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thôngtin, văn hóa truyền thống và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu qua những phương tiện đi lại thông tin đạichũng như Truyền hình, phim ảnh, Internet … Văn hóa đọc vì vậy có những bước đổi khác về chất … Cácphương tiện nghe, nhìn có vẻ như nhiều lợi thế hơn, mê hoặc hơn so với sách, và trong thực tiễn chúng đang có xuhướng cạnh tranh đối đầu và ép chế văn hóa truyền thống đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một nụ cười, một thói quen của rấtnhiều người thì thời nay thói quen ấy đang có rủi ro tiềm ẩn bị mất dần đi. Để cung ứng nhu yếu đọc, tìm kiếm thông tin tài liệu đó thì không hề không nhắc tới vai trò quan trọngcủa thư viện. Thư viện với tư cách là nơi phân phối tài liệu rất đầy đủ nhất, đúng mực nhất, nhanh gọn nhất, kịp thời nhất, hoàn toàn có thể cung ứng và thoả mãn mọi nhu yếu của người sử dụng. Thư viện sẽ là một ngân hàngkiến thức vô tận để cho sinh viên làm giàu thêm kiến thức và kỹ năng của mình để làm hành trang vào đời lập thânlập nghiệp. Thư viện Lương Định Của nằm trong trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam là một trong những Thưviện lớn trong mạng lưới hệ thống thư viện của học viện chuyên nghành. Chính vì thế, nhóm em chọn đề tài : “ Nghiên cứu thời hạn đọc sách của sinh viên trường Học Viện NôngNghiệp Việt Nam ”. Nhằm khám phá tình hình về văn hóa truyền thống đọc của sinh viên trong thời đại số, đồng thờinâng cao nhạn thức của sinh viên về vai trò của sách và văn hóa truyền thống đọc. Để từ đó đưa ra một số ít giải phápphát triển văn hóa truyền thống đọc của sinh viên và tạo điều kiện kèm theo tốt nhất cho sinh viên. 1.2 Mục tiêu nghiên cứuĐiều tra, xác lập được quỹ thời hạn mà những bạn sinh viên trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam vàđề xuất đươc những giải pháp tối ưu, xu thế tăng trưởng văn hóa truyền thống đọc của sinh viên. 1.3 Đối tượng và khoanh vùng phạm vi nghiên cứ – Đối tượng tìm hiểu : sinh viên hệ ĐH chính quy của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam ( trongphạm vi bài tìm hiểu này, nhóm xin thống nhất gọi là “ sinh viên Nông Nghiệp ” ) Thời gian tìm hiểu : 25 – 15/4/2015 Trong khoảng chừng thời hạn tìm hiểu, nhóm nghiên cứu đã tích cực đưa những phiếu tìm hiểu đến tới sinh viên ởnhiều khóa nhất hoàn toàn có thể. Thông tin từ phiếu tìm hiểu được tích lũy từ những khóa 58, 57, và 56 với sự thamgia của cả những bạn nam và nữ góp thêm phần nâng cao tính đúng mực và hiệu suất cao của cuộc tìm hiểu. Tuy vậy, những tác dụng thu được từ cuộc tìm hiểu chỉ mang đặc thù tương đối. Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2. 1 Cơ sở lý luận về yếu tố nghiên cứuĐể có cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đó cần tập trung chuyên sâu xử lý yếu tố sau : – Nghiên cứu quỹ thời hạn của sinh viên – Nâng cao văn hóa truyền thống đọc sáchNghiên cứu những giải pháp sao cho đọc sách có hiệu suất cao nhất và lĩnh hội được tri thức một cách có chọnlọc2. 1.1 Khái niệm ( hoặc định nghĩa ) 2.1.1. 1. Khái niệm tín chỉ ở bậc đại họcTín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kỹ năng và kiến thức, kĩ năng của một môn học mà người học cần phảitích lũy trong một khoảng chừng thời hạn nhất định trải qua những hình thức : ( 1 ) học tập trên lớp ; ( 2 ) học tậptrong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm những phần việc khác ( có sự hướng dẫn của giáo viên ) ; và ( 3 ) tựhọc ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, xử lý yếu tố hoặc chuẩn bị sẵn sàng bài v.v. Tín chỉ còn được hiểu làkhối lượng lao động của người học trong một khoảng chừng thời hạn nhất định trong những điều kiện kèm theo học tậptiêu chuẩn. 2.1.1. 2. Khái niệm sách, văn hóa truyền thống đọcSách là một mẫu sản phẩm của xã hội, là một công cụ để tích góp, truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệkhác. Sách tiềm ẩn những giá trị văn hóa truyền thống niềm tin ( những tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn ) thuộccác hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật và thẩm mỹ khác nhau, được ghi lại dưới những dạng ngôn từ khác nhau ( chữviết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu, … ) của những dân tộc bản địa khác nhau nhằm mục đích để tàng trữ, tích góp, truyền bá trongxã hội. Sách là một khái niệm mở, hình thức sách còn được biến hóa và cấu thành những dạng khác nhau theo cácphương thức chế tác và nhân bản khác nhau, tùy thuộc vào môi trường tự nhiên sống và sự tăng trưởng của khoa họccông nghệ ở mỗi thời đại. Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó lứng xửđọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá thể, của hội đồng xã hội và của những nhà quản trị và cơquan quản trị nhà nước. Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xáchơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá thể. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần : thói quen đọc, sở trường thích nghi đọc và kỹ năng và kiến thức đọc. Ba thành phần này cũng là ba lớp, ba vòng tròn không đồngtâm, ba vòng tròn giao nhau. 2.1.1. 3 Một số đặc thù của việc đọc sách và việc đọc sách của sinh viêna ) Vai trò của việc đọc sáchỞ trung học phổ thông, học viên chỉ cần vững kỹ năng và kiến thức thầy cô dạy trên lớp và làm bài tập được giao, giáo viên liên tục có những bài kiểm tra, nhìn nhận dành cho học viên. Tuy nhiên khi học lên ĐH thì yêucầu hoạt động giải trí học tập của sinh viên đã khác hẳn, trong đó tự học là chiêu thức, phương pháp cơ bản màsinh viên phải thực thi liên tục. Đối với sinh viên ĐH, học có chiêu thức là vô cùng quantrọng. Giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn, phân phối tài liệu, hướng dẫn đề tài, sinh viên phải tựbiết cách sắp xếp thời hạn và trình tự nghiên cứu những kiến thức và kỹ năng cơ bản và lan rộng ra khám phá những vấnđề tương quan. Thêm vào đó, không còn sự giám sát gắt gao của giáo viên, sinh viên phải tự nỗ lực để cóthể đạt hiệu suất cao cao trong kì thi kết thúc môn học. Đọc sách giúp sinh viên nâng cao năng lượng tư duy, tìm tòi tò mò ra những yếu tố mới, nó giúp sinhviên hiểu rõ thực chất của yếu tố một cách thâm thúy nhất, một người sinh viên tuy có rất đầy đủ mọi điều kiệnđể học tập ( thầy giỏi, tài liệu hay … ) vẫn không hề thành công xuất sắc được nếu như không tự mình đào sâu suynghĩ. b ) Bản chất của việc đọc sáchMỗi tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng, bất kỳ việc gì, dù lớn hay bé đều nhu yếu sự nỗ lực rất là mình. Thựcchất đọc sách là một quy trình học tập, một quy trình nhận thức không trực tiếp có thầy giáo, đó là mộtquá trình “ lao động khoa học ” khó khăn vất vả hơn nhiều so với có thầy giáo hướng dẫn. Có thể nói quy trình đọcsách của sinh viên là một quá trình tự nỗ lực, quyết tâm, tích cực để nâng cao kiến thức và kỹ năng, kĩ năng và traudồi kinh nghiệm tay nghề của những người đi trước. Nếu thiếu sự nỗ lực thì sinh viên không hề đạt hiệu quả tốt, đây cũng chính là điều kiện kèm theo để sinh viên nâng cao chất lượng học tập của bản thân và những trường đại họcnâng cao chất lượng giáo dục. c ) Nguyên tắc bảo vệ việc đọc sách có hiệu quảMột yếu tố có tính khoa học khi nào cũng được kiến thiết xây dựng trên những cơ sở và nguyên tắc nhất định, việcđọc sách muốn đạt hiệu suất cao cao cần tuân thủ những nguyên tắc sau : 1 ) Bảo đảm tính khoa học của quy trình đọc : Đọc sách là một quy trình lao động trí tuệ khó khăn, vìvậy càng yên cầu tính khoa học. Càng khoa học thì hiệu suất cao hoạt động giải trí tự học càng được nâng cao. 2 ) Đọc sách không chỉ củng cố kỹ năng và kiến thức thường thì mà còn đưa kỹ năng và kiến thức ấy vào thực tiễn, cọ xátvới thực tiễn, rút ra những thiếu sót, sai lầm đáng tiếc từ đó ngày càng nâng cao hiểu biết3 ) Bảo đảm nâng cao dần đến năng lực đọc, củng cố kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo, trau dồi kiến thức và kỹ năng, tiếp thu tinhhoa của quốc tế có tinh lọc. 2.1.3 Tổng hợp những nghiên cứu trước đây về yếu tố nghiên cứuThực trạng văn hóa truyền thống đọc của sinh viên chuyên ngành thư viện thông tin, trường Đại học Văn hóaHà Nội ( Năm 2011 ) Tác giả : ThS. Lê Thị Thúy Hiền – Giảng viên Khoa Thư viện – tin tức Trường Đại học Văn hóa Hà NộiPhương pháp nghiên cứu : + Điều tra bằng phiếu hỏi + Phân tích và tổng hợp tài liệu + Quan sát + Tổng hợp tài liệuMục tiêu : Đề tài tập trung chuyên sâu nghiên cứu, khảo sát tình hình văn hoá đọc sinh viên chuyên ngànhthư viện thông tin, đồng thời đề xuất kiến nghị giải pháp định hướng tăng trưởng văn hoá đọc cho sinh viên TrườngĐại học Văn hóa Hà NộiKết quả nghiên cứu ( giải pháp ) Hiện nay một bộ phận không nhỏ sinh viên chỉ thích lướt web, chơi game, dạo phố, shopping nhiều hơn làđọc sách. Để góp thêm phần vào việc phát trển văn hóa truyền thống đọc cho sinh viên thư viện, thầy ( cô ) đóng một vai tròkhá quan trọng. Khi học, nếu thầy ( cô ) giáo cho sinh viên đọc nhiều tài liệu và có cách kiểm tra phù hợptùy từng môn đơn cử thì bắt buộc sinh viên phải tìm tòi và đọc hết những tài liệu đó. – Đối với thầy ( cô ) dạy chuyên ngành : + Giao cho sinh viên đọc những tài liệu tương quan đến môn học và những tài liệu khác không liênquan đến môn học nhưng có có ích trong việc làm sau này. + Định hướng cách đọc cho sinh viên, hoàn toàn có thể đặt ra những câu hỏi trước bắt buộc sinh viên phảiđọc tài liệu mới vấn đáp được. + Có thể gợi ý nguồn tài liệu, nếu không có những tài liệu thầy ( cô ) giao cho sinh viên đọc mà họkhông thể tìm thấy. + Phải có cách kiểm tra xem sinh viên có đọc tài liệu được thầy ( cô ) giao không. – Đối với sinh viên : + Phải có ý thức đọc tài liệu mà thầy ( cô ) giáo. + Phải có kiến thức và kỹ năng đọc, tức là đọc như thế nào và rút ra được những gì sau khi đọc. Hà Sơn Tùng ( 2010 ), Đọc sách là biểu tượng văn hóa và văn minh. Tra cứu từ : http://www.thcslequydonq3.edu.vn/danh-muc-chinh/thu-vien-nha-truong/bai-viet/doc-sach-la-bieu-tuongcua-van-hoa-va-van-minh/Nguyễn Hữu Viêm ( 2009 ), Văn hóa đọc và tăng trưởng văn hóa truyền thống đọc ở Nước Ta. Tra cứu từ : http://www.nlv.gov.vn/nlv/index.php/20091119239/Van-hoa-doc/Vanhoa-doc-va-phat-trien-van-hoa-doco-Viet-Nam.htmlHiền Chương ( 2005 ), “ Sách là thức ăn không hề thiếu của trí tuệ ”, Sách và đời sống, ( 8 ), tr. 12. Phan Tất Đắc ( dịch ) ( 2006 ), Đọc sách là một phương tiện đi lại tu dưỡng trí nhớ và tư duy, www.chungta.com. vn2. 2 Phương pháp nghiên cứuTrên cơ sở của những điều kiện kèm theo và đặc thù nêu trên, cách tiếp cận hài hòa và hợp lý để đạt được tiềm năng nghiêncưu là việc sử dụng những giải pháp nghiên cứu gồm có : a ) Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệuTổng quan những tài liệu tương quan đến yếu tố nghiên cứu, nghiên cứu và phân tích, tập hợp, thiết kế xây dựng cơ sở lý luận choviệc nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tác động đến thời hạn đọc sách. b ) Phương pháp phỏng vấnPhỏng vấn sinh viên về tình hình đọc sách của sinh viên Học Viện Nông Nghiệp Việt Namc ) Phương pháp điều traSử dụng phiếu hỏi để tìm hiểu nhằm mục đích mục tiêu khám phá những yếu tố tác động ảnh hưởng đến sinh viên về yếu tố đọcsách, mức độ, hình thức đọc sách của sinh viên … d ) Phương pháp xử lý tài liệu bằng thống kê toán họcNgoài ra kĩ thuật sử dụng : – Thu thập, xử lí thông tin, tài liệu cơ bản. – Khai thác ứng dụng tương thích với nội dung nghiên cứuPhần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3. 1 Sơ lược về Học viện Nông nghiệp Việt NamHọc viện Nông nghiệp Nước Ta trước là Trường Đại học Nông nghiệp Thành Phố Hà Nội ( tên tiếng Anh : VietnamNational University of Agriculture, viết tắt VNUA ) là một trường ĐH chuyên về nông nghiệp đóng ởThị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm. Nhiều năm qua, trong mạng lưới hệ thống giáo dục ĐH Nước Ta, Học viện Nông nghiệp Nước Ta được coi làmột trong những cơ sở huấn luyện và đào tạo lớn, có uy tín, có bề dày lịch sử vẻ vang, có truyền thống cuội nguồn hào hùng, luôn đi đầutrong thay đổi và phát minh sáng tạo, đứng vị trí số 1 cả nước về chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học, hội nhập quốctế. Có được tác dụng đó chính là nhờ sự phối hợp hài hòa giữa truyền thống cuội nguồn với hiện tại và luôn hướng tớitương lai bằng những nỗ lực bền chắc, không ngừng, dám nghĩ dám làm qua những thời kỳ của những thế hệ thầyvà trò, đưa Học viện đi đầu trong hội nhập, từng bước xứng tầm khu vực và quốc tế. Đất nước thống nhất, độc lập được lập lại, cả nước bước vào thời kỳ thay đổi, Học viện Nông nghiệpViệt Nam không ngừng thay đổi và nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao tân tiến khoahọc kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, góp thêm phần quan trọng vào sự nghiệp thiết kế xây dựng và bảo vệ tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện kèm theo mới, công cuộc kiến thiết xây dựng và tăng trưởng Học viện cũng bước sangmột quy trình tiến độ mới, tuy nhiên trách nhiệm chính trị quan trọng không hề thiếu là đào tạo và giảng dạy, nghiên cứu khoahọc, ship hàng xã hội, nhằm mục đích phân phối nguồn nhân lực, cán bộ quản trị, cán bộ khoa học kỹ thuật nôngnghiệp có trình độ cao cho quốc gia. Học viện đã tích cực thay đổi chương trình, giáo trình và phươngpháp giảng dạy cho tổng thể những môn học, thay đổi phương pháp đào tạo và giảng dạy, thay đổi chương trình đào tạo và giảng dạy, xâydựng chuẩn đầu ra cho đào tạo và giảng dạy ĐH và huấn luyện và đào tạo sau đại học, thay đổi về nhìn nhận hiệu quả học tập bảođảm sự công minh, công khai minh bạch .. Bên cạnh đó, Học viện còn đa dạng hóa những phương pháp giảng dạy nhằmđáp ứng nhu yếu của ngườihọc theo những chuẩn mực thích hợp, tăng trưởng hài hòa và hợp lý quy mô huấn luyện và đào tạo đại họcchính quy và huấn luyện và đào tạo sau đại học, giảm dần hình thức vừa làm vừa học. Phát triển hệ thống học liệu ( giáotrình, bài giảng, sách tìm hiểu thêm, chuyênkhảo, thư viện sách và thư viện điện tử, … ) theo hướng văn minh, tiên tiến và phát triển, phù hợpvới nhu yếu thay đổi giảng dạy. Đổi mới giải pháp giảng dạy và học tập theo hướng tăng trưởng năng lượng tự học, tự nghiên cứu và làmviệc tập thể của người học. Đổi mới nhìn nhận tác dụng học tập và rèn luyện của người học một cách côngbằng, công khai minh bạch. Hoàn thiện mạng lưới hệ thống pháp luật về dạy và học ( quy định huấn luyện và đào tạo tín chỉ, quy định cố vấn họctập, nhìn nhận chất lượng dạy và học, … ), nhằm mục đích nâng cao hiệu suất cao của công tác làm việc đào tạo và giảng dạy, phát huy sự thamgia của cả giảng viên và người học trong sự nghiệp nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy. Tổ chức giảng dạy tín chỉ ởtất cả những ngành học, trình độ đào tạo10Học viện chăm sóc đến Văn hóa Đọc, luôn khuyến khích và tạo điều kiện kèm theo cho Văn hóa Đọc tăng trưởng. Tập trung củng cố và tăng trưởng mạng lưới hệ thống thư viện, những loại phòng đọc, trước hết là ở cơ sở … ”. Hìnhthành môi trường tự nhiên đọc khá thuận lợicho sinh viên. Xây dựng mạng lưới hệ thống thông tin – Thư viện điện tử ; Phấnđấu năm 2011 – 2020 : Xây dựng thư viện số tân tiến tầm cỡ khu vực. Xây dựng và hình thành một khônggian học tập chung cung ứng nhiều mô hình và những hệ giảng dạy khác nhau ( Đặc biệt là đào tạo và giảng dạy theo hìnhthức tín chỉ ). Chuyển đổi hàng loạt kho giáo trình từ Giao hàng dạng kho đóng sang hình thức Giao hàng khomở ( tự chọn ). Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mục đích tăng cường thời lượng và chất lượng phụcngười dùng tin ; phấn đấu tăng số lượt người khai thác thông tin, tư liệu trung bình : 1.500 lượt / ngày. Không ngừng lan rộng ra quan hệ trao đổi, hợp tác san sẻ tài nguyên thông tin với những đối tác chiến lược trong vàngoài nước. đặc biệt quan trọng chú trọng việc trao đổi thông tin tư liệu trong những cơ quan khối Nông – Lâm – Ngưnghiệp, với liên hiệp thư viện những trường Đại học, phối hợp thư viện những nguồn tin điện tử ; những Trung tâmThông tin Tư liệu những bộ ngành hữu quan … Các xuất bản phẩm khá phong phú về chủng loại ( dạng in truyềnthống, dạng điện tử … ), nhiều mẫu mã về nội dung vừa phân phối, vừa kích thích nhu yếu đọc sách của sinhviên. Nhận thức của sinh viên về yếu tố đọc sách và tăng trưởng văn hóa truyền thống đọc được quân tâm ; đã có sự hợptác giữa thầy và trò trong việc tuyên truyền, khuyến khích, tiếp thị cho Văn hóa, góp thêm phần tạo ra thói quenđọc, từng bước hình thành Văn hóa Đọc so với sinh viên .. Một số trang thông tin điện tử về văn hóa truyền thống đọcđã được thiết lập và trở thành forum để những người yêu sách, chăm sóc tới văn hóa truyền thống đọc trao đổi chiasẽ những cuốn sách hay, chiêu thức, kỹ năng và kiến thức đọc, hoặc là cầu nối giữa tác giả, tác phẩm với người đọc … Văn hóa Đọc đã trong bước đầu được hình thành. Nhu cầu đọc của sinh viên rất lớn và phong phú. Sinh viên đãcó khuynh hướng lựa chọn sách báo chất lượng và tương thích với nhu yếu học tập, nghiên cứu, công tác làm việc chuyênmôn, lao động – sản xuất và vui chơi để đọc. 3.2 Phân tích tình hình thời hạn đọc sách3. 2.1 Thời gian đọc sách của sinh viên phân theo những khoaTổng số 782 sinh viên ở những khoa của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam ở những khoa : Khoa Kinh tế và PTNT, Khoa Kế toán và QTKD, Khoa Sư phạm ngoại ngữ, Khoa Lí luận chính trị và XH, Khoa Môitrường, Khoa Công nghệ sinh học, Khoa Công nghệ thực phẩm, Khoa Nuôi trồng thủy hải sản, Khoa Cơđiện, Khoa Nông học. Trong đó có tỷ suất Tỷ Lệ giữa những khoa như sau : 113.2.2 Thời gian đọc sách theo giới tínhKết quả tìm hiểu về tỷ suất giới tính : Qua hiệu quả tìm hiểu thống kê, hoàn toàn có thể nhận thấy, những bạn nữ có thời hạn đọc sách nhiều hơn những bạn namĐối với sinh viên, khối lượng sách giáo khoa giáo trình cần đọc và nghiên cứu tại trường ĐH tươngđối lớn và có nội dung hàn lâm, nặng triết lý do đó để đọc hiệu suất cao thì kĩ năng đọc sách là rất quantrọng. 3.2.3 Theo năm học3. 2.4 Theo khu vực sinh sống123. 2.5 Theo mức thu nhập3. 3 Phân tích tình hình văn hóa truyền thống đọc3. 3.1 Lý do, mục tiêu, loại sách đang đọcHình 1 : Các loại sách sinh viênNông Nghiệp hay đọc133. 3.2 Hình thức đọc, phương pháp đọc, thời gian, không gianHình 2 : Không gian khi đọc sách của sinh viênKhông gian đọc sách cũng ảnh hưởng tác động khá lớn tới hiệu suất cao đọc sách. Điều này phần nào lí giải tại sao cácbạn sinh viên thường hay đọc sách tại nhà : khoảng trống tại nhà luôn yên tĩnh, tự do, quen thuộc nhấtvới bản thân. 14H ình 3 : Tỷ lệ sinh viên Nông nghiệp liên tục lên thư việnHình 4 : Địa điểm đọc sách của Sinh viên VNUAQua biểu đồ trên, hoàn toàn có thể thấy sinh viên Nông nghiệp chọn khu vực đọc sách đa phần là tại nhà. Cụ thể : trong số 782 phiếu tìm hiểu hợp lệ, với câu hỏi, “ Bạn thường đọc sách ở đâu ? ”, đã có 453 phiếu vấn đáp làđọc sách tại nhà ( chiếm 75 % ). Trong khi đó, tỉ lệ sinh viên thường đọc sách ở thư viện chỉ chiếm 10.38 % với 63 phiếu. Và chỉ có 28 bạn được tìm hiểu vấn đáp là họ thường đọc nơi công cộng ( 4 % ). Ngoài ra, có cómột số phiếu san sẻ chọn đọc sách hầu hết ở những khu vực khác như khu vui chơi giải trí công viên, sân trường …, tuynhiên số lượng này không đáng kể, chỉ có 10 phiếu, chiếm 2 %. Từ những số liệu đơn cử trên, nhóm nghiêncứu xin đưa ra 1 số ít nhận xét như sau : 15 – Thứ nhất, đọc sách tại nhà từ lâu đã luôn là khu vực đọc sách hầu hết của nhiều người và sinh viêncũng không chệch khỏi xu thế này. Điều này cũng tương thích Dự kiến của nhóm khi thực thi phát phiếuđiều tra. Khi lựa chọn đọc sách tại nhà, sinh viên hoàn toàn có thể dữ thế chủ động, linh động về thời hạn, tùy thuộc vàothời gian biểu của mình. Hơn nữa, việc đọc sách cần có khoảng trống yên tĩnh, mà đọc sách tại nhà lại đápứng được nhu yếu đó. Chúng ta sẽ không bị làm phiền bởi những tiếng ồn như đọc sách tại những nơikhác, như vậy sẽ đem lại hiệu suất cao cho người đọc sách hơn. – Thứ hai, có vẻ như thư viện không phải là khu vực đọc sách đa phần của sinh viên bởi tỷ suất sinh viênđọc sách ở thư viện chưa tới 25 %, chỉ có 131 / 782 bạn được tìm hiểu vấn đáp liên tục lên thư viện đọcsách. – Ngoài ra, có một số ít những bạn sinh viên lựa chọn những khu vực đọc sách khác, tuy nhiên chỉ chiếm mộttỷ lệ rất nhỏ. Kết quả tìm hiểu cho thấy, những sinh viên có khu vực đọc sách khá phong phú, đa dạng chủng loại, và cóthể nói là giật mình. Công viên, shop truyện tranh, sân trường cũng là một trong những khu vực đượcchọn để đọc sách, tuy nhiên số này chiếm tỉ lệ rất nhỏ ( 4.61 % ). Tỷ lệ nhã nhặn này hoàn toàn có thể là do yêu cầucủa việc đọc sách là cần khoảng trống yên tĩnh, trong khi đó, khu vui chơi giải trí công viên hay sân trường lại là nơi khá ồn ào, đông người qua lại. Theo lý giải của những bạn sinh viên, khi đọc sách tại những shop truyện tranh cácbạn tiếp tục phát hiện phải cái nhìn không mấy thiện cảm hay thái độ không vui tươi của nhân viên cấp dưới cửahàng. 3.3.3 Các yếu tố chọn sách * Tổng kết về những yếu tố tác động ảnh hưởng tới quyết định hành động chọn sách của sinh viên Nông nghiệpYếu tốMốtTrung bìnhcộngTrung vịPhương sai Độ lệchchuẩnHệ số biếnthiên ( % ) Nội dung1. 751.321.1565.71 Chấtlượngsách2. 691.711.3148.70 Giá cả4. 022.021.4235.32 Tácgiả / Nhàxuất bản3. 511.881.3739.03 Dựa vào bảng thống kê trên, nhóm nghiên cứu xin có một vài nhận định và đánh giá như sau : Yếu tố có tác động ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định hành động chọn sách của những bạn sinh viên Nông nghiệp chính là nộidung ( với mốt là 1, số trung bình cộng là 1.75 và trung vị là 1 ). Điều này trọn vẹn không nằm ngoài dự16đoán của nhóm tìm hiểu. Sinh viên đọc sách với nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng chung nhất vẫn là đểtích lũy kiến thức và kỹ năng, nâng cao sự hiểu biết hay ship hàng nhu yếu vui chơi, xả stress … chứ không phải để đặtsách lên giá nhằm mục đích tọa lạc. Giá trị của sách chính là ở chỗ nó mang đến cho sinh viên cái gì : tri thức, sựhiểu biết, niềm vui và nhiều cung bậc cảm hứng phong phú và đa dạng khi đọc sách … nên không có gì khó hiểu khicác bạn chăm sóc tới nội dung của sách nhất. Thông qua tác dụng tìm hiểu trong thực tiễn này, hoàn toàn có thể thấy rằng : để lôi cuốn được sự ủng hộ của sinh viên Nôngnghiệp, những tác giả / NXB nên chú trọng hàng đầu vào nâng cấp cải tiến nội dung, phân phối nhu yếu thu nạp kiếnthức, nâng cao hiểu biết, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi … của sinh viên, đúng như Paul Valeri đã từng nói : “ Sách cócùng quân địch như con người : lửa, sự khí ẩm, quái vật, thời hạn và ngay chính nội dung của nó. ” – Nhận xét của những người đã từng đọc ( lời ra mắt của những nhà văn, nhà phê thông thường thấy ở bìahoặc những phần đầu sách, nhận xét của bạn hữu … ) là yếu tố quan trọng đứng thứ 2 chỉ sau nội dung ( vớimốt là 2 ). Việc in điển hình nổi bật nhận xét của những nhà phê bình, nhà văn, nhà báo hay của người nổi tiếng vàobìa, phần đầu / cuối sách hay những chỗ dễ thấy khác đã từ lâu được xem như một cách PR đầy hiệu suất cao vìđánh trúng tâm ý lo lắng khi quyết định hành động nhưng dễ tin yêu vào lời người có trình độ hay người nổitiếng nói. Điều này khá tương thích với hiệu quả tìm hiểu câu 2 : Sinh viên hay đọc những loại sách nào ? với 2 đáp án được lựa chọn nhiều nhất giải và chuyên ngành. Một điều đáng chú ý quan tâm nữa là do lứa tuổi tươngđồng, tâm tư nguyện vọng không có quá nhiều độc lạ nên gợi ý hay nhận xét của bè bạn thường rất đángtin cậy và được sinh viên coi trọng tìm hiểu thêm. – Các bạn cũng khá chăm sóc tới tác giả / nhà xuất bản khi chọn sách bởi yếu tố “ tác giả / nhà xuất bản ” được hầu hết sinh viên chọn xếp thứ 3 ( với mốt là 3 và trung bình cộng là 3.51 ). Hiện nay, thị trườngtràn lan nhiều loại sách với chất lượng không bảo vệ. Việc sáng tác hay đánh giá và thẩm định một quyển sách đòihỏi trình độ vững, sự thận trọng, không hề thuận tiện và không phải đơn vị chức năng nào cũng hoàn toàn có thể thực hiệnđược. Lựa chọn sách của tác giả / nhà xuất bản uy tín là một trong những cách hữu hiệu giúp sinh viên yêntâm hơn, tránh tiêu tốn lãng phí tài lộc và thời hạn vào những cuốn sách không tương thích hay vô bổ, bởi ngayxuất xứ của cuốn sách đã như một ghi nhận bảo vệ chất lượng sách. Việc nhìn nhận cao tầm quantrọng của yếu tố này chứng tỏ sinh viên đang biết cách tiêu dùng mưu trí và hiệu suất cao. Đây là một gợiý quan trọng cho những nhà xuất bản : nâng cao uy tín của chính bản thân mình mới là cách tiếp cận hữu hiệuvới sinh viên. – Một điều khá mê hoặc là “ Ngân sách chi tiêu ” chỉ được xếp ở vị trí thứ 4 trong những mối chăm sóc của sinh viên tớiquyết định lựa chọn một cuốn sách ( với mốt là 4 và số trung bình cộng là 4.02 ). Điều này khá phù hợpvới Dự kiến của nhóm tìm hiểu : dù số tiền dành cho sách của sinh viên khá eo hẹp ( trung bình là 83.333 đồng / tháng theo kết quà tìm hiểu từ câu 21 ) nhưng đại đa số sinh viên cũng thừa nhận rằng : thường xuyênđi mượn sách từ bạn hữu, thư viện, shop sách … chứ không liên tục mua sách nên Ngân sách chi tiêu của cuốnsách phần lớn không ảnh hưởng tác động tới quyết định hành động lựa chọn sách đọc của những bạn. Các NXB cần cân nhắc17kĩ lưỡng về tính hiệu suất cao của kế hoạch cạnh tranh đối đầu về giá với loại sản phẩm sách trước khi thực thi hướngtới đối tượng người tiêu dùng sinh viên. Đại đa số sinh viên tham gia tìm hiểu là những sinh viên năm nhất, năm 2 và năm 3 nên việc học chưa cóquá nhiều áp lực đè nén. Quỹ thời hạn lớn, tự do và việc chọn đọc có tính khuynh hướng ( không bị ảnh hưởngbởi độ dài / ngắn của tác phẩm ) hoàn toàn có thể lý giải cho hiện tượng kỳ lạ này. Hệ số biến thiên – một trong những thamsố đặc trưng cho xu thế phân tán của mẫu có giá trị khá cao nên mức độ an toàn và đáng tin cậy của tìm hiểu chưa thựcsự cao. 3.4 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tác động đến thời hạn đọc sách3. 4.1 Ảnh hưởng của tâm trạng đọcTâm trạng là 1 yếu tố không hề bỏ lỡ khi nhìn nhận thời hạn đọc sách của sinh viên. Theo khảo sát thìcó tới 66.93 % sinh viên thường đọc sách khi hoàn toàn có thể tập trung chuyên sâu đọc. Những khi tập trung chuyên sâu thì kỹ năng và kiến thức trongsách sẽ được tiếp thu 1 cách nhanh gọn và thời hạn đọc hoàn toàn có thể lê dài. Khi tâm trạng vui tươi, thoái máicũng khiến nhiều bạn sinh viên tìm tới đọc sách : 20.62 % sinh viên đọc sách khi vui. Bên cạnh đó 7.23 % đọc sách khi buồn để hoàn toàn có thể quên béng, vơi bớt nỗi buồn và tìm lại niềm vui. Thời gian đọc sách đấy khiếncho mọi người để tâm tới những kỹ năng và kiến thức trong sách hơn là những nỗi buồn đang tiềm ẩn trong lòng. 5.22 % sinh viên còn lại chọn đọc sách trong khi cảm thấy căng thẳng mệt mỏi. Như vậy hoàn toàn có thể chứng minh và khẳng định dù ở tâmtrạng nào thì mọi người cũng hoàn toàn có thể đọc sách nhưng thời hạn đọc sách sẽ khác nhau ở từng trạng thái tâmtrạng. 3.4.2 Ảnh hưởng của giá cảTần sốTần suất ( % ) Tần số tích lũy5. 711110.48171716.19343129.52652120.00861918.1010518 MốtTrungbình cộng4. 02T rungvịPhươngsaiĐộ lệchchuẩn2. 021.42 Hệ số biến thiên ( % ) 35.323.4.3 Ảnh hưởng của tín chỉ đăng kí3. 4.4 Ảnh hưởng của mức thu nhập, tiêu tốn cho sách, … Trung bình cộngMốtTrung vị83. 333 đồng61. 157 đồng70. 945 đồngChi phí dành cho việc đọc sách của sinh viên Nông nghiệp : Ngân sách chi tiêu trung bình sinh viên dành cho sách hàng tháng là khoảng chừng 83 nghìn đồng. 70.48 % sinh viên chỉchi dưới 100.000 đồng ( chỉ đủ cho từ 1 – 2 cuốn sách chất lượng thông thường ) cho việc đọc sách hàngtháng và 96.19 % sinh viêns chi dưới 200 000 đồng cho việc đọc sách hàng tháng. Điều này cho thấyngân sách sinh viên Đại học Ngoại thương hoàn toàn có thể dành cho sách là khá thấp. Do mốt < trung vị < trung bình cộng nên ngân sách trung bình hàng tháng dành cho sách của sinh viên Ngoạithương phân phối lệch phải. 19C hi phí dành cho sách của sinh viên Ngoại thương rất eo hẹp. Nguyên nhân hoàn toàn có thể bắt nguồn từ việc tổngngân sách mỗi tháng những bạn nhận được từ mái ấm gia đình không hề nhiều. Đối tượng triển khai phiếu điều trachủ yếu là sinh viên năm 1, năm 2 và năm 3 nên không nhiều bạn đã hoàn toàn có thể tìm được việc làm để tăngthu nhập cũng như học được cách để cân đối tiêu tốn hiệu suất cao. Một số sinh viên còn san sẻ thêm rằng, họthường mượn hoặc thuê sách chứ không bỏ tiền mua sách nên ngân sách dành cho việc đọc sách không hềcao. Đây có lẽ rằng là giải pháp hữu hiệu để những bạn hoàn toàn có thể tiếp cận và thu nạp kỹ năng và kiến thức mới mà không phảiquá lo ngại hay do dự về vấn đề tài chính3. 4.5 Ảnh hưởng của những dịch vụ tương hỗ đọc sách của thư việnCác dịch vụ tương hỗ đọc sách hay việc tổ chức triển khai ship hàng tài liệu cho người đọc là một hoạt động giải trí của thưviện nhằm mục đích thôi thúc, tăng trưởng và thỏa mãn nhu cầu nhu yếu, hứng thú đọc tài liệu trải qua việc tuyên truyền, hướng dẫn và phân phối tài liệu dưới nhiều hình thức. Các dịch vụ tương hỗ đọc sách gồm có những hình thứctổ chức và chiêu thức Giao hàng người đọc trong và ngoài thư viện. " Các dịch vụ tương hỗ đọc sách luôn được coi là công tác làm việc quan trọng nhất của thư viện. Bởi vì, thôngqua công tác làm việc này vốn tài liệu quý giá của thư viện mới được sử dụng có hiệu suất cao, mới phát huy được tácdụng trong tăng trưởng mọi mặt của quốc gia, từ đó vị trí, vai trò xã hội của thư viện mới được khẳngđịnh ". Trong thực tiễn hoạt động giải trí của thư viện cho thấy những dịch vụ tương hỗ việc đọc sách có rất nhiều vaitrò khác nhau tuy nhiên điển hình nổi bật là dịch vụ tương hỗ được ví như " chiếc cầu " nối tiếp người đọc với vốn tài liệu. những dịch vụ tương hỗ sẽ giúp cho vốn tài liệu của thư viện được khai thác, sử dụng và thư viện hoàn toàn có thể tìmhiểu và nắm được nhu yếu đọc, nhu yếu tin của người đọc và chính điều đó là cơ sở của những hoạt độngkhác trong thư viện. Nhận thức được vừa đủ vai trò và ý nghĩa to lớn của việc ship hàng người đọc trong thư viện nóiriêng và trong xã hội nói chung, trong nhưng năm gần đây công tác làm việc ship hàng người đọc của thư viện đã vàđang đạt được nhiều văn minh trên những mặt hoạt động giải trí. Trước đây, thư viện trường chọn hình thức ship hàng trải qua phiếu nhu yếu. Ngày nay với sự trợgiúp của những thiết bị trấn áp tài liệu sinh viên có thế tra tìm tài liệu ngay ở nhà bằng cách lên trang webcủa thư viện để rút ngắn thời hạn tra tìm tài liệu, chờ mượn tài liệu, giảm bớt công sức của con người của cán bộ thưviện và đồng thời kích thích nhu yếu đọc, nhu yếu tin, tạo điều kiện kèm theo cho người đọc được tiếp xúc trực tiếpvới tài liệu, nhiều thư viện đã chuyển sang hình thức Giao hàng tự chọn. Đây là hình thức ship hàng có nhiều20ưu điểm, được vận dụng thông dụng trong những thư viện tiên tiến và phát triển, rất tương thích với việc lưu thông tài liệu ( mượn và trả tài liệu ) và có sử dụng ứng dụng quản trị thư viện tích hợp được cho phép quản trị người đọc vàtài liệu bằng mã vạch, quản trị việc mượn, trả tài liệu qua đầu đọc, cầm tay hay tự động hóa. Để nâng cao chất lượng ship hàng người đọc tất cả chúng ta không hề phủ nhận vai trò của người cán bộthư viện. Có nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau về vài trò của người cán bộ thư viện, có những học giảcho rằng trong thư viện, máy móc kỹ thuật mới là điều quyết định hành động sự thành công xuất sắc của thư viện, có quanđiểm lại cho rằng trong thư viện người cán bộ ( thủ thư ) mới là quan trọng. Người cán bộ thủ thư luônđược nâng cao trình độ thì mới có năng lực phân phối được nhu yếu phức tạp và phong phú của người đọc. 3.4.6 Đánh giá của SV về việc đọc sách hiện nayNgày nay, cùng với sự tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, những phương tiện đi lại truyền thông điện tử, tin học đã đem đến rất nhiều tiện ích cho con người. Sự tăng trưởng của công nghệ thông tin và viễn thông, những hoạt động giải trí sản xuất kinh doanh thương mại, giao lưu, trao đổi văn hóa truyền thống, … đã có sự đổi khác can đảm và mạnh mẽ theo chiềuhướng tích cực. Bên cạnh đó, nó cũng mang tới một số ít ảnh hưởng tác động xấu đi đặc biệt quan trọng là giới trẻ mà đốitượng chính là học viên, sinh viên. Nhiều người cho rằng, lười đọc sách là căn bệnh trầm kha của sinh viên ( SV ) lúc bấy giờ. Sau khi nghiệncứa về yếu tố này và Kết luận ở đầu cuối là sinh viên đang rất ít dành thời hạn cho đọc sách. Được biếtlượng đầu sách và bản sách của thư viện khá phong phú và đa dạng nhưng sinh viên thường đến Thư viện trườngmượn giáo trình đồ án khi làm luận án luận văn. Theo thống kê của nhóm thì số lượng sinh viên đọc sáchchủ yếu là năm cuối và những loại sách đa phần là chuyên nghành và đọc trên ý thức bắt buộc. Thôngthường, khi giáo viên ( GV ) nhu yếu thuyết trình, tập giảng, làm đề tài thì SV mới đến thư viện mượnsách, hoàn thành xong đề tài thì khỏi đến. Vậy vì sao sinh viên lại dần mất đi văn hóa truyền thống đọc đến vậy ? Đầu tiên là ngày này văn hóa truyền thống nghe nhìn đã lấnát văn hóa truyền thống đọc. Các thiết bị nghe nhìn tân tiến như : điện thoại di động, máy nghe nhạc MP3, máy xemphim MP4, internet … rất phổ cập và tiếp cận sâu rộng trong giới trẻ. Sự tiện ích của những phương tiện đi lại trênđã làm cho SV từ từ lười đọc sách. Nhiều SV cho rằng : Tất cả nằm ở internet, cứ “ enter ” sẽ có tổng thể, không cần phải tra cứu sách. Nguyên nhân thứ hai khiến nhiều SV quay sống lưng với văn hóa truyền thống đọc là sự bận rộn. Họ cho rằng không thểngồi cầm quyển sách mà “ nhâm nhi ” như những cụ thời xưa. Học, làm thêm, vui chơi và cả thời hạn để … yêu nữa đã chiếm hết quỹ thời hạn của họ. Khi làm bài, họ chỉ đọc chắp vá ở đâu đó hoặc downloadnhững bài viết có sẵn từ internet. Thời buổi @, họ chạy đua với thời hạn để kiếm tiền, để cạnh tranh đối đầu tìmviệc làm ra việc đọc và nghiền ngẫm những tác phẩm là ngoạn mục, là “ hâm ” Một nguyên do rất quan trọng là cách học từ thời kỳ học đại trà phổ thông cho đến ĐH, cao đẳng chưa tạocho SV thói quen đọc sách. Cách học văn theo mẫu rập khuôn, khô cứng, gò bó, dạy học theo kiểu đọc21chép đã triệt tiêu nhu yếu, năng lực đọc sách của SV. Bên cạnh đó, giá sách khá cao cũng là một nguyênnhân nữa để hạn chế việc đọc sách của SV.Sinh viên quay sống lưng với văn hóa truyền thống đọc là tình hình đáng quan ngại. Chắc chắn sẽ không có SV không đọcsách mà có kiến thức và kỹ năng sâu rộng và giàu những kiến thức và kỹ năng học tập cũng như kỹ năng và kiến thức sống. Văn hóa đọc vừa làcách tiếp cận thông tin, cách học tập, lĩnh hội tri thức bền vững và kiên cố vừa là một nét văn hóa truyền thống truyền kiếp gắn liềnvới con người. Sách luôn là người thầy vĩ đại, người bạn trung thành với chủ và thân thiện nhất. Cho dù phương tiệnnghe nhìn văn minh đến đâu cũng không hề sửa chữa thay thế cho việc đọc sách của con người. Và tất yếu, khôngthể mất văn hóa truyền thống đọc. 3.5 Một số yêu cầu / giải pháp để nâng cao thời hạn đọc sách của sinh viên3. 5.1 Đánh giá chungNhìn chung, phần lớn những sinh viên đã có phần nào sự hiểu biết về những ích lợi từ việc đọc sách cũng nhưcác tác động ảnh hưởng ành hưởng đến việc học tập và đời sống nếu lười đọc sách. Những luồng quan điểm của những sinhviên mà chúng tôi khảo sát dù có khác nhau nhưng đều khá hợp lý. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể thấy sinh viêntrường Học viện Nông nghiệp Nước Ta còn khá lạnh nhạt với việc đọc sách, chưa hiểu hết được tầm quantrọng của việc đọc sách mà chỉ miễn cưỡng đọc những quyển sách chuyên ngành phải đọc. Theo khảo sátcủa chúng tôi cho thấy : Từ những nguồn số liệu chúng tôi nghiên cứu và phân tích được cho thấy sinh viên vẫn chưa thật sự hào hứng và giànhnhiều thời hạn cho việc đọc sách. Vì vậy chúng tôi xin phép được đưa ra 1 số giải pháp để khơi dậy niềmham mê, thú vị khi đọc sách từ đó nâng cao thời hạn đọc sách của sinh viên3. 5.2 Một số giải pháp để nâng cao thời hạn đọc sách của sinh viênXuất phát từ tình hình văn hoá đọc sách của sinh viên lúc bấy giờ, chúng tôi xin đưa ra 1 số ít giải pháp đốivới sinh viên trường Học viện Nông nghiệp Nước Ta nhằm mục đích nâng cao thời hạn đọc sách trong sinh viênHọc viện Nông nghiệp Nước Ta : Cần tích hợp với những công ty sách để tổ chức triển khai những hội chợ sách, nhằm mục đích trình làng tiếp thị về sách, đồng thời cần có những đợt khuyến mại, những chương trình bán sách giảm giá cho đối tượng người dùng sinh viênđể khuyến khích sinh viên mua sách, tài liệu duy trì và tăng trưởng thói quen đọc sách trong sinh viên. Tăng cường tuyên truyền tăng trưởng văn hóa truyền thống đọc sách trong hội đồng, trong những hoạt động giải trí đoànthể của sinh viên. Nhà trường hàng năm nên tổ chức triển khai một ngày gọi là ngày đọc sách của trường, trong đó có thi đọcsách và ra mắt sách, và những hoạt động giải trí khác tương quan đến việc đọc sách. Tinh thần chủ yếu là đọc cóchọn lọc và tiếp thị sách, do vậy nhà trường cần có mối liên hệ tiếp tục với những nhà sách, nhà xuấtbản và những cơ quan hữu quan để tổ chức triển khai ngày đọc sách có hiệu suất cao. 22C ác tập thể, Đoàn, hội hoàn toàn có thể tổ chức triển khai chương trình đọc sách không tính tiền vào 1 ngày cố định và thắt chặt trongtuần tại khuôn viên trường học để tạo thời cơ cho những bạn sinh viên có cùng sở trường thích nghi đọc sách có cơ hộichia sẻ kinh nghiệm tay nghề chọn sách, trình làng với nhau những cuốn sách hay mình đã đọc. Các sinh viên đượcthể hiện sở trường thích nghi đọc sách, văn hóa truyền thống đọc của bản thân, từ đó Viral niềm tin yêu thích sách, ham đọcsách giữa những sinh viên với nhau. Nhà trường nên tổ chức triển khai những hoạt động giải trí tuyên truyền, ra mắt sách cho sinh viên nhằm mục đích hưởngứng ngày Sách và băn quyền thế giới ngày 23.4 hằng năm để hấp dẫn và lôi cuốn sinh viên như : Tiển lãmsách, báo, tạp chí, tổ chức triển khai hội nghị bạn đọc, thi đọc sách, thuyết trình, trình làng về sách ; phối hợp với cácđơn vị, nhà xuất bản, nhà sách khuyến mãi ngay sách, giảm giá sách, trợ giá sách cho sinh viênCần góp vốn đầu tư hơn nữa cho những mạng lưới hệ thống thư viện, đặc biệt quan trọng là mạng lưới hệ thống thư viện đại trà phổ thông, đảm bảocho những sinh viên được sử dụng thư viện trường học như một công cụ học tập có hiệu suất cao và quan trọnghơn là kiến thiết xây dựng thói quen đọc và giáo dục kỹ năng và kiến thức đọc, kỹ năng và kiến thức khai thác tri thức trong thư viện chothanh thiếu niên, kể cả khai thác tri thức trong môi trường tự nhiên điện tử. Các thư viện cần liên tục có những buổi trò chuyện chuyên đề, hoặc tậphuấn về nhiệm vụ thưviện tân tiến. Các thư viện cần phải bám sát những nhu yếu và mong ước của sinh viên, liên tục nghiêncứu thói quen đọc sách của họ để hoàn toàn có thể kịp thời thiết lập lại những bộ sưu tập, mạng lưới hệ thống và dịch vụ cho phùhợp. Đồng thời phải tăng trưởng, thử nghiệm và tiến hành những hình thức ship hàng mới như : những thiết bị đọccá nhân, di động, dịch vụ mạng … để gópgìn giữ và tăng trưởng văn hóa truyền thống đọc, tạo mối quan hệ lâu dài hơn và vững chắc giữa thư viện và fan hâm mộ. Cải thiện, nâng cao chất lượng, nội dung sách phong phú và mê hoặc hơn, giá thành hài hòa và hợp lý, hợp với túi tiền của sinhviên, với những hình thức, giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn đọc phong phú và đa dạng, phong phú và tân tiến. Thực hiện tuyên truyền bằng mạng xã hội : Ngày nay, những trang mạng xã hội như facebook, zingme, twitter … đang phổ cập thoáng đãng trong giới trẻ với lượng truy vấn rất lớn. Nhàtrường hoàn toàn có thể sử dụngnhững trang mạng xã hội này để tuyên truyền, phân phối thông tin về sách đến với sinh viên một cách hiệnđại và thân thiện. Biện pháp triển khai : + Thành lập một trang ( fan page ) trên mạng xã hội như facebook. Trangnày sẽ do CLB sách của trườnghoặc Đoàn / Hội đảm nhiệm quản trị. Trang Facebook này sẽ phân phối : + tin tức về sách mới của những nhà xuất bản uy tín ( Trí Việt, Nhã Nam, NXB Trẻ … ). + tin tức về những hội chợ sách, cuộc thi về sách. 23 + Cập nhật thông tin về sách mới của thư viện trường. Ngoài ra còn phân mục “ Sách và bạn ”. Các bạnsinh viên sẽ viết bàn cảm nhận ( review ) về một quyển sách mà mình yêu dấu nhất. Bài cảm nhận nào haynhất sẽ được chọn đăng trên trang chủ và được một khoản nhuận bút tượng trưngPhần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ4. 1 Kết luậnQua tìm hiểu thực tiễn tình hình đọc sách của sinh viên Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, hoàn toàn có thể thấy rằng, những bạn sinh viên có niềm yêu quý rất lớn với sách – kho tàng tri thức của trái đất khi hầu hết chia sẻthích đọc sách. Tuy nhiên một điều khá đáng tiếc là ngân sách dành cho đọc sách của sinh viên NôngNghiệp còn eo hẹp và những bạn lại chưa sắp xếp được thời hạn đọc sách hài hòa và hợp lý khi thời hạn đọc sáchtrung bình chỉ chiếm một phần không lớn trong quỹ thời hạn tự nhiên của một ngày là 24 h. Khi những bạn đang theo học năm 1-3 tại trường. Việc học tập có vẻ như chưa quá nặng nề và cuộc sốngchưa thực sự có áp lực đè nén quá lớn nên những bạn sinh viên thích đọc nhất là truyện tranh / truyện cười phục vụnhu cầu vui chơi hay truyện dài / tiểu thuyết tình yêu, rất tương thích với tâm ý những bạn trẻ. Thông qua kết quảđiều tra về những loại sách mà sinh viên Nông nghiệp thường đọc, có một tín hiệu đáng mừng là những bạnđọc sách có xu thế ( những bạn thuận tiện vấn đáp được loại sách mình hay đọc ) và mục tiêu rõ ràng ( thunạp kiến thức và kỹ năng mới, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi … ). Không thể phủ nhận ngân sách eo hẹp hạn chế rất nhiều việc tiếp cận tri thức của sinh viên Nông nghiệpnói riêng và tổng thể mọi người nói chung, nhưng có một sự thực là thư viện Lương Định Của không phải làđịa chỉ sinh viên ưa thích tìm tới để khắc phục khó khăn vất vả này. Để nâng cao chất lượng ship hàng của thưviện, khuyến khích những bạn tìm tới thư viện liên tục hơn, thư viện nên thay đổi cơ sở vật chất, cóthêm nhiều chương trình hoạt động giải trí nhằm mục đích đưa mình lại gần hơn với sinh viên, trở thành một địa chỉ tincậy so với sinh viênMột sáng tạo độc đáo được nhóm đề xuất kiến nghị và giật mình được nhiều những bạn sinh viên ủng hộ là xây dựng CLB Sáchphi doanh thu nhằm mục đích tạo chuyển biến tích cực tới tình hình đọc sách còn nhiều sống sót ở Học Viện. Tuy vậyđể khẳng định chắc chắn được hiệu suất cao hoạt động giải trí của mình, CLb nếu thực sự sinh ra cần phải nỗ lực rất nhiều trongviệc hoạch định đường hướng, tổ chức triển khai và duy trì hoạt động giải trí. Về những yếu tố ảnh hưởng tác động tới quyết định hành động chọn sách của sinh viên Nông nghiệp, xếp ở vị trí thứ nhất là nộidung, tiếp sau là nhận xét của người từng đọc, tác giả / nhà xuất bản, giá thành, 2 yếu tố bìa sách và chấtlượng sách. Kết quả tìm hiểu này phần nào biểu lộ sinh viên Nông nghiệp có những lựa chọn tiêu dùngkhá mưu trí và hiệu suất cao. Các nhà xuất bản hay nhà sách nếu muốn tiếp cận với sinh viên Nông nghiệpnên chú trọng góp vốn đầu tư vào nội dung của tác phẩm, nâng cao uy tín của mình trong mắt sinh viên thay vì lựachọn kế hoạch cạnh tranh đối đầu bằng giá thường thấy. 24C ó nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng tới hiệu suất cao đọc sách của sinh viên Ngoại thương, trong đó kĩ năng đọc sáchđược nhìn nhận là quan trọng nhất. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác như khoảng trống khu vực đọc sách, tâm trạng ... Thời gian dành cho đọc sách của sinh viên không có mối đối sánh tương quan ngặt nghèo với điểm sốtrung bình chung học tập bởi tác dụng học tập nhờ vào vào rất nhiều yếu tố khác, như yếu tố hiệu quảtiếp thu những kỹ năng và kiến thức từ sách, kĩ năng nghiên cứu và phân tích tổng hợp thông tin … Từ những hiệu quả nghiên cứu thực tiễn trên, nhóm tìm hiểu hy vọng sẽ giúp những cá thể, tổ chức triển khai có tráchnhiệm hiểu rõ hơn về tình hình tình hình đọc sách của sinh viên Nông nghiệp, đồng thời đưa ra một sốđề xuất, gợi ý để thư viện Lương Định Của và những nhà xuất bản tiếp cận với sinh viên Nông nghiệp. Chúng em mong rằng công tác làm việc tìm hiểu này sẽ là cầu nối giữa sinh viên Nông nghiệp và những cá thể, tổchức tương quan vì tiềm năng nâng cao hiệu suất cao đọc sách của sinh viên Nông nghiệp trong tương lai. 4.2 Kiến nghị4. 2.1 Đối với sinh viênĐọc sách có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất cao hoạt động giải trí tự học của sinh viên. Đọc sáchđược coi là một bộ phận của quy trình học tập, nó gắn liền với hoạt động giải trí dạy của giảng viên. Kỹ năng đọcsách giúp sinh viên nắm vững, mạng lưới hệ thống tri thức, lan rộng ra, đào sâu tri thức, làm tăng thêm sự hiểu biết củabản thân về những nội dung kiến thức và kỹ năng chuyên ngành cũng như những kỹ năng và kiến thức xã hội khác. Đọc sách giúp cho sinh viên hoàn toàn có thể tăng trưởng nhận thức, tăng trưởng trí tuệ, tăng trưởng và trau dồi vốn ngônngữ, đặc biệt quan trọng là những từ thuật ngữ chuyên ngành đang theo học. Do đặc trưng những môn học của ngành Kinh tế yên cầu tính update thực tiễn cao, đặc biệt quan trọng những môn họcchuyên ngành như Kế toán, Tài chính doanh nghiệp, Nghiệp vụ ngân hàng nhà nước thương mại, tín dụng thanh toán ngânhàng, truy thuế kiểm toán, … phải tuân theo những lao lý mới của Nhà nước. Vì vậy, sinh viên cần phải thườngxuyên đọc sách, nghiên cứu tài liệu để bắt kịp với sự đổi khác của những chủ trương kinh tế tài chính mới cũng nhưsự tăng trưởng nhanh gọn của nền kinh tế tài chính quốc tế. Quy trình đọc sách của sinh viên hoàn toàn có thể được thực thi theo quy trình tiến độ như sau : Bước 1 : Sinh viên xác lập mục tiêu, nhu yếu, trách nhiệm học tập do giảng viên đề ra và ý nghĩa củaviệc hoàn thành xong những trách nhiệm đó. Bước 2 : Chọn sách và tài liệu tương thích với sự hướng dẫn của giảng viên, sắp xếp sách và tài liệu theothứ tự ưu tiên, nên chọn những tài liệu có tính update mới nhất, những chính sách, pháp luật, thông tư hướng dẫnban hành gần nhất. Bước 3 : Nghiên cứu kỹ tài liệu bắt buộc và những tài liệu khác25