Nghiên cứu khoa học

Cán
bộ khoa học của Khoa Môi trường đã và đang tham gia tích cực vào hoạt động
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ thực tiễn trong hầu hết
các chương trình, dự án nghiên cứu lớn về tài nguyên môi trường của đất nước,
như: xây dựng luật và chính sách môi trường quốc giá, đánh giá tác động môi trường
cho các dự án trọng điểm về kinh tế xã hội (đường Hồ Chí Minh, dự án thủy điện
Sơn La, nhiệt điện Phả Lại…), các chương trình nghiên cứu về môi trường cấp nhà
nước. Cán bộ trong khoa đã tham gia các đề tài cấp Nhà nước như KH 07-04, KC
08-02, KC 08-04, KHCN-TNB.ĐT/14-19/X17 và chủ trì các đề tài như KC 08-06, KC
08.18/16-20, KHCN-TB/13-18, cũng như các đề tài nghiên cứu về môi trường của
các bộ ngành (ngành Than, ngành Điện, ngành Thủy sản, ngành Nông nghiệp,…),
các đề tài nghiên cứu của các địa phương (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hoà
Bình, Vĩnh Phúc và nhiều nơi khác). Cán bộ khoa học của Khoa đã chủ trì và tham
gia thực hiện 20 để tài hợp tác quốc tế (với các đối tác từ CHLB Đức, Phần Lan,
Tây Ban Nha, Mỹ, Anh, Bỉ, Úc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc); chủ trì và tham
gia 17 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, nhiều đề tài nghiên cứu cấp Bộ, cấp Đại
học Quốc gia và cấp tỉnh, thành phố. Nhiều công trình nghiên cứu do cán bộ
trong Khoa chủ trì có giá trị ứng dụng cao, góp phần đáng kể vào công tác bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững đất nước. Kinh phí của các đề tài nghiên cứu
khoa học của Khoa liên tục tăng qua các năm thể hiện sự gia tăng về số lượng
các đề tài do cán bộ Khoa chủ trì và tham gia thực hiện. Về công bố khoa học, tính
đến tháng 10 năm 2021, tập thể cán bộ khoa học của Khoa Môi trường đã công bố
khoảng hơn 2.800 công trình khoa học, bao gồm các bài báo, báo cáo khoa học ở
các tạp chí, hội thảo khoa học…, trong đó có trên 500 bài được in trong các tạp
chí khoa học và hội nghị, hội thảo quốc tế. Số lượng các bài báo đăng trên các
tạp chí khoa học quốc tế tăng từ khoảng 9 – 10 bài/năm giai đoạn 2009 – 2010
lên khoảng 25 – 35 bài/năm giai đoạn 2014 – 2016, 50 – 60 bài/năm giai đoạn 2018
– 2021 (trung bình xấp xỉ 1 bài báo/1 cán bộ khoa học/năm). Trong giai đoạn
2016 – 2021, có 19 đề tài cấp Nhà nước do cán bộ Khoa chủ trì và triển khai 8 hợp
đồng khoa học công nghệ với các địa phương. Các tập thể, cán bộ trong Khoa đã
nhận được nhiều giải thưởng của Nhà nước được ghi nhận công sức đóng góp cho nền
khoa học của nước nhà, như Giải thưởng Tạ Quang Bửu đối với PGS.TS. Nguyễn Ngọc
Minh năm 2016, Giải thưởng Kovalevskaia của tập thể nữ bộ môn Công nghệ môi trường
năm 2018.

Nhiều
cán bộ trong Khoa cũng tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường trong đó có 1 cán bộ là Phó chủ tịch Hội kinh tế môi trường
Việt Nam; 4 cán bộ là Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường
Việt Nam.

Nhiều
cán bộ trong Khoa rất tích cực tham gia vào các công tác phản
biện xã hội về các vấn đề
môi trường. Các hoạt động nghiên cứu khoa học trên đã đóng góp một phần đáng kể
vào việc nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ của Khoa, cũng
như cải thiện đời sống cán bộ viên chức trong Khoa.

Sinh
viên Khoa Môi trường tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học và có nhiều
báo cáo khoa học
trong hội nghị khoa học sinh viên các cấp.
Số lượng các báo cáo khoa học sinh viên tham gia Hội nghị Khoa học sinh viên
hàng năm tăng dần
qua các giai đoạn, từ khoảng 20 – 30 báo cáo/năm ( 2008 – 2010) lên khoảng 60 –
70 báo cáo/năm
(2018 – 2020). Hàng năm, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt được
giải cao: giải nghiên
cứu khoa học Bộ Giáo dục và đào tạo (1 giải nhất, 3 giải 2 và 2 giải 3), giải Đại
học Quốc gia Hà Nội, giải “Phát minh Xanh của Công ty Sony” (1
giải nhất, 5 giải 2, 3 giải 3 và nhiều giải khuyến khích khác), giải
 “Đại
sứ đất ngập nước”
của Liên hợp quốc (giải 3), … Các kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc
động viên phong trào học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Môi trường.

Các
đề tài luận văn, luận án của học viên cao học và nghiên cứu sinh thường được gắn với các đề tài nghiên cứu khoa học của các ngành và
doanh nghiệp có ý nghĩa thiết thực cho thực tiễn
đất nước.

Nhóm
nghiên cứu mạnh cấp Trường:

–         
Công nghệ môi trường
xanh và tái chế chất thải (GEWUT) do PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải làm trưởng nhóm.

Nhóm nghiên cứu tiềm
năng cấp Khoa:

–         
Độc học môi trường, kiểm soát và xử lý độc chất (E3TC) do
PGS.TS. Nguyễn Thị Hà làm trưởng nhóm.

–         
Ô nhiễm khí quyển (VARG) do PGS.TS. Hoàng Anh Lê làm trưởng
nhóm.

Hợp tác quốc tế

Khoa
Môi trường đã có mối quan hệ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với các đối
tác trong trường đại học ở
nước ngoài: Đại học East Anglia, Đại học Manchester, Đại học York, Đại học
Cranfield, Đại học
Manchester Metropolitan, Đại học Kent (Vương quốc Anh); Đại học Wollongong, Đại
học Griffith (Úc), Đại học Tự do, Đại học KU Leuven (Vương Quốc Bỉ);
Đại học Rostock, Đại học Bremen, Đại học Ứng dụng Hamburg, Đại học Phát triển bền
vững Eberswalde, Đại học Greifswald, Đại học Cologne (CHLB Đức); Đại học DUK, Đại
học Indiana (Mỹ); Đại học Valladolid, Đại học Bách khoa Valencia (Tây Ban Nha);
Đại học ứng dụng Đông Nam Phần Lan, Đại học ứng dụng Turku (Phần Lan); Đại học
Utrecht, Đại học Twente (Hà Lan);
Đại học Tuscia (Ý), Đại học Kyoto, Đại học Osaka Profecture, Đại học Kyoto, Đại
học Kitakyushu (Nhật Bản), Đại học Mahasarakham, Viện Công nghệ Châu Á (Thái
Lan); Đại học Tổng hợp Moscow (LB Nga),…;
và có quan hệ hợp tác nghiên cứu với các tổ chức nước ngoài: USAID, SIDA, UNDP,
UNEP, JICA, WHO,
FULBRIGHT DAAD… Khoa Môi trường hiện đang là đầu mối
của Diễn đàn Năng lượng
và môi trường bền vững của các
trường Đại học Asian và Nhật Bản. Hàng năm, Khoa Môi trường cử nhiều lượt cán bộ
đi trao đổi giảng viên với các trường đại học ở các nước phát triển, như Đại học
Likoping (Thụy Điển), Đại học Rostock, Đại học Julin (Đài Loan), Đại học Kyoto,
Viện Công nghệ Châu Á (Thái Lan),.. Bắt đầu từ năm 2009, Khoa tiến hành cử giảng
viên đi trao đổi và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ giảng dạy
chương trình tiên tiến ngành
Khoa học môi trường tại Đại học Indiana, Hoa Kỳ. Đồng thời, hàng năm Khoa cũng
đón nhiều lượt giáo sư nước ngoài đến trao dổi khoa học và tham gia giảng dạy
cho các lớp sinh viên và học viên cao học. Việc trao đổi sinh viên giữa Khoa
Môi trường và các trường đối tác cũng đang được triển khai với quy mô ngày càng
mở rộng. Khoa đã bắt đầu triển khai chương trình hợp tác với Đại học Kitakyushu
cho nghiên cứu sinh từ năm 2014 với thời gian học tập ở nước ngoài khoảng một nửa
thời gian đào tạo cho ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường.
Chương trình Sakuza hàng năm tài trợ cho nhiều đoàn sinh viên và học viên cao học
được sang thăm quan học tập tại Nhật Bản. Từ năm 2017, Khoa đã cử nhiều đợt
cán bộ, sinh viên, học viên cao học và NCS sang Đại học Valadolid, Đại học Bách
khoa Valencia (Tây Ban Nha), Đại học Rostock, Đại học Bremen, Đại học Ứng dụng
Hamburg, Đại học Phát triển bền vững Eberswalde, Đại học Greifswald (CHLB Đức),
Đại học ứng dụng Đông Nam Phần Lan, Đại học Turku (Phần Lan), Đại học
Manchester Metropolitan, Đại học Kent (Vương quốc Anh), Đại học Utrecht, Đại học
Twente (Hà Lan) để
trao đổi học thuật
và nghiên cứu với thời gian từ 2 tuần đến 6 tháng trong khuôn khổ
chương trình Erasmus+ của Liên minh Châu Âu.

Khoa
Môi trường đã chủ động xây dựng nhiều đề
án hợp tác với các trường có thế
mạnh về các ngành truyền thống, như đề
án phối hợp đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ trong lĩnh
vực Khoa học công nghệ môi trường với Viện Khoa học và công nghệ Gwangju, Hàn
Quốc (GIST); đề án phối hợp
đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản
lý chất thải và xử lý vùng ô nhiễm
liên kết với Trường Đại học kỹ thuật Dresden; đề
án chương trình Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và công nghệ (TERMA) của Đại học Thủy
lợi và Đại học Cologne. Phối hợp đào tạo thạc sĩ kết hợp với Đại học Valladolid
về Công nghệ môi trường và phát triển bền
vững. Để án đào tạo cử
nhân bằng kép về Khoa học
môi trường và Công nghệ môi trường với Đại học ứng dụng Đông Nam Phần Lan.

Ngoài
ra, từ 2007 đến nay Khoa cũng tham gia tổ chức và điều phối nhiều khóa đào tạo
hè và hội thảo quốc tế về các lĩnh vực GIS, viễn
thám, quy hoạch môi trường, xúc tác cho bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững, kinh tế sinh học, thành phố thông minh bền
vững. … do cơ quan trao đổi hàn
lâm CHLB Đức, Qũy
NCKH CHLB Đức (DFG) và Chương trình Erasmus+ của Liên minh châu Âu tài trợ kết
hợp với nhiều trường đại học từ châu Âu, khu vực Đông Nam Á và trong nước. Số
lượng giảng viên của Khoa hàng năm được mời tham gia Hội thảo, Hội nghị khoa học
Quốc tế ở nước ngoài không ngừng tăng lên. Bên
cạnh đó, Khoa thường niên tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế với sự tham gia
của nhiều nhà khoa học có
uy tín của Châu Âu, Nhật Bản, Úc,…
tham dự. Tháng 9/2010,
Khoa đã đăng cai tổ chức cuộc họp lần thứ 7 của Diễn đàn Năng lượng và môi trường
bền vững và Hội nghị Quốc tế “Sáng kiến về năng lượng tái tạo” với sự tham
gia của 100 nhà khoa học từ 12 quốc gia Châu Á; trong đó có 57 đại biểu quốc tế,
đánh dấu một bước mới trong sự phát triển hợp tác khoa học quốc tế. Năm 2020,
trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Khoa cũng phối hợp với Hiệp
hội hóa, sinh và công nghệ môi trường Hồng Kông (HKCBEES) tổ chức thành công Hội
thảo về “Môi trường và năng lượng tái tạo lần thứ 6” theo phương pháp trực tuyến
với sự tham dự của hơn 100 đại biểu đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Việc triển
khai xây dựng và thực hiện các để tài hợp tác nghiên cứu giữa các cán bộ khoa học
của Khoa Môi trường với các đối tác nước ngoài đang diễn ra mạnh mẽ. Các đối
tác của Khoa thuộc các trường có uy tín ở nước ngoài, như Đại học Likoping, Đại
học KU Leuven, Đại học Kyoto, Đại học Kitakyushu, Đại học Indiana, Đại học Rostock, Đại học
Vallalolid, Đại học Manchester Metropolitan, AlT, Đại học Quốc gia Singapore, Đại
học East Anglia, Đại học Manchester, Đại học York, Đại học Cranfield. Sự hợp
tác đó chắc chắn bổ sung thêm động lực cho sự phát triển của Khoa
trong thời gian tới.